KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 178
__________________________________________________ ______________________________________



Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tám giải thoát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tám giải thoát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tám giải thoát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tám giải thoát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tám giải thoát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.