KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAQuyển 367__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán chơn như hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán chơn như hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán chơn như hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.