KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAQuyển 204__________________________________________________ ______________________________________
Vì bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên pháp không nội thanh tịnh; vì pháp không nội thanh tịnh nên Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không nội thanh tịnh nên pháp không ngoại thanh tịnh; vì pháp không ngoại thanh tịnh nên pháp không nội thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không nội thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không ngoại thanh tịnh nên pháp không nội ngoại thanh tịnh; vì pháp không nội ngoại thanh tịnh nên pháp không ngoại thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không ngoại thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội ngoại thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không nội ngoại thanh tịnh nên pháp không không thanh tịnh; vì pháp không không thanh tịnh nên pháp không nội ngoại thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không nội ngoại thanh tịnh ấy cùng với pháp không không thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không không thanh tịnh nên pháp không lớn thanh tịnh; vì pháp không lớn thanh tịnh nên pháp không không thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không không thanh tịnh ấy cùng với pháp không lớn thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không lớn thanh tịnh nên pháp không thắng nghĩa thanh tịnh; vì pháp không thắng nghĩa thanh tịnh nên pháp không lớn thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không lớn thanh tịnh ấy cùng với pháp không thắng nghĩa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không thắng nghĩa thanh tịnh nên pháp không hữu vi thanh tịnh; vì pháp không hữu vi thanh tịnh nên pháp không thắng nghĩa thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không thắng nghĩa thanh tịnh ấy cùng với pháp không hữu vi thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không hữu vi thanh tịnh nên pháp không vô vi thanh tịnh; vì pháp không vô vi thanh tịnh nên pháp không hữu vi thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không hữu vi thanh tịnh ấy cùng với pháp không vô vi thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không vô vi thanh tịnh nên pháp không rốt ráo thanh tịnh; vì pháp không rốt ráo thanh tịnh nên pháp không vô vi thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không vô vi thanh tịnh ấy cùng với pháp không rốt ráo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không rốt ráo thanh tịnh nên pháp không không biên giới thanh tịnh; vì pháp không không biên giới thanh tịnh nên pháp không rốt ráo thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không rốt ráo thanh tịnh ấy cùng với pháp không không biên giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì pháp không không biên giới thanh tịnh nên pháp không tản mạn thanh tịnh; vì pháp không tản mạn thanh tịnh nên pháp không không biên giới thanh tịnh. .....