KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 201
__________________________________________________ ______________________________________



Này Thiện Hiện! Tham thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tham thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tham thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tham thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tham thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tham thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tham thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tham thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tham thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tham thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là tham thanh tịnh. Vì sao? Vì tham thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.