DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/5 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 50
  1. #1
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Notre Dame
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    7
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Đôi điều cần biết về Mật Tông

    Xin lỗi tôi chen ngang, nhưng dù sao cũng ít nhiều liên quan đến đề tài, các bạn tham khảo bài viết này nhé.

    Quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy về Mật tông

    Từ trước đến nay, giới Phật giáo trong nước cũng như trên khắp thế giới đã có nhiều tranh luận xung quanh việc liệu Mật tông có phải do chính Đức Phật Thích Ca thuyết ra hay không. Hai luồng dư luận phủ nhận và khẳng định đều có những lý lẽ riêng của mình.Những người không chấp nhận kinh điển của tông phái Mật tông là đạo Phật, cũng như bác bỏ cách tu hành của tông phái này là không thể hiện tính cốt tuỷ của đạo Phật, thường có các quan điểm chung như sau :

    1/. Dựa vào các cuộc nghiên cứu lớn về lịch sử đạo Phật, đều không có chứng cứ lịch sử xác thực nào cho thấy Mật tông là do chính Phật thuyết. Cả ba lần kết tập kinh điển đều không có các kinh Mật tông.

    2/. Đạo Phật Nguyên Thuỷ phủ nhận linh hồn & Thượng đế (Vô ngã), ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. Tuy nhiên Mật tông lại có cả linh hồn & Thượng đế (Hữu ngã). Trong quá trình phát triển của các tông phái Phật giáo sau này , sự xuất hiện các lý thuyết về linh hồn & Thượng đế thường có các dạng như :

    + Linh hồn hữu hình (thân trung ấm) : sau khi chết, con người sẽ đi vào trạng thái thân trung ấm, trải qua các giai đoạn khác nhau trước khi táisinh vào một đời sống mới.

    + Linh hồn vô hình : sau khi chết, thức ấm sẽ đi tìm bụng mẹ để tái sinh.

    + Thượng đế hữu hình : một đấng toàn năng làm chủ một quốc độ trang nghiêm thanh tịnh nào đó. Nếu người ta tin tưởng vào vị này và thường tụng niệm cầu khấn danh hiệu thì sau khi chết sẽ được vãng sinh vào cõi nước Thiên Đàng đó, hưởng phúc vĩnh viễn.

    + Thượng đế vô hình : hay còn có các cách gọi khác là Phật tánh, pháp thân, bản thể chân như, thể tính, đại ngã, duy ngã độc tôn, bản lai diện mục, tâm bản nhiên ... là trạng thái nhất thể tuyệt đối phủ trùm vạn hữu, thực tại phổ quát không phân ly nhưng tất cả lại vọng sinh ra từ đó. Các mô tả về trạng thái này giống hệt giáo lý về Đại Ngã - Chân Ngã của Yoga Ấn Độ.

    Nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thuỷ phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông thường cho rằng sở dĩ người tu Mật nhìn thấy thân trung ấm và nhận tha lực từ các cõi giới siêu hình của Thần Phật là vì sự tu luyện của họvẫn còn trong vòng Tưởng tri chứ không phải Liễu tri. Vì họ tu Tưởng nên có quan kiến giống hệt các tôn giáo khác, về linh hồn sau khi chết, về các cõi giới siêu hình, về sự cứu rỗi, ban rải tha lực của thánh thần.

    Còn về đại ngã - pháp thân - bản thể chân như - tâm bản lai diện mục - giác tính bất nhị của Mật tông, thì nhiều nhà tu hành Nguyên Thuỷ cho
    rằng đó chẳng qua là tưởng Thức của định vô sắc Thức Vô Biên Xứ mà thôi.

    Khi chứng nhập định này thì sẽ thấy tâm thức phủ trùm vô hạn, phi khônggian thời gian. Và tất cả các cõi giới siêu hình cũng như nhất thể tuyệt đối pháp thân này đều là do tưởng thức lưu xuất ra, không thật có và không phải là Niết Bàn của đạo Phật Nguyên Thuỷ.

    Các nhà Sư Trưởng lão Nguyên Thuỷ này có cách lý giải là trước khi tìm ra con đường để đi đến giác ngộ giải thoát, Đức Phật đã tu chứng các định vô sắc, trong đó có cả Thức Vô Biên Xứ (pháp thân - đại ngã - bản thể chân như - thể tính, ...) nhưng không thấy giải thoát, nên đã bỏ. Quá trình chứng nhập các định vô sắc như sau :

    Giữ tâm không suốt các thời -> chứng nhập Không Vô Biên Xứ Định
    Xa lìa tưởng Không -> chứng nhập Thức Vô Biên Xứ Định
    Xa lìa tưởng Thức -> chứng nhập Vô Sở Hữu Xứ Định
    Xa lìa tưởng không của Vô sở hữu xứ -> chứng nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định

    Các nhà Sư Nguyên Thuỷ cho rằng, các phép tu của Mật tông để chứng nhập pháp thân - bản thể tuyệt đối, thực chất chính là từ Không Vô Biên Xứ đivào Thức Vô Biên Xứ. Trong pháp vô thượng du già quan kiến (tối thượng
    Mật tông), người thầy trước tiên giới thiệu trò vào tâm bản nhiên, rồi khi trò đã biết tâm bản nhiên rồi thì cứ hướng tới trạng thái đó mà tu hành, giữ tâm vô phân biệt đến khi nào an trụ hoàn toàn trong tâm bản nhiên thì đắc đạo.Đây gọi là lấy mục đích làm phương tiện, hoặc "kết quả thừa". Để có thể rơi vào tâm bản nhiên, thì trước hết người ta phải phát triển tâm không bằng một nghi vấn, hoặc một đối tượng được bám nắm chặt chẽ trong tâm, đến khi có một tác động đột ngột vào thân hoặc tâm, thì Tưởng Không sẽ vỡ tan và Thức Vô Biên sẽ xuất hiện (giác tánh bất nhị phủ trùm vạn hữu).

    Điều này tương tự pháp thiền quán của mật tông, khi đã chứng nhập tâm không, hành giả sẽ khởi quán đẩy lui tưởng Không và sẽ giác ngộ nhất thể tuyệt đối. Vì vậy quy trình này được các nhà Sư Trưởng lão Nguyên Thuỷ quy về Thức Vô Biên Xứ Tưởng Định, một trạng thái tâm của tưởng Định vẫn còn vô minh lậu ở trong Định và dục lậu khi ra khỏi Định.

    3/. Một điểm quan trọng khác mà các Trưởng lão PG Nguyên Thuỷ đưa ra để phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông là con đường Phật giáo nguyên thuỷ là Tam Vô Lậu Học (giới vô lậu, định vô lậu, tuệ vô lậu), là pháp Vô Lậu dẫn đến đích Lậu Tận Trí (không còn lậu), nhưng Mật tông là pháp Hữu Lậu vì mặc dù cũng tu giới, định, tuệ, nhưng trong pháp vô thượng du già, dục lậu vẫn được chấp nhận tồn tại ( Sư Mật tông vẫn được ăn mặn , lấy vợ , vẫn chấp nhận sự giao phối giữa nam và nũ ) và quan điểm cho rằng đó là pháp tu Tam Hữu Lậu Học, chứ không phải Tam Vô Lậu Học.

    Pháp tu Vô Lậu của đạo Phật nguyên thuỷ khác xa pháp tu Hữu Lậu của Mật tông. Vì Pháp Vô Lậu của PG Nguyên Thủy thì dứt khoát đoạn trừ dục và tham ái là căn nguyên của tái sanh luân hồi.

    Khởi đầu pháp tu đạo Phật Nguyên Thuỷ là Ly dục (lìa dục lậu), trên cơ sở cuộc sống 3 y 1 bát, độc cư Ly dục (giới vô lậu), thì mới đi vào các Định vô lậu (lìa hữu lậu). Trên cơ sở Định vô lậu rồi mới dẫn tâm vào trí tuệ vô lậu giải thoát,diệt trừ vô minh lậu, đạt giác ngộ viên mãn, chấm dứt luân hồi sinh tử.

    Nhiều đoạn kinh Nguyên Thuỷ nói về quá trình tu chứng này của Đức Phật, ví dụ như kinh Saccaka, kinh Trung Bộ (phẩm sợ hãi khiếp đảm), ... đều là một quá trình lần lượt : sống độc cư giữ giới vô lậu, nhập các định vô lậu, dẫn tâm vào trí tuệ giải thoát vô lậu.

    Khởi đầu pháp tu Mật tông là nhận quán đỉnh, nhận tha lực của thế giới siêu hình. Và cho đến khi chứng đắc vô thượng du già thì người ta vẫn còn dục lậu, vẫn có thể quan hệ tình dục. Đã còn dục lậu thì sẽ còn hữu lậu, sẽ còn vô minh lậu, và như vậy, với ý nghĩa giải thoát của đạo PhậtNguyên Thuỷ thì mật tông không thực hiện được.

    Và cũng bởi vì pháp tu không hướng tới việc diệt trừ lậu hoặc nên trí tuệ tu hành mà người tu mật có được là trí tuệ Tưởng tri (vẫn còn dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) chứ không phải trí tuệ Liễu tri (đã diệt trừ dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) của người tu theo đạo Phật Nguyên Thuỷ.

    Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả Mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác), và phương pháp tu hành thì theo các Trưởng lão PGNguyênThuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình. Trong khi Đức Phật đã từng giảng là "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại".

    Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện.

    Nhiều vị Sư Nam tông còn khẳng định các linh thể nhập vào các tranh tượng của mật giáo thực chất toàn Atula biến hìnhgiả Phật, để hưởng các vật thực cúng dường, vì nếu là Chư Thiên bậc caoở các cõi Trờithì không ai thèm nhận những thứ đó, chứ đừng nói là chư Phật.

    4/. Một đặc điểm nữa khiến nhiều Sư Nguyên Thủy cho rằng Mật tông thực chất không khác Bà La Môn giáo chính là ở đặc điểm thượng tầng kiến trúc nắm quyền xã hội. Các Lạt ma, các Pháp vương mật tông thay nhau nắm quyền điều hành xã hội, việc này, theo giới tu Nguyên Thuỷ thì không khác giai cấp Bà La Môn ở xã hội Ấn Độ. Do vậy, chủ yếu dựa vào các quan điểm trên mà đa phần các Trưởng lão giới tu hành đạo Phật Nguyên Thuỷ không chấp nhận Mật tông là đạo Phật.

    Tuy nhiên giới tu Mật cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược, và thậm chí còn lập ra những tổ chức để bảo vệ uy tín của Mật tông trên thế giới. Không những vậy, phần nhiều trong số họ tin tưởng rằng Mật tông là pháp cao nhất mà Phật bí mật truyền lại cho rất ít người, và đó là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để đắc đạo (tu tắt).

    Namo Sakya Muni Buddha
    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 12-13-2016 lúc 10:39 AM

  2. The Following User Says Thank You to Notre Dame For This Useful Post:

    nguoidien (12-13-2016)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Quan điểm cá nhân về cuốn sách Hạnh phúc tuỳ cách nhìn
      Gửi bởi trungvusc trong mục Giao lưu tư tưởng
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 11-23-2016, 09:51 PM
    2. Quan điểm của Trí Từ
      Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 02-27-2016, 11:47 AM
    3. Trả lời: 0
      Bài cuối: 07-12-2015, 05:03 PM
  4. #2
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Chào bạn Notre Dame ! Lần trước bạn đã chen ngang chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo" để đăng bài "Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông" do T.s Nhất Hạnh (một học giả khoát áo Thầy tu, ông thường hay bắt ấn nhưng chưa bao giờ tin ngón tay của mình có thể làm được gì khác hơn là cầm đủa) viết.




    Bài ấy đã bị Ban Quản Trị di chuyển ra chỗ không cho thảo luận, đó là box những bài tự viết tập viết. Xem ra bạn hãy còn ấm ức, nên nay bạn lại chen ngang cũng trong chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo" để đăng bài này nói về Mật tông (có thể vẫn là copy của vị học giả trên). Nhưng Trí với tư cách Điều Hành Viên đã di chuyển về đây _ Box Mật Tông _ để hầu chuyện cùng bạn.

    Quote Nguyên văn bởi Notre Dame Xem bài viết
    Xin lỗi tôi chen ngang, nhưng dù sao cũng ít nhiều liên quan đến đề tài, các bạn tham khảo bài viết này nhé.

    Quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy về Mật tông

    Từ trước đến nay, giới Phật giáo trong nước cũng như trên khắp thế giới đã có nhiều tranh luận xung quanh việc liệu Mật tông có phải do chính Đức Phật Thích Ca thuyết ra hay không. Hai luồng dư luận phủ nhận và khẳng định đều có những lý lẽ riêng của mình.Những người không chấp nhận kinh điển của tông phái Mật tông là đạo Phật, cũng như bác bỏ cách tu hành của tông phái này là không thể hiện tính cốt tuỷ của đạo Phật, thường có các quan điểm chung như sau :

    1/. Dựa vào các cuộc nghiên cứu lớn về lịch sử đạo Phật, đều không có chứng cứ lịch sử xác thực nào cho thấy Mật tông là do chính Phật thuyết. Cả ba lần kết tập kinh điển đều không có các kinh Mật tông.

    ......
    ......

    Vị học giả này cứ mở miệng ra là "không có trong lịch sử" (lại núp bóng những Trưởng lão Nguyên Thủy, rằng "họ nói chứ không phải tôi nói").

    Ngày xưa đức Phật đã có ví dụ về 5 người mù rờ voi, thì nay vị học giả này làm cho Trí liên tưởng đến một trong 5 người mù ấy.


    Làm sao ta có thể sờ mó một mảng da rồi nhận định, phê phán rằng "Con voi thế này, con voi thế khác !" ?


    (còn tiếp)
    Om Mani Padme Hum !

  5. The Following 4 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    lamebay (12-29-2016),nguoidien (12-13-2016),Phúc Hạnh (12-28-2016),Thế Hùng (12-21-2016)

  6. #3
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Notre Dame
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    7
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Chào bạn


    1.

    Lần trước bạn đã chen ngang chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo" để đăng bài "Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông" do T.s Nhất Hạnh
    Trước hết xin đính chính là bài "Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông" không phải tôi chen ngang, mà là tôi tạo một chủ đề riêng.

    2.
    Xem ra bạn hãy còn ấm ức, nên nay bạn lại chen ngang cũng trong chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo" để đăng bài này nói về Mật tông (có thể vẫn là copy của vị học giả trên).
    Nói không ấm ức thì không đúng ) nhưng nó là một đại lượng Epsilon thôi, vì tôi có hiểu văn hóa ở các diễn đàn Phật Học.


    3.
    Vị học giả này cứ mở miệng ra là "không có trong lịch sử" (lại núp bóng những Trưởng lão Nguyên Thủy, rằng "họ nói chứ không phải tôi nói").

    Ngày xưa đức Phật đã có ví dụ về 5 người mù rờ voi, thì nay vị học giả này làm cho Trí liên tưởng đến một trong 5 người mù ấy.
    Vị học giả này có lẽ không phải TS Thích Nhất Hạnh, tôi lấy bài ở địa chỉ http://phatgiaohoahaohaingoai.com/showthread.php?t=6285

    Không rõ tác giả viết là ai.

    4. Tôi copy bài viết để mọi người tham khảo thôi chứ chưa dám bình luận có hay không có trong lịch sử. Nhưng dường như nó động đến niềm tin của một số người nên bị phản ứng. Các bạn đó xem lại xem mình đã thực sự khách quan chưa?

  7. The Following User Says Thank You to Notre Dame For This Useful Post:

    nguoidien (12-13-2016)

  8. #4
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Kính chào thành viên Notre Dame !

    Trước tiên xin thông báo với quý đạo hữu là Trí sẽ thay đổi tên chủ đề thành "ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MẬT TÔNG", với tiêu đề này Trí sẽ lần lược trình bày cặn kẽ hơn về NGUỒN GỐC MẬT TÔNG.



    Đôi điều cần biết về Mật Tông

    --oo0oo--


    Kính lạy Chư vị Đại Giác Ngộ.
    Kính lạy Chư Long Thần Hộ pháp, Hộ pháp Bồ tát Ma Ha Tát.

    Con (giả danh là) Hoàng Trí, chưa từng Quy y, Thọ giới hay thọ Quán Đỉnh từ một vị Lạt Ma nào. Con chỉ là một Phật tử bình thường, thấy thiên hạ hiểu lầm về Mật Tông, con phát tâm viết loạt bài này, những mong có thể kích thích giúp cho các bạn của con được hiểu thêm một phần triệu (1/1.000.000) về Mật Tông.

    Xin các Ngài giúp con đủ Trí để không viết những điều sai trái. Nếu con có lở lời xin các Ngài cho con được sám hối.

    NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT

    _______________


    CỘI NGUỒN


    Trong Pháp Giới có một nguồn lực có thể gọi là âm thầm nhưng Bất khả tư nghì, tác động chi phối điều hướng AN BÀY & THU NHIẾP tất cả vật chất hữu hình hay vô hình, tất cả chúng hữu tình hay vô tri; đó là ĐÀ LA NI TẠNG. Từ nơi ĐÀ LA NI TẠNG phổ hiện tại Diêm Phù Đề này là ĐÀ LA NI MÔN hay gọi nôm na là MẬT TÔNG TÂY TẠNG mà tượng ảnh biểu trưng là ảnh Đức Phật Đại Nhật (Tỳ Lô Giá Na).




    (Ghi chú : Có rất nhiều ảnh thể hiện, nhưng ta không cần phải xác định lại vì chỉ là ảnh biểu trưng, chứ không có ảnh nào là thật cả)

    ĐẠI NHẬT NHƯ LAI không phải là một con người có da thịt lông tóc, có hào quang sáng chói; ĐẠI NHẬT NHƯ LAI là ảnh Avatar của THỂ BÁO THÂN PHẬT.

    Người nào nói “Mật Tông cũng hướng tâm đến một đấng tối cao như Thượng đế của Ngoại Đạo, chứ có hơn gì !” là người ấy chưa hiểu lắm.

    ĐẠI NHẬT NHƯ LAI là Thể Báo Thân Phật, là nguồn lực vô biên của toàn thể Pháp Giới (xin nhấn mạnh, ở đây Trí dùng khái niệm Pháp giới là bao gồm tất cả các vũ trụ _các Phật Quốc _ cũng như khái niệm “Vũ trụ bao gồm vô số Thiên Hà” của các nhà khoa học bây giờ). Cho nên ĐẠI NHẬT NHƯ LAI không phải là một cá thể, một Đại Ngã.

    Trí xin phép lấy một ví dụ mà những kẻ phàm phu như chúng ta có thể thông cảm một phần nào :

    Mặt trời (The Sun) thì ai cũng biết, nhưng để diễn tả thì chúng ta nói “Đó là một quả cầu lửa khổng lồ” hay nói khác đi “Đó là một quả cầu khổng lồ, nóng cực nóng, sáng cực sáng”.

    Dùng hình tượng mặt trời là Trí muốn dụ cho Đức Phật (một từ ai cũng biết), chúng ta thường không phân tách, nhưng để dạy cho chúng ta, bậc Đại Giác Ngộ đã nhắc đến 3 Thể Tính của danh hiệu Phật, đó là Thể Pháp Thân mà trong ẫn dụ trên là “quả cầu khổng lồ”, Thể Báo Thân mà trong ẫn dụ trên là “tính nóng ấm”, Thể Hóa Thân là “tính Sáng hay tính Soi sáng”. Ba tính này nơi mặt trời cũng như 3 Thể của Đức Phật, không hề có Ngã Tướng. Phật vốn không có hình tướng.

    Ở đâu đó nơi xứ Ấn Độ có một vị Thái tử sinh ra lớn lên đi tu, cuối cùng nói rằng ta đã thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vị Thái tử ấy có thành Phật hay không ? Thưa không ! Vị Thái tử ấy rồi cũng chết, nhưng Trí Đại Giác Ngộ vừa mới phổ hiện nơi vị ấy thì KHÔNG CHẾT, KHÔNG CÓ NHẬP ĐẠI NIẾT BÀN GÌ CẢ (chỉ là một cách phương tiện nói mà thôi !). Ánh Sáng Giác Ngộ không phổ hiện nơi này thì phổ hiện nơi khác, đó gọi là THỂ HÓA THÂN PHẬT.

    Các vị thấy không ? Thể Hóa Thân này đâu có Bản Ngã riêng rẻ đâu. Kẻ nào nói “Sa Môn Cồ Đàm tinh tấn tu hành rồi được thành Phật” là người ấy chưa hiểu Phật. Phật không có THÀNH không có hình tướng riêng rẻ. HÓA THÂN PHẬT _ Đức Thích Ca Mâu Ni _ LÀ TRÍ ĐẠI GIÁC NGỘ PHỔ HIỆN NƠI THẾ GIAN.

    Lần sửa cuối bởi hoatihon; 12-13-2016 lúc 09:05 PM
    Om Mani Padme Hum !

  9. The Following 10 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    chimvacgoidan (12-13-2016),colaihi (12-14-2016),homeless (12-14-2016),lamebay (12-29-2016),nguoidien (12-13-2016),Phúc Hạnh (12-28-2016),Thanh Mai (12-13-2016),Thế Hùng (12-21-2016),Tuấn Kiệt (01-11-2017),Tuệ Thức (12-13-2016)

  10. #5
    CHỒI Avatar của nguoidien
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    77
    Thanks
    319
    Thanked 480 Times in 65 Posts
    Quote Nguyên văn bởi hoangtri Xem bài viết


    .......

    Ở đâu đó nơi xứ Ấn Độ có một vị Thái tử sinh ra lớn lên đi tu, cuối cùng nói rằng ta đã thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vị Thái tử ấy có thành Phật hay không ? Thưa không ! Vị Thái tử ấy rồi cũng chết, nhưng Trí Đại Giác Ngộ vừa mới phổ hiện nơi vị ấy thì KHÔNG CHẾT, KHÔNG CÓ NHẬP ĐẠI NIẾT BÀN GÌ CẢ (chỉ là một cách phương tiện nói mà thôi !). Ánh Sáng Giác Ngộ không phổ hiện nơi này thì phổ hiện nơi khác, đó gọi là THỂ HÓA THÂN PHẬT.

    Các vị thấy không ? Thể Hóa Thân này đâu có Bản Ngã riêng rẻ đâu. Kẻ nào nói “Sa Môn Cồ Đàm tinh tấn tu hành rồi được thành Phật” là người ấy chưa hiểu Phật. Phật không có THÀNH không có hình tướng riêng rẻ. HÓA THÂN PHẬT _ Đức Thích Ca Mâu Ni _ LÀ TRÍ ĐẠI GIÁC NGỘ PHỔ HIỆN NƠI THẾ GIAN.

    Chào chú em hoangtri ! Cho nguoidien này hỏi nhỏ :
    _ Viết đoạn trên chú em có "hát cương" không vậy ? Bằng chứng đâu mà chú em dám nói như thế ? Nói như chú em là lật đổ cả thế giới Phật pháp rồi ! Bộ chú em không sợ quý Sư sải đè đầu nhổ từng lọn tóc cho làm "Sư bất đắc dĩ" hay sao ?

  11. The Following User Says Thank You to nguoidien For This Useful Post:

    hoangtri (12-14-2016)

  12. #6
    CHỒI Avatar của colaihi
    Tham gia ngày
    Nov 2016
    Bài gửi
    82
    Thanks
    506
    Thanked 1.010 Times in 83 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoidien Xem bài viết
    Chào chú em hoangtri ! Cho nguoidien này hỏi nhỏ :
    _ Viết đoạn trên chú em có "hát cương" không vậy ? Bằng chứng đâu mà chú em dám nói như thế ? Nói như chú em là lật đổ cả thế giới Phật pháp rồi ! Bộ chú em không sợ quý Sư sải đè đầu nhổ từng lọn tóc cho làm "Sư bất đắc dĩ" hay sao ?
    Hừm ! Này cái lão già "điên không ra điên, tỉnh chẳng ra tỉnh", để bà già "khó ưa" này chỉ cho lão thấy bằng chứng :

    Bấy giờ, đức Thế Tôn biết các vị Bồ Tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng: "Các ông lóng nghe! Sức bí mật thần thông của Như Lai, tất cả trong đời, trời, người và A tu La đều cho rằng đức Thích Ca Mâu Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già Da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo tràng, đặng Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

    Nhưng thiện nam tử! Thiệt ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi tam thiên, đại thiên, giả sử có người nghiền làm vi trần qua phương Đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía đông như thế cho đến hết vi trần đó.

    Các thiện nam tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"

    Di Lặc Bồ Tát thảy, đều bạch Phật rằng:

    "Thế Tôn! Các thế giới đó vô lượng vô biên, chẳng phải tính được đếm được, cũng chẳng phải tâm lực biết đến được. Tất cả Thanh Văn, Duyên Giác dùng trí vô lậu chẳng có thể suy nghĩ biết được hạng số đó. Chúng con trụ bực bất thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.

    Thế Tôn! Các thế giới như thế, nhiều vô lượng vô biên".

    Bấy giờ Phật bảo các chúng Bồ Tát "Các Thiện nam tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành rõ cho các ông. Các thế giới đó, hoặc dính vi trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại ta thường ở cõi Ta Bà này nói Pháp giáo hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước khác, dắt dẫn lợi ích chúng sanh.

    Các thiện nam tử! Nơi chặng giữa đó ta nói Phật Nhiên Đăng v.v… và lại có các đức Phật nhập Niết Bàn, như thế đều là dùng phương tiện để phân biệt.


    Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng.
    http://thuongchieu.net/index.php/chu...ulaivoluongtho

    Đoạn Kinh văn trên chẳng đã nói rằng đức Phật thiệt tình không có chết đây sanh kia hay sao?

    "Phật thì đã ở xa xa lắm,
    Đâu có lăn vào để độ chúng trần mê"


    Chỉ có tia sáng Trí Huệ "lóe lên" ở cõi này trong giai đoạn đó mà thôi.

    "Đọc Kinh là để cầu lý", lão đâu phải chưa đọc đoạn Kinh trên, hay là nay "bị chạm mạch" nên quên hết rồi chăng ?!

    Ghẹo chút chơi, lão đừng có hái dừa liệng xuống, chết cha tui đó à nghen !

  13. The Following 4 Users Say Thank You to colaihi For This Useful Post:

    homeless (12-14-2016),nguoidien (12-23-2016),Thanh Mai (12-14-2016),Thế Hùng (12-21-2016)

  14. #7
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Quote Nguyên văn bởi nguoidien Xem bài viết
    Chào chú em hoangtri ! Cho nguoidien này hỏi nhỏ :
    _ Viết đoạn trên chú em có "hát cương" không vậy ? Bằng chứng đâu mà chú em dám nói như thế ? Nói như chú em là lật đổ cả thế giới Phật pháp rồi ! Bộ chú em không sợ quý Sư sải đè đầu nhổ từng lọn tóc cho làm "Sư bất đắc dĩ" hay sao ?
    Dạ ! Cháu cám ơn nguoidien đã nhắc nhở.

    Đối với những luận điệu ấu trỉ này, các bậc Chân tu của Mật Tông, đã không thèm đính chánh, các bậc Chân sư không buồn để mắt đến (những vết mèo quàu trên cây cổ thụ thì có ăn nhằm gì).

    Thiệt lòng cháu cũng không dám nói gì đâu, (vì kiến thức cũa cháu chỉ như một vài chiếc lá me, có nghĩa gì đâu trong Kho tàng Phật pháp như lá của rừng già nhiệt đới), nhưng vì bài đăng (do copy) của bạn Notre Dame đầy những luận điệu sai lầm, khiến cháu phải "liều mạng" vọng bàn, để hóa giải một phần nào những phát ngôn sai trái đấy thôi, hy vọng có thể làm lợi ích cho một vài Phật tử chân chính.

    Đạo Phật không chỉ có Viên Giáo, Thông Giáo mà còn có Biệt Giáo Mật Giáo. Các Trưởng lão chỉ vin vào một đôi điều trong Kinh Tạng (thuộc Thông Giáo, Viên Giáo) làm sao dám phê phán những gì thuộc Mật Giáo Biệt Giáo ?. Mật Giáo đa phần không có trên văn tự, làm sao những "con mọt sách" có thể gặm nhắm gì được ?!

    ____________


    Trong Bát Nhã tạng ( Kinh Kim Cang) có nói "Như Lai giả thị chư pháp Như nghĩa" (Phật pháp có trong tất cả pháp). Điều này không thể lý luận mà biết được, phải thực chứng như Phật, những vị Đại Giác Ngộ mới có thể biết, nói ra. Nói ra để chi ? Để "dọn đường" cho những vị Bồ tát tiến lên đến Đại Giác Ngộ.

    Ở đây cụm từ Như Lai là nói Thể Báo Thân Phật đấy, cái Phật lực cầm nắm ổn định chi phối và thu nhiếp tất cả hữu tình vô tri trong tất cả mọi tế bào, mọi nguyên tử, mọi hạt bụi,...kể cả hư không, nên gọi là "Chư Pháp Như Nghĩa". Chính do Phật lực này mà Đà La Ni Môn (hay Mật Tông) xuất hiện trên thế gian này _ mà "cái nôi" có thể nói là Tây Tạng _ để nhiếp độ những chúng sinh hữu duyên (có căn cơ thích hợp).

    Đó là nguyên nghĩa Mật Tông thực sự, nhưng ở Tây Tạng hay nhiều nơi khác trên thế giới, cũng có những nhóm "ăn theo". Ăn theo có 2 loại, một loại học sử dụng Bùa, Chú, Ấn để lợi dụng sức mạnh tiềm ẫn phục vụ cho những ý đồ bất chính (Phù Thủy,.....); một loại căn cứ theo Kinh sách giả đò bắt ấn, đọc chú, thổi phù phù để lừa phỉnh, dối gạt mọi người.

    Hai loại "ăn theo" này không được tính là Mật Tông Tây Tạng, chuyện đời mà, luôn có những kẻ bất tài vô dụng giả dạng Thầy Tu để mưu cầu Danh Lợi (bả vinh hoa phú quý).

    Kính chia sẻ !

    Om Mani Padme Hum !

  15. The Following 7 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    chimvacgoidan (12-14-2016),colaihi (12-14-2016),homeless (12-14-2016),Mục đồng (12-15-2016),nguoidien (12-23-2016),Thanh Mai (12-14-2016),Thế Hùng (12-21-2016)

  16. #8
    MẦM Avatar của votichsu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    30
    Thanks
    201
    Thanked 74 Times in 11 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Notre Dame Xem bài viết


    2/. Đạo Phật Nguyên Thuỷ phủ nhận linh hồn & Thượng đế (Vô ngã), ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy.
    ......
    ......
    Namo Sakya Muni Buddha
    Kính quý Thầy Cô !
    Con tuy là một kẻ votichsu nhưng đọc câu này cũng phát hiện ra "không có một vị Trưởng Lão nào của Phật Giáo Nguyên Thủy lại tùy tiện phát ngôn một cách ngớ ngẩn như thế !" cái câu mà kẻ votichsu này sơn đỏ đó.
    Nói ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. thì chẳng khác nào nói "Người vừa ra khỏi rạp hát, lại quay vào khán phòng tìm kẻ xấu mà khi nảy đã hãm hại nhân vật chính trong phim".
    Ôi thật là buồn cười chết đi được. Đây là một kẻ ngốc nghếch nào đó dùng cái đầu óc "bả đậu" của mình để ngụy tạo về hành vi của đức Phật. Viết như vầy, không hiểu sao cái trang web "Hòa hảo" kia vẫn thản nhiên up bài.
    Tác giả của bài viết ấy chỉ là một tên Ma Cô muốn phá hoại Phật pháp mà thôi. Khi thì châm bên này, bài khác lại chọc bên kia, hắn thực sự chỉ là một tên gian tế rẻ tiền.
    Bà bà colaihi có thấy cháu nói đúng không ?
    Khen cháu một câu đi bà bà !

  17. The Following 8 Users Say Thank You to votichsu For This Useful Post:

    chimvacgoidan (12-14-2016),colaihi (12-14-2016),cunconmocoi (12-14-2016),hoangtri (12-15-2016),homeless (12-14-2016),Mục đồng (12-15-2016),Thanh Mai (12-14-2016),Thế Hùng (12-21-2016)

  18. #9
    CHỒI Avatar của colaihi
    Tham gia ngày
    Nov 2016
    Bài gửi
    82
    Thanks
    506
    Thanked 1.010 Times in 83 Posts
    Quote Nguyên văn bởi votichsu Xem bài viết
    Kính quý Thầy Cô !
    Con tuy là một kẻ votichsu nhưng đọc câu này cũng phát hiện ra "không có một vị Trưởng Lão nào của Phật Giáo Nguyên Thủy lại tùy tiện phát ngôn một cách ngớ ngẩn như thế !" cái câu mà kẻ votichsu này sơn đỏ đó.
    Nói ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. thì chẳng khác nào nói "Người vừa ra khỏi rạp hát, lại quay vào khán phòng tìm kẻ xấu mà khi nảy đã hãm hại nhân vật chính trong phim".
    Ôi thật là buồn cười chết đi được. Đây là một kẻ ngốc nghếch nào đó dùng cái đầu óc "bả đậu" của mình để ngụy tạo về hành vi của đức Phật. Viết như vầy, không hiểu sao cái trang web "Hòa hảo" kia vẫn thản nhiên up bài.
    Tác giả của bài viết ấy chỉ là một tên Ma Cô muốn phá hoại Phật pháp mà thôi. Khi thì châm bên này, bài khác lại chọc bên kia, hắn thực sự chỉ là một tên gian tế rẻ tiền.
    Bà bà colaihi có thấy cháu nói đúng không ?
    Khen cháu một câu đi bà bà !
    Hay lắm ! Con Lười này ít nói, nhưng lâu lâu cũng nói được một "câu ra trò". Nhưng hãy cẩn thận, lũ gian tế hay săn bắt thú hoang dã lắm. Không khéo con sẽ được ngồi giữa mâm trên bàn tiệc đấy !
    Cái ví dụ của con dí dỏm mà sâu sắc, một vị A La Hán đã "thả trôi sông" cái linh hồn rồi, thì cớ gì một vị Đại Giác Ngộ còn đi kiếm cái linh hồn để làm gì ? Nếu đi tìm linh hồn thì KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT !
    Mến !

  19. The Following 5 Users Say Thank You to colaihi For This Useful Post:

    hoangtri (12-15-2016),homeless (12-14-2016),Mục đồng (12-15-2016),nguoidien (12-23-2016),Thế Hùng (12-21-2016)

  20. #10
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Notre Dame
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    7
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Quote Nguyên văn bởi votichsu Xem bài viết
    Nói ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. thì chẳng khác nào nói "Người vừa ra khỏi rạp hát, lại quay vào khán phòng tìm kẻ xấu mà khi nảy đã hãm hại nhân vật chính trong phim".
    Ôi thật là buồn cười chết đi được. Đây là một kẻ ngốc nghếch nào đó dùng cái đầu óc "bả đậu" của mình để ngụy tạo về hành vi của đức Phật. Viết như vầy, không hiểu sao cái trang web "Hòa hảo" kia vẫn thản nhiên up bài.
    Khi đức Phật nói

    ''Vì thế, này các tỳ kheo ! Vì không còn một chút xíu thức nào, nên Đạo Ta (Đạo đức nhân bản – nhân quả) ra đời, phạm hạnh được dựng lại, mới dứt hết mé khổ”.



    Phải chăng trong đoạn trên đức Phật không chấp nhận linh hồn?

    Sự tái sinh theo đạo Phật có lẽ phức tạp và khó hiểu hơn nhiều (nghiệp lực thiện/ác hợp duyên tương ưng nhau đi tái sinh? Đức Phật nói chúng ta là những đứa con của nhân quả (thừa tự nhân quả) phải chăng theo ý nghĩa này?)


  21. The Following User Says Thank You to Notre Dame For This Useful Post:

    hoangtri (12-15-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •