DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/16 ĐầuĐầu 1234513 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 160
  1. #21
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Thúy trúc hoàng hoa





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. #22
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Thanh thanh thúy trúc






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  3. #23
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    Thế Hệ Thứ Bảy (7 người, khuyết 1)

    9. THIỀN SƯ Viên Chiếu (999 - 1090)


    Chùa Cát tường, kinh đô Thăng Long, Sư họ Mai, tên Trực, người Long đàm Phúc đường, là con người anh bà Linh Cảm thái hậu nhà Lý. Thuở nhỏ thông minh hiếu học, nghe đồn vị trưởng lão tại chùa Mật nghiêm quận mình xem tướng giỏi, nên đến xem thử cho biết. Vị trưởng lão nhìn kỹ rồi bảo: "Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là người trong hàng thiện Bồ tát, bằng không thì việc thọ yểu khó bảo toàn". Sư cảm ngộ, giã từ cha mẹ, đến núi Ba tiêu theo học với Định Hương, hầu hạ nhiều năm, nghiên cứu Thiền học, Sư thường trì kinh Viên giác, rõ thấy được phép Tam quán (1). Một tối trong lúc thiền định, Sư thấy Bồ tát Văn Thù cầm dao mổ bụng, rửa ruột rồi dùng thuốc rịt lại. Từ ấy, những gì đã học trong lòng, trở thành rõ ràng như từng biết (2), sâu rõ ngôn ngữ Tam muội (3), thuyết giảng lưu loát. Sau đó, Sư đến bên tả kinh thành dựng chùa để ở. Người học qui tụ đông đảo.

    Có tăng hỏi: "Phật với Thánh, nghĩa ấy thế nào ?"
    Sư đáp: "Cúc trùng dương dưới dậu _ Oanh thục khí đầu cành" (4) (*)

    Lại hỏi: "Cảm ơn, nhưng người học này không hiểu xin thầy dạy lại".
    Sư đáp: "Ngày thì ác vàng dọi _ Đêm đến thỏ bạc soi" (**)

    Tăng lại hỏi: "Chân ý Sư đã rõ, Máy huyền ấy thế nào?"
    Sư đáp: "Nước đựng đầy thau bưng bất cẫn
    Một phen vấp ngã hối mà chi !"
    (***)

    Vị tăng nói: "Cảm ơn thầy".
    Sư chỉ nói: "Sóng sông chìm chớ tát _ Gieo mình tự đắm thôi".

    Lại hỏi: "Thiếu Thất, Ma kiệt rất huyền, từ xưa đến nay, ai nối nhau làm chủ?"(5).
    Sư đáp: "Sáng tối tượng trời do quạ thỏ _ Lõm lồi hình đất nọ núi sông" (6)

    Lại hỏi: "Thế nào là căn nguyên đại đạo thẳng đường đi?"
    Sư đáp: "Gió lộng bờ cao hay cỏ cứng _ Nhà tan nước mất biết trung lương".
    (7)


    Chú thích :

    (1)
    Tức ba phép tu thiền định kê ra trong kinh Viên giác nhằm đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, đây là samatha (Phạn: samatha), tam ma bạt đề (samàpatti) và thiền na (dhyàna). Samatha nguyên nghĩa nó là dừng nghỉ, nghĩa là, làm cho tâm hồn đang tán loạn phải dừng nghỉ lại một chỗ. Do sự thanh trừng các ý niệm sai lầm và hiểu được sự vọng động của các thức, "trí tuệ thanh tịnh phát sinh, thân tâm khách trần theo đấy mà mất hẳn, từ đó bên trong cảm thấy tĩnh tịch nhẹ nhàng. Do sự tịch tĩnh đó nên tâm của các Như Lai mười phương thế giới được hiện rõ như bóng ở trong gương. Phương tiện đó gọi là sa ma tha". Samàpatti nguyên nghĩa là để vào một nơi, tập trung vào một chỗ, nghĩa là "đem cái tâm giác ngộ thanh tịnh, hiểu biết rằng tâm tính và căn trần đều do huyễn hóa mà dấy lên các huyễn để trừ huyễn, biến ra các huyễn để phơi bày mọi thứ huyễn, nên bên trong phát ra lòng đại bi nhẹ nhàng. Phương tiện đó gọi là tam ma bát đề". Dhyàna nguyên nghĩa là suy nghĩ, chiêm nghiệm nghĩa là, "biết rõ rằng thân tâm đều trở ngại vì không biết sự giác ngộ sáng suốt là không dựa vào các thứ ngăn che, vĩnh viễn vượt qua được thế giới có ngăn che và không ngăn che, phiền não và niết bàn cũng không còn vướng mắc nhau, thì niềm nhẹ nhàng tịch diệt phát ra bên trong phương tiện đó gọi là thiền na". Xem Đại Phương Quảng Viên Giác tu đa la liễu nghĩa kinh ĐKT 842 tờ 917c14 tờ 918 a 4

    (2)
    An nam chí nguyên 3 tờ 209 dẫn đoạn này: "Thiền sư Viên Chiếu là vị sư huyện Thanh Đàm thông minh hiếu học, nghiên cứu Thiền tôn. Một hôm nằm mộng thấy Bồ tát Văn Thù đem dao đến mổ bụng súc ruột dùng thuốc rịt lại. Từ đó những gì đã học trong lòng trở thành rõ ràng như đã từng biết. Về sau tôn phong của Sư nổi lớn". Xem thêm Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 16 a 4-5.

    (3)
    Ngôn ngữ Tam muội này, tức là một tên khác của Phân biệt chư pháp cú Tam muội, một trong 108 thứ tam muội do Đại phẩm bát nhã dẫn ra, mà Đại trí độ luận giải thích thế này: "Chứng được thứ Tam muội đó thì có thể phân biệt hết ngôn ngữ văn tự của tất cả các pháp, giảng thuyết cho chúng sanh không vướng mắc trở ngại". Xem Đại trí độ luận 17 tờ 400c 28-29.

    (4)
    An nam chí lược 15 tờ 147 dẫn đoạn này, rồi bảo là từ Tham đồ hiển quyết. Nó viết: " Thiền sư Mai Viên Chiếu thường viết Tham đồ hiển quyết, đại khái nói rằng: "Một hôm đang ngồi trước nhà, bỗng có một vị sư đến hỏi: "Phật với Thánh, nghĩa ấy thế nào?"
    Chiếu đáp: "Cúc trùng dương dưới dậu _ Oanh thục khí đầu cành.
    Sách ấy phần lớn gồm những lời như vậy".
    Cứ vào đâu nói "Sách ấy phần lớn gồm những thứ đó" của Lê Tắc, ta có thể kết luận rằng tất cả cơ duyên thoại ngữ trong truyện này đều rút ra từ Tham đồ hiển quyết, nếu không là toàn bộ Tham đồ hiển quyết, mà các tác giả Thiền uyển tập anh đã chép vào đây. Chúng tôi nghĩ rằng, nó rất có thể là toàn bộ, bởi vì so với phần Đối cơ của Thượng sĩ ngữ lục, số thoại ngữ dẫn ra đây lên tới đến 180 câu hỏi đáp, trong khi của Thượng sĩ ngữ lục chỉ tới 96 câu mà thôi, thì cũng đủ thấy nó đã đầy đủ tới mức nào . Dầu một phần hay toàn bộ, ta có thể nói rằng Tham đồ hiển quyết là tác phẩm văn học và tư tưởng xưa nhất của đời Lý được bảo tồn dưới một dạng hình trọn vẹn.

    (5)
    Bồ Đề Đạt Ma chín năm bích quán trên Thiếu thất. Phật Thích Ca 20 ngày trầm mặc tại Ma Kiệt đà. ở đây muốn nói đến mật chỉ của Phật và Tổ. Lâm Khê Kỉnh Thoát hoà thượng, Nhập đạo thiển thâm tụng:

    Thiếu thất dữ Ma kiệt
    Đệ đại xưng dương hử
    Ngã kim vấn nhữ đồ
    Thủy tác tương lai chủ.

    (6)
    Càn tượng và Khôn duy là những từ lấy ở Chu Dịch, thiên Hệ từ thượng:"Trời cao đất thấp, định ra càn và khôn. ở trên trời thành nên tượng, ở dưới đất tạo nên hình, biến hóa mà hiện ra". Những từ đấy dùng để chỉ trời đất. Từ Nhạc Hoài là để chỉ núi sông. Nhạc tức là Ngũ nhạc, tức năm ngọn núi lớn của Trung quốc, đây tượng trưng cho tất cả núi. Hoài tức sông Hoài, đây chỉ cho tất cả sông.

    (7)
    Ý và tứ rút từ hai câu của Đường Thái Tôn tặng cho Tiêu Vũ:
    Tật phong tri kỉnh thảo
    Bản đảng thức thành thần.

    Trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi dịch:
    "Khi bão mới hay là cỏ cứng
    Thuở nghèo thì biết có tôi lành."


    -------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    Ly hạ trùng dương cúc,
    Chi đầu thục khí oanh.

    (**)

    Trú tắc kim ô chiếu,
    Dạ lai ngọc thố minh.

    (***)

    Bất thận thủy bàn kình mãn khứ,
    Nhất tao tha điệt hối hà chi.
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. #24
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Lại hỏi: "Tất cả chúng sanh từ đâu mà đến? Trăm năm sau sẽ về đâu?"
    Sư đáp: "Rùa mù chui vách đá
    Trạch què bò núi cao"

    Lại hỏi: "Xanh xanh trúc biếc thảy chân như (1). Thế nào là dụng của chân như?".
    Sư đáp: "Tặng anh ngàn dặm xa
    Cười mang một bình trà" (2)

    Tăng thưa: " Đến suông có ích gì là sao?" (3)
    Sư đáp: "Ai biết đi Đông a
    Nửa đường đầu đã bạc" (4)

    Lại hỏi: "Đã hiên một cửa vắng
    Thong thả gõ ai hay" (5)
    Sư đáp: "Kim cốc đìu hiu hoa cỏ rối
    Mà nay hôm sớm thả trâu dê".

    Tăng thưa: "Vì sao như vậy?"
    Sư đáp: "Giàu sang cùng kiêu thái
    Lầu chợ khiến tan hoang" (6)

    Lại hỏi: "Long nữ dâng châu thành Phật quả,
    Đàn na bố thí phước ra sao?" (7)

    Sư đáp: "Trong trăng quế muôn thuở
    Rậm, thưa vẫn một vành".
    Tăng thưa: "Nhọc mà vô ích là sao?" (8)
    Sư đáp: "Như gương treo trên trời
    Nhân gian soi khắp nơi".(9)

    Lại hỏi: "Qua sông phải dùng bè _ Đến bến hết cần ghe
    Khi không qua sông thì sao?" (10)
    Sư đáp: "Ao khô cá lên cạn
    Sống cả vạn năm xuân".

    Tăng thưa: "Thế nào là "Theo dòng mới đạt được Diệu lý?"(11)
    Sư đáp: "Nghe nói bạn Kinh Kha
    Một đi không trở lại" (12)

    Lại hỏi: "Lẫn lộn quặng vàng cùng một chất
    Xin thầy phương tiện luyện tinh ròng" (13)
    Sư đáp: "Không phải khách Tề quân
    Sao biết biển cá lớn" (14)

    _____________

    Chú thích :

    (1)
    Có người hỏi Thiền sư Viên Chiếu: "Một tạng tròn sáng, thì thế là gì?" Chiếu đáp: "Nhọc người xa đến". Hỏi: "Thế thì chẳng phải là một tạng tròn sáng hay sao?". Chiếu đáp: "Xin uống một chén trà". Xem Truyền đăng lục 20 tờ 367c13-15.

    (2)
    Có người hỏi Thiền sư Án Xương: "Khi không chịu bàn bạc thì sao?" Xương đáp: "Thì đến mà làm gì?". Hỏi: "Đến cũng không bàn bạc". Đáp: "Đến suông cũng ích gì?" (Không lai hà ích). Xem Truyền đăng lục 20 tờ 363 b 15-17.

    (3)
    Có người hỏi Thiền sư Đại Châu Huệ Hải: Pháp thân và Bát nhã là gì? Hải đáp: "Xanh xanh trúc bíêc đều là pháp thân, dờn dợn hoa vàng chẳng cái nào là chẳng Bát nhã". Xem Truyền đăng lục 6 tờ 247 c15.

    (4)
    Đông a, nơi ông già hẹn gặp Trương Lương sau 13 năm. Trương Lương là bầy tôi nước Hàn. Khi Tần Thỉ Hoàng thống nhất Trung quốc, Lương muốn báo thù cho nước, nhưng không có cách nào thành công. Môt hôm gặp một ông già trên cầu. Ông đánh rơi chiếc dép xuống cầu và bảo Lương đi lượm. Lương dầu tức giận, vẫn làm theo lời ông. Sau ông trao bí quyết cho Lương và dặn Lương sau 13 năm đến gặp ông ở Cốc thành. Bùi Ân chùa Cốc thành ở huyện Đông a. Xem Sử ký 55 tờ 2b2-4.

    (5)
    Dã Hiên, tên một vị Thiền sư. Những tài liệu Phật giáo và Thiền tông Trung quốc không ghi một ai có tên như vậy cả. Trong Thượng sĩ hành trạng do Trần Nhân Tôn viết và in ở Thượng sĩ ngữ lục tờ 40a4-5, Trần Nhân Tôn nói rằng trong khi để tang mẹ mình thì có yêu cầu Tuệ Trung "giảng hai lục Tuyết đậu và Dã hiên". Tuyết đậu lục là của Thiền sư Trùng Hiển ((980-1052). Còn
    Dã hiên lục của ai, thì nay ta không rõ. Rất có thể là tác phẩm của một Thiền sư Việt Nam. Nếu Dã Hiên là một Thiền sư Việt Nam thì ông phải sống trước thời Viên Chíêu, tức trước năm 999.

    (6)
    Kim Cốc, nơi Thạch Sùng, người giàu nhất đời Tấn, xây dựng lâu đài cực kỳ tráng lệ xa hoa và là nơi ái thiếp của Sùng là Lục Châu tự tử, hiện ở phía tây bắc huyện Lạc dương, tỉnh Hà nam. Xem Tấn thư 3 tờ 10b7-13a4.

    (7)
    Long nữ hiến châu. Điển một người con gái dâng châu cho Phật trên hội Linh sơn và thành Phật ngay sau đó. Xem Diệu pháp liên hoa kinh 12, phẩm Đề Bà Đạt Đa tờ 3a-b. Xem thêm Hoà thượng Đan Hà Ngoạn châu ngâm:

    Long nữ Linh sơn thân hiến Phật
    Bần nhi y hạ kỷ ta đà.


    (8)
    Lao nhi vô công. Chữ lấy từ thiên Hiếu Hạnh lãm của Lã thị xuân thu: "Cầu chi kỳ bản, kinh tuần nhi đắc, cầu chi kỳ mạt, lao nhi vô công." (Tìm cái gốc nó thì qua tuần tất có, tìm cái ngọn nó thì nhọc mà vô ích). Xem Lã thị xuân thu 14 tờ 3a8, thành ngữ Lao nhi vô công cũng thường dùng trong Phật giáo để chỉ việc tu Thiền mà không kiêm tu Tịnh độ.

    (9)
    Có người hỏi Thiền sư Âu Chương:
    "Thế nào là: Một vầng trăng treo
    Muôn nước đều thấy ?"
    Chương đáp: "Khó nói với kẻ nhắm mắt". Xem Truyền đăng lục 20 tờ 367b 23-24.

    (10)
    Thí dụ chiếc thuyền, rút ra từ kinh Kim Cang:
    "Nên biết rằng Ta nói pháp cũng như thí dụ về chiếc thuyền" (*). Xem Kim Cang kinh tờ 749b10. Vĩnh Gia Huyền Giác, Quán tâm thập môn:

    Nhiên độ hải ưng thượng thuyền
    Phi thuyền hà năng độ?

    (Nhưng qua biển phải lên thuyền,
    Không thuyền sao qua được?)


    Xem Truyền đăng lục 5 tờ 242a18-19

    (11)
    Tùy lưu thỉ hoạch diệu lý. Từ và ý rút ra từ bài kệ truyền pháp của Ma Noa La, tổ thiền thứ 22 ở Ấn độ:

    Tâm tuỳ vạn cảnh chuyển
    Chuyển xứ thật năng u
    Tùy lưu nhận đắc tánh
    Vô hỷ phục vô ưu

    Xem Truyền đăng lục 2 tờ 214a 24-25

    (12)
    Điển Kinh Kha đi sứ Tần trong Chiến quốc sách. Thái tử nước Yên và khách khứa tin Kinh Kha đến sông Dịch. Cao Tiệm Ly đánh đàn, Kinh Kha tiến mà ca:

    "Gió vi vu hề sông Dịch lạnh tê
    Tráng sĩ một đi hề không trở về"

    Xem Chiến quốc sách 31 tờ 5b10-11

    (13)
    Thí dụ vàng quặng của kinh Viên giác: "Thiện nam tử, như luyện quặng vàng, vàng không phải do luyện mà có. Khi đã thành vàng rồi thì không trở lại làm quặng nữa, trải qua thời gian vô cùng, tính vàng vẫn không hoại mất". Xem Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh tờ 915c17-18.

    (14)
    Điển của Tề Văn trong Chiến quốc sách và của thiên Thuyết lâm trong Hàn phi tử. Tỉnh Quách Quân nước Tề muốn xây thành
    Tiết. Có nhiều người can ngăn nên dặn kẻ gác cửa, nếu ai xin vô để can ngăn thì đừng cho vô. Có người nước Tề xin vô để nói ba tiếng thôi, rồi chết cũng đành. Quách Quân cho vô. Người khách chỉ nói lớn ba tiếng "Biển cá lớn", rồi vọt chạy. Quách Quân ngạc nhiên cho gọi lại. Người khách mới giải thích ba chữ đó có nghĩa gì. Quách Quân mới thôi xây thành Tiết. Xem Chiến quốc sách 8 tờ 1b-2a và Hàn phi tử 8 tờ 5b-6a.

    _________

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    "Dĩ thị nghĩa cố, Như Lai thường thuyết:
    Nhữ đẳng Tỳ kheo, tri ngã thuyết pháp, như phiệt dụ giả. Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp!"


    (Do bởi nghĩa trên, cho nên Như Lai thường hay nói rằng :
    Tỳ kheo các ông nên biết, lời Như Lai nói pháp cũng như thuyền bè, chỉ tạm dùng để qua sông. Phật pháp còn không được cố chấp hà huống chi Thế gian pháp.)


    (Kinh Kim Cang)
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  5. #25
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #26
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Tăng thưa: "Quách quân nếu không nhận
    Can gián chẳng làm chi".
    Sư đáp: "Nếu muốn bưng uống trước
    Vẽ rắn khéo hãy thôi" (1)

    Lại hỏi: "Rắn chết giữa đường
    Xin thầy cứu sống" (2)
    Sư đáp: "Ngươi là người phương nào?".
    Tăng đáp: "Vốn người ở núi".
    Sư dạy: "Mau về non cũ ẩn
    Chớ gặp Hứa Chân Quân" (3)

    Lại hỏi: "Hải tạng (4) mênh mông không nên hỏi
    Tào khê từng giọt nghĩa ra sao?"
    Sư đáp: "Rừng tùng tiếng gió thê lương thổi,
    Mưa tạnh bùn nhơ ngập lối đi".

    Tăng thưa: "Không khác với ngày nay, là thế nào?" (5)
    Sư đáp: "Cúc trùng dương dưới giậu
    Oanh ngày nắng đầu cành".

    Lại hỏi: "Sờ sờ ở khoảng mắt lòng
    Rành rành trong chốn sắc thân
    Nhưng lý không thể phân
    Tướng không thể thấy
    Vì sao không thấy được?" (6)
    Sư đáp: "Trong vườn hoa rực rỡ
    Trên bờ cỏ tràn lan".

    Tăng thưa: "Năm lạnh mầm non rụng
    Lấy gì để thưởng công".
    Sư đáp: "Mừng cho ông tự rõ
    Sung sướng biết chừng nào !"

    Tăng thưa: "Hôm nay, may nghe giải
    Từ nay hết hoang mang ".
    Sư dạy: "Đắm cạn vừa vớt ra
    Ngoảnh đầu đầm muôn trượng".

    Lại hỏi: "Trong thành Niết bàn vẫn còn nguy hiểm (7)
    Thế nào là chỗ không nguy hiểm?".
    Sư đáp: "Trên rèm che làm tổ
    Cành lau xõa tóc mai".

    Tăng thưa: "Nếu gặp lúc cấp bách Đôi đường xử lẽ nào ?".
    Sư đáp: "Trượng phu theo phóng khoáng
    Trăng gió hãy vui chơi" (8)

    Lại hỏi: "Hết thảy chúng sanh đều bảo là Phật, lẽ ấy chưa tường, mong thầy chỉ dạy?".
    Sư đáp: "Nông trang hãy gắng khuyên anh thế Đợi thỏ người kia chớ nhọc theo" (9)

    Tăng thưa: "May được thầy chỉ rõ
    Trọn chẳng đến ai tìm".
    Sư dạy: "Khá thương một lần nghẹn
    Ngồi đó trót quên ăn”.


    Chú thích :

    (1)
    Điển của Tề Văn 2 trong Chiến quốc sách. Nước Sở có hai người thi vẽ rắn để uống rượu. Một người vẽ xong trước lại vẽ rắn thêm chân. Người vẽ xong sau không chịu, cho rằng rắn không có chân, rồi giựt ly rượu mà uống.

    (2)
    Thiền sư Thanh Lâm:

    Tử xà dương đại lộ
    Khuyết tử mạc đương đầu


    (Rắn chết giữa đường lớn
    Xin ông chớ đương đầu)


    (3)
    Hứa Chân Quân, tên tục là Hứa Tốn làm quan lịnh Tinh dương đời Bắc ngụy. Theo truyền thuyết, ông sau theo đạo thần tiên và bay lên trời, đến đời nhà Triệu Tống thì được phong là Thần công diệu tế chân quân. Cái tên Hứa Chân Quân do thế mà có.

    (4)
    Hải tạng : chỉ đạo Phật trong kinh điển hay tất cả kinh điển đạo Phật. Tào khê, chỉ cho Thiền phái. Phật Quả tham bái Chân Giác Thắng. Thắng chích cánh tay chảy máu rồi nói: "Đây là một giọt Tào khê".

    (5)
    Bất dị kim thời : đặc ngữ của Thiền chỉ cho việc sau khi giác ngộ không khác gì lúc chưa giác ngộ. Hoà thượng Bảo Chí, Thập nhị thời tụng:

    Giả sử tâm thông vô lượng thì
    Lịch kiếp hà tằng dị kim nhật


    (Giả sử lòng thông từ vô thỉ
    Nhiều kiếp sao từng khác hôm nay).


    (6)
    Thiền sư Minh Giác thượng đường, có vị sư hỏi: "Sờ sờ ở khoảng mắt lòng, mà tướng không thể thấy, rành rành trong vòng sắc trần mà lý không thể phân. Đã ở trong khoảng mắt lòng sao lại không thấy tướng của nó?” (Chiêu chiêu ư tâm mục chi gian, nhi tướng bất khả đổ. Hoảng hoảng tại sắc trần chi nội nhi lý bất khả phân. Ký ư tâm mục chi gian, vi thập ma bất đổ kỳ tướng?)

    (7)
    Thiền sư Đồng An Sát, Thập huyền đàm, "hồi cơ":

    Niết bàn thành lý thượng do nguy
    Mạch lộ tương phùng một định kỳ
    Quyền quải cấu y vân thị Phật
    Khước trang trân ngự phục danh thùy
    Mộc nhân dạ bán xuyên ngoa khứ
    Thạch nữ thiên minh tải mạo qui
    Vạn cổ bích đàm không giới nguyệt
    Tái tam lao lộc nãi ưng tri.

    (Niết bàn thành ấy vẫn còn nguy
    Đường phố gặp nhau chẳng hẹn kỳ
    Giả mặc đồ dơ tên gọi Phật
    Nếu mang áo ngự gọi tên gì
    Nửa đêm người gỗ mang giày mất
    Vừa sáng gái trơ đội mũ về
    Đầm biếc ngàn xưa trăng luống giọi
    Ba lần mò mẫm mới hay ri).


    (8)
    Long Đàm Sùng Tín hỏi Đạo Ngô: "Làm sao để quyết chắc?"
    Ngô nói: "Nhiệm tính tiêu diêu
    Tuỳ duyên phóng khoáng"


    (Tiêu diêu mặc tính
    Phóng khoáng tùy duyên)

    (9)
    Điển rút từ thiên Ngũ đồ trong Hàn Phi Tử. Nước Tống có người làm nông gặp một con thỏ chạy vấp phải một gốc cây mà chết. Anh đem về làm thịt ăn. Hôm sau anh ra đồng, bỏ cả cày bừa, đến gốc cây ngồi đợi một con thỏ khác. Thỏ khác đã không được, mà còn bị cả nước Tống cười.
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  7. #27
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    Ly Hạ trùng dương cúc




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. #28
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Lại hỏi: "Bao năm dồn chứa ngọc trong túi (1)
    Tận mặt hôm nay thấy rõ rành”
    Sư đáp: "Trăng trung thu chờ mãi
    Gặp phải mây mưa xông" (2)

    Tăng thưa: "Tuy nghe thầy dạy bảo
    Lý đó vẫn chưa thông".
    Sư dạy: "Cười người suông ôm cột
    Chết đuối nhắm giữa dòng !" (3)

    Tăng hỏi: "Thế nào là một phái?" (4)
    Sư đáp: "Vừa thấy Xuân gieo và Hạ lớn
    Gặp ngay Thu chín với Đông thâu".

    Tăng thưa: "Thành Phật nhiều thế là sao?".
    Sư đáp: "Tổ Long thôi nghĩ chạy
    Từ Phúc luống đường xa" (5)

    Tăng hỏi: "Kiến tính thành Phật, nghĩa ấy thế nào?".
    Sư đáp: "Xuân đến cây khô hoa đua nở
    Gió đưa ngàn dặm nức hương thần" (6)

    Tăng thưa: "Học nhân không hiểu, xin thầy dạy lại".
    Sư đáp: "Muôn năm cây cà ấy, (7)
    Xanh ngát tận chân mây".

    Lại hỏi: "Ma ni cùng các sắc
    Chẳng hợp chẳng phân ly" (8)
    Sư đáp: "Hoa xuân cùng bươm bướm
    Lúc luyến lúc ruồng nhau".

    Tăng hỏi: "Theo người xen lẫn là sao"
    Sư đáp: "Chẳng phải mắt Hồ tăng (9)
    Uổng công dâng ngọc Biện" (10)

    Lại hỏi: "Thế nào là chạm mắt là Bồ đề?" (11)
    Sư đáp: "Cây cong chim mãi sợ
    Dưa nguội người thổi hoài".

    Tăng thưa: "Học nhân không hiểu, xin thầy cho ví dụ khác".
    Sư đáp: "Kẻ điếc nghe tiếng đàn
    Người mù ngắm bóng trăng".

    Lại hỏi: "Vốn đã có hình thêm có ảnh
    Có lúc ảnh cũng lìa hình sao?".
    Sư đáp: "Trăm sông đổ về Đông kìa, muôn dòng đua chảy.
    Ngàn sao chầu Bắc đẩu kìa, thiên cổ quy tâm".

    Lại hỏi: "Thế nào là một câu tỏ ngộ, vượt muôn ngàn?" (12)
    Sư đáp: "Xa kẹp Thái sơn qua biển Bắc
    Ngửa quăng gậy chống vào cung trăng."


    __________

    Chú thích :

    (1)
    Nang trung bảo” từ rút ra từ khác phẩm Ngũ bách đệ tử thọ ký của kinh Pháp hoa, nhằm chỉ cho Phật tánh sẵn có trong mọi người. Thơ của Thiền sư Đỗ Lăng :

    Ngã hữu thần châu nhất khỏa
    Cửu bị trần lao cơ tỏa
    Kim triêu trần tịnh quang sanh
    Chiếu kiến sơn hà vạn đóa.
    (**)


    (Ta có ngọc thần một quả
    Lâu bị bụi trần phủ xoá
    Sáng nay bụi sạch sáng ra
    Soi thấu sơn hà muôn đóa).


    (2)
    Có người hỏi Âu Chương: "Bỗng nhiên không mây, thì trăng trung thu ra sao?". Chương đáp: "Tốt nhất là không mây".

    (3)
    Điển lấy từ thiên Đạo chích của Trang Tử : Vỹ Sinh có hẹn với một đứa con gái dưới cầu. Người con gái ấy không đến. Nước sông dâng lên. Vỹ Sinh ôm cột cầu mà chết.

    (4)
    "Một pháp" hay "nhất pháp", nếu muốn cho đủ thì phải nói:

    "Thật tế lý địa
    Bất thọ nhất trần
    Phật sự môn trung
    Bất xả nhất pháp".


    (5)
    Tổ Long, một biệt hiệu của Tần Thỉ Hoàng, hâm mộ thuật trường sinh, sai Đạo sĩ Từ Phúc, cũng có tên là Từ Thị, dẫn một ngàn đồng nhi ra biển Đông tìm Bồng lai vào năm 217 trước Tây lịch. Bồng lai đâu không thấy, mà bảy năm sau, Tần Thỉ Hoàng chết. Và họ chẳng bao giờ trở về.

    (6)
    Có người xin Viên Chiểu "Chặt đứt cội gốc"
    Chiểu đáp: "Ít gặp khách sâu mũi
    Nhiều trạm người khắc thuyền"

    Hỏi: "Chính vào lúc đó thì sao?"
    Chiểu đáp: "Rùa mù gặp gỗ đầu yên ổn
    Cây héo sinh hoa vật ngoại Xuân".

    (7)
    Có người hỏi Thiền sư Huệ Thanh: "Xưa Phật chưa ra đời thì như sao?". Thanh đáp: "Ngàn năm gốc cà ấy" (Thiên niên già tử căn).

    (8)
    Thiền sư Văn Ích, Văn Ích tụng:

    Ma ni bất tuỳ sắc
    Sắc lý vật ma ni
    Ma ni dự chứng sắc
    Bất hiệp bất phân ly


    (Ma ni không theo sắc)
    Trong sắc chẳng ma ni
    Ma ni cùng các sắc
    Không hiệp không phân ly)

    (9)
    Hồ Tăng Nhãn : Bồ Đề Đạt Ma thường được các môn đệ thiền gọi là Bích nhãn hồ tăng, "thầy tu Hồ (người Ấn độ) mắt xanh".

    (10)
    Điển rút từ thiên Hoà thị của Hàn phi tử. Biện Hòa người nước Sở được ngọc phác, dâng Lệ Vương, bịchặt hết một chân, vì Lệ Vương cho là dối, sau lại dâng vua kế vị là Vũ Vương, lại bị chặt một chân nữa cũng cùng lý do.

    (11)
    «Xúc mục Bồ Đề » : nhìn bất cứ đâu cũng thấy là giác ngộ cả. Thạch Sương Khánh Chư tham kiến Đạo Ngô, hỏi: "Thế nào là xúc mục bồ đề?". Đạo Ngô gọi sa di. Sa di đáp: "Dạ". Đạo Ngô nói: "Thêm nước vào tịnh bình".

    (12)
    Dẫn Vĩnh Gia Huyền Giác, Chứng đạo ca:

    Phần cốt tuỷ thân vị túc thù (*)
    Nhất cú liêu nhiên siêu bách ức


    (Nát thịt tan xương chưa đủ đền
    Một câu rõ được vượt muôn ngàn).

    ------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    “Phấn cốt toái thân vị túc thù,
    Nhất cú liễu nhiên siêu bách ức”.

    (**)


    Thiền sư Úc ở Trà Lăng (Trung Hoa đời Tống) một hôm cỡi ngựa đi qua cầu ván, chân ngựa sụp lỗ hổng, Thiền sư té nhào bỗng đại ngộ, đọc bài kệ:


    Ngã hữu minh châu nhất khỏa,
    Cửu bị trần lao quan tỏa.
    Kim triêu trần tận quang sanh,
    Chiếu phá sơn hà vạn đóa.
    Dịch:
    Ta có một viên minh châu,
    Đã lâu vùi tại trần lao.
    Hôm nay trần sạch sáng chiếu,
    Soi tột núi sông muôn thứ.



    http://www.thientongvietnam.net/kinh.../chuong02.html

    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  9. #29
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Phấn cốt toái thân vị túc thù




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #30
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Ngã hữu minh châu




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •