DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 15/15 ĐầuĐầu ... 5131415
Hiện kết quả từ 141 tới 150 của 150
  1. #141
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát hoặc vì chúng trời Tứ đại vương tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Ba mươi ba tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Dạ-ma tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Đổ-sử-đa tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Lạc biến hóa tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Tha hóa tự tại tuyên thuyết Chánh pháp. Các chúng trời ấy, ở chỗ Bồ-tát nghe chánh pháp rồi, dần dần nương vào ba thừa siêng tu chánh hạnh, tùy theo sở tu nhập vào ba cảnh giới Vô dư y Niết-bàn.

    Này Thiện Hiện! Trong chúng trời ấy có các Thiên tử đam mê năm dục lạc vi diệu cõi trời và cung điện báu mà chúng ở. Đại Bồ-tát ấy, thị hiện lửa nổi lên thiêu cháy cung điện ấy, khiến sanh sợ hãi, nhàm chán, nhơn đó vì họ nói pháp thế này: Này các Thiên tử! Nên quán sát kỹ, chư hành vô thường, khổ, không, phi ngã, chẳng thể bảo đảm tin cậy, người có trí ai ưa đắm các thứ ấy! Khi ấy, các Thiên tử nghe pháp âm này, đối với năm dục đều sanh nhàm chán, xa lìa, tự quán thân mạng hư dối vô thường, giống như cây chuối, ánh chớp, bóng nắng, quán các cung điện giống như tù ngục. Quán như thế rồi, dần dần nương ba thừa siêng tu chánh hạnh mà được diệt độ.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn thanh tịnh không chướng ngại quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát, thấy các Phạm thiên đắm trước các kiến chấp, nên phương tiện giáo hóa dẫn dắt, khiến họ xa lìa, bảo: Này các Thiên tiên! Tại sao các ông ở trong tất cả pháp không, vô tướng, hư vọng không thật mà phát khởi các thứ ác kiến như thế? Nên mau bỏ đi, hãy tin thọ chánh pháp, khiến các ngươi đạt được cam lồ Vô thượng.

    Này Thiện Hiện! Như thế, các Đại Bồ-tát an trụ đại bi, vì các hữu tình tuyên thuyết Chánh pháp.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy có pháp cực kỳ hi hữu.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát dùng bốn nhiếp sự nhiếp hóa các hữu tình. Bốn pháp ấy là gì? Một là bố thí, hai là ái ngữ, ba là lợi hành, bốn là đồng sự.

    Này Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát có thể dùng bố thí, nhiếp hóa các hữu tình?

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát dùng hai loại bố thí mà nhiếp hóa các hữu tình. Hai loại ấy là gì? Một là tài thí, hai là pháp thí.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #142
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát thường dùng tài thí nhiếp hóa các hữu tình như thế nào?

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thường dùng các thứ vàng, bạc, ngọc báu, chơn châu, ma ni, san hô, Phệ-lưu-ly, ngọc báu Phả-chi-ca, kha bối, bích ngọc, đế thanh, đại thanh, thạch tàng, xử tàng, hồng liên v.v... cho các hữu tình; hoặc dùng các thứ y phục, thức ăn uống, cung điện, lầu gác, phòng nhà, đồ nằm, xe cộ, hương hoa, đèn đuốc, kỹ nhạc, tràng phan, bảo cái, anh lạc v.v... cho các hữu tình; hoặc đem thê thiếp, con trai, con gái, đồng bộc và người hầu cho các hữu tình; hoặc đem các loại bàng sanh như voi, ngựa, trâu, dê, lừa v.v… cho các hữu tình; hoặc đem các loại tài vật kho tàng, thành ấp, xóm làng và ngôi vua cho các hữu tình; hoặc đem các bộ phận thân thể như tay, chân, lóng đốt, đầu, mắt, tủy, não cho các hữu tình. Đại Bồ-tát ấy, đem các thứ đồ vật đặt ở ngã tư đường, lên trên đài cao, loan báo thế này: Tất cả hữu tình, có cần vật gì, tự do tới lấy chớ sanh nghi mạn, như lấy của mình chớ nghĩ gì khác. Đại Bồ-tát ấy bố thí cho các hữu tình các vật theo nhu cầu rồi, lại khuyên quy y Tam-bảo Phật, Pháp, Tăng, hoặc khuyên thọ trì năm giới cận sự nam, hoặc khuyên thọ trì tám giới cận trụ, hoặc khuyên thọ trì mười thiện nghiệp đạo, hoặc khuyên tu hành sơ thiền, hoặc khuyên tu hành đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, hoặc khuyên tu hành từ vô lượng, hoặc khuyên tu hành bi, hỷ, xả vô lượng; hoặc khuyên tu hành định Vô biên xứ, hoặc khuyên tu hành định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ; hoặc khuyên tu hành tùy niệm Phật, hoặc khuyên tu hành tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, hoặc khuyên tu hành quán bất tịnh, hoặc khuyên tu hành niệm giữ hơi thở; hoặc khuyên tu hành tưởng vô thường, hoặc khuyên tu hành tưởng khổ vô thường, tưởng khổ vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng chán ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng thể ưa thích, tưởng chết, tưởng đoạn, tưởng lìa, tưởng diệt; hoặc khuyên tu hành bốn niệm trụ, hoặc khuyên tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc khuyên tu hành Tam-ma-địa không, hoặc khuyên tu hành Tam-ma-địa vô tướng, vô nguyện; hoặc khuyên tu hành pháp môn giải thoát không, hoặc khuyên tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc khuyên tu hành tám giải thoát, hoặc khuyên tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc khuyên tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc khuyên tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa; hoặc khuyên an trụ Thánh đế khổ, hoặc khuyên an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc khuyên an trụ pháp không nội, hoặc khuyên an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc khuyên an trụ chơn như, hoặc khuyên an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc khuyên tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc khuyên tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc khuyên tu hành bậc Cực hỷ, hoặc khuyên tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; hoặc khuyên tu hành năm loại mắt, hoặc khuyên tu hành sáu phép thần thông; hoặc khuyên tu hành mười lực Như Lai, hoặc khuyên tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc khuyên tu hành đại từ, hoặc khuyên tu hành đại bi, đại hỷ, đại xả; hoặc khuyên tu hành pháp không quên mất, hoặc khuyên tu hành tánh luôn luôn xả; hoặc khuyên tu hành trí nhất thiết; hoặc khuyên tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc khuyên tu hành ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc khuyên tu hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; hoặc khuyên tu hành quả Dự lưu, hoặc khuyên tu hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; hoặc khuyên tu hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát, hoặc khuyên tu hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #143
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Như thế, các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, phương tiện thiện xảo, đối với các hữu tình, hành tài thí rồi, lại khéo an lập các loại hữu tình, khiến an trụ trong pháp an ổn Vô thượng cho đến khiến đắc trí nhất thiết trí.

    Này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có pháp cực kỳ hi hữu.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thường dùng pháp thí nhiếp hóa các loài hữu tình như thế nào?

    Này Thiện Hiện! Pháp thí của Đại Bồ-tát có hai thứ. Hai thứ ấy là gì? Một là pháp thí thế gian, hai là pháp thí xuất thế gian.

    Này Thiện Hiện! Thế nào là pháp thí thế gian của Đại Bồ-tát?

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị, phân biệt rõ ràng các pháp thế gian, đó là quán bất tịnh, hoặc niệm giữ hơi thở, hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn phạm trụ, hoặc bốn định vô sắc, hoặc pháp cùng loại phàm phu khác ở thế gian. Như thế gọi là pháp thí thế gian.

    Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, hành pháp thí thế gian rồi, dùng các loại phương tiện giáo hóa, dẫn dắt hữu tình, khiến họ xa lìa các pháp thế gian, dùng các thứ phương tiện giáo hóa dẫn dắt hữu tình, khiến an trụ Thánh pháp và quả Thánh pháp.

    Này Thiện Hiện! Thế nào là Thánh pháp và quả Thánh pháp?

    Này Thiện Hiện! Thánh pháp là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tám giải thoát, chín định thứ đệ; pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; mười địa Bồ-tát; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng v.v… các pháp vô lậu.

    Này Thiện Hiện! Quả Thánh pháp là quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán, quả vị Độc giác, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #144
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Thiện Hiện! Thánh pháp của Đại Bồ-tát là trí quả Dự lưu, trí quả Nhất lai, trí quả Bất hoàn, trí quả A-la-hán, trí quả vị Độc giác, trí quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; trí bốn niệm trụ, trí bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; trí pháp môn giải thoát không, trí pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; trí bốn tịnh lự, trí bốn vô lượng, bốn định vô sắc; trí tám giải thoát, trí tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; trí bố thí Ba-la-mật-đa, trí tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; trí tất cả pháp môn Đà-la-ni, trí tất cả pháp môn Tam-ma-địa; trí Thánh đế khổ, trí Thánh đế tập, diệt, đạo; trí pháp không nội, trí pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; trí chơn như, trí pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; trí mười địa Bồ-tát; trí năm loại mắt, trí sáu phép thần thông; trí mười lực Như Lai, trí bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; trí pháp không quên mất, trí tánh luôn luôn xả; trí trí nhất thiết, trí trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tất cả trí pháp thế gian và xuất thế gian khác; trí pháp hữu lậu, vô lậu; trí pháp hữu vi, vô vi. Đó gọi là Thánh pháp. Quả Thánh pháp là đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục; đó gọi là quả Thánh pháp.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #145
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát cũng có thể đắc trí nhất thiết tướng chăng?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đại Bồ-tát cũng có thể đắc trí nhất thiết tướng.

    Thiện Hiện bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát cũng có thể đắc trí nhất thiết tướng thì cùng với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có gì sai khác?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát gọi là trí nhất thiết tướng tùy đắc. Còn tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thì gọi là trí nhất thiết tướng dĩ đắc. Vì sao? Vì chẳng phải tâm của các Đại Bồ-tát cùng với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bỗng nhiên có sự sai khác, đó là các chúng Đại Bồ-tát cùng với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều an trụ tánh vô sai biệt của các pháp đối với các pháp tướng, cầu chánh biến tri, thì gọi là chúng Đại Bồ-tát, nếu đạt đến cứu cánh tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Khi trụ ở nhơn vị đối với tự tướng cộng tướng của tất cả pháp, chiếu rõ không mờ, thanh tịnh đầy đủ thì gọi là chúng Đại Bồ-tát. Nếu đạt được quả vị thì gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Cho nên Đại Bồ-tát cùng với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tuy đều gọi là đắc trí nhất thiết tướng, nhưng có sự sai khác.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là pháp thí thế gian của Đại Bồ-tát. Các Đại Bồ-tát do nương pháp thí thế gian như thế, lại thường tu hành pháp thí xuất thế gian, đó là các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, phương tiện thiện xảo, trước dạy hữu tình thiện pháp thế gian, sau khiến xa lìa thiện pháp thế gian, an trụ thánh pháp vô lậu xuất thế gian, cho đến khiến đắc trí nhất thiết trí.

    Này Thiện Hiện! Những gì gọi là Thánh pháp xuất thế gian mà các Đại Bồ-tát vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị, phân biệt rõ ràng, gọi đó là pháp thí?

    Này Thiện Hiện! Tất cả thiện pháp khác với pháp phàm phu, nếu tu tập chơn chánh thì khiến các hữu tình vượt khỏi thế gian, an trụ an ổn, cho nên gọi là xuất thế, đó là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; ba pháp môn giải thoát, tám giải thoát, chín định thứ đệ, bốn trí Thánh đế, Ba-la-mật-đa, các trí không v.v… mười địa Bồ-tát; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đạp phụ thuộc, tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; các thiện pháp vô lậu như thế, tất cả đều gọi là Thánh pháp xuất thế gian.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #146
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là bốn niệm trụ?

    Này Thiện Hiện! Đó là đối với nội thân, an trụ quán theo thân; đối với ngoại thân, an trụ quán theo thân, đối với nội ngoại thân, an trụ quán theo thân, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ tham ái ở đời, an trụ thân, quán tập; an trụ thân, quán diệt, do đó đối với thân, an trụ quán theo thân; an trụ thân, quán tập; an trụ thân, quán diệt, không có chỗ tựa, đối với các pháp thế gian, không có sự chấp thọ, đó là thứ nhất. Đối với nội thọ, an trụ quán theo thọ; đối với ngoại thọ, an trụ quán theo thọ; đối với nội ngoại thọ, an trụ quán theo thọ, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ tham ái ở đời, an trụ thọ, quán tập; an trụ thọ, quán diệt; do đó đối với thọ, an trụ quán theo thọ; an trụ thọ, quán tập; an trụ thọ, quán diệt, không có chỗ tựa, đối với các pháp thế gian, không có sự chấp thọ, đó là thứ hai. Đối với nội tâm, an trụ quán theo tâm; đối với ngoại tâm, an trụ quán theo tâm; đối với nội ngoại tâm, an trụ quán theo tâm, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ tham ái ở đời, an trụ tâm, quán tập; an trụ tâm, quán diệt, do đó đối với tâm, an trụ quán theo tâm; an trụ tâm, quán tập; an trụ tâm, quán diệt, không có chỗ tựa, đối với các pháp thế gian, không có sự chấp thọ, đó là thứ ba. Đối với nội pháp, an trụ quán theo pháp; đối với ngoại pháp, an trụ quán theo pháp, đối với nội ngoại pháp, an trụ quán theo pháp, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ tham ái ở đời, an trụ pháp, quán tập; an trụ pháp, quán diệt, do đó đối với pháp, an trụ quán theo pháp; an trụ pháp, quán tập; an trụ pháp, quán diệt, không có chỗ tựa, đối với các pháp thế gian, không có sự chấp thọ, đó là thứ tư.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là bốn niệm trụ.

    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là bốn chánh đoạn?

    Này Thiện Hiện! Vì khiến cho các pháp ác bất thiện chưa sanh, chẳng sanh, nên khởi phát ý muốn siêng năng tinh tấn, cảnh tĩnh tâm, giữ tâm, đó là thứ nhất. Vì khiến pháp ác bất thiện đã sanh đoạn diệt, nên phát khởi ý muốn siêng năng tinh tấn, cảnh tĩnh tâm, giữ tâm, đó là thứ hai. Vì khiến pháp thiện chưa sanh được sanh nên phát khởi ý muốn siêng năng tinh tấn, cảnh tĩnh tâm, giữ tâm, đó là thứ ba. Vì khiến pháp thiện đã sanh đứng vững chẳng mất, tu và tác chứng trí làm cho đầy đủ tăng trưởng rộng lớn, nên phát khởi ý muốn siêng năng tinh tấn, cảnh tĩnh tâm, giữ tâm, đó là thứ tư.

    Này Thiện Hiện! Đó là bốn chánh đoạn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #147
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Thế nào là bốn thần túc?

    Này Thiện Hiện! Thành tựu việc đoạn hành dục Tam-ma-địa, tu tập thần túc, chán y chỉ, lìa y chỉ, diệt y chỉ, hướng về xả, đó là thứ nhất. Thành tựu việc đoạn hành cần Tam-ma-địa, tu tập thần túc, chán y chỉ, lìa y chỉ, diệt y chỉ, hướng về xả, đó là thứ hai. Thành tựu việc đoạn hành tâm Tam-ma-địa, tu tập thần túc, chán y chỉ, lìa y chỉ, diệt y chỉ, hướng về xả, đó là thứ ba. Thành tựu việc đoạn hành quán Tam-ma-địa, tu tập thần túc, chán y chỉ, lìa y chỉ, diệt y chỉ, hướng về xả, đó là thứ tư.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là bốn thần túc.

    Này Thiện Hiện! Những gì gọi là năm căn?

    Này Thiện Hiện! Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.

    Này Thiện Hiện! Đó là năm căn.

    Này Thiện Hiện! Những gì là năm lực?

    Này Thiện Hiện! Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là năm lực.

    Này Thiện Hiện! Những gì gọi là bảy giác chi?

    Này Thiện Hiện! niệm đẳng giác chi, trạch pháp đẳng giác chi, tinh tấn đẳng giác chi, hỷ đẳng giác chi, khinh an đẳng giác chi, định đẳng giác chi, xả đẳng giác chi.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là bảy chi đẳng giác.

    Này Thiện Hiện! Những gì gọi là tám chi thánh đạo?

    Này Thiện Hiện! Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là tám chi thánh đạo.

    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là ba pháp môn giải thoát?

    Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là ba pháp môn giải thoát.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #148
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là pháp môn giải thoát không?

    Này Thiện Hiện! Nếu hành tướng không, hành tướng vô ngã, hành tướng hư ngụy, hành tướng không tự tánh, tâm một tánh cảnh thì này Thiện Hiện! Đó gọi là pháp môn giải thoát không.

    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là pháp môn giải thoát vô tướng?

    Này Thiện Hiện! Nếu hành tướng diệt, hành tướng tịch tịnh, hành tướng viễn ly, tâm một tánh cảnh thì này Thiện Hiện! Đó gọi là pháp môn giải thoát vô tướng.

    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là pháp môn giải thoát vô nguyện?

    Này Thiện Hiện! Nếu hành tướng khổ, hành tướng vô thường, hành tướng điên đảo, tâm một tánh cảnh thì này Thiện Hiện! Đó gọi là pháp môn giải thoát vô nguyện.

    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là tám giải thoát?

    Này Thiện Hiện! Quán các sắc có sắc, đó là giải thoát thứ nhất; quán các sắc ở ngoài, trong không có tưởng sắc, đó là giải thoát thứ hai; tác chứng thân giải thoát thù thắng, thanh tịnh, đó là giải thoát thứ ba; siêu vượt tất cả tưởng sắc, diệt tưởng hữu đối, chẳng tư duy các thứ tưởng, nhập định Không vô biên Không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thứ tư; siêu vượt tất cả Không vô biên xứ, nhập định Vô biên thức Thức vô biên xứ, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thứ năm; siêu vượt tất cả Thức vô biên xứ, nhập định Vô thiểu sở hữu Vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thứ sáu; siêu vượt tất cả Vô sở hữu xứ, nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thứ bảy; siêu vượt tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập định tưởng thọ diệt, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thư tám.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là tám giải thoát.

    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là chín định thứ đệ?

    Này Thiện Hiện! Đó là có một loại lìa dục, pháp ác bất thiện, có tầm có từ, ly sanh hỷ lạc, an trụ trọn vẹn sơ thiền, đó là thứ nhất. Lại có một loại, tầm từ tịch tịnh, trong tâm bình đẳng thanh tịnh, tánh chuyên nhất, không tầm, không từ, định sanh hỷ lạc, an trụ trọn vẹn đệ nhị thiền, đó là thứ hai. Lại có một loại lìa hỷ, trụ xả, chánh niệm, chánh tri, thân thọ an vui, chỉ có các bậc Thánh thường nói nên xả, đầy đủ niệm lạc trú, an trụ trọn vẹn đệ tam thiền, đó là thứ ba. Lại có một loại đoạn lạc đoạn khổ, mừng lo trước tan biến, chẳng khổ chẳng lạc, xả niệm thanh tịnh, an trụ trọn vẹn đệ tứ thiền, đó là thứ tư. Lại có một loại siêu vượt tất cả tưởng sắc, diệt tưởng hữu đối, chẳng tư duy các loại tưởng, nhập định Không vô biên Không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn, đó là thứ năm. Lại có một loại siêu vượt tất cả Không vô biên xứ, nhập định Vô biên thức Thức vô biên xứ, an trụ trọn vẹn, đó là thứ sáu. Lại có một loại siêu vượt tất cả Thức vô biên xứ, nhập định Vô thiểu sở hữu Vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn, đó là thứ bảy. Lại có một loại siêu vượt tất cả Vô sở hữu xứ, nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trụ trọn vẹn, đó là thứ tám. Lại có một loại siêu vượt tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập định tưởng thọ diệt, an trụ trọn vẹn, đó là thứ chín.

    Này Thiện Hiện! Đó là chín định thứ đệ.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #149
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Những gì gọi là bốn trí Thánh đế?

    Này Thiện Hiện! Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

    Này Thiện Hiện! Đó là bốn trí Thánh đế.

    Này Thiện Hiện! Những gì gọi là Ba-la-mật-đa?

    Này Thiện Hiện! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là Ba-la-mật-đa.

    Này Thiện Hiện! Những gì gọi là các không trí.

    Này Thiện Hiện! Trí nội không, trí ngoại không, trí nội ngoại không, trí không không, trí không lớn, trí không thắng nghĩa, trí không hữu vi, trí không vô vi, trí không rốt ráo, trí không không biên giới, trí không tản mạn, trí không không đổi khác, trí không bản tánh, trí không tự tướng, trí không cộng tướng, trí không tất cả pháp, trí không chẳng thể nắm bắt được, trí không không tánh, trí không tự tánh, trí không không tánh tự tánh; hoặc trí chơn như, trí pháp giới, trí pháp tánh, trí tánh chẳng hư vọng, trí tánh chẳng đổi khác, trí tánh bình đẳng, trí tánh ly sanh, trí pháp định, trí pháp trụ, trí thật tế, trí cảnh giới hư không, trí cảnh giới bất tư nghì.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là các trí không v.v...

    Này Thiện Hiện! Những gì là mười địa Bồ-tát?

    Này Thiện Hiện! Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là mười địa Bồ-tát.
    Này Thiện Hiện! Những gì là năm loại mắt?

    Này Thiện Hiện! Mắt thịt, mắt trời, mắt tuệ của Thánh, mắt pháp, mắt Phật.

    Này Thiện Hiện! Đó là năm loại mắt.

    Này Thiện Hiện! Những gì là sáu phép thần thông?

    Này Thiện Hiện! Thần cảnh trí chứng thông, thiên nhãn trí chứng thông, thiên nhĩ trí chứng thông, tha tâm trí chứng thông, túc trụ tùy niệm trí chứng thông, lậu tận trí chứng thông.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là sáu phép thần thông.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #150
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 380
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là mười lực Như Lai?

    Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nếu là xứ thì biết như thật là xứ, chẳng phải xứ thì biết như thật là chẳng phải xứ, đó là thứ nhất. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đối với các nghiệp và các pháp thọ xứ, nhơn dị thục quá khứ, vị lai, hiện tại của các hữu tình đều như thật biết, đó là thứ hai. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các thế gian chẳng phải một cõi mà tất cả các cõi đều như thật biết, đó là thứ ba. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các thế gian chẳng phải một thắng giải mà các loại thắng giải đều như thật biết, đó là thứ tư. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với Bổ-đặc-già-la và các căn thắng liệt của tất cả hữu tình đều như thật biết, đó gọi là thứ năm. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả biến thú hành đều như thật biết, đó là thứ sáu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các căn lực, giác chi, đạo chi, tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, tạp nhiễm, thanh tịnh đều như thật biết, đó là thứ bảy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng thiên nhãn thanh tịnh, siêu vượt loài người, thấy các việc thiện, ác khi sanh, khi chết của các hữu tình; hữu tình như thế do hành động ác của ba loại thân, ngữ, ý, do các tà kiến, do hủy báng Hiền Thánh, nên đọa vào các đường ác; hữu tình như thế, do hành động tốt đẹp của ba loại thân, ngữ, ý, do các chánh kiến, do khen ngợi Hiền Thánh, nên sanh vào các đường lành, sanh lên cõi trời. Lại dùng thiên nhãn thanh tịnh vượt hơn người thường, thấy sắc đẹp, sắc xấu, khi sanh, khi chết của các hữu tình, từ chốn này lại sanh vào đường lành, đường dữ; đối với các hữu tình theo thế lực của nghiệp mà sanh vào đường lành, đường dữ, đều như thật biết, đó là thứ tám. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với vô lượng các sự việc ở đời trước, thuộc quá khứ của các hữu tình, hoặc một đời, hoặc trăm đời, hoặc ngàn đời, hoặc trăm ngàn đời, hoặc một ức đời, hoặc trăm ức đời, hoặc ngàn ức đời, hoặc trăm ngàn ức triệu đời; hoặc một kiếp, hoặc trăm kiếp, hoặc ngàn kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp, hoặc một ức kiếp, hoặc trăm ức kiếp, hoặc trăm ngàn ức kiếp, hoặc trăm ngàn ức triệu kiếp cho đến các việc làm, các lời nói, các hình tướng của đời trước đều như thật biết, đó là thứ chín. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các lậu tận, vô lậu tâm giải thoát, vô lậu tuệ giải thoát đều như thật biết; đối với sự lậu tận của mình, pháp chơn giải thoát, tự chứng thông đạt, an trụ trọn vẹn, như thật nhận biết: Sự sanh của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng còn thọ sanh đời sau nữa, đó là thứ mười.

    Này Thiện Hiện! Đó là mười lực Như Lai.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 351 đến quyển 360
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 177
    Bài cuối: 01-23-2017, 09:09 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 151 đến quyển 160
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 160
    Bài cuối: 06-29-2016, 10:34 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 121 đến quyển 130
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 166
    Bài cuối: 05-30-2016, 08:28 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 111 đến quyển 120
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 05-20-2016, 09:17 PM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 101 đến quyển 110
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 155
    Bài cuối: 05-10-2016, 07:50 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •