DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 191
  1. #6
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts


    Người tu Thiền phải dẹp sạch bản ngã, dù là bản ngã thánh cũng không còn. Nếu còn thấy sở đắc là còn bản ngã, giả sử thấy đắc quả thánh cũng là vị thánh tương đối, chớ chưa thật giải thoát. Chỗ giải thoát cứu kính là tâm không còn dính mắc một chỗ nào, như câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Vì thế vua Đường Túc Tông hỏi Thiền sư Huệ Trung: “Thầy được pháp gì?” Huệ Trung đáp: “Bệ hạ thấy một mảnh mây trong hư không chăng?” - “Thấy” - “Nó do đóng đinh mắc hay cột dây mắc?” Được không dính mắc mới tự tại giải thoát, còn dính mắc bất cứ một quả vị nào cũng là chưa tự tại. Thế mà, người tu thiền hiện nay ngồi lại là mong thấy cái này, chứng quả kia. Khởi tâm vọng cầu như vậy làm sao không lạc vào cảnh giới ma? Làm sao tránh khỏi cuồng loạn?

    Chẳng những tâm không còn dính mắc trong quả vị, mà cũng sạch hết phàm tình thánh giải. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhược tác thánh giải tức thọ quần tà.” Phàm tình là tình chấp của chúng sanh trong lục đạo. Thánh giải là cái hiểu thánh, hiểu rằng mình chứng mình đắc trong các quả vị thánh. Nếu chưa sạch phàm tình thánh giải thì người tu khó bề thoát khỏi cảnh ma. Tổ Qui Sơn sắp tịch, bảo chúng: “Sau khi Lão tăng trăm tuổi sẽ đến dưới núi làm con trâu, hông bên trái đề năm chữ ‘Qui Sơn Tăng Linh Hựu’. Khi ấy, gọi là Qui Sơn tăng hay gọi là con trâu? Gọi là con trâu hay gọi là Qui Sơn tăng? Gọi thế nào mới đúng?” Người thời nay nghe câu nói này bèn sanh nghi “tại sao Ngài tu như vậy mà đọa làm súc sanh”? Thật là cái biết của kẻ mù, làm sao thấy được trời đất bao la? Nơi Ngài tâm phàm thánh đã sạch mới thốt ra được câu ấy.

    Chúng tôi mong quí độc giả khi đọc quyển sách này, mỗi người tự cổi sạch những thiên chấp của mình để thấy được đại cơ đại dụng của Thiền sư, đừng bị đầu lưỡi các Ngài lừa.

    Tập sách này, chúng tôi soạn dịch các vị Thiền sư từ đời thứ nhất sau Lục tổ Huệ Năng đến đời thứ tư, tức là đến bắt đầu chia tông phái. Tập thứ hai, chúng tôi soạn dịch từ đời thứ năm sau Lục Tổ đến đầy đủ chia năm Tông và bảy Phái, nghĩa là Tông Tào Động, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn và đến Tông Lâm Tế chia làm hai phái Huỳnh Long và Dương Kỳ.

    Về phần sử chư Thiền đức ở Trung Hoa đến đây không phải là hết, song những nhân vật trọng yếu trong nhà Thiền cũng gần tạm đủ. Đợi khi có thì giờ rỗi, chúng tôi có thể sẽ dịch thêm để cống hiến quí độc giả.


    Kính ghi
    THÍCH THANH TỪ.



  2. The Following User Says Thank You to senvang For This Useful Post:

    choconxauxi (07-08-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •