DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 46
  1. #22
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    NHỮNG NĂM SAU CÙNG


    Phát Bệnh, Thị Hiện Thần Thông Cứu Độ Sinh Linh Trong Cõi Khác


    Như đã nêu nói ở trên, Lama Sang làm việc không ngừng nghỉ mà không hề bận tâm đến bản thân mình. Với thời gian, thân tứ đại của Ngài dần mỏi mệt. Ngài thường nhắc nhở môn đồ về lẽ vô thường của biệt ly, sinhtử và căn dặn học trò nỗ lực thực hành Pháp vì thời Mạt Pháp rất khắcnghiệt, khi tà lực hoành hành mà Thầy không còn tại thế nữa thì chỉ có Tam Bảo và năng lực tu tập của bản thân mới bảo vệ được cho mình mà thôi.

    Cuối năm 2004, ngay vào lúc thế giới trải qua thảm họa Đại Hồng Thủy của Tsunami Ấn Độ Dương như Đức Phật Thích Ca đã từng tiên tri từ hơn hai ngàn năm trăm năm về trước; Lama Sang trở bệnh và đi vào trạng thái gần như hôn mê hơn năm ngày trước khi được đưa vào bệnh viện ở cách tu viện một ngày đường. Đối với một số người, đây là điều khó hiểu và cũng là đề tài cho nhiều người thảo luận để cố tìm ra giải đáp. Hiện tượng của Lama Sang trong thời gian năm ngày đó rất đặc biệt, Ngài như nửa hôn mê, nửa ở trong thiền định. Trước đó Ngài đã bác bỏ mọi lời yêu cầu của tu viện xin đưa Ngài vào bệnh viện và căn dặn không được làm phiền đến Ngài. Cho đến khi sang ngày thứ năm, hơi thở Ngài còn rất mong manh. Với điều kiện của một người thông thường thì thật vô cùng nguy hiểm; tất cả gia đình, tăng sĩ, yogi của tu viện đều lo sợ nhưng cũng không ai dám cãi lời Ngài.

    Khi ấy, Thầy Hungkar Dorje, thứ nam của Lama Sang và cũng là đương kim Trụ Trì Tu Viện đang nhập thất trên núi tuyết tại đỉnh cao nhất của dãy Hy Mã Lạp Sơn, trong hang động nơi Đấng Toàn Giác Longchenpa đã từng tu tập. Phải leo thang dây, trải qua bao nhiêu hiểm trở mới lên được hang động này, điện thoại không thể sử dụng được. Thầy đã nhập thất sang ngày thứ tư thì tu viện Golog phải dùng nhiều cách để liên lạc thông tin về tình trạng của Lama Sang cho Thầy, vì chỉ có Thầy mới đủ thẩm quyền và trách nhiệm quyết định giải pháp chữa bệnh cho Lama Sang.

    Sau khi nhận được tin, Thầy quyết định bỏ dở cuộc nhập thất đặc biệt này và lập tức trở về tu viện. Ngay sau khi trở về, Thầy Hungkar đã họp các Lạt Ma, Yogi lãnh đạo của tu viện và khẩn cấp xin hướng dẫn cùng chỉ thị của Đại Thánh Giả, Sư Tổ Do Drupchen Đệ Tứ lúc đó đang ngự tại tu viện của Ngài ở đầu bên kia tiểu bang Golog. Đức Do Drupchen Đệ Tứ là Thánh Tổ lừng danh của Phật giáo Kim Cang Thừa hiện đại, Sư Tổ là một trong những Đạo Sư đã truyền Pháp cho Lama Sang và cả Thầy Hungkar Dorje lẫn con trai út của Lama Sang là Hóa thân Dorje Trangpo. Sư Tổ Do Drupchen là vị Phật sống thực sự tại cõi đất này, Ngài đã chứng đắc Pháp thân Giác Ngộ trong một đời và thị hiện chứng đắc Vajrakilaya trong kỳ nhập thất vi diệu nhiều năm trước. Hiển lộ chứng đắc Phật Quả qua thân tướng và thần lực của Hùng Lực Phẫn Nộ Thánh Vương Vajrakilaya của Ngài được tất cả mọi dòng phái Kim Cang Thừa tán thán và quy ngưỡng. Khi nhận được điện thoại của Thầy Hungkar Dorje, Tổ Do Drupchen đồng ý cho đưa Lama Sang đến bệnh viện và cho biết Lama Sang chưa hết sứ mạng của mình trên cõi đất, Ngài sẽ còn tiếp tục công việc hoằng pháp của mình.

    Khi đó Lama Sang đã sang ngày thứ sáu trong thiền định. Người Tây Tạng, đặc biệt là các hành giả Kim Cang không chấp nhận từ “hôn mê”, vì các hành giả, nhất là các Thánh Sư đều có khả năng làm chủ, điều phục tâm thức của mình, do đó chúng tôi sẽ dùng từ “thiền định”. Riêng trường hợp của Lama Sang, bậc thiền giả siêu việt của dòng thiền Dzogchen Đại Viên Mãn trong suốt sáu ngày đó luôn chứng minh rằng tuy đang ở đâu đó nơi cõi khác để thực hiện công việc và sứ mạng hoằng hóa riêng, nhưng Ngài luôn liên hệ với thế giới loài người trong trái đất này qua sợi tơ vàng lung linh của năng lực sống vẫn tồn tại trong hơi thở như có như không theo đúng quy cách của bậc Đại Giác Thiền Sư khi phân thân dạo chơi nơi cõi khác.

    Khi nhập viện tại bệnh viện Chengdu, Ngài từ từ hồi tỉnh và tức khắc la mắng Thầy Hungkar cùng các thị giả và đòi về lại tu viện. Tuy nhiên điều kiện vật lý của cơ thể khiến mọi người quyết định để Ngài ở lại truyền nước biển và trị liệu thêm một thời gian ngắn. Lama Sang thị hiện phẫn nộ một lúc rồi chịu chấp nhận ở lại nhưng rất tỉnh táo với những người thân chung quanh. Phải hiểu rằng trong hoàn cảnh đó làm sao Ngài có được thông tin bên ngoài. Những chuyện kể của Lama Sang, nếu không có đạo học sẽ hiểu lầm là mộng tưởng, viển vông. Ngài kể lại chuyện Ngài rất bận rộn vì đã phải đi gặp thật nhiều người, họ đang đi lạc nên Ngài phải dẫn họ về nhà Phật A Di Đà. Ngài cho biết là họ khổ lắm, đau đớn lắm… thật là thương xót!

    Trong lúc này, cả thế giới đang bàng hoàng vì tác hại sâu rộng của nạn Đại Hồng Thủy tại Ấn Độ Dương tàn phá, hủy diệt sinh mạng của cư dân thuộc 13 nước trên thế giới. Phải mất nhiều tháng những nhà cầm quyền các nước mới chính thức thống kê được con số thiệt mạng và mất tích. Trong 10 ngày đầu tiên, con số thống kê lên từng ngày từ vài trăm đến vài ngàn rồi hơn 80 ngàn người mất tích và thiệt mạng; vậy mà Lama Sang đã kể chuyện là vì có mấy trăm ngàn người đau khổ, lạc đường do bởi nghiệp chúng sinh nên Ngài phải đến đó giúp đỡ cho họ nhưng vì nhiều người nghiệp lực sâu dày, ngoan cố nên Ngài không thể giúp tất cả được.

    Lúc đầu mọi người thấy con số Ngài đưa ra không khớp. Nhưng hơn một năm sau, chính quyền các nước mới tổng kết và cùng thông báo con số thống kê chính thức là tới hơn 230 ngàn người chết và mất tích trong đại nạn hồng thủy nói trên. Đúng như lời Ngài kể lại trong trạng thái đặc biệt đó.

    Phải chăng trong những ngày trên, Ngài đã ở cõi khác để hướng dẫn, tiếp dẫn các vong linh tử nạn trong cơn hoảng hốt để họ không bị quỷ dữ lôi xuống các cõi thấp…?

    Từ bi thay…! Vĩ đại thay…! Huyền nhiệm thay…! Lòng từ bi và thương xót chúng sinh vô lượng của Đại Thánh Mật Chủ Kim Cang Thủ. Cũng từ đó trở đi sức khỏe của Ngài càng ngày càng suy xụp, nhưng trái lại với điều này, Ngài lại nỗ lực hoằng Pháp hơn bao giờ hết.



  2. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Thiện Tâm (06-29-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •