KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAQuyển 188__________________________________________________ ______________________________________
.....Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với bốn niệm trụ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là bốn niệm trụ thanh tịnh; bốn niệm trụ thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với bốn niệm trụ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là bốn niệm trụ thanh tịnh; bốn niệm trụ thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với bốn niệm trụ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là bốn niệm trụ thanh tịnh; bốn niệm trụ thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với bốn niệm trụ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là bốn niệm trụ thanh tịnh; bốn niệm trụ thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với bốn niệm trụ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là bốn niệm trụ thanh tịnh; bốn niệm trụ thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh.......