DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/16 ĐầuĐầu 1234513 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 160
  1. #1
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Thanh thanh thúy trúc






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. #2
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Thúy trúc hoàng hoa





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  3. #3
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    Thế Hệ Thứ Bảy (7 người, khuyết 1)

    9. THIỀN SƯ Viên Chiếu (999 - 1090)


    Chùa Cát tường, kinh đô Thăng Long, Sư họ Mai, tên Trực, người Long đàm Phúc đường, là con người anh bà Linh Cảm thái hậu nhà Lý. Thuở nhỏ thông minh hiếu học, nghe đồn vị trưởng lão tại chùa Mật nghiêm quận mình xem tướng giỏi, nên đến xem thử cho biết. Vị trưởng lão nhìn kỹ rồi bảo: "Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là người trong hàng thiện Bồ tát, bằng không thì việc thọ yểu khó bảo toàn". Sư cảm ngộ, giã từ cha mẹ, đến núi Ba tiêu theo học với Định Hương, hầu hạ nhiều năm, nghiên cứu Thiền học, Sư thường trì kinh Viên giác, rõ thấy được phép Tam quán (1). Một tối trong lúc thiền định, Sư thấy Bồ tát Văn Thù cầm dao mổ bụng, rửa ruột rồi dùng thuốc rịt lại. Từ ấy, những gì đã học trong lòng, trở thành rõ ràng như từng biết (2), sâu rõ ngôn ngữ Tam muội (3), thuyết giảng lưu loát. Sau đó, Sư đến bên tả kinh thành dựng chùa để ở. Người học qui tụ đông đảo.

    Có tăng hỏi: "Phật với Thánh, nghĩa ấy thế nào ?"
    Sư đáp: "Cúc trùng dương dưới dậu _ Oanh thục khí đầu cành" (4) (*)

    Lại hỏi: "Cảm ơn, nhưng người học này không hiểu xin thầy dạy lại".
    Sư đáp: "Ngày thì ác vàng dọi _ Đêm đến thỏ bạc soi" (**)

    Tăng lại hỏi: "Chân ý Sư đã rõ, Máy huyền ấy thế nào?"
    Sư đáp: "Nước đựng đầy thau bưng bất cẫn
    Một phen vấp ngã hối mà chi !"
    (***)

    Vị tăng nói: "Cảm ơn thầy".
    Sư chỉ nói: "Sóng sông chìm chớ tát _ Gieo mình tự đắm thôi".

    Lại hỏi: "Thiếu Thất, Ma kiệt rất huyền, từ xưa đến nay, ai nối nhau làm chủ?"(5).
    Sư đáp: "Sáng tối tượng trời do quạ thỏ _ Lõm lồi hình đất nọ núi sông" (6)

    Lại hỏi: "Thế nào là căn nguyên đại đạo thẳng đường đi?"
    Sư đáp: "Gió lộng bờ cao hay cỏ cứng _ Nhà tan nước mất biết trung lương".
    (7)


    Chú thích :

    (1)
    Tức ba phép tu thiền định kê ra trong kinh Viên giác nhằm đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, đây là samatha (Phạn: samatha), tam ma bạt đề (samàpatti) và thiền na (dhyàna). Samatha nguyên nghĩa nó là dừng nghỉ, nghĩa là, làm cho tâm hồn đang tán loạn phải dừng nghỉ lại một chỗ. Do sự thanh trừng các ý niệm sai lầm và hiểu được sự vọng động của các thức, "trí tuệ thanh tịnh phát sinh, thân tâm khách trần theo đấy mà mất hẳn, từ đó bên trong cảm thấy tĩnh tịch nhẹ nhàng. Do sự tịch tĩnh đó nên tâm của các Như Lai mười phương thế giới được hiện rõ như bóng ở trong gương. Phương tiện đó gọi là sa ma tha". Samàpatti nguyên nghĩa là để vào một nơi, tập trung vào một chỗ, nghĩa là "đem cái tâm giác ngộ thanh tịnh, hiểu biết rằng tâm tính và căn trần đều do huyễn hóa mà dấy lên các huyễn để trừ huyễn, biến ra các huyễn để phơi bày mọi thứ huyễn, nên bên trong phát ra lòng đại bi nhẹ nhàng. Phương tiện đó gọi là tam ma bát đề". Dhyàna nguyên nghĩa là suy nghĩ, chiêm nghiệm nghĩa là, "biết rõ rằng thân tâm đều trở ngại vì không biết sự giác ngộ sáng suốt là không dựa vào các thứ ngăn che, vĩnh viễn vượt qua được thế giới có ngăn che và không ngăn che, phiền não và niết bàn cũng không còn vướng mắc nhau, thì niềm nhẹ nhàng tịch diệt phát ra bên trong phương tiện đó gọi là thiền na". Xem Đại Phương Quảng Viên Giác tu đa la liễu nghĩa kinh ĐKT 842 tờ 917c14 tờ 918 a 4

    (2)
    An nam chí nguyên 3 tờ 209 dẫn đoạn này: "Thiền sư Viên Chiếu là vị sư huyện Thanh Đàm thông minh hiếu học, nghiên cứu Thiền tôn. Một hôm nằm mộng thấy Bồ tát Văn Thù đem dao đến mổ bụng súc ruột dùng thuốc rịt lại. Từ đó những gì đã học trong lòng trở thành rõ ràng như đã từng biết. Về sau tôn phong của Sư nổi lớn". Xem thêm Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 16 a 4-5.

    (3)
    Ngôn ngữ Tam muội này, tức là một tên khác của Phân biệt chư pháp cú Tam muội, một trong 108 thứ tam muội do Đại phẩm bát nhã dẫn ra, mà Đại trí độ luận giải thích thế này: "Chứng được thứ Tam muội đó thì có thể phân biệt hết ngôn ngữ văn tự của tất cả các pháp, giảng thuyết cho chúng sanh không vướng mắc trở ngại". Xem Đại trí độ luận 17 tờ 400c 28-29.

    (4)
    An nam chí lược 15 tờ 147 dẫn đoạn này, rồi bảo là từ Tham đồ hiển quyết. Nó viết: " Thiền sư Mai Viên Chiếu thường viết Tham đồ hiển quyết, đại khái nói rằng: "Một hôm đang ngồi trước nhà, bỗng có một vị sư đến hỏi: "Phật với Thánh, nghĩa ấy thế nào?"
    Chiếu đáp: "Cúc trùng dương dưới dậu _ Oanh thục khí đầu cành.
    Sách ấy phần lớn gồm những lời như vậy".
    Cứ vào đâu nói "Sách ấy phần lớn gồm những thứ đó" của Lê Tắc, ta có thể kết luận rằng tất cả cơ duyên thoại ngữ trong truyện này đều rút ra từ Tham đồ hiển quyết, nếu không là toàn bộ Tham đồ hiển quyết, mà các tác giả Thiền uyển tập anh đã chép vào đây. Chúng tôi nghĩ rằng, nó rất có thể là toàn bộ, bởi vì so với phần Đối cơ của Thượng sĩ ngữ lục, số thoại ngữ dẫn ra đây lên tới đến 180 câu hỏi đáp, trong khi của Thượng sĩ ngữ lục chỉ tới 96 câu mà thôi, thì cũng đủ thấy nó đã đầy đủ tới mức nào . Dầu một phần hay toàn bộ, ta có thể nói rằng Tham đồ hiển quyết là tác phẩm văn học và tư tưởng xưa nhất của đời Lý được bảo tồn dưới một dạng hình trọn vẹn.

    (5)
    Bồ Đề Đạt Ma chín năm bích quán trên Thiếu thất. Phật Thích Ca 20 ngày trầm mặc tại Ma Kiệt đà. ở đây muốn nói đến mật chỉ của Phật và Tổ. Lâm Khê Kỉnh Thoát hoà thượng, Nhập đạo thiển thâm tụng:

    Thiếu thất dữ Ma kiệt
    Đệ đại xưng dương hử
    Ngã kim vấn nhữ đồ
    Thủy tác tương lai chủ.

    (6)
    Càn tượng và Khôn duy là những từ lấy ở Chu Dịch, thiên Hệ từ thượng:"Trời cao đất thấp, định ra càn và khôn. ở trên trời thành nên tượng, ở dưới đất tạo nên hình, biến hóa mà hiện ra". Những từ đấy dùng để chỉ trời đất. Từ Nhạc Hoài là để chỉ núi sông. Nhạc tức là Ngũ nhạc, tức năm ngọn núi lớn của Trung quốc, đây tượng trưng cho tất cả núi. Hoài tức sông Hoài, đây chỉ cho tất cả sông.

    (7)
    Ý và tứ rút từ hai câu của Đường Thái Tôn tặng cho Tiêu Vũ:
    Tật phong tri kỉnh thảo
    Bản đảng thức thành thần.

    Trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi dịch:
    "Khi bão mới hay là cỏ cứng
    Thuở nghèo thì biết có tôi lành."


    -------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    Ly hạ trùng dương cúc,
    Chi đầu thục khí oanh.

    (**)

    Trú tắc kim ô chiếu,
    Dạ lai ngọc thố minh.

    (***)

    Bất thận thủy bàn kình mãn khứ,
    Nhất tao tha điệt hối hà chi.
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. #4
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Lại hỏi: "Tất cả chúng sanh từ đâu mà đến? Trăm năm sau sẽ về đâu?"
    Sư đáp: "Rùa mù chui vách đá
    Trạch què bò núi cao"

    Lại hỏi: "Xanh xanh trúc biếc thảy chân như (1). Thế nào là dụng của chân như?".
    Sư đáp: "Tặng anh ngàn dặm xa
    Cười mang một bình trà" (2)

    Tăng thưa: " Đến suông có ích gì là sao?" (3)
    Sư đáp: "Ai biết đi Đông a
    Nửa đường đầu đã bạc" (4)

    Lại hỏi: "Đã hiên một cửa vắng
    Thong thả gõ ai hay" (5)
    Sư đáp: "Kim cốc đìu hiu hoa cỏ rối
    Mà nay hôm sớm thả trâu dê".

    Tăng thưa: "Vì sao như vậy?"
    Sư đáp: "Giàu sang cùng kiêu thái
    Lầu chợ khiến tan hoang" (6)

    Lại hỏi: "Long nữ dâng châu thành Phật quả,
    Đàn na bố thí phước ra sao?" (7)

    Sư đáp: "Trong trăng quế muôn thuở
    Rậm, thưa vẫn một vành".
    Tăng thưa: "Nhọc mà vô ích là sao?" (8)
    Sư đáp: "Như gương treo trên trời
    Nhân gian soi khắp nơi".(9)

    Lại hỏi: "Qua sông phải dùng bè _ Đến bến hết cần ghe
    Khi không qua sông thì sao?" (10)
    Sư đáp: "Ao khô cá lên cạn
    Sống cả vạn năm xuân".

    Tăng thưa: "Thế nào là "Theo dòng mới đạt được Diệu lý?"(11)
    Sư đáp: "Nghe nói bạn Kinh Kha
    Một đi không trở lại" (12)

    Lại hỏi: "Lẫn lộn quặng vàng cùng một chất
    Xin thầy phương tiện luyện tinh ròng" (13)
    Sư đáp: "Không phải khách Tề quân
    Sao biết biển cá lớn" (14)

    _____________

    Chú thích :

    (1)
    Có người hỏi Thiền sư Viên Chiếu: "Một tạng tròn sáng, thì thế là gì?" Chiếu đáp: "Nhọc người xa đến". Hỏi: "Thế thì chẳng phải là một tạng tròn sáng hay sao?". Chiếu đáp: "Xin uống một chén trà". Xem Truyền đăng lục 20 tờ 367c13-15.

    (2)
    Có người hỏi Thiền sư Án Xương: "Khi không chịu bàn bạc thì sao?" Xương đáp: "Thì đến mà làm gì?". Hỏi: "Đến cũng không bàn bạc". Đáp: "Đến suông cũng ích gì?" (Không lai hà ích). Xem Truyền đăng lục 20 tờ 363 b 15-17.

    (3)
    Có người hỏi Thiền sư Đại Châu Huệ Hải: Pháp thân và Bát nhã là gì? Hải đáp: "Xanh xanh trúc bíêc đều là pháp thân, dờn dợn hoa vàng chẳng cái nào là chẳng Bát nhã". Xem Truyền đăng lục 6 tờ 247 c15.

    (4)
    Đông a, nơi ông già hẹn gặp Trương Lương sau 13 năm. Trương Lương là bầy tôi nước Hàn. Khi Tần Thỉ Hoàng thống nhất Trung quốc, Lương muốn báo thù cho nước, nhưng không có cách nào thành công. Môt hôm gặp một ông già trên cầu. Ông đánh rơi chiếc dép xuống cầu và bảo Lương đi lượm. Lương dầu tức giận, vẫn làm theo lời ông. Sau ông trao bí quyết cho Lương và dặn Lương sau 13 năm đến gặp ông ở Cốc thành. Bùi Ân chùa Cốc thành ở huyện Đông a. Xem Sử ký 55 tờ 2b2-4.

    (5)
    Dã Hiên, tên một vị Thiền sư. Những tài liệu Phật giáo và Thiền tông Trung quốc không ghi một ai có tên như vậy cả. Trong Thượng sĩ hành trạng do Trần Nhân Tôn viết và in ở Thượng sĩ ngữ lục tờ 40a4-5, Trần Nhân Tôn nói rằng trong khi để tang mẹ mình thì có yêu cầu Tuệ Trung "giảng hai lục Tuyết đậu và Dã hiên". Tuyết đậu lục là của Thiền sư Trùng Hiển ((980-1052). Còn
    Dã hiên lục của ai, thì nay ta không rõ. Rất có thể là tác phẩm của một Thiền sư Việt Nam. Nếu Dã Hiên là một Thiền sư Việt Nam thì ông phải sống trước thời Viên Chíêu, tức trước năm 999.

    (6)
    Kim Cốc, nơi Thạch Sùng, người giàu nhất đời Tấn, xây dựng lâu đài cực kỳ tráng lệ xa hoa và là nơi ái thiếp của Sùng là Lục Châu tự tử, hiện ở phía tây bắc huyện Lạc dương, tỉnh Hà nam. Xem Tấn thư 3 tờ 10b7-13a4.

    (7)
    Long nữ hiến châu. Điển một người con gái dâng châu cho Phật trên hội Linh sơn và thành Phật ngay sau đó. Xem Diệu pháp liên hoa kinh 12, phẩm Đề Bà Đạt Đa tờ 3a-b. Xem thêm Hoà thượng Đan Hà Ngoạn châu ngâm:

    Long nữ Linh sơn thân hiến Phật
    Bần nhi y hạ kỷ ta đà.


    (8)
    Lao nhi vô công. Chữ lấy từ thiên Hiếu Hạnh lãm của Lã thị xuân thu: "Cầu chi kỳ bản, kinh tuần nhi đắc, cầu chi kỳ mạt, lao nhi vô công." (Tìm cái gốc nó thì qua tuần tất có, tìm cái ngọn nó thì nhọc mà vô ích). Xem Lã thị xuân thu 14 tờ 3a8, thành ngữ Lao nhi vô công cũng thường dùng trong Phật giáo để chỉ việc tu Thiền mà không kiêm tu Tịnh độ.

    (9)
    Có người hỏi Thiền sư Âu Chương:
    "Thế nào là: Một vầng trăng treo
    Muôn nước đều thấy ?"
    Chương đáp: "Khó nói với kẻ nhắm mắt". Xem Truyền đăng lục 20 tờ 367b 23-24.

    (10)
    Thí dụ chiếc thuyền, rút ra từ kinh Kim Cang:
    "Nên biết rằng Ta nói pháp cũng như thí dụ về chiếc thuyền" (*). Xem Kim Cang kinh tờ 749b10. Vĩnh Gia Huyền Giác, Quán tâm thập môn:

    Nhiên độ hải ưng thượng thuyền
    Phi thuyền hà năng độ?

    (Nhưng qua biển phải lên thuyền,
    Không thuyền sao qua được?)


    Xem Truyền đăng lục 5 tờ 242a18-19

    (11)
    Tùy lưu thỉ hoạch diệu lý. Từ và ý rút ra từ bài kệ truyền pháp của Ma Noa La, tổ thiền thứ 22 ở Ấn độ:

    Tâm tuỳ vạn cảnh chuyển
    Chuyển xứ thật năng u
    Tùy lưu nhận đắc tánh
    Vô hỷ phục vô ưu

    Xem Truyền đăng lục 2 tờ 214a 24-25

    (12)
    Điển Kinh Kha đi sứ Tần trong Chiến quốc sách. Thái tử nước Yên và khách khứa tin Kinh Kha đến sông Dịch. Cao Tiệm Ly đánh đàn, Kinh Kha tiến mà ca:

    "Gió vi vu hề sông Dịch lạnh tê
    Tráng sĩ một đi hề không trở về"

    Xem Chiến quốc sách 31 tờ 5b10-11

    (13)
    Thí dụ vàng quặng của kinh Viên giác: "Thiện nam tử, như luyện quặng vàng, vàng không phải do luyện mà có. Khi đã thành vàng rồi thì không trở lại làm quặng nữa, trải qua thời gian vô cùng, tính vàng vẫn không hoại mất". Xem Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh tờ 915c17-18.

    (14)
    Điển của Tề Văn trong Chiến quốc sách và của thiên Thuyết lâm trong Hàn phi tử. Tỉnh Quách Quân nước Tề muốn xây thành
    Tiết. Có nhiều người can ngăn nên dặn kẻ gác cửa, nếu ai xin vô để can ngăn thì đừng cho vô. Có người nước Tề xin vô để nói ba tiếng thôi, rồi chết cũng đành. Quách Quân cho vô. Người khách chỉ nói lớn ba tiếng "Biển cá lớn", rồi vọt chạy. Quách Quân ngạc nhiên cho gọi lại. Người khách mới giải thích ba chữ đó có nghĩa gì. Quách Quân mới thôi xây thành Tiết. Xem Chiến quốc sách 8 tờ 1b-2a và Hàn phi tử 8 tờ 5b-6a.

    _________

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    "Dĩ thị nghĩa cố, Như Lai thường thuyết:
    Nhữ đẳng Tỳ kheo, tri ngã thuyết pháp, như phiệt dụ giả. Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp!"


    (Do bởi nghĩa trên, cho nên Như Lai thường hay nói rằng :
    Tỳ kheo các ông nên biết, lời Như Lai nói pháp cũng như thuyền bè, chỉ tạm dùng để qua sông. Phật pháp còn không được cố chấp hà huống chi Thế gian pháp.)


    (Kinh Kim Cang)
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  5. #5
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    Ly Hạ trùng dương cúc




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #6
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Lại hỏi: "Chỉ một sự này Thật,
    Còn hai chẳng phải Chân (1)
    Thế thì, Chân là gì?".
    Sư đáp: "Gió dễ lay đầu gậy
    Mưa thành nẩy trên đường".

    Lại hỏi: "Không nhắm Như Lai xin Diệu tạng
    Không mong lửa tổ nối đèn chong
    Ý chỉ rốt ráo thế nào?".
    Sư đáp: "Trời thu lúa xào xạt
    Cảnh tuyết mẫu đơn cười".

    Lại hỏi: "Thế nào là câu tối diệu?"
    Sư đáp: "Một người ngoảnh mặt khóc
    Cả tiệc uống không vui" (2)

    Lại hỏi: "Xưa nay việc lớn xin không hỏi
    Điểm lạ Tây lai ý thế nào?" (3)

    Sư đáp: "Kẻ khéo lời đẹp mặt (4)
    Phường đập ngói hong rùa" (5)

    Lại hỏi: "Tâm, pháp đều quên, thì tính tức chân (6)
    Thế nào là chân?".
    Sư đáp: "Đàn Bá Nha gió khua sân trúc (7)
    Lệ Nữ Thần mưa rắc hoa non (8)

    Lại hỏi: "Thế nào là câu tối diệu?".
    Sư đáp: "Yếu hầu còn mắc nghẹn
    Yên ở chẳng vui gì".

    Lại hỏi: "Có tu có chứng, khơi bốn bệnh (9)
    Ló đầu sao được thoát hồng trần".
    Sư đáp: "Núi cao chất nhất dung muôn vật
    Biển rộng bao la chứa vạn sông".

    Lại hỏi: "Chỉ có Phật với Phật mới biết việc đó (10)
    Thế thì việc đó là thế nào?".
    Sư đáp: "Đường hẹp chi chít trúc
    Gió thổi nhạc tự thành".

    Lại hỏi: "Chẳng cần bình thường, chẳng cần thiên nhiên,
    chẳng cần tác dụng, thì nay làm gì đây?".
    Sư đáp: "Cỏ bồng én đậu thấp
    Biển rộng ẩn cá lân".

    Lại hỏi: "Tứ đại mang về từ nhiều kiếp
    Xin thầy phương tiện thoát luân hồi".
    Sư đáp: "Loài thú trên đời Tê là quý
    Nó ăn gai góc mẹp bùn nhơ" (11)


    Chú thích :

    (1)
    Duy thử nhất sự thật, dư nhị tắc phi chân. Câu rút ra từ phẩm Phương tiện của kinh Pháp hoa nhằm nói chỉ một Phật thừa duy nhất là sự thật, hai thừa kia, tức Thanh văn thừa và Duyên giác thừa, chỉ là sự quyền biến.

    (2)
    Nguyên văn:

    "Nhất nhân hướng ngung lập
    Mãn tòa ẩm bất hoan."


    Nhưng cứ vào xuất xứ của từ và ý của hai câu này, chúng ta phải đọc:

    "Nhất nhân hướng ngung khấp
    Độc hướng ngung dĩ yểm lệ".


    Và dịch theo cách đọc ấy. Bởi vì trong bài Sênh phú, Phan Nhạc có viết câu:

    "Chúng mãn đường nhi ẩm tửu
    Độc hướng ngung dĩ yểm lệ".


    Lý Thiện chú thích nó thế này: "Thuyết uyển nói: Người xưa cho thiên hạ giống như một nhà. Nay cả nhà uống rượu, một người riêng bỗng nhiên ngoảnh mặt khóc thì người trong nhà đều không vui". (Thuyết uyển viết: Cổ nhân ư thiên hạ nhất chi đường thượng, kim hữu mãn đường ẩm tửu, hữu nhất nhân độc sách thiên hướng ngung khấp, tắc nhất đường chi nhân giai bất lạc).

    (3)
    Việc lớn hay đại sự tức đại sự nhân duyên, mà phẩm Phương tiện của kinh Pháp hoa nói tới, đây là mở bày cho chúng sanh con đường để đi vào tri kiến giác ngộ. Tây lai ý, chỉ cho sự mật truyền của Bồ Đề Đạt Ma.

    (4)
    Dẫn chữ từ thiên Học nhi của Luận ngữ: "Xảo ngôn lịnh sắc, tiện hỷ nhân". (Kẻ khéo nói, đẹp mặt, thường ít có lòng nhân).

    (5)
    Nguyên văn: Toản quy đả ngõa nhân. Về từ"Toản qui" xuất xứ của nó từ phần Quy sách trong Sử ký 128 tờ4a7-8. Theo đó thì "Bậc vương giả ra quân làm tướng tất phải toản qui trên miếu đường, để giải quyết việc tốt xấu". Lời chua của Dương Kinh trong thiên Vương chế của Tuân Tử 5 tờ10a3 viết: "Toản qui tức là đốt lửa bằng cỏ gai mà hong mu rùa". Toản qui do thế có nghĩa là bói rùa. Còn Đả ngõa hay đập ngói thì lấy từ tích của quan làm việc Trường Di bị tầng lớp quân đội ném gạch đá vào, vì Di chủ trương không cho họ dự vào hàng thanh phẩm.

    (6)
    Dẫn Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Huyền Giác:

    Tâm thị căn, pháp thị trần
    Lưỡng chủng do như kính trượng ngân
    Ngân cấu tận trừ quang thỉ hiện
    Tâm pháp song vong tánh tức chân.


    (Tâm là căn, pháp là trần
    Hai thứ còn như vết trên gương
    Vết bụi chùi sạch gương mới sáng
    Tâm pháp đều quên tính tức chân).

    (7)
    Về đờn của Bá Nha, thiên Hiếu Hạnh lãm của Lã thị xuân thu nói: "Bá Nha đánh đờn, Chung Tử Kỳ nghe đờn. Khi Nha mới đánh đờn, và ý nghĩ đến Thái sơn, Chung Tử Kỳnói: "Đánh đờn hay thay ! cao ngất như núi Thái sơn!". Một chặp, Nha lại nghĩ đến dòng nước chảy, Chung Tử Kỳnói: "Đánh đờn hay thay ! ồ ạt như dòng nước chảy !". Chung Tử Kỳchết, Bá Nha phá đờn, cắt dây. Suốt đời không còn đánh đờn lại nữa, cho rằng đời không còn ai còn đủ khả năng nghe mình đánh đờn nữa".

    (8)
    Vũ trích nham hoa, Thiền sư Minh Giác, có người hỏi « bản nguyên chư Phật ra sao ? », đáp: "Màu lạnh ngàn núi". Lại hỏi: "Nguyên ủy hướng thượng có có không?". Sư đáp: "Mưa rơi hoa non" (Vũ trích nham hoa).

    (9)
    Bốn bệnh: tức bệnh làm ra (tác bệnh), bệnh phó mặc (nhiệm bệnh), bệnh đình chỉ (chỉ bệnh) và bệnh hủy diệt (diệt bệnh), mà người ta gặp phải trên con đường đi tìm sự giác ngộ hoàn toàn. Kinh Viên Giác, định nghĩa bốn bệnh như sau: Bệnh làm ra xảy ra khi người ta nghĩ rằng "tôi làm ra các hạnh để cầu Viên giác". Bệnh phó mặc mắc phải khi người nói rằng: "tôi không có ý đoạn tuyệt với sinh tử, không cầu Niết bàn đối với « Niết bàn sinh tử » không có ý niệm dấy lên hay diệt đi, phó mặc cho tất cả, tuỳ thuận pháp tính để cầu Viên Giác" (*). Bệnh đình chỉ tức bệnh nói rằng "tự tâm tôi, tôi đứt hết các ý niệm được tất cả tính bình đẳng tịch diệt để cầu Viên giác". Bệnh huỷ diệt có được khi người ta nói rằng: "tôi diệt hết tất cả phiền não thân tâm hoàn toàn không, không có, huống hồ là cảnh giới hư vọng của căn trần, tất cả đều vắng lặng hẳn để cầu Viên giác". Xem Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh tờ 920b.

    (10)
    Chữ lấy từ kinh Pháp hoa: "Duy Phật dữ Phật nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng" (chỉ người giác ngộ với người giác ngộ mới có thể rõ hết thật tướng thật của tất cả mọi vật).

    (11)
    Nội thiên trong Bảo phác tử của Cát Hồng (284-363) nói: "Con Tê giác sở dĩ nó có thể chống độc, ấy bởi nó là con thú chuyên ăn mọi thứ có độc và những cây có gai nhọn, chứ không ăn bậy những thứ cỏ cây mềm dẻo bao giờ".(Thông thiên tê sở dĩ năng cấp độc giả, kỳ vi thú chuyên thực bách thảo chi hữu độc giả cập chúng mộc hưu thích cứu giả, bất vọng thực nhu hào chi thảo mộc).

    ------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    Câu này : "tôi không có ý đoạn tuyệt với sinh tử, không cầu Niết bàn đối với « Niết bàn sinh tử » không có ý niệm dấy lên hay diệt đi, phó mặc cho tất cả, tuỳ thuận pháp tính để cầu Viên Giác", đề nghị sửa lại như sau :

    "tôi không có ý đoạn tuyệt với sinh tử, không cầu Niết bàn đối với "Niết bàn và Sinh tử" tôi không có ý niệm cần thoát ra, tôi phó mặc cho tất cả, tôi không cần phải tuỳ thuận pháp tính để làm gì !"

    Lý do : Câu "Tùy thuận pháp tính để cầu Viên Giác" KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH NHIỆM, mà là thái độ đúng đắn của Phật tử Đại Thừa.
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  7. #7
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Lại hỏi: "Mọi thứ thủ xả đều luân hồi, không thủ không xả thời thế nào?" (1)
    Sư đáp: "Giềng hồng đẹp đẽ xưa nay vậy
    Có lá sum sê chẳng có hoa".

    Lại hỏi: "Dứt hết nói năng ý ấy thế nào?" (2)
    Sư đáp: "Theo gió tiếng còi luồn bụi trúc
    Kèm trăng trái núi quá đầu tường".

    Lại hỏi: "Chư Phật thuyết pháp là để giáo hóa mọi loài,
    nếu hiểu được bản ý thì gọi là xuất thế, bản ý là gì?".
    Sư đáp: "Xuân dệt hoa như gấm
    Thu sang lá tựa vàng".

    Lại hỏi: "Thế nào là một đường nhắm thẳng?" (3)
    Sư đáp: "Đông tây xe ngựa ruỗi
    Hôm sớm bụi mờ bay".

    Lại hỏi: "Có pháp, có tâm, sinh vọng thức
    Làm sao tâm, pháp thảy tiêu vong?".
    Sư đáp: "Ví được lá tùng xanh cao ngất
    Sá gì sương tuyết lả tả rơi".

    Lại hỏi: "Ý tổ và ý kinh thế nào?".
    Sư đáp: "Chống trượng lên mây khi thích chí
    Mệt buông rèm trúc ngủ giường tre".

    Lại hỏi: "Tổ tổ truyền nhau là truyền những gì?".
    Sư đáp: "Đói đến tìm thức ăn
    Rét thời xin áo mặc" (4)

    Lại hỏi: "Thế nhân đều thuê nhà
    Người dột ở đâu ta?".
    Sư đáp: "Vầng ô cùng ngọc thố
    Tròn khuyết dối nhọc chia".

    Lại hỏi: "Thế nào là con đường duy nhất đến Tào khê?".
    Sư đáp: "Khá thương kẻ khắc thuyền (5)
    Rốt cuộc ý hoang mang".

    Sư từng soạn Dược sư thập nhị nguyện văn (6). Vua Lý Nhân Tôn lấy bản thảo của Sư, sai sứ đem sang Triết Tôn (7) Triết Tôn cho mời Pháp sư Cao tòa chùa Tướng quốc đến xem (8). Xem xong liền chắp tay lạy, mà nói rằng: "Phương Nam có bậc Đại sĩ nhục thân ra đời, ấy là vị Pháp sư khéo giảng kinh điển vậy. Bần đạo đâu có thể dám thêm bớt". Nhân đó chép lại một bản, rồi giao trả bản cũ. Sứ giả trở về thuật lại vua nghe, vua rất khen thưởng.
    Vào một ngày tháng chín năm Canh ngọ Quảng Hựu thứ sáu (1090), Sư không bệnh, gọi chúng đến dạy rằng: "Trong thân ta đây, thịt xương gân cốt, tứ đại giả hợp, đều là vô thường, ví như ngôi nhà kia khi sụp đổ, cột kèo đều đổ. Cùng các con giã từ, hãy nghe bài kệ ta đây:

    Thân như tường vách đổ xiêu rồi,
    Thiên hạ bồn chồn xót dạ thôi,
    Nêu rõ tâm không, không tướng sắc,
    Sắc không ẩn hiện mặc xoay dời.
    (*)

    Nói kệ xong, Sư ngồi ngay thẳng viên tịch, thọ 92 tuổi đời, và 56 tuổi hạ. Có để lại tập Tán Viên Giác kinh, Thập nhị bồ tát hành tu chứng đạo trườngTham đồ hiển quyết một quyển (9) ngày nay còn truyền ở đời (10)


    Chú thích :

    (1)
    Ý rút ra từ Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Huyền Giác:

    Xả vọng tâm, thủ Chân lý
    Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy.


    (Bỏ lòng vọng, lấy lẽ chân
    Bỏ lấy, lòng đó thành dối xảo).


    (2)
    Ngôn ngữ đạo đoạn. Luận Đại trí độ: Thế nào là Chân lý tuyệt đối?" Đáp: "Tất cả ngôn ngữ đều dứt, tâm hành đều diệt"
    (nhất thiết ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt). Xem thêm Tín Tâm Minh:

    Tín tâm bất nhị
    Bất nhị tín tâm
    Ngôn ngữ đạo đoạn
    Khứ lai phi kim.
    (**)


    (3)
    Thiền sư Phong Huyệt Diên Chiểu, có người hỏi: " Thiền nào là một đường thẳng?". "Nhắm thẳng vào chỗ cong". Xem thêm Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Huyền Giác: "Trực diệt căn nguyên của Phật sở ấn" (***)

    (4)
    Ý lấy từ hai câu của Tuệ Trung quốc sư: "Cơ tức nghiết phạn, hàn tức trước y. (Đói thì ăn cơm, rét thì mặc áo).

    (5)
    Khắc chu khách. Điển lấy từ Thiện thận đại lãm của Lã thị xuân thu. Nước Sở có người đi thuyền, bị rơi kiếm xuống sông, bèn làm dấu chỗ rơi trên mạn thuyền để tới bến mà tìm. Kinh Bách dụ có một chuyện tương tự thế đó. Xem Bách dụ kinh ĐKT 209 tờ 545c. Thiền sư Văn Ích cũng có làm bài tụng:

    Bảo kiếm bất thất
    Hư chu bất khắc
    Bất thất bất khắc
    Bất tử vi đắc.


    (6)
    Nghệ văn chí của Lê Quí Đôn ghi: "Dược sư thập nhị nguyện văn, 1 quyển Long Đàm Viên Chiếu thiền sư soạn ".Văn tịch chí của Phan Huy Chú chỉ ghi :"Dược sư thập nhị nguyện văn, 1 quyển", mà không ghi tác giả. Đây chắc là một bài văn phát triển 12 nguyện của Phật Dược Sư, trong kinh Dược Sư nhấn mạnh đến tính chất tại thế của kinh này.

    (7)
    Đây chắc phải là Sứ bộ năm 1087 do Hộ bộ viên ngoại lang Lê Chung và Phó hiệu uý Đỗ Anh Bối làm chánh và phó sứ dẫn đầu, bởi vì Triết Tôn lên ngôi 1086 và đến năm 1090 nghĩa là năm Viên Chiếu mất, ta mới gởi một bộ phái khác sang kết hiếu. Do thế nếu phái bộ ngoại giao năm 1090 có mang sách Dược sư thập nhị nguyện văn sang Tống để cho các nhà sư Tống ngợi ca, thì ở nhà Viên Chiếu đã mất, nên Chiếu không thể nào nhận lời khen của Lý Nhân Tôn được.

    (8)
    Pháp sư Cao Tòa ở đây có thể là Thiền sư Đại Bản .Lâm gian lục quyển hạ tờ 55a5-b2 nói Đại Bản bị triệu đến ở chùa Tướng quốc dưới thời Tống Thần Tôn và rất có thể sống ở đó cho tới năm 1087, khi sứ bộ ta tới.

    (9)
    An nam chí lược15 tờ157: "Thiền sư Mai Viên Chiếu thường soạn Tham đồ hiển quyết đại lược nói: "Một hôm khi đang ngồi trước nhà, bỗng có 1 vị Tăng hỏi: "Phật cùng với Thánh, nghĩa ấy thế nào ?". Đáp: "Dưới dậu thu cúc rậm. Đầu cành xuân yến ca". Sách ấy phần lớn gồm những thứ như thế đó. Cứ vào dẫn chứng này của Lê Tắc, ta có thể nói rằng tất cả cơ duyên thoại ngữ dẫn chứng trong truyện này đã hoàn toàn rút ra từ Tham đồ hiển quyết, nếu không nói là chúng chính là toàn bộ nội dung và văn ngữ của Tham đồ hiển quyết. Nếu khẳng định tất cả cơ duyên thoại ngữ đấy là Tham đồ hiển quyết, thì nó là một tác phẩm đời Lý được giữ lại cho tới ngày nay, một tác phẩm xưa nhất của lịch sử văn học, tư tưởng và triết học Phật giáo nước ta.

    (10)
    Cứ vào truyện này thì tác phẩm của Viên Chiếu gồm có:

    1. Dược Sư thập nhị nguyện văn
    2. Tán Viên Giác kinh
    3. Thập nhị Bồ tát hành tu chứng đạo tràng
    4. Tham đồ hiển quyết


    Nhưng cứ một câu viết trong truyện của Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm ở dưới, theo đó, "Viên Chiếu thường có ca thi gởi tặng Bảo Tính, ngợi ca cái chí hướng cao thượng của Tính, có ghi đầy đủ trong tập của Chiếu nên đây không phiền chép ra"
    (Chiếu thường hữu ca thi di Bảo, mỹ kỳ cao chí, cụ tại tập trung, tư bất phiền lục). Ta bắt buộc phải nghĩ rằng Chiếu còn có một tác phẩm khác bao gồm tất cả thi ca của Chiếu mang tên có lẽ là Viên Chiếu tập hay Viên Chiếu thi tập. (?)

    Chú thích của hungcom :

    (*)
    Thân như tường bích dĩ đồi thì
    Cử thế thông thông thục bất bi.
    Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
    Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.


    身如墻壁圮頹時
    舉世忽忽熟不悲
    若達心空無色相
    色空隱顕任推移


    (**)

    "Khứ lai phi kim" (đến và đi không phải bây giờ) câu này tối nghĩa, bản khác chép là "Phi cỗ lai kim" (Chẳng có xưa nay gì cả) : KHÔNG CÓ THỜI GIAN, h/c xin tùy quý đạo hữu chọn.

    (***)

    Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn

    (Thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật
    _ Trúc Thiên dịch)


    直截根源佛所印
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  8. #8
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Phấn cốt toái thân vị túc thù




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #9
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Ngã hữu minh châu




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #10
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Tâm thị căn, Pháp thị trần




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •