KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 307
__________________________________________________ ______________________________________



........, do chẳng duyên thân giới mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy thân giới, nên gọi là chỉ rõ tướng của thân giới, chẳng duyên xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, nên gọi là chỉ rõ tướng của xúc giới cho đến tướng của các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; do chẳng duyên ý giới mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy ý giới, nên gọi là chỉ rõ tướng của ý giới, chẳng duyên pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, nên gọi là chỉ rõ tướng của pháp giới cho đến tướng của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; do chẳng duyên địa giới mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy địa giới, nên gọi là chỉ rõ tướng của địa giới, chẳng duyên thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới, nên gọi là chỉ rõ tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; do chẳng duyên vô minh mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy vô minh, nên gọi là chỉ rõ tướng của vô minh, chẳng duyên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, nên gọi là chỉ rõ tướng của hành cho đến tướng của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; do chẳng duyên bố thí Ba-la-mật-đa mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa, nên gọi là chỉ rõ tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng duyên tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên gọi là chỉ rõ tướng của tịnh giới cho đến tướng của Bát-nhã Ba-la-mật-đa; do chẳng duyên pháp không nội mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy pháp không nội, nên gọi là chỉ rõ tướng của pháp không nội, chẳng duyên pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà sanh thức, đó là vì chẳng thấy pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, nên gọi là chỉ rõ tướng của pháp không ngoại cho đến tướng của pháp không không tánh tự tánh; ......