DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/7 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 66
  1. #11
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi homeless Xem bài viết
    Vì không được rõ lắm về lời giáo huấn của bác nguoi aolam, xin được đưa ra vài ý mong được giải đáp.
    + Nếu muốn sanh lên cõi trời thì ít ra cũng đã nhiều đời tu hành Phật Pháp mới lên được. vậy công phu tu hành khi lên trời đều bị mất hết cả hay sao. nếu thế nhân quả chỉ dừng lại ở chỗ thọ hưởng. còn cái phần mà gọi là chỗ chứa hình như là như Lai tạng thì phải. nó bị xóa rồi hay sao mà chủng tử tu hành chạy đâu mất? nếu còn thì vẫn có thể tu hành tiếp được chứ.
    + nếu nói như vậy thì tu hành được hay không là do hoàn cảnh chứ không thuộc về TÂM.
    Mà nếu do TÂM thì có liên quan gì đến hoàn cảnh.
    nếu nói chỉ có khổ mới tu hành được. mà nỗi khổ trần gian không ngoài miếng cơm , manh áo, danh vọng , nhục , vinh... nhưng chủ yếu là lo cơm ăn áo mặc là chính mới sinh đủ thứ khổ. vậy mà không thể tu hành được nên mới xuất gia. xuất gia rồi thì cũng như lên trời, không phải lo cái khổ nạn cơm áo
    Như vậy liệu xuất gia khó tu hơn hay tại gia khó tu hơn( khó thành )
    Hay là như ngày nay người thực hành Phật Pháp thì nghèo kiết mùng tơi chẳng có lấy miếng cơm còn phải nhờ vả người thân quen, không có lấy một xu để cúng dường bố thí. thì gọi là tu suông. còn những người giàu ,năng lên chùa bái lễ cúng dường tiền tỉ thì được gọi là chân chánh thực hành lời Phật dạy...
    Vì còn u mê nên mở lời mong được chỉ bày.
    Chào bạn homeless !

    Mặc dầu câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm, nhưng nguoi aolam cũng xin cố gắng trong khả năng :

    Khi hành giả được sinh Thiên thì "công phu tu hành khi lên trời đều bị mất hết cả hay sao ?"

    _ Được sinh Thiên là kết quả "công phu tu hành" đó ! Sao bạn lại cho là mất ? Ví như bạn đem một bao quặng vàng đến lò luyện kim, người ta đưa lại cho bạn 1 chỉ vàng, thì đó là kết quả của 1 ngày cực khổ đào quặng, chứ nào có mất đi đâu. (Không lẻ bạn còn hỏi "cái bao đất đá của tôi đâu ?").

    còn cái phần mà gọi là chỗ chứa hình như là như Lai tạng thì phải. nó bị xóa rồi hay sao mà chủng tử tu hành chạy đâu mất? nếu còn thì vẫn có thể tu hành tiếp được chứ ?.

    _ Giả sử có vị tu hành chăm chỉ 40 năm, rồi sau đó phạm vào Khẩu Nghiệp (nói một câu mà tội rất nặng) thì vị ấy sẽ đi Địa Ngục bằng "thẻ VIP", công phu 40 năm tu hành của vị ấy không mất, nhưng phải chờ cho hành giả trả xong cái Ác Nghiệp (Khẩu Nghiệp) kia, thì mới phục hồi (restore) lại.

    Chắc bạn còn nhớ chuyện "bị đoạ 500 kiếp làm thân chồn chỉ vì một câu nói : Bậc Đại tu hành không lạc vào Nhân Quả", đó là vị Tăng này chưa bài bác Nhân Quả, mà chỉ do hiểu sai mà thôi.

    + nếu nói như vậy thì tu hành được hay không là do hoàn cảnh chứ không thuộc về TÂM.

    Câu này là bạn suy luận sai, câu chuyện không phiến diện như thế !

    Mà nếu do TÂM thì có liên quan gì đến hoàn cảnh ?.

    "Tâm Cảnh bất nhị" bạn ơi !

    Như vậy liệu xuất gia khó tu hơn hay tại gia khó tu hơn (khó thành) ?

    Tuỳ căn cơ, với căn cơ Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa thì xuất gia dễ thành tựu đạo nghiệp hơn.

    Hay là như ngày nay người thực hành Phật Pháp thì nghèo kiết mùng tơi chẳng có lấy miếng cơm còn phải nhờ vả người thân quen, không có lấy một xu để cúng dường bố thí. thì gọi là tu suông. còn những người giàu ,năng lên chùa bái lễ cúng dường tiền tỉ thì được gọi là chân chánh thực hành lời Phật dạy...

    Chắc bạn dư biết Phước đức và Công Đức khác nhau chứ ?! Cúng dường bố thí tiền tỉ chỉ như bỏ tiền vào "Ngân Hàng Địa Phủ" kiếp sau rút ra xài, chứ cái "thẻ" này không dùng (không có giá trị) trong "Không môn".

    nguoiaolam có đọc trong "84 vị Thánh Tăng Ấn độ" có một vị vốn là "Vương tôn công tử" phát tâm tu Phật. Vị ấy không mang hình thức tu sĩ "đầu tròn áo vuông" mà đóng vai người "vô gia cư" xin vào làm tạp dịch trong Kỹ Viện để kiếm chén cơm sống qua ngày. Bạn cũng biết rồi đó Kỹ Viện (nhà thổ, động mãi dâm) thì rất ô hợp, những Tú Bà hay gái điếm thì đa phần không có ăn nói lịch sự với người làm công bao giờ. Ấy vậy mà nhân vật của chúng ta vẫn kiên trì phục dịch, thậm chí còn phải "đổ bô" cho quý cô nương chảnh choẹ nữa chứ, chuyện nghe mắng chửi vào đầu thì "như cơm bữa".

    Công việc nhẫn nhục phi thường ấy chính là Công đức đó, nhẫn nhục phi thường thì mới đạt thành tựu phi thường chứ, nhờ vậy mà 12 năm sau vị ấy THÀNH ĐẠO.

    Lần sửa cuối bởi Admin; 06-25-2015 lúc 11:37 AM
    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. The Following 5 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    Gia Bảo (07-01-2015),Hoàng Mai (06-20-2015),lavinhcuong (06-20-2015),Phúc Hạnh (06-21-2015),tt-002 (06-20-2015)

  3. #12
    Avatar của Hoàng Mai
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    254
    Thanks
    241
    Thanked 163 Times in 98 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoi ao lam Xem bài viết




    Ở đây "Làm điều lành, chăm việc Thiện" là tiêu chí sinh Thiên thứ nhất, ngoài ra còn rất nhiều tiêu chí khác, đơn cử như :

    _ Thanh Tịnh.
    _ Vô Vi.
    _ "Thiểu dục tri túc" (ít muốn biết đủ)
    _ Vô cầu.
    _ Vô dục.
    _ Buông xả.
    _ Dừng đứng tâm ý.
    _ Bất tranh.
    _ Diệt trừ phàm tính, phiền não.
    _ ......
    _ ......

    Còn rất nhiều tiêu chí khác, các bạn có thể xem lại Kinh Pháp Cú và nhiều nhất là ở Phẩm Bà La Môn.


    Giáo Pháp của Phật thì từ đầu đến cuối đều LÀNH, chỉ có điều chư vị Giác Ngộ, Đại Giác Ngộ từ chỗ KHÔNG CHẤP PHÁP NÀO CẢ MÀ PHƯƠNG TIỆN BÀY RA 5 THỪA, còn chư vị Giảng sư ngày nay có những vị tâm đắc với Giáo Điều, Bài Pháp nào thì liền bảo thủ, đi đến đâu cũng ra rả nói theo CHẤP NHẤT của mình, mà không nhớ rằng đạo Phật xây dựng trên căn bản NHẤT THIẾT PHÁP KHÔNG.

    Kính bác nguoiaolam !

    Con hãy còn phân vân, những tiêu chí mà bác nêu trên, theo con thì đúng là Phật pháp rồi. Mà sao bác nói như có ý bài bác ?

    Kính thắc mắc.
    Rỡ rỡ mai vàng, đâu chẳng đạo sư !

  4. The Following 4 Users Say Thank You to Hoàng Mai For This Useful Post:

    Gia Bảo (07-01-2015),nguoi ao lam (06-20-2015),Phúc Hạnh (06-21-2015),tt-002 (06-20-2015)

  5. #13
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    .

    Quote Nguyên văn bởi Hoàng Mai Xem bài viết
    Kính bác nguoiaolam !

    Con hãy còn phân vân, những tiêu chí mà bác nêu trên, theo con thì đúng là Phật pháp rồi. Mà sao bác nói như có ý bài bác ?

    Kính thắc mắc.


    Kính chào các bạn ! Chào Hoàng Mai !

    Vì Con đường Nhất Thừa dung thông các Thừa, cho nên không chỉ có khuyến tấn mà còn khắt khe với hành giả _ như khi thấy một người trình độ căn cơ Nhân Thiên Thừa mà đi lý luận những chuyện cao xa của Đại Thừa - Tối Thượng Thừa _ liền nhắc nhở là phải "giữ kỹ Thân Khẩu Ý", "nghiêm trì Giới Luật" chứ không bài bác Thừa nào cả.

    Sở dĩ có vẻ như bài bác là vì muốn "nâng cấp" cho hành giả (khi thích hợp), muốn "nhổ đinh tháo chốt" cho hành giả (khi thích hợp _ tức là đã "chín mùi").

    Đơn cử như bài kệ của Ngài Thần Tú :

    "Thân như cây Bồ Đề,
    Tâm là đài gương sáng
    Phải thường xuyên lau chùi
    Chớ để dính bụi dơ".


    Ngủ Tổ thấy bài kệ bèn bảo chúng : "Bài này hay đấy ! Các Ông nên học thuộc lòng, ráng thực hành theo, ắt sẽ không bị đoạ vào 3 đường ác".

    Bài kệ này khuyên ta nên tích cực "Diệt trừ phàm tính, phiền não" thì đúng nó là Phật pháp rồi, (nhưng lời lẻ vẫn còn vướng mắc trong Nhân Thiên Thừa) cho nên Ngũ Tổ kêu TT Thần Tú vào phòng riêng bảo rằng : "Bài kệ này chưa được, ông hãy về làm lại !". Các bạn thấy không, Tổ đâu có bài bác bài kệ ấy, mà còn khuyên mọi người nên thắp hương, học thuộc lòng và thực hành nữa kia, nhưng "nhổ đinh tháo chốt" cho người đệ tử "trưởng tràng" thân yêu của mình thì chưa phải lúc.
    Một vị Quốc sư (TT Thần Tú) có đám tang lớn nhất lịch sử Trung Hoa, thì rõ ràng Ngài đã "lên Tiên" từ khi còn tại thế rồi còn gì !

    Xin nhắc lại, những tiêu chí sinh Thiên vẫn là Phật pháp, nhưng chỉ là phương tiện "quá độ", với Phật tử có đủ duyên học Phật pháp, "trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu" mà, thì nên cố gắng "Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu", có như thế mới không phụ lòng đức Từ Phụ.

    Mến !


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. The Following 6 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    Admin (06-25-2015),colaihi (12-05-2016),Gia Bảo (07-01-2015),hoamacco (04-11-2016),Phúc Hạnh (06-21-2015),tt-002 (06-20-2015)

  7. #14
    CHỒI Avatar của Thế Hùng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    57
    Thanks
    200
    Thanked 90 Times in 26 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoi ao lam Xem bài viết


    Kính các bạn !

    Người tu Tiểu Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, tức là đắc quả A La Hán, cũng gọi là vị Giác Ngộ (nhưng đạo Phật hãy còn từ Đại Giác Ngộ, để chỉ những vị Đại Bồ tát hay Phật _ Chánh Đẳng Chánh Giác).

    Người tu Đại Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì vẫn sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vẫn sẽ có thể đạt đến địa vị Bất Thối (tức là Bồ tát Thất Địa).

    ---------------

    Thưa các bạn, vậy là chúng ta đã có một bản đồ khái quát về Hành trình Chân Lý của đạo Phật, hay nói khác đi là bản Đề Cương về Con Đường Nhất Thừa, bây giờ chúng ta bắt đầu vẽ bản đồ chi tiết các bạn nhé :


    .........1. NHÂN THIÊN THỪA (NTT) :

    Thưa các bạn vì đây là CÕI NHÂN (loài người) cho nên đa số chúng ta mang nặng "tính người", và vì thế NTT là thích hợp nhất để đạo Phật tiếp cận quảng đại quần chúng.

    Thế nào là NHÂN THIÊN THỪA (NTT) ?

    _ NTT là một trình Giáo lý thuần Thiện, nhẹ nhàng dễ tương thích với đa số loài người chúng ta.

    * _ Nhân Thừa gồm những giáo điều : Hiếu kính cha mẹ, ông bà, thương yêu đùm bọc anh chị em, giúp đở người khó khăn hoạn nạn, nói năng thì khí sắc thường giữ thuận hoà ôn nhu .....v...v....

    _ Giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm, Vọng Tữu), ăn chay kỳ 2 ngày, 4 ngày mỗi tháng.

    _ Giáo lý thì tuỳ thích mà xem Kinh đọc sách, nghe thuyết pháp.

    _ Nếu giữ đều đặn những điều trên thì khi "100 tuổi" sẽ được đầu thai trở lại cõi người, làm người khá giả, hạnh phúc.

    ** _ Thiên Thừa cũng gồm những Giáo điều trên nhưng tích cực hơn, thấy người khó khăn hoạn nạn thì tích cực giúp đở, quên mình (không đắn đo nhiều đến sự an nguy của mình) để giúp người.

    _ Giữ 10 Giới, hành Thập Thiện; ăn chay mỗi tháng 6 ngày, 10 ngày, hoặc chay trường.

    _ Về phần Giáo Lý thì gắng học và hành theo Bát Chánh Đạo.

    _ Nếu tinh tấn vâng làm theo Phật dạy thì khi mãn phần dứt khoát sẽ sanh về các tầng Trời thấp.


    Kính nguoiaolam !

    Con thấy Bát Chánh Đạo rất hay, hành giả có thể chỉ áp dụng một bài pháp duy nhất này cho cả một đời học Phật của mình.

    Nhưng con chưa hiểu, vì sao bác lại xếp Bát Chánh Đạo là Giáo Lý Nhân Thiên Thừa ?

    Kính xin bác giải nghi cho con.
    Đời người như giấc mộng con,
    Trăm năm một thoáng, có còn chi đâu !

  8. The Following 2 Users Say Thank You to Thế Hùng For This Useful Post:

    Gia Bảo (07-01-2015),minhquang (06-30-2015)

  9. #15
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thế Hùng Xem bài viết
    Kính nguoiaolam !

    Con thấy Bát Chánh Đạo rất hay, hành giả có thể chỉ áp dụng một bài pháp duy nhất này cho cả một đời học Phật của mình.

    Nhưng con chưa hiểu, vì sao bác lại xếp Bát Chánh Đạo là Giáo Lý Nhân Thiên Thừa ?

    Kính xin bác giải nghi cho con.


    Chào các bạn ! Chào Thế Hùng !

    Người chuyên tu Bát Chánh Đạo cải thiện được hành vi bất chính, tạo cho tự thân một đời sống chân chánh ích lợi và thiện mỹ.

    Thế giới quan bên ngoài được hình thành từ tâm niệm, là kết quả của hành vi. Do đó, nếu thực hành theo Bát Chánh Đạo thì có thể tạo cho ta một tâm hồn trong sáng, một môi trường lành mạnh, một bầu không khí yên bình (quanh hành giả), một cuộc sống hạnh phúc.

    Bát Chánh Đạo gồm :

    1. CHÁNH KIẾN : Có kiến thức chân chánh không bị mê hoặc và lôi cuốn bởi ngoại đạo tà giáo.

    2. CHÁNH TƯ DUY : Suy nghĩ chơn chánh sẽ giúp ta tránh được những lỗi lầm không mong muốn.

    3. CHÁNH NGỮ : Lời nói chân chánh lợi mình lợi người.

    4. CHÁNH NGHIỆP : Hành động chân chánh có ích cho mình và không làm thương tổn người khác.

    5. CHÁNH MẠNG : Đời sống chân chánh không bị khinh rẽ, chê bai, được mọi người mến mộ, kính trọng.

    6. CHÁNH TINH TẤN : Siêng năng chơn chánh sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

    7. CHÁNH NIỆM : Nhớ nghĩ chân chánh, không bị vương vấn những dằn vặt, ân hận, nuối tiếc, những nhớ nghĩ mông lung vô ích.

    8. CHÁNH ĐỊNH : Thiền định chơn chánh là công cụ đắc lực bào mòn nghiệp chướng, giúp mở mang trí tuệ.

    Thường khi tụng Kinh A Di Đà, chúng ta vẫn có nghe : Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phận (Bát Chánh Đạo), ..v....v.... Bát Chánh Đạo nằm trong 37 phẩm trợ đạo, tức là những pháp môn trợ giúp vào cho cuộc đời tu hành, cho hành trình tìm về bến Giác của chúng ta được hanh thông, suông sẻ. Chớ không phải Bát Chánh Đạo là pháp môn "then chốt" để mở "cánh cửa" Phật pháp.

    Hành giả nếu một đời chuyên tu Bát Chánh Đạo thì có thể nắm chắc phần "vãng sanh lên Thiên Đường".

    Mến !

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. The Following 5 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    Admin (06-25-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minhdinh (06-23-2015),minhquang (06-30-2015),Ngọc Quế (06-23-2015)

  11. #16
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Kính chào nguoi ao lam ! chào các bạn.

    Nhân tiện chủ để của bác Nguoi ao lam,minhdinh xin muốn được đặt ra một câu hỏi như thế này : "Cái gì hay điều gì là gốc,là cốt lõi,là cái hồn để giúp cho những Giáo lý của Đạo Phật có giá trị bền vững,giúp cho chúng ta,những Phật tử,khỏi bị lạc lối trong quá trình tu học của mình,không khiến chúng ta đánh mất bản thân mình,giúp chúng ta vững bước trên con đường tu tập lâu dài của mình."

    Điều này chúng ta hay được nghe,hay được khuyến khích thực hiện nhưng đôi khi chúng ta hay quên mất tầm quan trọng của nó (hoặc chúng ta chưa thấy được ý nghĩa thực sự của nó).

  12. The Following 3 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    Gia Bảo (07-01-2015),minhquang (06-30-2015),nguoi ao lam (06-23-2015)

  13. #17
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi minhdinh Xem bài viết
    Kính chào nguoi ao lam ! chào các bạn.

    Nhân tiện chủ để của bác Nguoi ao lam,minhdinh xin muốn được đặt ra một câu hỏi như thế này : "Cái gì hay điều gì là gốc,là cốt lõi,là cái hồn để giúp cho những Giáo lý của Đạo Phật có giá trị bền vững,giúp cho chúng ta,những Phật tử,khỏi bị lạc lối trong quá trình tu học của mình,không khiến chúng ta đánh mất bản thân mình,giúp chúng ta vững bước trên con đường tu tập lâu dài của mình."

    Điều này chúng ta hay được nghe,hay được khuyến khích thực hiện nhưng đôi khi chúng ta hay quên mất tầm quan trọng của nó (hoặc chúng ta chưa thấy được ý nghĩa thực sự của nó).
    Cám ơn minhdinh đã hỏi đúng lúc !

    Thưa các bạn, có đôi khi người học Phật sơ cơ muốn có một cái nhìn khái quát về đạo Phật, liền được giới thiệu TỨ DIỆU ĐẾ (KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO).

    Về chữ KHỔ, thì người đời ai cũng thấm đẫm nó rồi, nhưng không nhận rõ nó lắm, được quý Thầy quý Sư diễn giải ra thì thấy rõ hơn, thấy chán đời hơn. Ba chữ kế tiếp cũng được Giảng Sư triễn khai đầy đủ, nhưng cái đọng lại trong tâm hồn người mới là một "đống" những "Phải thế này, phải thế nọ", nào là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, ........tất cả Giáo lý Phật pháp được "nhét" vào lộn xộn.

    Sao thế nhĩ ? Vì chính Giảng Sư cũng không xem trọng chuyện THÀNH ĐẠO, chuyện GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI; vì chính Giảng Sư cũng nghĩ rằng "Thời buổi này, làm gì có chuyện THÀNH ĐẠO, chuyện GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI". Mà G/s chỉ chú trọng : nói làm sao cho bài thuyết pháp của mình nó hoành tráng, nó bao quát (nó được dẫn chứng Tây Ta Tàu Pali Phạn ngữ đủ thứ), được nhiều người vỗ tay tán thưởng.

    Cái Giáo lý "cốt lõi" nhất trong đạo Phật là gì ? Là VÔ NGÃ ! Cái VÔ NGÃ này là cái đức Phật đã chứng biết và khi "chuyển pháp luân" mục đích của đức Phật là muốn cho tất thảy những kẻ mê lầm Bản Ngã nhận ra Chân Lý này, để mà tự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi (có thể nói là "không cần ai chứng minh cho sự tự Giải Thoát của hành giả").

    Giáo Lý VÔ NGÃ gồm có 2 phần : Nhân vô ngãPháp vô ngã. Mà NHỊ THỪA là giúp đưa hành giả THỰC CHỨNG NHÂN VÔ NGÃ.

    (Còn Đại Thừa sẽ giúp đưa hành giả THỰC CHỨNG PHÁP VÔ NGÃ).

    Điều này là mục đích, là "cốt lõi" của đạo Phật, còn những Giáo Lý khác chỉ là trợ duyên, là Giáo lý Bổ Sung.

    Cũng như vẽ tranh chân dung thì quan trọng nhất là bố cục, kế đến là cặp mắt truyền thần, nếu các bạn đã có bố cục và đã thể hiện được cặp mắt có thần thì có thể xem như là "tác phẫm" của bạn đã gần xong. (Phần còn lại chỉ là chuyện thời gian mà thôi).

    Mến !
    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  14. The Following 4 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    Admin (06-25-2015),Gia Bảo (07-01-2015),hoamacco (04-11-2016),minhquang (06-30-2015)

  15. #18
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Kính chào quý đạo hữu !

    Hôm nay chúng ta đi vào phần chính của NHỊ THỪA.

    ..........2. _ NHỊ THỪA gồm có 2 Thừa là Tiểu Thừa và Quyền Thừa.

    Cả 2 Thừa này đều có điểm chung là :

    a. Hướng "tiêu cực" :

    Hành giả tu 2 thừa này đều có khuynh hướng không muốn đụng chạm với đời, cuộc sống càng đơn giản càng tốt, thích nơi vắng vẻ (thâm sơn cùng cốc), tránh nơi phồn hoa nào nhiệt, không hề mong muốn bả vinh hoa phú quý.

    Chuyện độ sinh thì ai có duyên đến, cầu khẩn lắm, thấy căn cơ thích hợp thì mới được nhận làm đệ tử, nhận đệ tử rồi dạy dỗ được bao nhiêu thì dạy, không quan trọng cái chuyện đệ tử có thể thành tựu đạo nghiệp hay không ? Sư phụ biết được bao nhiêu dạy hết cho đệ tử trong một thời gian ngắn, rồi "đường ai nấy đi", "thân ai nấy giữ", "khôn sống mống chết".

    b. Điểm đến :

    Hành giả tu 2 Thừa này đều cùng đến đích cuối là Niết Bàn tịch tĩnh, vất bỏ phàm trần, nhân thế.


    Nhưng phương tiện để đến Niết Bàn thì mỗi thừa mỗi khác :

    a. Tiểu Thừa chủ yếu Quán Vô Ngã (không kể các pháp môn trợ đạo), mà nhận ra Bản Thể Tâm.

    b. Quyền Thừa chủ yếu quán sự vận hành của các pháp từ sanh trụ đến di diệt _ Thập Nhị Nhân Duyên _ mà nhận ra "Cái không sanh trụ dị diệt".

    -------------

    A. _ Trước tiên chúng ta cùng khảo sát phương pháp quán Vô Ngã của Tiểu Thừa nhé :

    Một đứa trẻ sơ sinh thì chưa biết gì, cái biết đầu tiên của nó là biết khóc để thở (theo nhu cầu của cơ thể), nếu không khóc đứa bé sẽ thiếu oxy mà chết, cái biết thứ hai là biết cái núm vú cung cấp sữa qua miệng làm cho bao tử cảm thấy dễ chịu (hết đói), rồi đứa bé lần lượt biết nhìn ngó, biết quơ quơ cử động tay chân. Tất cả mọi cái biết sẽ lần lượt được tiếp thu, tạo thành cái biết cá nhân : này mẹ này cha, này ông bà, này anh chị em, biết thương biết ghét biết thích thú biết giận hờn.

    nguoiaolam gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC. Cái THỨC hay CÁI BỊ BIẾT là cái đi từ 0 đến CÓ, rồi phát triễn dần lên.

    Vì sao nguoiaolam gọi THỨC là CÁI BỊ BIẾT ?

    _ Vì muốn dọn đường cho vế thứ 2 là CÁI TỰ BIẾT (tức là CÁI BIẾT KHÔNG LỆ THUỘC ĐIỀU KIỆN GÌ CẢ, cái đó gọi là Trí (một tên khác của A Lại Da Tâm).

    [ Xin chú ý CÁI BỊ BIẾT mà nguoiaolam nói khác với CÁI BỊ BIẾT mà vodanh hiểu. Phải chăng với vodanh : Đối tượng của CÁI BIẾT là CÁI BỊ BIẾT ? Phải chăng với vodanh CÁI BIẾT là chủ thể, là hữu tình; còn CÁI BỊ BIẾT là đối tượng (đối trọng, đối tác, ...) là vô tri ??? ]

    CÁI BỊ BIẾT mà nguoiaolam nói vẫn là chủ thể, là cái THỨC (hay Thần Thức).

    Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật phân tích cho Ngài A Nan biết : Cái Thấy thì phải có 3 điều kiện con mắt, ánh sáng, vật thể, không có 3 điều kiện đó thì Nhãn Thức không sinh; nhưng CÁI TÁNH THẤY thì không có điều kiện gì cả, không có ánh sáng, không có vật thể, không có mắt chúng ta vẫn thấy đó là "THẤY tối thui". CÁI TÁNH THẤY trong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật dụ cho A Lại Da Tâm hay CÁI TỰ BIẾT (không cần điều kiện gì cả, không hề có sinh ra hay mất đi gì cả).

    Cũng CÁI TỰ BIẾT này, trong bài này nó được gọi là A Lại Da Tâm, sau này lên cấp cao hơn, ở trình áp chót thì CÁI TỰ BIẾT này có tên gọi _tuỳ theo công năng _ là Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí hay là Nhất Thiết Chủng Trí.

    Bài hôm nay tuy ngắn gọn nhưng nó bao quát lắm, là "then chốt" là "cốt tuỷ" của Nhị Thừa đó !

    Để suy tư cho bài này, nguoiaolam có một bức ảnh :



    Xin các bạn, bạn nào có thể cho nguoiaolam biết :

    1. _ Bức ảnh trên nhằm diễn tả cái gì ?

    2. _ Cái Trí (hay A Lại Da Tâm) nằm ở đâu trong bức ảnh trên ?

    Mến !

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  16. The Following 5 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    Admin (06-25-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minh thức (06-24-2015),minhquang (06-30-2015),Vô danh (06-25-2015)

  17. #19
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoi ao lam Xem bài viết

    Để suy tư cho bài này, nguoiaolam có một bức ảnh :



    Xin các bạn, bạn nào có thể cho nguoiaolam biết :

    1. _ Bức ảnh trên nhằm diễn tả cái gì ?

    2. _ Cái Trí (hay A Lại Da Tâm) nằm ở đâu trong bức ảnh trên ?

    Mến !

    Kính nguoiaolam !

    Xin cho con hỏi : Khi đức Lục tổ Huệ Năng nói với Ngài Huệ Minh "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đương lúc đó là cái Bản lai diện mục của Minh thượng toạ đó !"
    Thưa bác, phải chăng lúc đó Ngài Huệ Minh thấy được "Cái Tự Biết" rồi sinh ra vui mầng hoan hỉ ?

    Trong bức ảnh của bác, con không thấy "Cái Tự Biết" hay cái Trí (hay A Lại Da Tâm) ở đâu hết, con chỉ thấy 2 con mắt tượng trưng cho cái Thức hay "cái Bị Biết" mà thôi.

    Kính !
    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  18. The Following 4 Users Say Thank You to minh thức For This Useful Post:

    Gia Bảo (07-01-2015),minhquang (06-30-2015),nguoi ao lam (06-24-2015),Vô danh (06-25-2015)

  19. #20
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi minh thức Xem bài viết
    Kính nguoiaolam !

    Xin cho con hỏi : Khi đức Lục tổ Huệ Năng nói với Ngài Huệ Minh "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đương lúc đó là cái Bản lai diện mục của Minh thượng toạ đó !"
    Thưa bác, phải chăng lúc đó Ngài Huệ Minh thấy được "Cái Tự Biết" rồi sinh ra vui mầng hoan hỉ ?

    Trong bức ảnh của bác, con không thấy "Cái Tự Biết" hay cái Trí (hay A Lại Da Tâm) ở đâu hết, con chỉ thấy 2 con mắt tượng trưng cho cái Thức hay "cái Bị Biết" mà thôi.

    Kính !
    Chào minh thức !

    Đúng vậy ! lúc đó Huệ Minh vui mừng vì đã "chạm mặt chủ nhân ông", tuy nhiên chuyện này khi kể lại đã làm cho vô số người hiểu lầm rằng cái "nhất thời hoang mang vô định" là Niết Bàn, là Bản Thể Tâm. Đây là cái sai lầm "chết người".

    Không phải vậy đâu, cái "nhất thời hoang mang vô định" vẫn là CÁI SỐNG CỦA THỨC _ Ý Thức, sống với Thức thì chết mờ mịt, chứ nào phải chứng đắc gì.

    Cái giây phút Huệ Minh "chạm mặt chủ nhân ông" là giây phút TẠM THỜI KHÔNG CÓ SỰ HIỆN DIỆN CỦA Ý THỨC _ VẮNG BẶT Ý THỨC (rồi sau đó Ý Thức trở lại vẫn là con người cũ). Đây mới là chứng ngộ, cái giây phút nghiêm trọng "bẻ ngoặc" cuộc đời của hành giả (hay còn gọi là "sang trang mới") ấy, có nhiều ấn tượng sâu sắc mà không nên kể ra (vì sẽ tạo nên vô số "chứng ngộ giả").

    Huệ Minh chỉ nhất thời trải nghiệm khoảnh khắc "VẮNG MẶT Ý THỨC" là đủ để đi "hùng cứ" một phương.

    Ở Việt Nam cũng có Ngài Minh Tịnh Thiền sư "nhất thời đắc pháp" như vậy ở Tây Tạng, về Việt Nam mở đạo tại Bình Dương (Tây Tạng Tự) là vị sơ Tổ.


    Quote Nguyên văn bởi minh thức
    Trong bức ảnh của bác, con không thấy "Cái Tự Biết" hay cái Trí (hay A Lại Da Tâm) ở đâu hết, con chỉ thấy 2 con mắt tượng trưng cho cái Thức hay "cái Bị Biết" mà thôi.

    Kính !
    Đúng vậy ! CÁI TỰ BIẾT (hay A Lai Da Tâm, cũng đã được gọi là Căn Bản Trí) thì vô hình vô tướng làm sao mà vẽ đây ?! Tuy nhiên bạn có thể chỉ định CÁI HÌNH NỀN (trắng xoá _ không màu) là ảnh minh hoạ của CÁI TỰ BIẾT.

    Mến !
    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  20. The Following 5 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    Admin (06-25-2015),Gia Bảo (07-01-2015),hoamacco (04-11-2016),minhquang (06-30-2015),Vô danh (06-25-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •