DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 13/27 ĐầuĐầu ... 3111213141523 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 121 tới 130 của 270
  1. #121
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s TOÀN PHÓ
    __________________________________________________ ______________________________________



    26. THIỀN SƯ TOÀN PHÓ

    Hiệu Thanh Hóa - (882-947)


    Sư quê ở Côn Sơn quận Ngô, cha làm nghề mua bán. Sư theo cha đến Dự Chương nghe các thiền hội thạnh hành, liền xin xuất gia.

    Sư đến Giang Hạ yết kiến Đại sư Thanh Bình. Thanh Bình hỏi: Ngươi đến cầu cái gì? Sư thưa: Cầu pháp. Thanh Bình cho là lạ, chấp nhận vào chúng. Sư được thọ giới, thờ thầy rất thuần cẩn.

    Một hôm, Sư tự bảo: "Ông thầy học vô thường, đâu nên bày biện phiền như vầy." Sư liền từ tạ thầy đi du phương.

    Đến Nghi Xuân, Sư yết kiến Thiền sư Quang Dũng. Quang Dũng hỏi: Từ đâu đến? Sư thưa: Từ Ngạc Châu đến. Quang Dũng hỏi: Sứ quân Ngạc Châu tên gì? Sư thưa: Ở đất Hóa chẳng dám xúc phạm. Quang Dũng bảo: Ở đây chẳng sợ. Sư thưa: Đại trượng phu cần gì biết nhau. Quang Dũng ngạc nhiên cười to.

    Sư dừng lại đây và thâm ngộ tông chỉ, được Quang Dũng ấn khả.

    *

    Sau, Sư dạo Lô Lăng, quan huyện An Phước lập Thiền uyển Ứng Quốc thỉnh Sư trụ trì. Học chúng đua nhau đến tham vấn, ở đây trở thành thiền hội hưng thạnh. Nhà vua nghe tiếng ban cho Sư hiệu Thanh Hóa.

    *

    Tăng hỏi:- Thế nào là chỗ Hòa thượng cấp thiết vì người?

    Sư đáp:- Sáng nhìn Đông Nam, chiều nhìn Tây Bắc.

    - Chẳng hội.

    - Khách luống qua Đông Dương mà không biết vật báu Đông Dương.

    - Thế nào là Chánh pháp nhãn?

    - Không thể ban ngày mà đái trên giường.



  2. #122
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s TOÀN PHÓ
    __________________________________________________ ______________________________________



    Về sau, có vị Tăng đồng hương khuyên Sư trở về cố hương. Văn Mục Vương đặc biệt quí trọng Sư. Nhà Tấn niên hiệu Thiên Phước năm thứ hai (937), Văn Mục Vương khai phá ngọn núi Vân Phong lập thiền viện cũng để Thanh Hóa, thỉnh Sư trụ trì. Nơi đây pháp lữ đông vầy.

    *

    Tăng hỏi:- Hòa thượng được bao nhiêu tuổi?

    Sư đáp:- Mới thấy năm rồi chín tháng chín, hiện nay lại thấy lá thu vàng.

    - Thế ấy tức là vô số?

    - Hỏi lấy lá vàng.

    - Cứu kính việc thế nào?

    - Sáu chiếc đầu tử đầy bồn đỏ.

    *

    Tăng hỏi:- Tăng chết sẽ đi đến đâu?

    Sư đáp:- Sông dài không gián đoạn, hòn bọt mặc gió trôi.

    - Lại nhận sự cúng kiến chăng?

    - Cúng kiến chẳng không.

    - Thế nào là cúng kiến?

    - Lão chài giở chèo hát, trong hang nghe tiếng vang.

    *

    Đến Trung Hiến Vương ban cho Sư tử y phương bào, Sư từ chối chẳng nhận. Sư nói: Tôi không thích dùng, sợ e người sau bắt chước tôi mà muốn như thế.

    Niên hiệu Khai Vận năm thứ tư (947) tháng bảy năm Đinh Mùi, Sư có chút bệnh, ngồi an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi sáu tuổi.



  3. #123
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Huệ Thanh
    __________________________________________________ ______________________________________



    27. THIỀN SƯ HUỆ THANH

    Ở núi Ba Tiêu


    Sư người Tân La (Triều Tiên) năm hai mươi tám tuổi đến Ngưỡng Sơn yết kiến Nam Tháp Quang Dũng, nhân đây được ngộ đạo.

    Sư trụ trì tại núi Ba Tiêu đồ chúng đến tham vấn rất đông.

    Có vị Tăng hỏi: Thế nào là nước Ba Tiêu (cây chuối)? Sư đáp: Mùa Đông ấm mùa Hạ mát. Tăng hỏi: Thế nào là kiếm thổi lông (kiếm bén thổi sợi lông qua liền đứt)? Sư tiến ba bước. - Thế nào là Hòa thượng một câu vì người? Sư đáp: Chỉ e Xà-lê chẳng hỏi.

    *

    Sư thượng đường cầm gậy đưa lên bảo chúng:

    - Các ông có cây gậy thì ta cho các ông cây gậy, các ông không có gậy thì ta cướp cây gậy các ông.

    Sư chống gậy đứng, rồi bước xuống tòa.

    *

    Tăng hỏi:- Giặc đến cần đánh, khách đến cần xem, chợt gặp khách giặc đồng thời đến thì làm sao?

    Sư bảo:- Trong thất có một đôi giày cỏ rách.

    - Chỉ như đôi giày cỏ rách lại kham thọ dụng chăng?

    - Ông nếu đem đi, trước hung sau chẳng kiết.

    *

    Tăng hỏi:- Quang, cảnh đều quên lại là vật gì?

    Sư đáp:- Tri.

    - Tri cái gì?

    - Kiến Châu cửu Lang.

    *

    Tăng hỏi:

    - Chẳng hỏi hai đầu ba cổ, thỉnh Thầy chỉ thẳng bản lai diện mục?

    Sư ngồi thẳng lặng thinh.



  4. #124
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Sư Nhan
    __________________________________________________ ______________________________________



    28. THIỀN SƯ SƯ NHAN

    Ở Đoan Nham


    Sư họ Hứa quê ở Mân Việt, xuất gia từ nhỏ, giữ giới luật đầy đủ. Đi du phương, trước nhất Sư đến Nham Đầu.

    Sư hỏi Nham Đầu: Thế nào là lý bản thường? Nham Đầu đáp: Động. Sư thưa: Khi động thế nào? Nham Đầu bảo: Chẳng phải lý bản thường. Sư trầm ngâm giây lâu. Nham Đầu bảo: Chấp nhận tức chưa khỏi căn trần, chẳng chấp nhận tức hằng chìm sanh tử. Sư liền lãnh hội, thân tâm sáng suốt.

    *

    Sư đến yết kiến Giáp Sơn Thiện Hội. Thiện Hội hỏi: Ở nơi nào đến? Sư thưa: Ở Ngọa Long. Thiện Hội hỏi: Khi đến Ngọa Long dậy chưa? Sư bèn nhìn qua ngó lại. Thiện Hội bảo: Trên vết thương lại để bổi đốt. Sư thưa: Hòa thượng lại khổ như thế để làm gì? Thiện Hội bèn thôi.

    Sư tìm đến Đan Khưu, suốt ngày ngồi trên thạch bàn như kẻ ngu, thỉnh thoảng tự gọi: "ông chủ nhân", lại ứng thanh: "dạ", bèn bảo: "tỉnh tỉnh lấy về sau chớ bị người gạt". Bốn chúng ngưỡng mộ đức của Sư, thỉnh Sư trụ trì tại Đoan Nham, học lữ nghe danh đua nhau kéo đến.

    *

    Cảnh Thanh hỏi:- Trời không thể che, đất không thể chở, đâu chẳng phải?

    Sư đáp:- Nếu phải tức bị che chở.

    - Nếu chẳng phải Đoan Nham vừa gặp?

    Sư tự xưng: Sư Nhan.

    *

    Có ba vị Tăng người Ấn, thân xanh mắt đỏ như luồng điện, so vai đồng bước đến lễ Sư. Sư hỏi: Các ông từ đâu đến? Ba vị ấy thưa: Ở Thiên Trúc đến. Sư hỏi: Khởi đi lúc nào? Họ đáp: Sáng đi vừa đến. Sư hỏi: Được chẳng nhọc chăng? Họ đáp: Vì pháp quên nhọc. Sư nhìn kỹ thấy chân họ chẳng dính đất, Sư bảo: Vào nhà tăng an nghỉ. Sáng hôm sau chẳng thấy ba vị ấy.

    *

    Tăng hỏi: Thế nào là Phật? Sư đáp: Trâu đá. Hỏi: Thế nào là pháp? Sư đáp: Con trâu đá. Hỏi: Thế ấy là chẳng đồng? Sư đáp: Hiệp không được. Hỏi: Tại sao hiệp chẳng được? Sư đáp: Không có cái đồng có thể đồng thì hiệp cái gì?

    *

    Tăng hỏi: Làm sao thương lượng được chẳng rơi vào giai cấp? Sư đáp: Đuổi chẳng đi. Hỏi: Vì sao đuổi chẳng đi? Sư đáp: Vì y từ trước không giai cấp. Hỏi: Chẳng biết ở vị nào? Sư đáp: Chẳng ngồi điện Phổ Quang. Hỏi: Lại lý hóa cùng chăng? Sư đáp: Tiếng vang ba cõi trọng, chỗ nào chẳng về chầu.

    *

    Một hôm, có bà lão trong thôn đến đảnh lễ Sư. Sư bảo: Bà về mau để cứu mấy ngàn sanh mạng. Bà lão về gấp đến nhà, thấy con dâu xách một giỏ ốc từ ngoài đồng đem về. Bà liền tiếp lấy đem xuống hồ thả hết.

    *

    Đến khi Sư tịch làm lễ trà-tỳ, có con rắn lớn từ trên cây gieo mình xuống đống lửa. Sau khi lửa tắt, xá-lợi bay tung, gió thổi cỏ cây ngã rạp.



  5. #125
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Tông Nhất
    __________________________________________________ ______________________________________



    29. THIỀN SƯ TÔNG NHẤT

    Pháp danh Sư Bị ở Huyền Sa - (835-908)


    Sư họ Tạ quê ở huyện Mân, Phước Châu. Thuở nhỏ thích câu cá, Sư sắm một chiếc thuyền nhỏ thường thả câu trên sông Nam Đài.

    Đến năm ba mươi tuổi, nhằm niên hiệu Hàm Thông năm đầu (860), Sư chợt phát tâm cầu giải thoát. Liền bỏ thuyền câu, Sư lên núi Phù Dung theo Thiền sư Linh Huấn xuất gia, đến chùa Khai Nguyên ở Dự Chương thọ giới cụ túc với Luật sư Đạo Huyền. Sau đó, Sư chỉ mặc áo gai đi giày cỏ, ăn vừa đủ sống, suốt ngày ngồi yên lặng. Trong chúng thấy đều kinh dị.

    Đối với Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Sư là đàn em trong đạo, mà gần gũi kính thờ như thầy trò. Tuyết Phong thấy Sư khổ hạnh nên gọi là Đầu-đà.

    Một hôm, Tuyết Phong hỏi: Cái gì là Đầu-đà Bị? Sư đáp: Trọn chẳng dám dối người. Hôm khác, Tuyết Phong gọi: Đầu-đà Bị! tại sao chẳng đi tham vấn các nơi? Sư thưa: Đạt-ma chẳng đến Đông độ, Nhị Tổ chẳng sang Tây thiên. Tuyết Phong gật đầu.

    *

    Tuyết Phong lên núi Tượng Cốt hoằng hóa, Sư cùng góp sức đắc lực. Học lữ các nơi tụ họp thật đông.

    Sư nhập thất quên mất sớm chiều, lại xem kinh Lăng Nghiêm phát minh tâm địa. Do đó, Sư ứng đối lẹ làng cùng kinh điển phù hợp. Những vị huyền học ở các nơi chưa giải quyết nghi ngờ đều đến cầu Sư chỉ dạy. Đến như Tuyết Phong gạn hỏi đối đáp cũng tương đương chẳng nhượng. Tuyết Phong bảo: "Đầu-đà Bị là người tái sanh."



  6. #126
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Tông Nhất
    __________________________________________________ ______________________________________



    Tuyết Phong thượng đường nói:

    - Cần hỏi được việc này, ví như gương xưa hiện ở trên đài, Hồ đến thì hiện Hồ, Hán đến thì hiện Hán.

    Sư thưa:- Chợt gặp gương sáng đến thì thế nào?

    Tuyết Phong bảo:- Hồ Hán đều ẩn.

    Sư thưa:- Lão Hòa thượng gót chân chưa dính đất.

    *

    Trưởng lão Nam Tế đến Tuyết Phong, Tuyết Phong dạy đến hỏi Sư:

    Sư hỏi:

    - Cổ nhân nói: "việc này chỉ ta hay biết" ý kiến Trưởng lão thế nào?

    Nam Tế thưa:- Nên biết có người chẳng cầu biết.

    Sư bảo:- Hòa thượng ở trên chót núi chịu bao nhiêu thứ khổ sở để làm gì?

    *

    Tuyết Phong nói:

    - Thế giới rộng một thước gương xưa rộng một thước; thế giới rộng một trượng gương xưa rộng một trượng.

    Sư chỉ lò lửa hỏi:- Lò lửa rộng bao nhiêu?

    - Như gương xưa rộng.

    - Lão Hòa thượng gót chân chưa dính đất.



  7. #127
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Tông Nhất
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư từ biệt Tuyết Phong rằng:

    - Thưa Hòa thượng! "mỗi người có tự do tự tại" hôm nay tôi xin xuống núi.

    Tuyết Phong hỏi:- Lời ai nói thế ấy?

    - Lời Hòa thượng nói thế ấy.

    - Còn ông thì sao?

    - Chẳng tự do tự tại.

    - Biết.

    Lúc đầu, Sư được thỉnh trụ viện Phổ Ứng tại trường Mai Khê. Kế đó, Sư dời trụ tại núi Huyền Sa. Từ đây chúng tăng khắp nơi đua nhau đến tham vấn. Học chúng hằng ngày trên số tám trăm vị. Mân soái Vương Công thỉnh Sư diễn Vô thượng thừa và kính Sư làm thầy.

    *

    Sư thượng đường im lặng giây lâu, bảo chúng:

    - Tôi đã vì các ông triệt khốn (thống thiết), lại hội chăng?

    Có vị Tăng thưa:- Khi lặng lẽ không nói là sao?

    - Nói mớ làm gì? [Mớ là tiếng nói trong giấc mộng.]

    - Thỉnh Thầy nói việc bổn phận?

    - Ngủ mê làm gì?

    - Học nhân tức ngủ mê, còn Thầy thì sao?

    - Đâu được thế ấy, chẳng biết ngứa ngáy.

    Sư lại nói:

    Đáng tiếc! Sư tăng đông như thế, đi hành khước ngàn dặm muôn dặm đến đây, mà chẳng tiêu cái ngủ mê nói mớ, bèn thối lui.



  8. #128
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Tông Nhất
    __________________________________________________ ______________________________________



    Vi Giám Quân đến yết kiến Sư, thưa: Hòa thượng Tào Sơn rất kỳ quái. Sư hỏi: Vũ Châu cách Tào Sơn mấy dặm? Vi Giám chỉ vị Tăng bên cạnh hỏi: Thượng tọa từng đến Tào Sơn chăng? Vị Tăng ấy nói: Đã từng đến. Vi Giám hỏi: Vũ Châu cách Tào Sơn mấy dặm? Tăng nói: Một trăm hai mươi (120) dặm. Vi Giám bảo: Thế ấy là Thượng tọa chưa đến Tào Sơn. Vi Giám đứng dậy đảnh lễ Sư, Sư bảo: Giám Quân nên lễ vị Tăng này, vị Tăng này đầy đủ hổ thẹn.

    *

    Sư dạy chúng:

    - Chư thiền đức! các ông du phương hành khước đến đây, nói rằng ta tham thiền học đạo, là có chỗ kỳ đặc, hay chỉ hỏi Đông hỏi Tây? Nếu có chỗ kỳ đặc hãy thông qua, tôi sẽ vì các ông chứng minh là phải hay chẳng phải. Tôi trọn biết hết, lại có kỳ đặc chăng? Nếu không có kỳ đặc, chỉ là người đuổi theo tiếng. Các ông đã đến trong đây, giờ đây tôi xin hỏi: các ông là người có mắt chăng? Nếu có thì hiện đây liền nhận biết được, mà các ông có biết được chăng? Nếu các ông chẳng biết, bị tôi gọi kẻ mù từ nhỏ, kẻ điếc từ nhỏ, có phải chăng? chấp nhận lời nói như thế chăng?

    Chư thiền đức! cũng chớ tự khi mà lui sụt, cái chân thật của các ông đâu từng là người mù điếc. Chư Phật mười phương nắm các ông để trên đầu, chẳng dám lầm lẫn một phần tử, chỉ nói ?việc này duy ta hay biết?, hội chăng? Như hiện nay thừa kế, trọn nói là thừa kế Thích-ca. Tôi nói: "Thích-ca cùng tôi đồng tham cứu." Các ông nói tham cứu cái gì? hội chăng? Thật không phải dễ dàng biết, phải là người đại ngộ mới có thể biết được. Nếu cái sở ngộ chừng bực cũng không thể gặp. Các ông lại biết đại ngộ chăng? Không phải là nhận cái chiếu soi trên đầu các ông, không phải cái các ông nói không, nói rỗng, nói bên nây bên kia, nói có pháp thế gian, nói có một cái chẳng phải pháp thế gian.

    Hòa thượng con! hư không vẫn từ mê vọng huyễn sanh. Hiện nay nếu đại ngộ thì còn có chỗ nào để nói năng? Còn không có hư không thì chỗ nào có tam giới? nghiệp dẫn, cha mẹ làm duyên sanh ra ta thành lập trước sau? Hiện nay nói không vẫn là lừa dối, huống là nói có. Biết chăng? Các ông đi hành khước đã lâu, tự nói có việc giác ngộ. Nay tôi hỏi ông: ví như chót núi bờ vực chỗ không có dấu vết người, lại có Phật pháp chăng? biện được rành rẽ chăng? Nếu biện chẳng được thật là chưa có.

    Tôi thường nói: trước mặt vị Tăng chết tức là chạm mắt Bồ-đề, thần quang muôn dặm là tướng sau đảnh. Nếu người gặp được, chẳng ngại ra ngoài ấm giới, thoát khỏi ý tưởng trên đầu ông, xưa nay chỉ là thể người chân thật của ông. Chỗ nào còn có một pháp khác che đậy? Các ông biết chăng? tin chăng? hiểu thừa đương được chăng? Rất cần nỗ lực!



  9. #129
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Tông Nhất
    __________________________________________________ ______________________________________



    Có vị Tăng hỏi:

    - Nhân nghe Hòa thượng nói "tột mười phương thế giới là một hòn minh châu", con làm sao được hội?

    Sư đáp:

    - Tột mười phương thế giới là một hòn minh châu, dùng hội để làm gì?

    Vị Tăng ấy bèn thôi.

    Sư hỏi lại:

    -Tột mười phương thế giới là một hòn minh châu, ngươi làm sao hội?

    Tăng thưa:

    - Tột mười phương thế giới là một hòn minh châu, dùng hội làm gì?

    Sư bảo:- Biết ngươi nhằm trong hang quỉ tìm kế sống.

    *

    Sư dạy chúng:

    - Nay tôi hỏi các ông đã thừa đương được việc gì? tại thế giới nào an thân lập mạng? biện biệt được chăng? Nếu biện chẳng được in tuồng ấn mắt thấy hoa đốm, thấy việc đã sai, biết chăng? Hiện nay thấy núi sông đồng nội sắc không tối sáng bao nhiêu sự vật đều là tướng hoa đốm cuồng nhọc sanh ra, gọi là tri kiến điên đảo. Phàm người xuất gia phải Thức tâm đạt bản, nên hiệu là Sa-môn. Nay các ông đã cạo tóc đắp y làm tướng Sa-môn, thì phải có phần tự lợi lợi tha. Mà nay xem thấy đầu đen kịt tối tăm như dầu hắc, tự cứu còn chẳng được, làm sao giải cứu cho người.

    Nhân giả! nhân duyên Phật pháp là việc lớn, chớ nên thong thả dụm đầu nói bậy nói loạn theo tiếng qua ngày, thì giờ khó được, đáng tiếc, kẻ đại trượng phu sao chẳng tự tỉnh xét, xem là vật gì? Về tông phong từ trước là dòng chư Phật đảnh, các ông đã thừa đương chẳng được. Do đó, tôi phương tiện khuyên các ông nên từ cửa Ca-diếp tiếp tục chóng vượt qua đi. Một cửa này vượt khỏi nhân quả phàm thánh, vượt cả biển thế giới Diệu Trang Nghiêm của Tỳ-lô, vượt luôn cửa phương tiện của đức Thích-ca, thẳng đây vĩnh kiếp chẳng dạy có một vật để ông trông thấy. Sao ông chẳng mau mau tham cứu lấy? Không nên nói "ta hãy đợi hai đời, ba đời, gom chứa tịnh nghiệp lâu xa mới được".

    Nhân giả! tông thừa của các ông là việc gì? Không thể do thâm tâm ông dụng công trang nghiêm mà được, không thể do tha tâm túc mạng mà được, hội chăng? Như đức Thích-ca ra đời làm rất nhiều việc, nói mười hai phần giáo, tạo thành một trường Phật sự cho ông. Nhưng, trong cửa này dùng một điểm chẳng được, dùng một đầu sợi lông lượng xét chẳng được. Biết chăng? Như việc trong mộng, cũng như ngủ mớ. Sa-môn chẳng chịu hiện ra là chẳng đồng việc mộng, bởi vì biết được, hiểu chăng? Biết được tức là đại giải thoát, người thấu triệt. Do đó, mà siêu phàm vượt thánh, dứt sanh lìa tử, rời nhân xa quả, siêu Tỳ-lô, vượt Thích-ca, chẳng bị nhân quả phàm thánh lừa, tất cả chỗ không người biết được ông, biết chăng? Chớ hằng mắc trong lưới ái sanh tử, bị nghiệp thiện ác trói buộc lôi đi, không có phần tự do. Dù ông luyện được thân tâm đồng hư không, dù ông được đến chỗ tinh minh lặng lẽ chẳng động, vẫn không ra khỏi thức ấm. Cổ nhân gọi nó "như thác nước". Vì nó chảy nhanh nên chẳng biết vọng, cho là lặng lẽ. Tu hành thế ấy trọn chẳng ra khỏi mé luân hồi, vẫn như trước bị luân chuyển. Cho nên nói "các hạnh vô thường, hẳn là công quả của tam thừa". Như thế, thật đáng sợ. Nếu không có đạo nhãn cũng chẳng được cứu kính. Sao bằng hiện nay là phàm phu chay chẳng dùng một mảy công phu liền được chóng siêu xuất. Hiểu sức tĩnh tâm chăng? Lại mong thích chăng? Khuyên các ông, như tôi hiện giờ đứng thẳng đợi các ông nhìn thấy, chẳng dạy các ông dụng công luyện hạnh. Hiện nay chẳng thế ấy, lại đợi khi nào? lại chấp nhận chăng?



  10. #130
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Tông Nhất
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư dạy chúng:

    - Này các ông! giống như người ngồi trong biển cả nước ngập lút đầu, mà đưa tay hỏi người xin nước uống. Hội chăng? Phàm người học Bát-nhã Bồ-tát phải đại căn khí có đại trí tuệ mới được. Nếu người có trí tuệ thì hiện nay được siêu thoát. Nếu người căn cơ trì độn cần phải siêng năng khổ nhọc nhẫn nại, ngày đêm bỏ ăn quên mệt, giống hệt người đưa đám ma mẹ vậy. Cấp thiết thế ấy đến trọn một đời, lại được người dìu dắt cần phải ghi xương thật cứu, chẳng ngại gì cũng sẽ được gặp. Huống là, hiện nay ai là người kham chịu thọ học?

    Nhân giả! chớ có nhớ câu ghi lời, giống hệt người niệm thần chú, cất bước đi đến trong miệng đọc đa đa hòa hòa, bị người nắm đứng hỏi, liền quên mất hết, liền nổi sân nói: Hòa thượng chẳng vì con đáp thoại. Việc học thế ấy là đại khổ, biết chăng?

    Có một bọn Hòa thượng ngồi trên giường thiền xưng là thiện tri thức, bị người hỏi liền động thân, động tay, chỉ mắt, le lưỡi, trợn mắt. Lại có một bọn bèn nói: sáng rỡ linh thông trí tánh linh đài hay thấy hay nghe, nhằm trong thửa ruộng thân năm uẩn làm chủ tể. Thiện tri thức! Thế ấy là quá dối người. Biết chăng? Nay tôi hỏi các ông: nếu nhận cái sáng rỡ linh thông ấy là ông chân thật, tại sao khi ngủ mê lại không có sáng rỡ linh thông? Nếu khi ngủ mê chẳng phải, thì tại sao có khi sáng rỡ? Các ông hội chăng? Cái ấy gọi là nhận giặc làm con, là cội gốc sanh tử, duyên khí vọng tưởng. Các ông muốn biết căn do này chăng? tôi nói với ông: cái sáng rỡ linh thông của ông chỉ nhân pháp sắc thanh hương vị của tiền trần mà có phân biệt, bèn nói đây là sáng rỡ linh thông. Nếu không có tiền trần thì cái sáng rỡ linh thông của ông đồng với lông rùa sừng thỏ.

    Nhân giả! Chân thật ở chỗ nào? Nay ông muốn ra khỏi cái chủ tể của thửa ruộng thân năm uẩn, chỉ biết nhận lấy thể kim cang bí mật. Cổ nhân đã nói với các ông "viên thành chánh kiến khắp giáp sa giới". Nay tôi lấy ít phần nói thí dụ, các ông có trí do đó có thể biết: Các ông thấy mặt trời nơi thế giới này chăng? Người thế gian tạo tác sanh hoạt, bao nhiêu việc tâm hành tạo nghiệp đều nhờ ánh sáng mặt trời mà có. Song mặt trời có nhiều thứ đến tâm hành chăng? lại có chỗ chẳng khắp giáp chăng? Muốn biết thể kim cang này cũng như thế. Hiện nay núi sông đất bằng, mười phương cõi nước sắc không sáng tối và thân tâm ông, đều nhờ cái oai quang viên thành của ông mà hiện. Cả thảy trời người các loài quần sanh tạo nghiệp thọ quả báo có tánh không tánh, đều nhờ cái oai quang của ông. Cho đến, chư Phật thành đạo thành quả tiếp vật lợi sanh, đều trọn nhờ cái oai quang của ông. Nhưng thể kim cang lại có phàm phu chư Phật chăng? có tâm hành của ông chăng? Không thể nói không là đúng được. Biết chăng? Ông đã có cái kỳ đặc như thế, bày hiện chỗ xuất thân, sao chẳng phát minh lấy? Lại theo người nhằm trong thửa ruộng thân năm ấm, trong cõi quỉ mà tìm kế sống. Hẳn là tự dối mất vậy. Chợt gặp quỉ vô thường đến, mắt trợn miệng méo thân kiến mạng kiến khi thế ấy thật khó chống chọi được. Giống như lột vỏ con rùa sống, thật khổ!



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thiền sư trung hoa (tập 1)
    Gửi bởi senvang trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 190
    Bài cuối: 07-08-2018, 05:51 PM
  2. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •