KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 190
__________________________________________________ ______________________________________



Này Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.