DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 43/60 ĐầuĐầu ... 33414243444553 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 421 tới 430 của 597
  1. #421
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khổ

    50. Khổ là khổ về thân xác. Ðặc tính nó là sự bức bách của thân. Nhiệm vụ nó là phát sinh ra ưu ở kẻ ngu. Nó được biểu hiện bằng thân khổ. Nó là khổ, vì bản chất khổ, và vì đem lại tâm khổ.

    Khổ làm rầu thân xác
    Từ đó làm khổ tâm
    Do tác động như thế
    Nên nó thực sự là khổ.


    Ưu

    51. Ưu là khổ về tâm, đặc tính nó là sự bức bách về tâm. Nhiệm vụ nó là làm tâm lo buồn. Nó được biểu hiện bằng sự lo buồn trong tâm. Nó là khổ, bản chất nội tại, và vì mang lại nỗi khổ về thân. Vì những người bị tóm trong nanh vút của ưu sầu thì bứt tóc, khóc than, đấm ngực, lăn qua lộn lại, vật vã, nhào xuống đất, sử dụng con dao, nuốt độc dược, dùng dây để thắt cổ, treo mình lên, nhảy vào lửa và trải qua nhiều sự đau đớn.

    Ưu chỉ là tâm khổ
    Nhưng còn sanh khổ thân
    Nên tâm ưu là khổ
    Người vô ưu xác nhận.


    Não

    52. Não là tình trạng khổ tâm nơi người bị ma thân bằng quyến thuộc, vv. Một số người cho rằng đó là một trong những pháp bao gồm trong hành uẩn. Ðặc tính nó là đốt cháy tâm can. Nhiệm vụ nó là rên rỉ. Nó được biểu hiện bằng sự thất vọng. Nó là khổ vì đấy là hành khổ, và vì nó đốt cháy tâm và não hại thân xác.

    Não đem lại đau khổ
    Vì đốt cháy tâm can
    Hỏng vận hành thân xác
    Nên não thật là khổ.


    53. Sầu như chảo dầu nấu trên bếp lửa riu riu. Bi như nấu trên bếp lửa mạnh. Não như những gì còn lại trong chảo sau khi nấu, còn tiếp tục cho đến khi chảo khô.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. #422
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Oan Gia Tụ Hội:

    54. Là gặp gỡ những người và vật khó chịu. Ðặc tính nó là liên hệ với cái bất lạc, nhiệm vụ nó là làm cho tâm buồn khổ. Nó được biểu hiện bằng một tình trạng tai hại. Nó là khổ vì làm căn cứ cho khổ.

    Thấy những điều khó chịu
    Cũng đủ làm tâm khổ
    Và thân cũng khổ lây
    Do gặp cái đáng ghét
    Oan tăng hội là khổ
    Ðúng như Thế tôn dạy.


    Ái Biệt Ly:

    55. Là phải xa lìa những người, vật ta yêu mến. Ðặc tính của nó là tách rời, mất liên lạc với những đối tượng đáng ưa. Nhiệm vụ nó là khởi lên sầu. Nó được biểu hiện bằng sự mất mát. Nó là khổ vì là căn cứ cho nỗi khổ thuộc loại "sầu".

    Mủi tên sầu thương tổn
    Kẻ ngu khi xa lìa
    Tài sản và thân quyến
    Ái biệt ly là khổ.


    Cầu Bất Ðắc:

    56. Cầu bất đắc là sự đau khổ khi mong cầu những cái không thể nào có được, như: "Mong rằng ta đừng sanh ra đời" (Vbh. 101). Ðó là một nỗi khổ vì không đạt được điều ước mong. Ðặc tính nó là mong cầu một đối tượng không thể có. Nhiệm vụ nó là tìm cầu đối tượng đó. Biểu hiện của nó là sự thất vọng. Nó là khổ, vì làm căn bản cho khổ.

    Khi hữu tình mong mỏi
    Ðiều chúng hằng hi vọng
    Thì thất vọng tái tê
    Do vì chúng mong mỏi
    Một điều không thể có
    "Cầu không được" là khổ
    Ðức Thế tôn đã dạy.


    Ðấy là trình bày về cái khổ "cầu bất đắc".

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  3. #423
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tập Ðế - (Chân Lý Về Nguyên Nhân Khổ)

    61. Nhưng trong phần mô tả nguồn gốc, nói: "Cái khát ái ấy (yàyam tanhà) phát sinh hiện hữu mới (punabhava), câu hữu với hỉ và tham, liên hệ chỗ này chỗ kia"... "Tham" đây gồm có dục ái, hữu ái, phi hữu ái, sẽ trình bày trong phần Duyên khởi, Chương XVII, đoạn 233 trở đi. Mặc dù tham có ba thứ như vậy, cần hiểu nó là nguồn gốc của khổ vì nó phát sinh ra chân lý về khổ.

    Diệt Ðế - (Chân Lý Về Sự Diệt Khổ)

    62. Nói về diệt khổ cũng là nói về diệt cái nguyên nhân của khổ, tức khát ái. Vì sự chấm dứt khổ phát sinh đồng thời với chấm dứt nguồn gốc khổ, không có cách nào khác.

    Như cây bị chặt đốn
    Gốc chưa hại vẫn mọc
    Ái tùy miên chưa nhổ
    Khổ này sanh dài dài
    - (Thích Minh Châu dịch)

    63. Chính vì khổ chỉ diệt khi nguồn gốc khổ cũng diệt, nên khi dạy về diệt khổ, đức Thế tôn chỉ dạy sự chấm dứt cái nguồn gốc khổ. Ðấng Thiện thệ hành xử giống con sư tử.

    [Chú thích: Như con sư tử chuyển sức mạnh hướng về tấn công người bắn mủi tên vào nó, chứ không hướng về mủi tên, cũng thế đức Phật đề cập nguyên nhân, không nói hậu quả. Các ngoại đạo thì như con chó khi bị ném cục đất, chỉ bu lại gặm cục đất thay vì tấn công người ném. Ngoại đạo chỉ dạy chấm dứt khổ bằng cách chuyên hàng thân hoại thể, mà lại không lo chấm dứt những ô nhiễm của tự tâm. -- Pm. 533].

    Khi ngoại đạo dạy chấm dứt khổ bằng lối hành xác, chính là chỉ để ý hậu quả, mà không để ý cái nhân.

    64. Ý nghĩa câu "chấm dứt của khát ái ấy" trong kinh văn, có nghĩa là khát ái phát sinh hiện hữu kế tiếp, được xếp loại thành dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chính đạo lộ được gọi là "diệt", vì " với sự diệt tham ái, vị ấy giải thoát" (M. i,139). Diêt cho đến "không còn dư tàn", là diệt tận gốc rễ các tùy miên, tức khuynh hướng nội tại. Diệt cũng có nghĩa là từ bỏ.

    65. Nhưng tất cả những tiếng ấy (diệt, từ bỏ...) đều đồng nghĩa với Niết bàn. Vì theo ngchĩa tuyệt đối, chính Niết bàn gọi là "thánh đế về sự diệt khổ". Nhưng vì khát ái tàn tạ, chấm dứt khi đạt đến Niết bàn, nên Niết bàn được gọi là diệt. Và vì khi đạt Niết bàn, thì có sự từ bỏ khát ái (đối với các cõi), không còn lệ thuộc bất cứ hệ lụy nào như năm dục trưởng dưỡng, vv., nên Niết bàn còn gọi là xả ly, từ bỏ, buông ra, hết hệ lụy.

    66. Niết bàn có sự an tịnh là đặc tính của nó. Nhiệm vụ nó là bất tử, hoặc làm cho an lạc. Nó được biểu hiện là cái vô tướng, bất khả tư nghì.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #424
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Luận Về Niết Bàn

    67. Hỏi 1: Có phải Niết bàn là phi hữu vì không thể tư duy về nó, như sừng thỏ?

    Ðáp: Không phải vậy, vì Niết bàn có thể đạt được nhờ đạo lộ chân chánh. Một số người đã đạt được, đó là các bậc Thánh, nhờ phương tiện thích nghi là con đường Giới, Ðịnh, Tuệ. Cũng như tâm siêu thế nơi một số người, chỉ được các bậc Thánh liễu tri nhờ Tha tâm trí. Bởi thế không nên bảo Niết bàn là phi hữu vì không thể hiểu thấu: ta không thể vì kẻ ngu không thấy được, mà bảo rằng cái đó không có, hay không thể thấy.

    68. Lại nữa, không nên cho Niết bàn là phi hữu, vì nếu thế thì Đạo lộ sẽ vô ích, nghĩa là giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn sẽ thành vô ích. Nhưng nó không vô ích, vì nó quả thực có đưa đến Niết bàn.

    Hỏi 2: Nhưng có phải Đạo lộ là vô ích không? vì nó dẫn đến một cái vắng mặt, (tức là vắng mặt các uẩn, do đoạn tận cấu uế các uẩn không còn sanh trở lại).

    Ðáp: Không phải vậy. Vì, mặc dù các uẩn quá khứ vị lai vắng mặt thực, song không phải đạt Niết bàn chỉ là như vậy.

    Hỏi 3: Vậy phải chăng Niết bàn là vắng mặt luôn cả các uẩn hiện tại?

    Ðáp: Không, chúng không thể vắng mặt, nếu vắng mặt thì chúng trở thành phi hữu. Hơn nữa, Niết bàn là vắng mặt luôn cả các uẩn hiện tại thì điều này có lỗi là loại trừ Hữu dư y Niết bàn giới, vào sát-na chứng đạo, vốn y cứ vào các uẩn hiện tại.

    Hỏi 4: Vậy thì sẽ không lỗi nếu cho rằng Niết bàn là sự phi hữu của cấu uế?

    Ðáp: Không phải vậy, vì nếu thế thì hóa ra Thánh đạo không nghĩa lý gì. Nếu cấu uế có thể phi hữu ngay trước giai đoạn Thánh đạo, thì Đạo lộ trở thành vô nghĩa. Do vậy, không thể nói Niết bàn là phi hữu, không thể đạt đến.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #425
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    69. Hỏi 5: Không phải rằng Niết bàn là hủy hoại, như trong đoạn "Hiền giả, đó là Niết bàn, tức sự phá hủy tham, sân, si" (S. iv,252)?

    Ðáp: Không phải thế, vì nếu thế thì quả A-la-hán chỉ là sự hủy diệt. Vì quả A-la-hán cũng thế, được diễn tả rằng: "Hiền giả, đấy là quả A-la-hán, tức là sự hủy diệt tham sân si. " (S. iv,252)

    Hơn nữa, lại còn sự sai lầm tiếp theo là Niết bàn sẽ hóa ra tạm thời, có đặc tính của hữu vi, và có thể đạt được dù không có tinh tiến. Và chính vì nó có đặc tính của hữu vi, nó sẽ gồm trong hữu vi pháp, sẽ bị đốt cháy bởi lửa tham, vv. và chính sự đốt cháy ấy là khổ.

    Hỏi 6: Vậy phải chăng Niết bàn là thứ hủy diệt mà sau đó sẽ không còn tái sinh?

    Ðáp: Không phải vậy, vì không có thứ hủy diệt nào như thế. Và cho dù có, vẫn không tránh được những lỗi đã nêu trước. Lại nữa nó có nghĩa rằng thánh đạo chính là Niết bàn, vì thánh đạo gây ra sư hủy diệt cấu uế, sau đó cấu uế không còn sanh khởi.

    70. Nhưng chính vì cái loại hủy diệt được mệnh danh là "vô sanh", tức Niết bàn, là thân-y-duyên cho đạo lộ, nên Niết bàn được gọi là diệt để ám chỉ đạo lộ.

    Hỏi 7: Tại sao không nói rõ tướng trạng Niết bàn ra sao?

    Ðáp: Vì nó rất tế vi, sư tế vi cực độ của Niết bàn được nói lên, chính vì nó đã khiến đức Thế tôn thiên về vô hành, nghĩa là không ra thuyết pháp (M. i, 186), và bởi vì cần có con mắt của một bậc thánh mới thấy được nó (M. i, 510).

    71. Không phải ai cũng thấy được Niết bàn, vì Niết bàn chỉ đạt được bởi một vị đã nắm vững đạo lộ. Và nó là phi-sở-tạo, bởi nó không có bắt đầu.

    Hỏi 8: Niết bàn hiện hữu khi hiện hữu đạo lộ, vậy phải chăng Niết bàn không phải phi-sở-tạo? (phi-sở-tạo: uncreated, không do tạo tác mà có)

    Ðáp: Không phải vậy, vì Niết bàn không phải được khơi dậy bởi đạo lộ, nên Niết bàn là phi-sở-tạo. Chính vì không do tạo tác, không có già chết, nên Niết bàn là thường trụ.

    72. Hỏi 9: Vậy thì Niết bàn cũng có tính thường trụ như người ta nói cực vi là thường trụ?

    Ðáp: Không phải vậy, vì tuyệt đối không có môt nguyên nhân nào cho sự sanh khởi của Niết bàn cả.

    Hỏi 10: Vì Niết bàn có thường trụ, vậy vi trần (cực vi) vv. cũng thường sao?

    Ðáp: Không phải vậy. Bảo rằng Niết bàn là thường trụ thì không phải là để xác nhận vi trần, vv. cũng thường hằng.

    Hỏi 11: Có thể nói vi trần là thường, chính vì cũng như Niết bàn, vi trần không có sanh khởi?

    Ðáp: Không phải vậy, vì vi trần,vv. chưa được thiết lập thành những dữ kiện.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #426
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    73. Lý luận trên đây chứng tỏ rằng chỉ có Niết bàn là thường trụ, vì nó phi-sở-tạo, và nó không phải sắc pháp vì nó vượt ngoài tự tính của sắc pháp.

    Mục tiêu của chư Phật chỉ có một, không nhiều. Nhưng mục tiêu duy nhất ấy, nghĩa là Niết bàn, đầu tiên được gọi là hữu dư y vì Niết bàn ấy được công bố trong khi còn các uẩn hậu quả của chấp thủ quá khứ, nơi đời sống vị A-la-hán. Niết bàn này được công bố với nghĩa là tịnh chỉ tất cả các cấu uế, nhưng hậu quả của sự chấp thủ trong quá khứ thì vẫn còn tồn tại nơi vị A-la-hán đã chứng Niết bàn nhờ tu tập. Nhưng kế đến, Niết bàn ấy được gọi là vô dư y sau khi tâm thức cuối cùng của vị A-la-hán chấm dứt. Vì vị ấy từ bỏ sự sanh khởi các uẩn vị lai và ngăn ngừa nghiệp đưa đến tái sinh trong tương lai, cho nên không còn sự sanh khởi các uẩn, mà những uẩn đã sanh thì đã biến mất rồi. Vì quả báo còn sót lại từ những chấp thủ quá khứ không hiện hữu nên Niết bàn này cũng gọi là vô dư y.

    74. Bởi vì Niết bàn có thể đạt được nhờ vô ngại trí, thành tựu nhờ kiên trì không biết mệt, và bởi vì đó là lời của bậc chánh biến tri, nên Niết bàn không phi hữu xét về tự tính, như Phật đã dạy: "Này các tỷ kheo, có một cái không sanh, không trở thành, không được tạo tác, vô vi..."

    [Chú thích: Sự thảo luận này gồm ba mục: những câu hỏi từ 1 đến 4 bác bỏ quan điểm cho rằng Niết bàn chỉ là huyền thoại, phi hữu; những câu từ 5 đến 7 bác bỏ quan điểm cho rằng Niết bàn chỉ là hủy diệt; những câu còn lại đề cập đến những chứng cứ theo đó chỉ có Niết bàn chứ không phải vi trần, vv. là thường, vì Niết bàn là phi sở tạo.]

    Ðấy là định nghĩa về Diệt đế.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #427
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chân Lý Về Con Ðường Ðưa Ðến Khổ Diệt

    75. Trong phần mô tả con đường đưa đến khổ diệt, có tám pháp được kể ra. Mặc dù những pháp này đã được giải thích ý nghĩa trong phần mô tả các uẩn, ở đây vẫn cần bàn lại để biết rõ sự khác biệt giữa các pháp ấy khi chúng sinh khởi trong một sát-na duy nhất (vào sát-na đạo lộ).

    76. Nói vắn tắt, (xem chi tiết Chương XXII, đoạn 31) khi một thiền giả tiến đến sự thâm nhập bốn chân lý, thì con mắt tuệ của vị ấy có đối tượng là Niết bàn, loại bỏ vô minh tùy miên, đó là chánh kiến. Nó có đặc tính là thấy đúng. Nhiệm vụ nó là hiển lộ các giới. Nó được biểu hiện bằng sự hủy bỏ bóng tối vô minh.

    77. Khi hành giả có được chánh kiến như vậy, sự hướng tâm của vị ấy đến Niết bàn, một sự hướng tâm tương ứng với chánh kiến loại bỏ tà tư duy, gọi là chánh tư duy. Nó có đặc tính là sự hướng tâm đúng vào mục đích (đối tượng) của nó. Nhiệm vụ nó là phát sinh định an chỉ của đạo tâm với Niết bàn là đối tượng. Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà tư duy.

    78. Và khi hành giả thấy và tư duy như vậy, sự từ bỏ tà ngữ của vị ấy, một sự từ bỏ tương ứng với với chánh kiến, từ bỏ ác ngữ nghiệp, gọi là chánh ngữ. Nó có đặc tính là bao gồm các pháp tương ứng (như ái ngữ,vv). Nhiệm vụ nó là tiết chế. Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà ngữ.

    79. Khi hành giả tiết chế như vậy, sự kiêng sát sinh nơi vị ấy, tương ứng với chánh kiến, đoạn trừ tà nghiệp, thì gọi là chánh nghiệp. Nó có đặc tính là làm phát sinh những việc đáng làm. Nhiệm vụ nó là tiết chế. Nó được biểu hiện bằng từ bỏ tà nghiệp.

    80. Khi chánh ngữ và chánh nghiệp của hành giả được thanh tịnh, sự kiêng tà mạng tương ứng với chánh kiến đoạn trừ xảo trá gọi là chánh mạng. Nó có đặc tính là làm sạch. Nhiệm vụ nó là đem lại sự phát sinh một nghề sinh nhai thích đáng. Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà mạng.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #428
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    81. Khi hành giả đã an lập trên bình diện giới gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, thì nghị lực vị ấy, một nghị lực tương ứng chánh kiến, cắt đứt sự biếng nhác, là chánh tinh tiến. Nó có đặc tính là nỗ lực. Nhiệm vụ nó là không khởi lên những điều bất thiện, Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà tinh tiến.

    82. Khi hành giả nỗ lực như thế, sự không quên lãng trong tâm tương ứng chánh kiến, rũ bỏ tà niệm, thì gọi là chánh niệm. Nó có đặc tính là an lập. Nhiệm vụ nó là không quên. Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà niệm.

    83. Khi tâm hành giả được phòng hộ bởi chánh niệm tối thượng như thế, sự nhất niệm tương ứng chánh kiến trừ khử tà định, gọi là chánh định. Nó có đặc tính là không phân tán. Nhiệm vụ nó là tập trung. Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà định.

    Ðấy là phương pháp mô tả con đường đưa đến diệt khổ.

    Trên đây là trình bày định nghĩa chi tiết về bốn chân lý, khởi từ khổ đế với sanh, vv.

    84. Về nhiệm vụ của trí (xem đoạn 14 trên): ở đây cần hiểu là trí về bốn chân lý. Trí ấy gồm hai phần là khái niệm và thể nhập. Trí khái niệm là thuộc thế gian, có được do nghe về sự diệt khổ và con đường đua đến khổ diệt. Trí thể nhập là trí xuất thế thì đi sâu vào bốn chân lý bằng cách lấy diệt làm đối tượng, như kinh dạy: "Này các tỷ kheo, ai thấy khổ thấy luôn nguồn gốc khổ, sự chấm dứt khổ, và con đường đưa đến khổ diệt." (S. v, 437) Với tập, diệt, đạo, cũng như thế (ai thấy Tập thấy cả nguyên nhân của Tập., vv.). Nhưng nhiệm vụ của trí sẽ được làm sáng tỏ trong phần thanh tịnh tri kiến, Chương XXII.

    85. Khi trí này còn thuộc thế gian, thì khổ trí ngăn chận tà kiến về ngã, tập trí ngăn chận đoạn kiến, diệt trí ngăn chận thường kiến, đạo trí ngăm chận tà kiến cho không có quả báo các nghiệp. Hoặc khổ trí ngăn tà thuyết về quả báo, nói cách khác là thấy thường lạc ngã tịnh trong các uẩn không có thường lạc ngã tịnh; tập trí ngăn chận tà thuyết về nhân, nghĩa là thấy có nhân ở chỗ không có, như chủ trương rằng thế giới do tạo hóa sanh, do một nguyên nhân đầu tiên, do thời, do tự nhiên, vv. Diệt trí ngăn chận tà thuyết về diệt khổ như cho rằng cứu cánh giải thoát là ở vô sắc giới, vv. Ðạo trí ngăn chận tà thuế về phương tiện như cho rằng con đường đưa đến thanh tịnh là ở trong sự đắm mê dục lạc hay khổ hạnh ép xác, trong khi sự thật không vậy.

    Bởi thế:

    Khi một người mê mờ về khổ
    Về nguồn gốc khổ và sự diệt khổ
    Về con đường đưa đến khổ diệt
    Thì người ấy không thấy được Chân lý.
    Ðấy là trình bày nhiệm vụ của trí.



    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #429
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    86. Về sự phân chia nội dung: tất cả pháp trừ tham, và các pháp vô lậu, đều bao hàm trong khổ đế. Ba mươi sáu kiểu tham (là hữu ái, dục ái, phi hữu ái, mỗi thứ gồm 12 xứ nội ngoại. Không kể ba thời, vì nếu kể thì thành 108) được bao hàm trong tập đế, diệt đế thì không có trộn lẫn với pháp nào. Còn đạo đế thì chánh kiến dẫn đầu, bao gồm trạch pháp như ý túc, tuệ căn, tuệ lực và trạch phân giác chi, Danh từ chánh tư duy bao hàm ba loại tâm là viễn ly tâm.

    [Chú thích: Vào sát-na còn thuộc thế gian, đó là ba tâm riêng biệt là vô tham, từ và bi; vào sát-na đạo lộ chúng được xem như một, do đoạn tân tham, sân và hại].

    Danh từ chánh ngữ bao hàm bốn loại thiện ngữ nghiệp. Danh từ chánh nghiệp bao gồm ba loại thiện thân hành. Danh từ chánh mạng bao hàm thiểu dục tri túc. Hoặc cả ba thứ này làm thành giới hạnh được các bậc thánh yêu thích, và giới được các bậc thánh yêu mến cần phải được giữ bởi bàn tay tín, do đó tín căn, tín lực và tinh tấn như ý tucù được bao gồm, vì có mặt cả ba thứ này. Danh từ chánh tinh tiến bao hảm bốn chánh cần, tấn căn, tấn lực và tinh tấn giác chi. Chánh niệm bao hàm bốn niệm xứ, niệm căn, niệm lực và niệm giác chi. Chánh định bao hàm ba loại định khởi đầu là định có tầm tứ, định tâm, định căn, đinh lực và các giác chi Hỉ, Khinh an, Ðịnh, Xá. Ðấy lả trình bày về thành phần nội dung.

    87. Về thí dụ: Khổ nên xem như gánh nặng, tập như sự mang gánh nặng, diệt như đặt gánh xuống, đạo như phương tiện đặt gánh xuống. Khổ như cơn bệnh, tập như nguyên nhân gây bệnh, diệt như sự hết bệnh, đạo như thuốc chữa bệnh. Khổ như cơn đói, tập như đại hạn (làm mất mùa - ND), diệt như sự sung túc, đạo như mưa đúng thời (làm được mùa).

    Lại nữa, những chân lý này có thể được hiểu theo cách dùng những ví dụ sau: sự thù nghịch, nguyên nhân gây hận thù, sự hết hận thù, và phương pháp chấm dứt thù hận. Cây độc, rễ cây, sự đốn hết gốc rễ và phương pháp lấy hết gốc rễ. Sợ hãi, nguyên nhân gây sợ hãi, sự hết sợ hãi, và cách đạt đến sự hết sợ. Bờ này, trận lụt, bờ kia, và nỗ lực để đến bờ kia.

    Trên đây là trình bày về những ví dụ.

    88. Về bốn mệnh đề: có cái khổ mà không phải đế, có cái là thánh đế mà không phải khổ, có cái vừa là khổ vừa là thánh đế, có cái không phải khổ cũng không phải thánh đế. Tập, diệt, đạo cũng thế.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #430
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    89. Ở đây, mặc dù các pháp tương ứng với đạo lộ là kết quả của khổ hạnh là khổ vì đấy là hành khổ (xem đoạn 35) do câu: "cái gì vô thường là khổ" (S. ii, 53) nhưng đây không phải là khổ thánh đế. Diệt là thánh đế nhưng không phải là khổ. Tập và đạo thánh đế có thể là khổ vì chúng vô thường, nhưng không khổ theo nghĩa đích thực, bởi vì chính để hiểu trọn ý nghĩa của chúng mà đời phạm hạnh được sống dưới đức Thế tôn.

    Năm uẩn đối tượng của chấp thủ, trừ khát ái, trong mọi khía cạnh, vừa là khổ vừa là thánh đế. Các pháp liên hệ đạo lộ và quả của khổ hạnh thì không phải là khổ trong ý nghĩa đích thực mà, để liễu tri nó, đời phạm hạnh đã sống dưới đức Thế tôn; chúng cũng không phải là thánh đế. Tập, diệt, đạo cũng cần được giải thích tương tự. Ðấy là trình bày về bốn mệnh đề.

    90. Về tính trống rỗng (xem đoạn 14, chương này), đơn loại... Theo nghĩa tuyệt đối, trước hết cả bốn đế cần được hiểu là trống rỗng vì không có người chịu khổ, người tập khổ nên cái khổ, người chứng sự diệt khổ, và người đi trên đạo lộ đến khổ diệt. Do đó:

    Có khổ song không có người khổ
    Có sở tác song không có người tạo tác
    Có tịch diệt song không người chứng diệt
    Có đạo lộ song không thực có người đi
    .

    Hoặc:

    Khổ, tập thì không thường, tịnh, lạc
    Trạng thái bất tử (Niết bàn) không có tự ngã
    Ðạo lộ thì không thường, lạc, ngã
    Ðó là sự trống rỗng trong bốn chân lý.


    91. Hoặc, ba đế không có diệt (khổ, tập, đạo) và diệt thì không ba đế, Hoặc, nhân không có quả, vì vắng mặt khổ trong tập, và vắng mặt diệt trong đạo. Nhân không mang theo quả của nó như trường hợp thần ngã (pakati - Primordial Essence) đối với người chấp có thần ngã. Và quả không có nhân ở trong nó do sự vắng mặt của Tập trong khổ, và Ðạo trong Diệt. Cái quả của một nhân không có nhân trong nó như trường hớp hai cực đối với người xác nhân cực vi. Bởi vậy,

    Trong Khổ, Tập, Đạo thì không có Diệt
    Diệt cũng không bao hàm khổ tập đạo
    Nhân không chứa quả của nó
    Trong quả tuyệt nhiên cũng chẳng còn nhân nằm trong.
    Trên đây là trình bày về tính trống rỗng.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
    Trả lời: 14
    Bài cuối: 08-22-2015, 10:17 AM
  2. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-14-2015, 06:32 PM
  3. Mục Liên Thanh Đề
    Gửi bởi trantu trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-31-2015, 09:34 PM
  4. Mục Liên _ Thanh Đề
    Gửi bởi sonha trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-21-2015, 09:25 PM
  5. Chào Chú Chiếu Thanh
    Gửi bởi minh thức trong mục Nói Chuyện Riêng
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-04-2015, 11:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •