DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 66
  1. #1
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Kính thưa nguoiaolam !

    Khi xem lại cuộc đời Đức Phật,minhdinh thấy rằng sau 6 năm tu khổ hạnh,Đức Phật đến bên gốc Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày mà thành Đạo.Vậy thì có thể nói,6 năm tu khổ hạnh tuy chưa giúp được Đức Phật thành Đạo nhưng cũng đã giúp được Ngài có sức Định hơn người thường rồi.Mà chúng ta,những chúng sinh vô minh,nếu như chưa có được Định Lực mà tu ở nơi phố thị đông người thì sẽ khó thành tựu hơn.Bởi "vạn sự khởi đầu nan",cái khó là lúc bắt đầu.Nếu chúng ta lên non tu tập thời gian đầu,đạt được Định Lực rồi mới tham gia vào chốn thế gian thì khả năng trụ lại được mới cao,chứ nếu không thì dễ thối tâm chuyển ý trước những cám dỗ.Bởi thế mới có rất nhiều vị đã xuống tóc qui y rồi một thời gian sau lại hoàn tục là vậy.Dù họ tu là tu ngay nơi phố thì đông người như bác nói.

    Cho nên theo minhdinh nghĩ,vấn đề chưa hẳn là chúng ta tu ở đâu,mà vấn đề là chúng ta hiểu ra sao khi đối mặt với những vấn đề hàng ngày của một Phật tử.Nếu chúng ta thông suốt thì dù là tu trên non cao hay tu ở nơi đông người thì cũng như nhau.Khác nhau chỉ ở chỗ tu ở nơi đông người thì những "chướng duyên" sẽ nhiều hơn mà thôi,và nhờ nhiều chướng duyên như vậy thì nếu chúng ta hiểu và vượt qua thì thành tựu sẽ nhanh hơn là tu ở nơi vắng vẻ.Điều này cũng có thể nói là tùy vào "căn cơ",tùy vào "nghiệp lực",tùy vào "Nhân duyên" của chúng ta ở những kiếp trước để quyết định chúng ta có Định lực(hay có thể gọi là nghị lực) để vượt qua hay không mà thôi.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    hoatihon (07-10-2015),nguoi ao lam (07-11-2015)

  3. #2
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi minhdinh Xem bài viết
    Kính thưa nguoiaolam !

    Khi xem lại cuộc đời Đức Phật,minhdinh thấy rằng sau 6 năm tu khổ hạnh,Đức Phật đến bên gốc Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày mà thành Đạo.Vậy thì có thể nói,6 năm tu khổ hạnh tuy chưa giúp được Đức Phật thành Đạo nhưng cũng đã giúp được Ngài có sức Định hơn người thường rồi.Mà chúng ta,những chúng sinh vô minh,nếu như chưa có được Định Lực mà tu ở nơi phố thị đông người thì sẽ khó thành tựu hơn.Bởi "vạn sự khởi đầu nan",cái khó là lúc bắt đầu.Nếu chúng ta lên non tu tập thời gian đầu,đạt được Định Lực rồi mới tham gia vào chốn thế gian thì khả năng trụ lại được mới cao,chứ nếu không thì dễ thối tâm chuyển ý trước những cám dỗ.Bởi thế mới có rất nhiều vị đã xuống tóc qui y rồi một thời gian sau lại hoàn tục là vậy.Dù họ tu là tu ngay nơi phố thì đông người như bác nói.

    Cho nên theo minhdinh nghĩ,vấn đề chưa hẳn là chúng ta tu ở đâu,mà vấn đề là chúng ta hiểu ra sao khi đối mặt với những vấn đề hàng ngày của một Phật tử.Nếu chúng ta thông suốt thì dù là tu trên non cao hay tu ở nơi đông người thì cũng như nhau.Khác nhau chỉ ở chỗ tu ở nơi đông người thì những "chướng duyên" sẽ nhiều hơn mà thôi,và nhờ nhiều chướng duyên như vậy thì nếu chúng ta hiểu và vượt qua thì thành tựu sẽ nhanh hơn là tu ở nơi vắng vẻ.Điều này cũng có thể nói là tùy vào "căn cơ",tùy vào "nghiệp lực",tùy vào "Nhân duyên" của chúng ta ở những kiếp trước để quyết định chúng ta có Định lực(hay có thể gọi là nghị lực) để vượt qua hay không mà thôi.
    Vâng, cám ơn minhdinh đã góp ý !

    Thưa các bạn, con đường Nhất Thừa là không bỏ Thừa nào cả, Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa cũng là phương tiện của Phật pháp, cũng là khuôn vàng thước ngọc khi hành giả có căn cơ ấy, có trình độ học Phật ngang đó, học xong rồi thì học tiếp lên lớp trên, con đường Nhất thừa không loại trừ Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa, nhưng phải biết rằng bao nhiêu đó chưa phải là tất cả Phật pháp, vì Phật pháp còn có Đại Thừa, Tối Thượng Thừa.

    Có thể giáo lý lớp trên khác biệt với Giáo lý lớp dưới ở một số quy chuẫn, nhưng vẫn đúng là Phật pháp.

    Nhất Thừa không buộc người có căn cơ Nhân Thiên Thừa, Nhị thừa phải thực hành theo Đại Thừa, mà Nhất Thừa kiên nhẫn chờ cho hành giả học hết cấp 1 sẽ hướng dẫn khuyến khích hành giả học lên cấp 2, Nhất Thừa sẽ kiên nhẫn chờ cho hành giả học xong cấp 2 liền khuyến khích hãy học và hành Giáo Lý Đại Thừa.

    Đức Phật nói "Đời Mạt pháp có những chúng sinh có căn cơ BẤT ĐỊNH CHỦNG TÁNH" (nghĩa là những người này tu pháp môn nào cũng có kết quả, khi theo Ngoại đạo thì sẽ thành Tiên, khi theo Tiểu Thừa thì sẽ đắc quả A La hán, khi được dạy Đại Thừa thì sẽ đắc quả vị Bồ tát)

    Đối với những chúng sinh có căn cơ Bất Định Chủng tánh này, tốt hơn hết hãy ngăn không cho vị ấy theo Ngoại Đạo hay Nhị Thừa, vì như thế sẽ uổng mất thời gian và công sức, mà hãy đem Đại Thừa giảng cho họ, cho họ đi tắt vào Đại Thừa.

    Kính !

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    colaihi (12-05-2016),hoatihon (07-18-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •