DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/16 ĐầuĐầu 123412 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 160
  1. #11
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    .

    Tầm văn thủ chứng



    .



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    hungcom (06-06-2015)

  3. #12
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    Thế Hệ Thứ Ba (1 người)

    4. THIỀN SƯ Vân Phong (? - 956)
    (Một tên nữa là Chủ Phong)

    Chùa Khai quốc (1), kinh đô Thăng Long, người Từ Liêm, quận Vĩnh Khương
    (2), họ Nguyễn. Khi mẹ mang thai, bà thường ăn chay, tụng kinh, lúc sinh có ánh sáng lạ chiếu khắp nhà. Cha mẹ thấy điềm lạ, nên cho Sư đi xuất gia. Lớn lên Sư theo hầu sư Thiện Hội ở Siêu Loại làm đệ tử nhập thất (3), lặng nắm huyền chỉ, thiền học ngày thêm càng tiến triển. Hội có lần bảo Sư: "Sống chết là việc lớn, cần phải giải quyết ngay".
    Sư hỏi: "Khi sống chết đến, làm sao tránh khỏi?"
    Hội đáp: "Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh".
    Sư hỏi: "Thế nào là chỗ không sống chết?"
    Hội đáp: "Ngay trong sống chết nắm lấy nó mới được".
    Sư hỏi: "Làm sao mà hiểu?"
    Hội đáp: "Ngươi hãy đi, chiều nay sẽ đến".
    Chiều Sư lại vào, như đã hẹn, Hội bảo: "Đợi đến sáng mai đông đủ, sẽ chứng minh cho ngươi".
    Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, liền sụp lạy.
    Hội hỏi: "Ngươi thấy đạo lý gì?"
    Sư thưa: "Con đã lĩnh hội".
    Hội hỏi: "Ngươi hiểu như thế nào?".
    Sư đưa nắm tay lên, thưa: "Bất tiếu là cái này đây".
    Hội liền bảo thôi.
    Về sau Sư mất vào năm Bính Thìn Hậu Chu Hiển Đức thứ 3 (956).


    ________________

    Chú thích :

    (1)
    Tây hồ chí, phần về Cổ tích, ghi: "Chùa Khai quốc ở tại bờ sông Nhị hà, phía bắc của hồ (Tây), nay là bến Yên Phụ mé ngoài đê.
    Nguyên Nam Đế nhà Tiền Lý nhân nền cũ của chùa An trì của triều Hồng Bàng, mà dựng lên, nên có tên Khai quốc. Sau danh tăng triều Ngô là Nguyễn Vân Phong người Từ Liêm tu bổ lại. Trong khoảng hai triều Đinh và Lê, Quốc sư Ngô Khuông Việt thường trụ trì tại đó. Nhà Lý trùng tu lại". Đến phần về chùa chiên, Tây hồ chí lại ghi: "Chùa Khai quốc do Nam đế triều Tiền Lý nhân nền cũ chùa An trì, mà dựng lên. Chùa ở bến Yên Phụ trên bờ sông phía ngoài đê thuộc mạn bắc hồ. Khi họ Lý dời đô đến, có sửa sang lại. Những danh tăng như Lý Thảo Đường, Ngô Thông Biện, đến Viên Học và Tịnh Không đều có ở đó. Triều Trần thường hay đến chơi. Trong khoảng Đại Bảo nhà Tiền (phải đọc là Hậu) Lê (1428 - 1789), vua ban tên An quốc. Tiên nhân Trần Tú Uyên sinh ở đó nên có tên vậy. Trong khoảng Hoằng định (1600 - 1618) nhà Hậu Lê, bờ sông bị lở, người trong ấp dời vào bên hồ, nay là chùa Trấn bắc".
    Về chùa Trấn bắc này, nó viết tiếp: "Trấn bắc là chùa An quốc dời vào, đổi tên như vậy, nay ở trong phần đất phường An Phụ. Bãi Rùa trên hồ nguyên có điện Hàm nguyên của triều Trần việc dựng điện có nói trong phần về cổ tích, nền cũ nó vẫn còn.
    Năm Lê Hoằng Định thứ 16 (1615) sông lở, chùa gần sụp. Người trong ấp dời vào dựng lại ở đấy. Trong khoảng Chính hoà (1680 - 1704), vua đến chơi, đổi tên chùa là Trấn quốc. Trong khoảng Vĩnh Hựu (1735 - 1739) và Cảnh Hưng (1740 - 1786) có những danh Tăng như Hà Giác Quan, Đỗ Tu Ma, Đỗ Trung Nghĩa đều ở đó. Ba tháp Thông quang, Linh quang và Viên quang cùng tượng của họ hiện còn. Đời Gia Long của triều ta, Bùi phương trượng kế đăng, tháp Tịch quang của Sư nay vẫn còn. Đầu đời Thiệu Trị, vua tuần du Bắc hà, đổi tên chùa là Trấn Bắc, sắc cho quan tỉnh làm bảng vàng treo, nay còn". Đó là lai lịch chùa Khai quốc của thủ đô Hà nội viết vào khoảng sau năm 1851, năm Nguyễn Đăng Giai được bổ làm kinh lược sứ sáu tỉnh miền Bắc, mà Tây hồ chí nhắc tới. Đây là niên đại chậm nhất xuất hiện trong nó. Về chùa Trấn bắc này, Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội, viết: "Chùa Trấn bắc vốn tên là chùa Trấn quốc, ở bên Hồ Tây, phường Yên phụ, huyện Vĩnh Thuận, xây vào khoảng Lê Hoằng Định (1600 - 1618) đến khoảng Vĩnh Tộ (1619 - 1628) thì trùng tu nên cơ sở trở nên rộng rãi, cảnh trí trở nên đẹp đẽ. Bi ký của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính viết đang còn. Năm Minh Mạng thứ hai (1821) triều ta vua ban cho chùa 20 lạng bạc. Đến năm Thiệu Trị thứ hai, vua xa giá đến chơi cúng chùa một đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền kẽm, đổi biển chùa làm chùa Trấn Bắc".

    (2)
    Kiến văn tiểu lục 6 tờ 2a6 nói: "Vào thời Lý, Trần, đặt trấn Vĩnh Khương, ở Từ liêm". Về huyện Từ liêm, Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội, viết: "Huyện Từ liêm, từ đông sang tây rộng 11 dặm, từ bắc xuống nam rộng 14 dặm, đông đến huyện Vĩnh Thuận một dặm, tây đến địa giới huyện Đan phụng 10 dặm, nam đến địa giới huyện Thanh trì, phủ Thường tín 5 dặm, bắc đến bờ sông Nhị hà đối diện với địa giới huyện Đông ngạn tỉnh Bắc ninh và huyện An lãng, tỉnh Sơn tây 9 dặm. Đời Hán là đất huyện Luy lâu. Đời Tuỳ đổi làm huyện Giao chỉ. Đường Vũ Đức năm thứ tư (621) cắt ra, đặt tên huyện Từ liêm, rồi đặt Từ châu vì huyện đó có sông Từ và sông Liêm, nên gọi tên đó. Năm thứ 6 (623) đổi làm Nam Từ châu. Năm đầu Trinh Quán (627) bỏ châu đó đi, đem ba huyện sáp nhập vào huyện Giao chỉ thuộc Đô hộ phủ. Sau phục nguyên tên huyện chưa rõ đời nào. Đời thuộc Minh, nó thuộc phủ Giao châu. Đời Lê Quang Thuận nó thuộc thống hạt của phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây. Năm đầu Gia Long triều ta nhân theo. Năm Minh Mạng thứ 12 (1832) cải thuộc phủ Hoài đức kiêm lý, gồm 13 tổng, 87 xã thôn sở". Nay là đất huyện Hoài đức, tỉnh Hà tây.

    (3)
    Nhập thất đệ tử, chỉ người đệ tử đắc ý nhất. Ý nghĩa rút ra từ câu "Do giả thăng đường hỷ, vị nhập ư thất giả" của chương Tiên tiến trong Luận ngữ. Xem Luận ngữ 11 tờ 3b7.

    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    hoatihon (06-07-2015)

  5. #13
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Thế Hệ Thứ Tư (2 người, 1 người khuyết)

    5. Đại Sư Khuông Việt (933 - 1011) (Trước tên là Chân Lưu)


    Chùa Phật Đà, làng Cát lợi, Thường lạc, người Cát lợi, họ Ngô, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế. Sư tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng, nhỏ theo học Nho, lớn lên quy y Phật. Sư cùng bạn học đến Thiền Sư Vân Phong chùa Khai quốc, thọ giới Cụ túc (1). Từ đó, Sư đọc khắp sách Phật, tìm hiểu yếu chỉ của Thiền. Năm bốn mươi tuổi, danh Sư vang tới triều đình. Vua Đinh Tiên Hoàng mời đến, Sư đối đáp hiệp chỉ, bèn phong làm Tăng thống (2). Năm Thái Bình thứ hai (917). Vua ban hiệu Khuông Việt đại sư (3). Hoàng đế Lê Đại Hành càng kính trọng Sư hơn, phàm việc quân, việc nước ở triều đình, Sư đều dự vào.
    Một lần Sư đi chơi núi Vệ linh ở quận Bình lỗ, thích phong cảnh vắng đẹp, bèn muốn lập am để ở. Đêm xuống nằm mộng thấy một vị thần, mình mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, hình tướng dễ sợ, đến nói rằng: "Ta là Tỳ Sa Môn thiên vương (4), những người theo ta là Dạ xoa. Thiên đế có sắc sai ta đến nước này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với ngươi, nên đến đây báo cho ngươi biết". Sư kinh hãi thức dậy, nghe trong núi có tiếng kêu la ầm ĩ, lòng rất lấy làm lạ. Đến sáng Sư vào núi, thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum sê, bên trên lại có mây xanh bao phủ, nhân đó sai thợ đến chặt. Đem về, khắc tượng như đã thấy trong mộng, để thờ. Năm Thiên Phúc thứ 1 (981), binh Tống đến quấy nước ta. Vua biết rõ việc đó, liền sai Sư đến lập bàn thờ cầu đảo. Quân giặc kinh hãi, rút về giữ sông Hữu ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, giặc bèn tan vỡ.
    Năm Thiên Phúc thứ 7 (986), người Tống là Nguyễn Giác sang sứ nước ta. Bấy giờ pháp sư Đỗ Thuận cũng có tiếng tăm lừng lẫy. Vua sai Pháp sư cải trang làm người lái đò để nghinh đón Giác ở Giang khúc. Giác thấy Pháp sư giỏi bàn văn chương, bèn đem thơ tặng, có câu: "Ngoài trời lại có trời soi rạng". Vua đưa hỏi Sư. Sư thưa rằng: "Đây nó muốn tôn kính Bệ hạ cùng với chúa nó không khác ". Khi Giác trở về, Sư làm một bài thơ nhan đề Vương lang qui (5) để tiển đưa. Bài từ như sau:

    Trời lành gió thuận, gấm buồm dương
    Thần tiên về để hương
    Muôn trùng vạn dặm biển mênh mang
    Trời xanh xa dặm trường
    Tình ray rứt chén lên đường
    Bịn rịn sứ tinh lang
    Nguyện đem thâm ý vì Nam bang
    Phân minh tâu Thượng hoàng
    (6)

    Sau Sư lấy cớ già yếu, xin từ về núi Du hí ở quận mình, lập chùa trụ trì; người học tìm tới đông đảo. Một hôm, đệ tử nhập thất là Đa Bảo hỏi: "Thế nào là chung thủy của sự học đạo".
    Sư đáp: "Thủy chung không vật, diệu hư không
    Hiểu được chân như, thể tự đồng".
    Bảo tiếp: "Làm sao đảm bảo được?".
    Sư đáp: "Không có chỗ cho nguời xuống tay".
    Bảo nói: "Hòa thượng nói xong rồi".
    Sư lại hỏi: "Ngươi hiểu gì".
    Bảo bèn hét lên.
    Ngày 15 tháng hai năm Thuận Thiên thứ 2 (1011) triều Lý, khi sắp cáo tịch, Sư dạy Đa Bảo kệ rằng:

    Trong cây vốn có lửa
    Có lửa, lủa mới bừng
    Nếu bảo cây không lửa
    Cọ xát do đâu bùng.
    (*)

    Nói kệ xong, sư ngồi kiết già mà mất, thọ 82 tuổi (Có nơi nói thọ 79 tuổi)
    (7)

    Chú thích :

    (1)
    Thọ giới Cụ túc, tức nhận lấy đầy đủ những kỷ luật chi phối đời sống cá nhân và đời sống tập thể của tổ chức Phật giáo. Thường thường, những kỷ luật ấy gồm những điều luật, mà tùy theo tôn phái và nam nữ, có thể bắt đầu từ khoảng hai trăm mấy chục giới cho đến 500 giới, dùng cho đời sống cá nhân. Khi một người nào chịu nhận những điều luật đó, họ được gọi là Tỳ kheo nếu là đàn ông, hay Tỳ kheo ni nếu là đàn bà, và họ là những người đã thọ Cụ túc giới.

    (2)
    Đại Việt sử lược1 tờ 17a9 nói: Năm Thái Bình thứ hai (971) đặt phẩm trật cho quan văn quan võ, thầy tu và đạo sĩ". Toàn thư B1 tờ 3b6-8 cũng ghi: Năm Thái Bình thứ 2 bắt đầu định phẩm cho văn võ Tăng đạo", nhưng còn thêm: "Tăng thống Ngô Chân Lưu được vua ban hiệu là Khuông Việt đại sư". Cứ vào đây thì cũng có thể thấy, dù cả hai bộ sử không ghi rõ năm nào Khuông Việt được phong làm Tăng thống, ta có thể kết luận dễ dàng là, Việt phải được phong làm Tăng thống vào chính năm Thái Bình thứ 2 (971), bởi vì Tăng thống là một chức quan do triều đình thiết lập trong liên hệ với tổ chức Phật giáo, mà thời Đinh Tiên Hoàng thì đến năm (971) mới bắt đầu thiết lập những phẩm trật không những cho các quan văn vũ, mà còn cho cả tăng sĩ và đạo sĩ, do đó chức Tăng thống của Việt cũng phải ra đời vào năm đó.

    (3)
    Đây là lần đầu tiên chức Tăng thống được nói đến trong lịch sử của nước ta. Về lai lịch chức này tại Trung quốc, Đại tống tăng sử lược quyển trung tờ 243a 19b-12 viết: "Về sự bắt đầu của chức này, thì khi nhà Diêu Tần đặt chế độ ở Quan trung, bèn lập nên Tăng chính để làm người đứng đầu Phật giáo. Khi nhà Ngụy lên ngôi ở đất Bắc, bèn cải làm Tăng thống để thống lãnh sư sãi, tuy nêu một tên mới, nhưng chức vụ vẫn giữ. Trong khoảng Hậu Ngụy Hoằng Thỉ (396-397), Sa môn Pháp quả ở Triệu quận, giới hạnh tinh nghiêm, mở trường thuyết pháp, vua Thái Tổ trưng làm Sa môn thống. Chức quan Sa môn thống bắt đầu từ Pháp Quả vậy. Lại có Sa môn Sư Hiền người Kế tân, vốn dòng vương gia đông du đến đất Lương, rồi lại tới kinh đô, gặp lúc Phật pháp bị bãi bỏ(440 - 451), bèn tạm làm nghề bốc thuốc để giữ đạo không đổi. Đến ngày Phật pháp trùng hưng lại làm Samôn cùng với năm người bạn. Vua Ngụy (Văn Thành Đế 452 - 465) tự mình cắt tóc cho Sư, xuống chiếu cho Hiền làm Tăng thống. Chức quan Tăng thống bắt đầu từ Sư Hiền vậy. Đến khi nhà Tùy trùng hưng Phật giáo, thay đổi hoàn toàn phong tục, mời Tăng Mãnh ở chùa Đại hưng thiện làm Tuỳ quốc đại thống. Lại có Sa di Hiệu Thánh, trước ở Lạc dương giữ chức Quốc tăng đồ sau mời vào Nghiệp, đổi làm Quốc thống, tức Tăng thống của một nước vậy. Nhà Tống nhân theo chế độ nhà Đường, bỏ Tăng thống mà lập Tăng lục".
    Ở Trung quốc như vậy, chức Tăng thống bắt đầu với Sư Hiền khoảng từ năm 452 cho đến đời Đường thì bỏ chức đó mà lập nên chức Tăng lục. ở nước ta Đinh Tiên Hoàng đã thiết trí chức Tăng thống, nhưng đồng thời cũng đặt luôn chức Tăng lục, vì năm 971 này, sau khi ban Khuông Việt đại sư cho Tăng thống Ngô Chân Lưu, thì cùng lúc đã cử Trương Ma Ni làm Tăng lục.

    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  6. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    hoatihon (06-07-2015)

  7. #14
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    (4)
    Theo vũ trụ quan huyền thoại Phật giáo tiểu thừa thì vũ trụ chia làm ba cõi, đó là cõi có tham dục, cõi có hình tướng, cõi không hình tướng. Cõi có tham dục hay dục giới lấy núi Tu di làm trung tâm, và quả đất chúng ta ở về phía nam ngọn núi ấy, tên là Nam diêm phù đề. Núi đó có bốn tầng. Tầng thứnhất cho đến tầng thứ ba là chỗ ở của những loài dạ xoa. Tầng thứ tưlà chỗ ở của bốn vị vua trời hay Tứ Thiên Vương ở tại bốn phương của tầng ấy, mà về phía bắc thì do vị vua tên Tỳ Sa môn Thiên Vương, tức phiên âm của chữ vaisravâna, cũng gọi là Đa Văn Thiên Vương. Cuối cùng trên chóp đỉnh tu di là cõi trời Tam Thập Tam Thiên hay cũng gọi là trời Đao lợi hay Đâu suất, nơi ngự trị của Đế Thích. Đế Thích như vậy theo huyền thoại này cai quản cõi Dục giới. Những tên thần nói đến trong truyện đây là dẫn từ thần thoại vừa kể.

    (5)
    Bản in đời Lê, đời Nguyễn của Thiền uyển tập anh đều chép:

    Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
    Thần tiên phục đế hương
    Thiên trùng vạn lý thiệp thương lương
    Cữu thiên quy lộ trường
    Nhân tình thảm thiết đối ly trường
    Phan luyến tinh tinh lang
    Nguyện tương thâm ý vị Nam cường
    Phân minh báo ngã hoàng.

    -------------
    Toàn thư B1 tờ18b5 - chép:

    Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
    Diêu vọng thần tiên phục đế vương
    Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lương
    Cữu thiên quy lộ trường
    Tình thảm thiết đối ly trường
    Phan luyến sứ tinh lang
    Nguyện tương thâm ý vị Nam cường
    Phân minh tấu ngã hoàng.


    (6)
    Toàn thư B tờ18 a5-b8 viết: "Năm Đinh hợi Thiên Phúc thứ 8 (987) Tống lại sai Lý Giác đến san phong. Bấy giờ, vua sai Pháp sư tên Thuận giả làm người chèo đò, đi đón. Giác rất giỏi văn chương. Lúc ấy, gặp khi có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, Giác vui ngâm:

    Ngỗng ngỗng đôi con ngỗng
    Ngoảnh mặt ngó ven trời.


    Pháp sư đang lúc cầm chèo, cũng tiếp vần đọc:

    Lông trắng phơi dòng biếc
    Sóng xanh chân hồng bơi.
    (**)

    Giác càng lấy làm lạ. Đến khi về tới sứquán, Giác làm một bài thơ gởi cho Sư rằng :

    May gặp thời minh giúp việc vua
    Một mình hai đợt sứ Giao châu
    Đông đô đôi biệt dòng lưu luyến
    Nam việt muôn trùng ngóng chửa bưa
    Ngựa đạp mây mù qua sóng đá
    Xe rời núi biếc thả buồm đưa
    Ngoài trời còn có trời soi rạng
    Sóng lặng khe đầm trăng ngắm thu.


    Thuận đem bài thơ dâng cho vua. Vua mời Sư Ngô Khuông Việt đến xem. Không Việt nói: " Bài thơ này có ý tôn trọng Bệ hạ cùng với chúa nó không khác". Vua khen ý đó, tặng thưởng càng nhiều. Giác giã từ trở về, vua xuống chiếu cho Khuông Việt viết một khúc từ đến tin đưa. Bài từ thế này:

    "Trời thanh gió thuận buồm gấm trương
    Xa ngắm thần tiên về đế hương
    Muôn trùng sông núi vượt đại dương
    Xa xôi hút dặm đường
    Lòng lưu luyến ngỏ ly trường
    Cầm tay Sư hỏi han
    Nguyện đem thâm ý vì Nam bang
    Phân minh tâu thượng hoàng".

    Giác vái mà trở về.

    (7)
    Cứ tiểu sử này thì Khuông Việt được phong làm Tăng thống lúc 40 tuổi. Nhưng theo Đại Việt sử lược1 tờ17a10 cũng như Toàn thư B1 tờ3b7-8 thì đến năm Thái Bình thứ hai, nghĩa là vào năm 971 mới có việc định phẩm trật của văn võ và Tăng đạo. Cho nên, chức Tăng thống của Việt không thể phong trước năm 971. Vậy, Việt phải sinh vào năm 930. Bấy giờ, nếu Việt mất vào năm Thuận Thiên thứ hai nhà Lý, tức năm 1011, như thế thì tuổi thọ của Việt, tính theo tuổi Việt Nam, tất phải 82 tuổi. Cả ba bản in triều Lê và Nguyễn đều ghi thọ 52 tuổi, thọ ngũ thập hữu nhị.
    Chúng tôi nghĩ chữ "ngũ" chắc chắn là một viết sai của chữ"bát", một điều rất dễ xảy ra, do thế, đề nghị sửa "thọ ngũ thập hữu nhị" thành "thọ bát thập hữu nhị" và dịch là "thọ 82 tuổi".

    ____________________

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    Mộc trung nguyên hữu hoả
    Hữu hoả, hoả hoàn sinh
    Nhược vị mộc vô hoả
    Toản toại hà do manh.


    (**)

    Nga nga lưỡng nga nga,
    Ngưỡng diện hướng thiên nha.
    Bạch mao phô lục thuỷ,
    Hồng trạo bãi thanh ba.



    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  8. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    hoatihon (06-07-2015)

  9. #15
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    .

    Trong cây vốn có lửa





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #16
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    Thế Hệ Thứ Năm (2 người, khuyết 1)

    6. THIỀN SƯ Đa Bảo

    Chùa Kiến sơ, làng Phù đổng, Tiên du. Không biết người đâu, và cũng không biết họ gì. Khi Đại sư Khuông Việt giảng dạy tại chùa Khai quốc, Sư đến tham học. Đại sư khen là người gặp việc thì chóng hiểu, xử sự cẩn thận, nên riêng cho nhập thất.
    Sau khi đắc pháp, Sư chỉ một mình một bát, tiêu dao ngoại vật. Sau được chùa Kiến sơ, bèn đến ở đó. Lý Thái Tổ lúc chưa lên ngôi, Sư thấy tướng mạo đẹp đẽ khác thường, bèn bảo: "Chú này cốt tướng khác phàm, ngày kia làm vua ắt là nó đây". Lý Công Uẫn cả kinh, thưa: "Hiện nay đức Thánh thượng anh minh còn đó, trong ngoài cả nước yên vui, thầy sao lại nói lời phải tội tru di này ?".
    Sư bảo: "Mệnh trời đã định, người dù muốn trốn cũng chẳng được nào. Giả như lời này mà đúng, thì mong chớ bỏ nhau".
    Khi Vua lên ngôi, nhiều lần triệu Sư vào cung, hỏi bàn yếu chỉ của Thiền và lễ Sư rất hậu. Cả đến công việc chính trị của triều đình, Sư đều dự phần giải quyết. Vua xuống chiếu trùng tu chùa Sư (1). Sau không biết Sư tịch ở đâu.


    Chú thích :

    (1)
    Về việc Đa Bảo đến ở chùa Kiến sơ và có những liên lạc với Lý Công Uẩn, truyện Xung thiên dũng liệt chiếu ứng uy tín đại vương của Việt điện u linh tập tờ 205 viết: "Xét Báo cực truyện và Thế truyền nói, Vương thần thổ địa chùa Kiến sơ giáng sanh. Xưa Thiền sư Chí Thành (nghi là Cảm Thành) ở chùa Kiến sơ tại làng Phù đổng, lập nhà thờ thần thổ địa ở mé bên phải của chùa làm chỗ thanh tịnh để niệm Phật tụng kinh. Ngày tháng soi mòn, phần lớn đã làm mất dấu cũ của nó, nên Sa môn thiền sư không do đâu mà biết được. Dân địa phương ưa thờ quỷ, đốt hương cầu đảo, gọi bậy là dâm từ. Đến khi Thiền sư Đa Bảo trùng tu chùa, cho chỗ thờ là dâm từ, muốn phá hủy đi. Một hôm, tại cây cổ thụ của đền thờ thần hiện một bài kệ đề rằng:

    Phật pháp ai hay hộ
    Giữ đức tại Kỳ viên
    Nếu không ta gây giống
    Sớm theo xứ khác thiên
    Chớ chở Kim cang bộ
    Dấu kín Na la diên
    Đầy trời người như bụi
    Chùa Phật thành oan khiên.


    Ngày khác, một bài kệ khác lại hiện ra ở đó, thần ứng ra tám câu viết:

    Phép Phật từ bi lắm
    Oai quang khắp đại thiên
    Muôn thần đều hướng hóa
    Ba cõi thảy khắp truyền
    Thầy ta ra hiệu lịnh
    Tà qủy ai dám trêu
    Nguyện thường theo thọ giới
    Lớn nhỏ giữ Kỳ viên.

    Sư lấy làm lạ, bèn lại thiết đàn trì giới cho thần, cúng dùng đồ chay lạt. Lý Thái Tổ lúc còn tiềm long, biết Đa Bảo đức hạnh cao thượng, cùng làm đàn việt cho Bảo. Khi đã nhận ngôi, tự thân đến chơi chùa Bảo. Thiền sư nghênh giá đi qua bên chùa. Sư lên tiếng nói: "Phật tử, ngươi sao không nhanh nhẹn đến chúc mừng đức tân thiên tử !". Thần ứng thanh, hiện ra nơi da cây bốn câu rằng:

    Đức kế càn khôn lớn
    Oai thanh yên tám miền
    Cõi âm nhờ ân huệ
    Nhuần thấm phong Xung thiên.


    Thái Tổ đọc thấy, biết ý của thần, ban hiệu là Xung thiên thần vương. Bài thơ tự nhiên biến mất. Vua lấy làm lạ, sai thợ tạc tượng của thần, dung nghi hùng vĩ, và tướng hầu tám pho. Sơn thếp xong rồi, lại hiện ở dưới đại thụ một bài thơ bốn câu:

    Một bát nước công đức
    Tùy duyên hóa thế gian
    Sáng choang còn chiếu đuốc
    Bóng mặt trời lên non.

    Sư đem bài kệ trình vua. Thái Tổkhông hiểu nó nói gì. Về sau nhà Lý tám đời thì truyền ngôi cho nhà Trần. Chữ Bát cùng với chữ bát giống nhau. Một tám tức như tám. Huệ Tôn tên là Sám, đấy gọi là "trời lên non". Nó thần diệu như vậy đó.
    Truyện Xung thiên chiêu ứng thần vương của Lĩnh nam trích quái truyện cũng trùng trường hợp như vừa dẫn, trừ một số những sai khác về văn cú và điểm xuất phát, mà theo nó thì chuyện này rút ra từ Cổ pháp ký và Kỷ đức ký. Tuy nhiên cứ Toàn thư B4 tờ 34a4-b1 trong lời bàn của Ngô Sĩ Liên về việc nhà Lý mất ngôi thì nhân vật chính của chuyện không phải là Đa Bảo, mà là Vạn Hạnh. Liên viết: Thế truyền Lý Thái Tổ lúc mới được thiên hạ, xa giá trở về Cổ pháp đến thăm chùa làng Phù đổng. Có thần nhân đề thơ trên cột chùa rằng:

    Một bát nước công đức
    Tùy duyên hóa thế gian
    Sáng choang còn soi đuốc
    Bóng mất trời lên cao.

    Sư Vạn Hạnh đem bài thơ dâng lên. Lý Thái Tổ xem, nói rằng: "Việc thần nhân không thể hiểu được". Người đời truyền tụng nó, mà không biết nó nói gì. Đến khi họ Lý mất ngôi, mới biết bài thơ quả đúng. Bởi vì Huệ Tôn trở lên đến Thái Tổ có tám đời, mà Huệ Tôn tên Sám, tức trời lên non thì bóng mất". Như thế, nhân vật chính của cả truyện trên đúng ra phải là Vạn Hạnh chứ không phải Đa Bảo. Và cứ vào đấy, thì những bài thơ trên cũng phải là của Vạn Hạnh. Chúng thực tế có thứ chất thơ phong thủy và sấm truyền của những bài thơ hiện còn lưu truyền mệnh danh là của Vạn Hạnh. Việt sử tiêu án 1 tờ 128a6-9 cũng ghi lại chuyện Lý Thái Tổ gặp bài thơ vừa nói, nhưng không ghi ai dâng lên.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  11. #17
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Nga nga lưỡng nga nga





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  12. #18
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    Thế Hệ Thứ Sáu (3 người, 1 người khuyết lục)

    7. TRƯỞNG LÃO Định Hương (? - 1075)


    Chùa Cảm ứng, Ba sơn, phủ Thiên đức, Sư họ Lã, người Châu minh, gia thế dòng tịnh hạnh.
    Thuở nhỏ thọ giáo với Thiền sư Đa Bảo tại chùa Kiến sơ. Trải qua 24 năm, môn đồ của Bảo có hơn trăm người , chỉ có Sư cùng với Quốc Bảo Hòa được chọn làm thủ lãnh, nhưng Sư thấu rõ nhất tôn chỉ của Bảo.
    Một hôm Sư hỏi Bảo: "Làm thế nào để thấy được chân tâm?"
    Bảo dạy: "Chính ngươi tự phát hiện".
    Sư bỗng nhiên hiểu được yếu chỉ, liền thưa: "Hết thảy đều như thế, chứ có riêng gì tôi".
    Bảo hỏi: "Ngươi đã hiểu chưa?".
    Sư đáp: "Khi đệ tử hiểu rồi, cũng giống như lúc chưa hiểu"(1). Bảo dạy: "Nên đem tâm đó mà quyết chắc"
    Sư bưng tai, đứng quay lưng lại. Bảo liền quát "Đi". Sư sụp lạy.
    Bảo dạy: "Từ nay ngươi hãy như một kẻ đui điếc trong việc tiếp người".
    Đô tướng thành hoàng sứ là Nguyễn Tuân khâm phục tài đức của Sư, nên mời về chùa đó ở.
    Người học vân tập, dạy dỗ dắt dìu, công Sư không ít.
    Ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh dần (2) Sùng Hưng Đại Bảo thứ 2 (1050) triều Lý Thái Tôn, Sư nhuốm bệnh, họp chúng để từ biệt, đọc kệ:

    "Bản lai không xứ sở (3)
    Xứ sở ấy chân tông
    Chân tông huyền như vậy
    Huyền hữu tức không không" (4).

    Nói kệ xong, Sư lặng lẽ viên tịch.


    _____________

    Chú thích :

    (1)
    Nguyên văn: Đệ tử liễu thời hoàn đồng vị liễu. Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu: "Cho nên Tổ sư nói: "Biết rồi cũng giống như chưa ngộ". Xem Truyền đăng lục 29 tờ 264b25. Xem thêm Long Nha hoà thượng, Cư độn tụng:

    Ngộ liễu hoàn đồng vị ngộ nhân
    Vô tâm thắng bại tự an thần
    Tùng tiền cổ đức xưng bần đạo
    Hướng thử môn trung hữu kỷ nhân.


    Xem Truyền đăng lục 29 tờ 453 a1-2.

    (2)
    Nguyên văn: "Sùng Hưng Đại Bảo tam niên Canh dần. Nhưng cứ Đại Việt sử lược 2 tờ 9a2 và Toàn thư B2 tờ 37b1 thì Canh dần phải nhằm năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ hai, chứ không phải thứ ba. Chữ tam chắc chắn là một viết lộn của chữ nhị, chỉ cần thêm một nét thôi. Chúng tôi dịch theo đề nghị sửa sai này.

    (3)
    Đồng An Sát thiền sư. Thập huyền đàm:

    Diệu thể bản lai vô xứ sở
    Thông thân hà cánh hữu tung do.


    Xem Truyền đăng lục 29 tờ 455b9-10.

    (4)
    Về ý và từ, rút ra từ định nghĩa Không Không trong Đại trí độ luận. "Những gì là Không Không? Trả lời: Tất cả mọi vật đều Không, cái Không ấy cũng Không nên gọi là Không Không"
    (Hà đẳng vi Không Không? Nhất thiết Pháp Không thời Không diệc Không, thị danh Không Không).
    Đại trí độ luận còn định nghĩa thêm: "Không Không là đem Không mà phá vỡ nội Không, ngoại Không phá ba Không đó gọi là Không Không" (3) Xem Đại trí độ luận 31 tờ 287c24-27


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  13. #19
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    8. THIỀN SƯ Thiền Lão (1)

    Chùa Trùng minh, núi Thiên phúc (2), Tiên du. Ban đầu Sư đến tham bái Thiền sư Đa Bảo tại chùa Kiến sơ, lãnh được tâm yếu rồi đến trác tích tại núi ấy (3). Gió thiền càng nổi, kẻ học hàng nghìn, đông đảo làm cho tòng lâm thịnh vượng.
    Vào khoảng Thông Thụy (1034 - 1038), Lý Thái Tôn có lần đến chùa và hỏi Sư rằng:
    "Hòa thượng ở núi này đến nay được bao lâu?".

    Sư thưa:

    "Chỉ biết tháng ngày này
    Ai hay xuân thu trước"
    (4) (*)

    Vua hỏi: "Hàng ngày làm việc gì?"

    Sư đáp:

    "Trúc biết hoa vàng đâu cảnh ngoại (5)
    Trăng trong mây bạc hiện toàn chân"
    (**)

    Vua hỏi: "Có ý chỉ gì?"

    Sư đáp: "Lắm lời không ích về sau"

    Vua hoát nhiên như có sở đắc.

    Khi sắp sai sứ rước Sư về triều làm cố vấn, thì Sư đã viên tịch trước đó (6). Vua rất buồn tiếc, làm thơ thương khóc, sai trung sứ ban nhiều lễ hậu, lập đàn trà tỳ, thu linh cốt, xây tháp ở cửa núi, lại sửa sang rộng rãi chùa Sư, đặt môn đồ lo việc hương hỏa.


    Chú thích :

    (1)
    Thiền Lão đúng ra phải có tên là Thiền Nguyệt. Nhưng có lẽ vì tôn trọng Nguyệt nên chỉ xưng Thiền Lão, rồi sau thành quen. Nhưng cũng có thể tránh húy Nguyệt của Thiện Đạo quốc mẫu.

    (2)
    Núi Thiên phúc này là một ngọn của núi Tiên du, bởi vì truyện của Đạo Huệ ở tờ 23b5 nói Huệ ở "chùa Quang minh, núi Thiên phúc, Tiên du", nhưng truyện của Cứu Chỉ ở tờ 16b7 nói Chỉ "vào ở chùa Quang minh núi Tiên du". Thì núi Thiên phúc là núi Tiên du, tức núi Lạn kha hay núi Phật tích ở xã Phật tích huyện Tiên du, tỉnh Hà bắc hiện nay. Có lẽ, cái tên Thiên phúc bắt đầu xuất hiện lúc Lý Thái Tôn xây viện Thiên phúc ở núi Tiên du, mà Toàn thư B2 tờ29b7 ghi lại vào năm 1041.

    (3)
    Từ sơn đây chắc là Tư sơn khắc sai vì tự dạng giống nhau. Hiện tượng này xảy ra nhiều lần trong bản in này. Ngoài ra cứ truyện của Thiền Lão thì Lão không ở nơi nào khác "chùa Trùng minh núi Thiên phúc, Tiên du".

    (4)
    Tham chiếu câu trả lời của Toàn Phó trong Truyền đăng lục. Có người hỏi Phó: " Hoà thượng tuổi nhiều ít ?" Phó trả lời:

    "Thỉ kiến khứ niên cửu nguyệt cửu
    Như kim hựu kiến thu điệp hoàng"


    (Mới thấy năm qua chín tháng chín
    Mà nay lại gặp lá thu vàng.)


    Xem Truyền đăng lục12 tờ 297b20-21

    (5)
    Thúy trúc hoàng hoa. Cách ngữ của thiền nhằm chỉ chân lý không nằm đâu xa, nó nằm ngay trước mặt, ý nghĩa rút từ câu nói của Thiền sư Đại Châu Huệ Hải:

    "Trúc biếc xanh xanh, đều là pháp thân,
    hoa vàng dờn dợn, chẳng gì là chẳng phải Bát nhã".
    (***)

    Xem Truyền đăng lục 6 tờ 247c15.

    (6)
    Cứ vào đây thì hình như Thiền Lão phải viên tịch dưới thời Lý Thái Tôn. Nhưng truyện của Quảng Trí ở tờ 18a9-10 nói: "Năm đầu Chương Thánh Gia Khánh (1059) Sư bỏ đời đến tham học với Thiền Lão ở Tiên du", thì rõ ràng Lão không thể viên tịch dưới triều Lý Thái Tôn được, bởi vì Chương Thánh Gia Khánh là niên hiệu của Lý Thánh Tôn. Lý Thái Tôn mất năm 1054.


    __________

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    Đãn tri kim nhật nguyệt
    Thùy thức cựu Xuân Thu


    (**)

    Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
    Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân


    (***)

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị pháp thân
    Uất uất hoàng hoa, vô phi Bát Nhã


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  14. #20
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Đãn tri kim nhật nguyệt






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •