DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/27 ĐầuĐầu ... 5678917 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 270
  1. #61
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Huệ Tịch
    __________________________________________________ ______________________________________



    Có vị Tăng người Ấn từ hư không đến, Sư hỏi: "Vừa rồi ở đâu đến?" Tăng thưa: "Ở Tây thiên." Sư hỏi: "Rời Tây thiên lúc nào?" Tăng thưa: "Sớm mai." Sư bảo: "Sao mà chậm lắm vậy?" Tăng thưa: "Vì còn dạo núi xem nước". Sư bảo: "Thần thông du hí thì chẳng không, Phật pháp của Xà-lê cần trao lại cho Lão tăng mới được." Tăng thưa: "định sang Đông độ lễ Văn-thù, lại gặp Tiểu Thích-ca", bèn đem sách chữ Phạn bằng lá bối trao cho Sư, làm lễ rồi nương hư không mà đi.

    Từ đây Sư có hiệu là Tiểu Thích-ca.

    *

    Qui Sơn niêm một mặt gương gởi cho Sư. Sư thượng đường đưa lên bảo: "Chúng hãy nói, là gương Qui Sơn hay gương Ngưỡng Sơn? Có người nói được thì không đập nát". Toàn chúng đều không nói được. Sư liền đập nát.

    *

    Sư hỏi Song Phong: "Gần đây chỗ thấy của Sư đệ thế nào?" Song Phong đáp: "Cứ chỗ thấy của tôi, thật không một pháp có thể xứng tình". Sư bảo: "Ngươi hiểu vẫn còn tại cảnh". Song Phong hỏi: "Tôi chỉ hiểu như thế, Sư huynh thế nào?" Sư đáp: "Ngươi đâu chẳng biết, không một pháp có thể xứng tình".

    Qui Sơn nghe khen:
    - Một câu của Huệ Tịch nghi chết người trong thiên hạ.

    *

    Sư cùng một vị Tăng nói đạo, bên cạnh có vị Tăng thưa: "Nói đó là Văn-thù, nín đó là Duy-ma". Sư bảo: "Chẳng nói chẳng nín đó, đâu chẳng phải là ngươi" Tăng lặng thinh. Sư bảo: "Sao chẳng hiện thần thông?" Tăng thưa: "Chẳng từ hiện thần thông, chỉ ngại Hòa thượng bắt vào dạy". Sư bảo: "Xét rõ chỗ đến của ngươi chưa có con mắt giáo ngoại biệt truyền".

    *

    Tăng hỏi:- Ý vào cửa Thiền tông đốn ngộ thế nào?
    Sư bảo:
    - Ý này khó tột. Nếu người thượng căn thượng trí trong tông môn của Tổ phải một nghe ngàn ngộ được Đại Tổng trì. Căn cơ bậc này thật khó có. Còn hàng căn trí kém nhỏ, như Cổ đức nói "nếu chẳng an thiền tịnh lự đến trong đó trọn không biết gì cả".
    Tăng thưa:
    - Trừ ngoài bậc đặc cách này, lại riêng có phương tiện khiến kẻ học được vào chăng?
    Sư bảo:
    - Riêng có riêng không khiến tâm ngươi chẳng an. Ngươi là người xứ nào?
    Tăng thưa:- Người U Châu.
    Sư bảo:- Ngươi có nhớ xứ ấy chăng?
    - Thường nhớ.
    - Xứ ấy lầu đài vườn rừng người ngựa rộn ràng, ngươi thử nhớ lại xem cái nhớ có nhiều thứ chăng?
    - Con đến chỗ ấy tất cả đều chẳng thấy có.
    - Ngươi hiểu còn ở cảnh, tín vị thì phải, nhân vị thì chẳng phải.
    Căn cứ chỗ hiểu của ngươi chỉ được một huyền, được ngồi mặc y, về sau tự xem.
    Vị Tăng ấy lễ tạ lui ra.



  2. #62
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Huệ Tịch
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư trước ở Ngưỡng Sơn, sau dời về Quan Âm chỉ dạy Tăng chúng làm tiêu chuẩn cho Thiền tông. Còn vài năm tịch, Sư có làm bài kệ:

    Niên mãn thất thập thất
    Lão khứ thị kim nhật
    Nhậm tánh tự phù trầm
    Lưỡng thủ phan quật tất.


    (Năm đầy bảy mươi bảy
    Chính là ngày tôi đi
    Mặc tánh tự chìm nổi
    Hai tay ngồi bó gối.)

    *

    Khi Sư sắp tịch ở tại núi Đông Bình, có vài vị Tăng đứng hầu, Sư nói kệ:

    Nhất nhị nhị tam tử
    Bình mục phục ngưỡng thị
    Lưỡng khẩu nhất vô thiệt
    Thư thị ngô tông chỉ.

    (Một hai hai ba con
    Mắt thường lại ngước xem
    Hai miệng một không lưỡi
    Đây là tông chỉ ta.)

    Nói xong, Sư ngồi hai tay bó gối tịch, thọ bảy mươi bảy tuổi. Vua ban thụy Trí Thông Thiền sư, tháp hiệu Diệu Quang.



  3. #63
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Trí Nhàn
    __________________________________________________ ______________________________________



    9. HƯƠNG NGHIÊM TRÍ NHÀN

    (724-814)

    Sư quê ở Thanh Châu, chán tục xuất gia, đi tham vấn các nơi. Khi ở chỗ Tổ Bá Trượng, Sư tánh thức minh mẫn, tham thiền chẳng ngộ. Đến Tổ Bá Trượng tịch, Sư theo tham học với Qui Sơn Linh Hựu.

    Một hôm Qui Sơn bảo:
    - Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem?

    Sư bị một câu hỏi này mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, Sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có. Sư than:
    "Bánh vẽ chẳng no bụng đói". Đến cầu xin Qui Sơn nói phá.
    Qui Sơn bảo:
    - Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi.

    Sư bèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết. Sư nói:
    "Đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm Tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần". Sư khóc từ giã Qui Sơn ra đi.

    *

    Thẳng đến Nam Dương chỗ di tích Quốc sư Huệ Trung. Sư trụ tại đây. Một hôm nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng: "Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay". Sư làm bài tụng:

    Nhất kích vong sở tri
    Cách bất giả tu trì.
    Động dung dương cổ lộ
    Bất đọa thiểu (tiểu) nhiên ki (cơ).
    Xứ xứ vô tung tích
    Thanh sắc ngoại oai nghi.
    Chư nhân đạt đạo giả
    Hàm ngôn thượng thượng ki
    (cơ).

    Một tiếng quên sở tri
    Chẳng cần phải tu trì.
    Đổi sắc bày đường xưa
    Chẳng rơi cơ lặng yên.
    Nơi nơi không dấu vết
    Oai nghi ngoài sắc thanh.
    Những người bậc đạt đạo
    Đều gọi thượng thượng cơ.



  4. #64
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Trí Nhàn
    __________________________________________________ ______________________________________



    Qui Sơn nghe được, nói với Ngưỡng Sơn: "Kẻ này đã triệt ngộ". Ngưỡng Sơn thưa: "Đây là máy tâm ý thức trước thuật được, đợi con đến nơi khám phá mới chắc".

    Ngưỡng Sơn đến thăm Sư, bảo:
    - Hòa thượng khen ngợi Sư đệ đã phát minh đại sự, thử nói tôi nghe?
    Sư đọc bài tụng trước cho Ngưỡng Sơn nghe. Ngưỡng Sơn bảo:
    - Đó là do trước kia học tập ghi nhớ mà thành, nếu thật chánh ngộ hãy làm bài tụng khác.

    Sư nói tụng:

    Khứ niên bần vị thị bần
    Kim niên bần thủy thị bần
    Khứ niên bần du hữu trác chùy chi địa
    Kim niên bần chùy dã vô.


    (Năm xưa nghèo chưa thật nghèo
    Năm nay nghèo mới thật nghèo
    Năm xưa nghèo vẫn còn có đất cắm dùi
    Năm nay nghèo dùi cũng không.)


    Ngưỡng Sơn bảo:- Sư đệ ngộ Như Lai thiền mà chưa ngộ Tổ sư thiền.
    Sư lại nói bài tụng:

    Ngã hữu nhất ki (cơ) Ta có một ki (cơ)
    Thuấn mục thị y Chớp mắt chỉ y
    Nhược nhân bất hội Nếu người chẳng hội
    Biệt hoán Sa-di Riêng gọi Sa-di.

    Ngưỡng Sơn gật đầu và về thưa lại Qui Sơn:
    - Đáng mừng! Sư đệ Trí Nhàn đã ngộ Tổ sư thiền.



  5. #65
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Trí Nhàn
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sau, Sư về trụ tại Hương Nghiêm, Tăng chúng nghe danh kéo nhau đến tham vấn.
    Sư thượng đường:
    - Đạo do ngộ mà đạt, chẳng tại ngữ ngôn, huống là thấy miên mật rỡ rỡ chưa từng cách rời, chẳng nhọc tâm ý. Tạm nhờ hồi quang phản chiếu, hằng ngày công dụng trọn vẹn, kẻ mê thì tự trái.

    *

    Tăng hỏi:
    - Khi chẳng mộ chư thánh, chẳng trọng tánh linh mình thì thế nào?
    Sư đáp:- Muôn cơ thôi bỏ, ngàn thánh chẳng đeo.
    Khi ấy có Sơ Sơn ở trong chúng phát tiếng "ụa !", hỏi:
    - Ấy là tiếng gì?
    Sư hỏi:- Ai đó?
    Chúng thưa:- Sư thúc.
    Sư hỏi:- Chẳng bằng lòng Lão tăng sao?
    Sơ Sơn bước ra nói:- Phải.
    Sư hỏi:- Ngươi nói được chăng?
    Sơ Sơn nói:- Nói được.
    - Ngươi thử nói xem.
    - Nếu bảo tôi nói cần phải đáp lại lễ thầy trò mới được.
    Sư liền bước xuống tòa lễ bái, hỏi lại câu trước.
    Sơ Sơn nói:
    - Sao chẳng nói, khẳng (nhận) trọng chẳng được toàn.
    Sư bảo:
    - Ngươi nói thế ấy, ba mươi năm tiêu ngược, dù ở núi không có củi đốt, ở gần nước không có nước uống. Rõ ràng nhớ lấy!
    (Sau Sơ Sơn bị bệnh mửa hai mươi bảy năm mới bớt, còn ba năm sau mỗi khi ăn xong cũng lấy tay móc cho mửa ra. Đúng như lời Hương Nghiêm thọ ký.)

    Tăng hỏi: "Thế nào là đạo?" Sư đáp: "Rồng ngâm trong cây khô". - "Con chẳng hội". Sư bảo: "Tròng con mắt trong đầu lâu". Hỏi: "Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Hòa thượng nói" Sư đáp: "Trước thợ săn chẳng được nói giới của Bổn sư".



  6. #66
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Trí Nhàn
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư bảo chúng:
    Ví như người leo lên cây cao, dưới là vực thẳm ngàn thước. Người ấy miệng ngậm cành cây, chân không đạp chỗ nào, tay không bám vào đâu. Chợt có người đến hỏi "ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?". Nếu mở miệng đáp thì mất mạng nát thân, bằng chẳng đáp thì phụ lòng người hỏi. Chính khi ấy phải làm sao?

    Khi ấy có Thượng tọa Chiêu bước ra thưa:
    - Chẳng hỏi khi đã leo lên cây, lúc chưa leo lên cây thì thế nào?

    Sư cười rồi thôi.

    *

    Có vị Tăng từ Qui Sơn đến, Sư hỏi: "Những ngày gần đây Hòa thượng có dạy những câu gì?" Tăng thưa: "Có người hỏi thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang, Hòa thượng liền dựng đứng phất tử". Sư hỏi tiếp: "Trong ấy huynh đệ hiểu ý Hòa thượng thế nào?" Tăng thưa: "Trong ấy bàn với nhau rằng : chính nơi sắc mà rõ được tâm, gá nơi vật mà hiển được lý". Sư bảo: "Hội thì liền hội, chẳng hội mắc kẹt nơi ấy chết gấp". Tăng lại hỏi Sư: "Ý Thầy thế nào?" Sư liền giở phất tử lên.

    Sư có làm bài kệ:

    Tử thốt mẫu trác Con kêu mẹ mổ
    Tử giác mẫu xác Con biết mẹ vỏ
    Tử mẫu câu vong Con mẹ đều quên
    Ứng duyên bất thát Hợp duyên chẳng lố.

    Sư tùy cơ dạy chúng những lời đơn giản, và có làm trên hai trăm bài tụng đối cơ ứng dụng không theo qui luật, các nơi truyền bá rất thạnh.



  7. #67
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Thường Thông
    __________________________________________________ ______________________________________



    10. THIỀN SƯ THƯỜNG THÔNG

    Ở núi Tuyết Đậu - (834-905)


    Sư họ Lý quê ở Hình Châu, vào núi Thước xuất gia. Năm hai mươi tuổi, Sư trở về chùa Khai Nguyên ở bổn Châu thọ giới, ở đây học kinh luật bảy năm. Sư tự than: "Ma-đằng sang Hán dịch ra văn này, Đạt-ma đến Lương nói rõ việc gì?" Sư bèn cất bước du phương, đến tham vấn Hòa thượng Trường Sa.

    Trường Sa hỏi:- Ngươi người ở xứ nào?
    Sư thưa:- Ở Hình Châu.
    - Ta bảo chẳng phải từ kia đến.
    - Hòa thượng đã từng ở đây chăng?
    Trường Sa chấp nhận, cho vào thất.

    Sau, Sư đến Động Sơn, Thạch Sương thấy pháp không có vị khác. Đến niên hiệu Hàm Thông, Sư dạo Tuyên Thành, Quận thú lập Thiền uyển nơi núi Ta Tiên để hiệu Đoàn Thành Viện thỉnh Sư trụ trì. Tăng chúng tìm đến tham vấn.

    *

    Tăng hỏi: "Thế nào là mật thất?" Sư đáp: "Chẳng thông gió". Tăng hỏi: "Thế nào là người trong mật thất?" Sư đáp: "Các thánh tiên xem chẳng thấy". Lại nói: "Ngàn Phật không thể nghĩ, muôn Thánh chẳng thể bàn, càn khôn hoại mà không hoại, hư không bao mà chẳng bao, tất cả so sánh không bằng, ba đời xướng mà chẳng khởi".

    *

    Khoảng niên hiệu Quang Khải (883-885) giặc cướp nổi loạn, Sư đem đồ chúng đến Tứ Minh. Đến niên hiệu Đại Thuận năm thứ hai (891), Quận thú thỉnh Sư ở núi Tuyết Đậu, ở đây sự giáo hóa được hưng thạnh.

    *

    Niên hiệu Thiên Hựu năm thứ hai (905) tháng bảy, Sư có chút ít bệnh, nhóm chúng thắp hương phó chúc xong, chấp tay thị tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.



  8. #68
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    Ni sư Liễu Nhiên
    __________________________________________________ ______________________________________



    11. NI LIỄU NHIÊN

    Ở MẠT SƠN - (? - ?)


    Hòa thượng Quán Khê Nhàn đi du phương đến núi này, tự nói: "Nếu tương đương thì ở, chẳng vậy thì xô ngã giường thiền".

    Nhàn vừa vào Tăng đường, Liễu Nhiên sai thị giả đến hỏi:

    -Thượng tọa du phương đến? hay vì Phật pháp đến?.

    Nhàn đáp:

    -Vì Phật pháp đến !

    Liễu Nhiên lên tòa, Nhàn đến tham. Liễu Nhiên hỏi: "Hôm nay Thượng tọa rời ở đâu đến?"

    Nhàn đáp: -Rời cửa đường đến.

    Liễu Nhiên bảo: "Sao chẳng đậy lại?"

    Nhàn không đáp được, mới lễ bái hỏi: "Thế nào là Mạt Sơn?"

    Liễu Nhiên đáp: -Chẳng bày đảnh.

    Nhàn hỏi: -Thế nào chủ Mạt Sơn?

    Nhiên đáp: "Chẳng phải tướng nam nữ."

    Nhàn nạt rằng: -Sao chẳng biến đi ?

    Nhiên đáp: -Chẳng phải thần, chẳng phải quỉ, biến cái gì?

    Nhàn mới kính phục, ở lại làm Tri viên ba năm.

    *

    Có vị Tăng đến tham vấn, Nhiên bảo: "Rất lam lũ vậy".

    Tăng đáp: -Tuy nhiên như thế vẫn là sư tử con.

    Nhiên bảo: -Đã là sư tử con, vì sao bị Văn-thù cỡi?

    Tăng không đáp được. Tăng hỏi: -Thế nào là tâm cổ Phật?.

    Nhiên đáp: -Thế giới nghiêng đổ.

    Tăng hỏi: Thế giới vì sao nghiêng đổ?

    Nhiên đáp: -Trọn không thân ta.



  9. #69
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s ĐỨC SƠN TUYÊN GIÁM
    __________________________________________________ ______________________________________



    12. ĐỨC SƠN TUYÊN GIÁM

    (780-865)


    Sư họ Chu quê ở Kiếm Nam, Giản Châu, xuất gia lúc hai mươi tuổi, cũng năm ấy thọ giới cụ túc. Sư nghiên cứu tinh thâm Luật tạng, thông suốt chỉ thú các kinh thuộc Tánh tông và Tướng tông. Vì thường giảng kinh Kim Cang Bát-nhã, nên thời nhân gọi Sư là Chu Kim Cang. Sư thường nói với đồng học: "Một sợi lông nuốt bể cả, tánh bể không thiếu; hạt cải nhỏ ném trên mũi nhọn, mũi nhọn chẳng động, học cùng không học chỉ có ta biết thôi".

    Nghe phương Nam Thiền tông thạnh hành, Sư bất bình nói: "Kẻ xuất gia muôn kiếp học oai nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh của Phật, chẳng còn được thành Phật. Những kẻ ma ở phương Nam dám nói "trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật". Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hết những giống ấy để đền ơn Phật". Sư bèn khăn gói lên đường mang theo bộ Thanh Long sớ sao, ra khỏi đất Thục, nhắm Lễ Dương tiến bước.

    Trên đường, Sư gặp một bà già bán bánh, bèn dừng nghỉ chân và bảo bà lấy ít cái bánh điểm tâm. Bà già chỉ gánh của Sư hỏi: "Gói ấy là sách vở gì?" Sư bảo: "Thanh Long sớ sao". Bà hỏi: "Thầy thường giảng kinh gì?" Sư đáp: "Kinh Kim Cang". Bà nói: "Tôi có một câu hỏi, nếu Thầy đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp chẳng được, mời Thầy đi nơi khác" Sư chịu. Bà hỏi: "Kinh Kim Cang nói "quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc", xin hỏi Thượng tọa điểm tâm nào?" Sư đáp không được, bèn hỏi đường lên Long Đàm.

    *

    Đến Pháp đường (nhà nói pháp) gặp Long Đàm, Sư nói: "Lâu nay nghe danh Long Đàm, đi đến nơi Đàm (đầm) chẳng thấy, mà Long (rồng) cũng không hiện". Sùng Tín bảo: "Ngươi đã gần đến Long Đàm". Sư không đáp được, liền dừng lại đây.



  10. #70
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s ĐỨC SƠN TUYÊN GIÁM
    __________________________________________________ ______________________________________



    Một đêm, Sư đứng hầu. Sùng Tín bảo: "Đêm khuya sao chẳng xuống?" Sư kính chào bước ra, lại trở vào, thưa: "Bên ngoài tối đen". Sùng Tín thắp đèn cầy đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó, Sư đại ngộ, liền lễ bái. Sùng Tín hỏi: "Ngươi thấy cái gì?" Sư thưa: "Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư lão Hòa thượng trong thiên hạ".

    Hôm sau, Sùng Tín lên tòa bảo chúng:
    - Trong chúng đây có một gã răng như kiếm bén, miệng tợ chậu máu, đánh một gậy chẳng ngó lại, khi khác y lên ngọn núi cao vót dựng lập đạo của ta.

    *

    Sư đem bộ sớ sao chất đống trước pháp đường (nhà nói pháp) nổi lửa đốt, nói:
    - Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời in một nhỏ nước gieo trong hồ lớn. Sư lễ từ Sùng Tín đi du phương.

    *

    Đến Qui Sơn, Sư vào pháp đường từ phía tây đi qua phía Đông, lại từ phía Đông sang phía Tây, hỏi: "Có chăng? Có chăng?" Qui Sơn ngồi lặng lẽ không ngó tới. Sư nói: "không, không", liền đi thẳng ra cửa tự nói: "Tuy nhiên như thế cũng chẳng đặng thô xuất". Sư bèn đầy đủ oai nghi đi trở vào. Vừa bước ra cửa, Sư đưa tọa cụ lên, gọi: "Hòa- thượng!", Qui Sơn toan nắm phất tử, Sư liền hét, phủi áo ra đi.

    Chiều, Qui Sơn hỏi Thủ tọa: "Vị Tăng mới đến khi sáng còn ở chăng?" Thủ tọa thưa: "Ngay khi đó, y trở ra pháp đường mang giày cỏ đi luôn". Qui Sơn bảo: "Gã ấy về sau, lên tận ngọn núi cao, cất am cỏ ở, để rồi quở Phật mắng Tổ".

    Sư dừng lại Lễ Dương 30 năm. Gặp lúc Đường Võ Tôn phế giáo, Sư tị nạn ở một mình trong thạch thất tại Phù Sơn. Đến thời Đại Trung năm đầu (847), Thái thú tên Tiết Đình Vọng tái trùng tu tịnh xá Đức Sơn để hiệu là Cổ đức Thiền viện, tìm kiếm những vị đạo hạnh trụ trì. Nghe tiếng Sư, Đình Vọng nhiều phen đến thỉnh, Sư chẳng chịu xuống núi. Đình Vọng lập kế, lấy trà, muối đến phao vu Sư phạm cấm pháp, điệu Sư về Châu chiêm lễ. Đình Vọng cố thỉnh cho được Sư ở Đức Sơn. Sau cùng Sư chấp nhận. Ở đây, Sư xiển dương Tông phong rất thạnh.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thiền sư trung hoa (tập 1)
    Gửi bởi senvang trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 190
    Bài cuối: 07-08-2018, 05:51 PM
  2. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •