DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 4 của 4
  1. #1
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Notre Dame
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    7
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông


    Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông.

    Mình mới đọc được một đoạn TS Thích Nhất Hạnh nói về 28 vị tổ ở Ấn Độ là không có thật, không biết như thế nào nữa, mình copy ra đây để chúng ta cùng suy nghĩ.


    Người ta thường nói truyền thống thiền ở Trung Quốc là truyền thống không đứt đoạn, từ tổ thứ nhất là Ca Diếp, sang tổ thứ hai là A Nan, cho đến hết 28 vị tổ ở Tây Vứt, rồi mới tới các vị tổ ở Đông Độ như Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng v.v...

    Nhưng chỉ có những người không học thì mới tin vào chuyện đó mà thôi. Những người có một ít kiến thức về sử học thì biết rằng danh sách 28 vị tổ ở Ấn Độ là hoàn toàn do những người trong thiền phái Huệ Năng bịa đặt ra. Những tên đó là những tên có thật, nhưng người ta đã chắp nối vị này với vị khác, và họ cũng đã sáng tạo ra những bài kệ truyền thừa của các tổ để gây thêm niềm tin cho học giả.

    Sự ăn gian đó là một sự ăn gian rất thành kính, rất có thiện chí. Ăn gian như vậy là để gây đức tin cho người ta. Tuy thiện chí có đó, tuy sự thành kính có đó, nhưng người xưa đâu có biết rằng ngày nay các nhà khoa học đã dùng những phương pháp Khảo cổ học, Văn bản học, Bác ngữ học mà khám phá ra được sự thật. Họ biết rằng những tác phẩm nào, những kinh điển nào xuất hiện tại địa phương nào và trong thời đại nào. Vì vậy cho nên nói rằng thiền đã được truyền lại từ Ca Diếp cho đến bây giờ không đứt đoạn, đứng về phương diện nội dung thì ta có thể chấp nhận được, nhưng đứng về phương diện hình thức như họ đã trao truyền, như họ đã trình bày, thì chúng ta không thể nào chấp nhận được, vì điều đó trái chống với khoa học.

    Ngay cả sự có mặt của tổ thứ ba là Tăng Xán cũng rất là mơ hồ. Trong Cao Tăng Truyện không có tiểu sử của Đệ Tam Tổ Tăng Xán, và trong Truyền Đăng Lục chỉ nói rằng sau Huệ Khả là tới Tăng Xán mà thôi. Chúng ta cũng không tìm được bài kệ truyền thừa của Tăng Xán trao cho Đạo Tín, tức là tổ thứ Tư. Nhân cách cũng như sự thật về tổ Tăng Xán cũng không được rõ ràng. Do đó mà có người đã nghĩ rằng có sự góp nhặt, có sự chế tác có tính cách nhân tạo trong sự thiết lập lại truyền thống thiền Trung Quốc. "Công trình" đó là của Nam tông, là của thầy Thần Hội và các đệ tử đã chế tác ra.

    Trong lịch sử thiền Việt Nam chúng ta thấy có những tông phái như Vô Ngôn Thông hay Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, có ghi chép tên các thiền sư từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự ghi chép đó tới khoảng thế kỷ thứ 12, 13 thì đứt đoạn. Nhưng như vậy không có nghĩa là trên thực tế sự truyền thừa của các tông phái đó đứt đoạn.

    Mỗi người Phật tử Việt Nam đều có trong dòng máu của mình chất liệu của các thiền phái đó. Chúng ta không thuộc về một thiền phái, chúng ta thuộc về rất nhiều thiền phái, và thiền phái đầu tiên có mặt trong máu huyết ta là thiền phái Tăng Hội. Dòng máu của Tăng Hội đã được tôi trao truyền cho quý vị. Đó là việc tôi sử dụng những thiền kinh căn bản của Phật giáo Nguyên thủy và thực tập các kinh đó bằng con mắt cởi mở, rộng rãi của Đại thừa. Đó là gia tài của Tăng Hội.

    Thiền phái thứ hai do tổ sư Đạt Ma Đề Bà thiết lập ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 5, cũng vậy. Đó là thiền phái sử dụng kinh điển Đại thừa. Nhưng nó cũng có mặt trong ta, và thầy Huệ Thắng, đệ tử của thầy Đạt Ma Đề Bà cũng đã qua Trung Hoa để giảng dạy thiền học. Chúng ta nên biết rằng thiền Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho thiền Trung Quốc trong thời đại đầu của thiền học, ngay trước khi có sự xuất hiện của tổ Bồ-Đề Đạt-Ma.

    Ngày nay, thực tập giáo lý của ngài Tăng Hội, chúng ta thực tập theo phương pháp của ngài Tăng Hội và chúng ta giới thiệu cho thế giới biết về nhân cách, về con người, và phương pháp thực tập của thiền phái Tăng Hội.

    Trong khi thầy Bồ-Đề Đạt-Ma, từ nhân cách, tiểu sử cho đến giáo lý, phần lớn đều thuộc truyền thuyết, tức do người khác kể lại, thì con người, tiểu sử và giáo lý của thầy Tăng Hội hoàn toàn là những sự thật, được ghi chép lại trong các sử liệu. Những phương pháp của thầy Tăng Hội dạy, những giáo lý thầy Tăng Hội giảng, vẫn còn được truyền lại cho đến ngày nay, trên giấy trắng mực đen.

  2. Chủ đề tương tự

    1. Những giai thoại trong nhà Thiền
      Gửi bởi hoatihon trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 4
      Bài cuối: 08-25-2018, 08:37 AM
    2. Nỗi lòng về tác dụng của niềm tin trong đạo Phật.
      Gửi bởi Trí Từ trong mục Chia sẻ tâm tình
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 09-15-2015, 10:32 AM
    3. Ông Phật trong tâm
      Gửi bởi nguoidienhocphat trong mục Giao lưu tư tưởng
      Trả lời: 1
      Bài cuối: 09-14-2015, 01:16 PM
    4. Diệu Âm vi diệu trong ta
      Gửi bởi dieuam trong mục Giao lưu tư tưởng
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 07-02-2015, 11:25 AM
  3. #2
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kính chào thành viên Notre Dame !

    Nick name của bạn mang "tính học giả" lắm, nhưng không hiểu vì sao bài trích dẫn của Ts Nhất Hạnh lại không có "địa chỉ gốc", cũng không sao, xét theo ngữ điệu thì có thể là do vị "học giả" Nhất Hạnh nói.

    Quote Nguyên văn bởi Notre Dame
    Nhưng chỉ có những người không học thì mới tin vào chuyện đó mà thôi.
    Người có học thì sao ? Người có học thì sẽ có khả năng đậu Tiến sĩ Phật học chăng ? Điều đó chỉ có giá trị "kiếm cơm" chứ không có giá trị trong Đạo Trường.

    Chuyện T.s Nhất Hạnh thì chúng tôi không muốn mất thì giờ thảo luận về những phát biểu của Ông. Càng thảo luận càng sa đà, càng xa rời Đạo lý.

    Xin khép lại chủ đề và di chuyển ra box những bài tự viết tập viết

    Kính báo !



    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  4. The Following User Says Thank You to Thanh Trúc For This Useful Post:

    chimvacgoidan (12-25-2016)

  5. #3
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Notre Dame
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    7
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Chào bạn, xin lỗi bài này của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh ở địa chỉ:

    http://www.thuvien-thichnhathanh.org...owall=&start=2

  6. The Following User Says Thank You to Notre Dame For This Useful Post:

    Mục đồng (12-11-2016)

  7. #4
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts


    Quote Nguyên văn bởi Notre Dame Xem bài viết
    Chào bạn, xin lỗi bài này của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh ở địa chỉ:

    http://www.thuvien-thichnhathanh.org...owall=&start=2
    Chào bạn Notre Dame !
    Không biết bạn đã đọc bài này chưa :

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post16054

    Đó là Ý kiến của M/đ về T.s Nhất Hạnh.


    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  8. The Following User Says Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    chimvacgoidan (12-25-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •