DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 42/60 ĐầuĐầu ... 32404142434452 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 411 tới 420 của 597
  1. #411
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    B. Mô Tả Về Ðế

    13. Kế tiếp căn là đế tức bốn thánh đế: thánh đế về Khổ, thánh đế về Tập khởi của khổ, thánh đế về Khổ diệt, và thánh đế về Ðạo diệt khổ

    14. Sau đây sẽ trình bày theo thứ tự giáo lý: loại, từ nguyên, tính chất, ý nghĩa, nguồn gốc ý nghĩa, chỉ chừng ấy không hơn hay kém, thứ tự, giải thích, nhiệm vụ, nội dung, tỉ dụ, nhóm bốn, sự trống rỗng, đơn độc, dị đồng.

    15. Trước hết về loại: ý nghĩa các chân lý về khổ tập diệt đạo được phân tích thành bốn trong mỗi trường hợp, những chân lý "thực, không hư ngụy, không thể khác" (S. v, 435), và cần được thâm nhập bởi những người thâm nhập khổ đế, vv. như Luận nói:" Khổ với nghĩa bức bách, hữu vi, bốc cháy, biến đổi, đó là bốn nghĩa của thánh đế về khổ, chân thật, không hư ngụy, không thể khác. Nguồn gốc hay tập khởi của khổ với ý nghĩa tích tập, căn nguyên, trói buộc, chướng ngại... Diệt với nghĩa thoát ly, tách rời, vô vi, bất tử... Ðạo với nghĩa lối ra, nguyên nhân, thấy, ưu thắng. Ðấy là những nghĩa của đạo trong thánh đế về đạo, chắc thật, không hư ngụy, không thể khác. (Ps. ii, 104). Cũng thế, ý nghĩa khổ kể như bức bách, hữu vi, đốt cháy, biến đổi, là ý nghĩa của nó về sự thâm nhập.

    16. Về từ nguyên, và phân theo tính chất: Từ nguyên của Dukkha (Khổ): Du là xấu xa (kucchita), như người ta gọi đứa trẻ hư là Dupputta. Chữ Kham có nghĩa là trống rỗng (tuccha), khoảng trống gọi là Kham. Chân lý thứ nhất là "xấu" vì nó là nơi thường lai vãng của nhiều hiểm nguy và nó trống rỗng vì không trường cửu, không đẹp, không vui, không có tự ngã.

    17. Tập (Samudaya): Sam là liên kết như trong các từ Samàgama (tập hợp) sameta (nhóm họp) vv. Chữ U chỉ sự dấy lên, khởi lên, như trong các từ ngữ Uppanna (sanhkhởi), Udita (đi lên) vv. Chữ Aya chỉ lý do (kàrana). Và chân lý thứ hai này là lý do cho sự khởi lên của khổ khi phối hợp với những duyên còn lại. Bởi thế nó được gọi là Dukkha - Samudaya (khổ tập, tập khởi của khổ hay nguồn gốc khổ), vì nó là lý do phối hợp (với những duyên khác) để làm phát sinh khổ.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. #412
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    18. Diệt (Nirodha): Chữ Ni chỉ sự vắng mặt, Rodha là nhà tù. Chân lý thứ ba vắng mặt mọi sanh thú (cõi tái sanh) nên ở đây không có sự bức não của khổ được xem như nhà tù; hoặc, khi chứng diệt, thì không còn nỗi khổ tái sinh được ví như nhà tù. Và bởi nó là đối nghịch với nhà tù nên được gọi là Dukkha-Nirodha) khổ diệt. Hoặc, nó được gọi là khổ diệt, vì là một duyên cho sự diệt khổ gồm trong sự không tập khởi.

    19. Ðạo diệt khổ (Nirodha-Gamini-Patipadà): Vì chân lý thứ tư đưa đến sự diệt khổ do chạm mặt với diệt kể như đối tượng, và vì nó là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ, nên gọi là Khổ diệt đạo (đạo lộ diệt khổ).

    20. Cả bốn chân lý được gọi là thánh đế bởi vì chỉ có những bậc thánh mới thâm nhập những chân lý này, như kinh nói:"Này các tỷ kheo, có bốn thánh đế này. Gì là bốn? Ðó là Khổ thánh đế... " (S. v, 425). Vì các bậc thánh thâm nhập các chân lý ấy, nên gọi là bốn thánh đế.

    21. Lại nữa, những sự thật cao cả gọi là những sự thật thuộc về những bậc thánh, như kinh nói: "Này các tỷ kheo, nhờ tìm ra bốn sự thật cao cả này mà Như lai được tôn xưng là bậc A-la-hán chánh đẳng giác." (S. v, 433).

    22. Lại nữa, thánh đế là những chân lý cao cả. Cao cả có nghĩa là không hư ngụy, không lừa dối, như kinh nói:"Này các tỷ kheo, bốn thánh đế này là chân thực, không hư ảo, không thể khác, nên gọi là thánh." (S. v, 435).

    23. Chân lý về khổ có đặc tính làm sầu muộn đau khôû. Nhiệm vụ nó là đốt cháy. Nó biểu hiện bằng sự sanh khởi. Tập đế có đặc tính sản xuất. Nhiệm vụ nó là ngăn sự gián đoạn. Nó được biểu hiện bằng chướng ngại. Diệt đế có đặc tính là bình an thanh tịnh. Nhiệm vụ nó là không chết. Nó được biểu hiện bằng sự vô tướng (không có tướng năm uẩn). Ðạo đế có đặc tính là ngỏ ra. Nhiệm vụ nó là từ bỏ cấu uế. Nó được biểu hiện bằng sự nổi lên khỏi cấu uế. Hơn nữa, bốn chân lý còn có những đặc tính theo thứ tự là sanh và làm cho sanh (khổ, tập); không sanh và làm cho không sanh (diệt, đạo). Hoặc những đặc tính là hữu vi, tham (khổ, tập); vô vi, thấy rõ (diệt, đạo).

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  3. #413
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    24. Về ý nghĩa, trước hết đế là cái mà đối với những ai xét nó với con mắt tuệ, nó không làm cho lạc lối như ảo giác, không lừa dối như ảo ảnh, không phi thực thực như cái ngã mà ngoại đạo chấp. Ðúng hơn, đó là lãnh vực của thánh trí, cái tình trạng thực tế không thể lầm lẫn, với những khía cạnh là đau buồn (khổ đế), sản sinh (tập đế), an tịnh (diệt đế), và lối ra (đạo đế). Chính cái tính chất hiện thực không sai này mới cần được hiểu là ý nghĩõa của "đế’, như nóng là đặc tính của lửa, và như tính tự nhiên trên đời là vạn pháp đều bị sanh già chết chi phối, vì Kinh nói:"Này các tỷ kheo, khổ này là thực, không hư dối, không thể khác". (S. v, 430).

    25. Lại nữa,

    Không có niềm đau nào ngoài khổ
    Và không gì làm đau mà không phải khổ
    Ðiều chắc chắn là khổ làm đau buồn
    Ðó là chân lý được nói ở đây

    Không có nguồn khổ nào khác hơn tham ái
    Nguồn ấy không đem lại cái gì ngoài khổ
    Ðiều chắc chắn này về nguyên nhân khổ
    Là lý do nó được mệnh danh là chân lý

    Không có niềm an tịnh nào ngoài Niết bàn
    Niết bàn chỉ có nghĩa là an tịnh
    Ðiều chắc chắn Niết bàn là an ổn
    Ở đây được xem là chân lý

    Không có lối thoát nào ngoài chánh đạo
    Chánh đạo quyết định là ngõ thoát
    Tính chất đạo lộ chính là ngõ thoát
    Làm cho nó được công nhận là chân lý

    Ðặc tính chân thật không lỗi lầm này
    Tâm điểm cốt tủy của bốn chân lý
    Là điều mà bậc trí tuyên bố
    Về ý nghĩa của "đế" chung cho cả bốn.


    26. Thế nào là sự dò tìm dấu vết của nghĩa? Danh từ Sacca (đế) được thấy trong nhiều đoạn với những nghĩa khác nhau, như:" Hãy để y nói sự thật, đừng giận dữ." (Dh. 224), đây là sự thật bằng lời. Trong những đoạn như:"Sa môn, bà la môn căn cứ trên sự thật", đó là sự thật không nói láo, kiêng nói dối. Trong đoạn:"Tại sao chúng tuyên bố những sự thật khác nhau?" đó là sự thật với nghĩa là quan điểm. Và trong đoạn "Chân lý là một, không có thứ hai" (Sn. 884), đó là Niết bàn và đạo lộ, kể như chân lý theo nghĩa tối hậu. Trong đoạn: "Trong bốn chân lý, có bao nhiêu là thiện?" thì đấy là nói về thánh đế. Ðấy là theo dấu nghĩa của đế.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #414
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    27. Chỉ chừng ấy, không thêm bớt: Nhưng tại sao chỉ có bốn thánh đế được nói? Vì không cón có đế nào khác, và vì không thể bỏ bớt cái nào. Như kinh nói:"Này các tỷ kheo, không có thể một sa môn, bà la môn nào đến nói được rằng:"Ðây không phải là khổ đế, khổ đế là một cái khác, tôi sẽ để qua một bên khổ đế này, và công nhận một khổ đế khác."...

    28. Lại nữa, khi tuyên bố sự sinh khởi (quá trình sinh), đức Thế tôn tuyên bố nó có một nguyên nhân, và ngài tuyên bố sự vô sanh cũng có một phương tiện để đạt tới. Bởi thế, những chân lý được công bố có bốn, là số tối đa, đó là sự sanh, vô sanh, và nguyên nhân mỗi thứ. Cũng thế, chúng được công bố là có bốn, vì chúng cần được liễu tri (khổ), đoạn tận (tập), chứng đắc (diệt), và tu tập (đạo). Và vì chúng là căn để của tham ái, sự tham ái, diệt ái, và con đường đi đến ái diệt. Lại nữa, vì chúng là sự lệ thuộc, lạc thú trong sự lệ thuộc, sự từ bỏ lệ thuộc, và phương tiện đưa đến từ bỏ lệ thuộc.

    Trên đây trình bày tại sao chỉ có bốn đế không thêm bớt.

    29. Về thứ tự: đây cũng thế, chỉ có thứ tự giáo lý. Khổ đế được nêu trước tiên, vì nó dễ hiểu, vì nó thô phù, vì nó chung cho tất cả chúng sinh. Chân lý về nguồn gốc khổ được nêu kế tiếp để chỉ rõ nguyên nhân. Rồi đến chân lý về diệt để hiển thị rằng, với sự chấm dứt nguyên nhân, có chấm dứt hậu quả. Chân lý về đạo được nói sau rốt, để chỉ ra Con đường, phương tiện đạt đến Diệt.

    30. Hoặc, Ngài công bố khổ trước để gieo một ý thức khẩn trương cho các hữu tình đang bị tóm trong sự hưởng thụ khoái lạc ở các cõi hữu, và kế đó ngài dạy chân lý về nguồn gốc khổ, để chứng minh rằng, khổ không phải tự nhiên sinh ra, cũng không do một vị trời nào giáng xuống, mà khổ có một nguyên nhân. Kế đó là Diệt đế, để gieo niềm an ổn bằng cách chỉ ra lối thoát cho những ai muốn cấp tốc thoát khổ sau khi đã bị tràn ngập bởi các khổ và các nhân khổ. Và sau cùng là đạo đế được nói để giúp chúng có thể đạt đến diệt khổ. Ðấy là sự trình bày về thứ tự.

    31. Về sự giải thích: Khi giải thích về bốn chân lý, đức Phật thường mô tả như sau. Về Khổ, có 12 việc như Vibhanga nói:"Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não, gần gũi cái không ưa, xa lìa cái yêu mến, cầu không toại ý, nói tóm, năm thủ uẩn là khổ." Về nguồn gốc khổ, có ba loại tham ái là ước muốn tái sinh, câu hữu với hỉ và tham, tìm khoái lạc chỗ này chỗ khác, nghĩa là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Về Diệt, chỉ có một nghĩa là Niết bàn, "đó là sự chấm dứt không dư tàn cái khát ái ấy, từ bỏ nó, buông ra, không y cứ vào nó." (Vbh. 103). Cuối cùng trong phần mô tả đạo lộ:"Gì là thánh đạo về con đường đưa đến diệt khổ? Ðó là thánh đạo tám ngành, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định." (Vbh. 104).

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #415
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chân Lý Về Khổ:

    Sanh

    32. Danh từ jàti (sanh) có nhiều nghĩa. Trong đoạn kinh: "Vị ấy nhớ lại một đời, hai đời"... (D.i, 81), chữ jàti (trong nguyên bản) có nghĩa là hữu. Trong đoạn "Này Visakhà, có một loại (jàti) khổ hạnh là Ni kiền tử" thì jàti là một giáo phái tu sĩ. Trong đoạn "Sanh được bao gồm trong hai uẩn", đó là đặc tính của hữu vi pháp. Trong đoạn "Sanh của vị ấy là do thức đầu tiên sanh khởi trong thai mẹ" (Vin. i, 93), đây là chỉ kiết sanh. Trong đoạn "Vừa khi vị ấy sanh ra, này Ànanda, bồ tát... " đây là sự sanh ra từ bụng me. Trong đoạn "Một người không bị từ chối, khinh rẻ vì sanh chủng" sanh đây nghĩa là dòng họ. Trong đoạn "Hiền tỉ, từ khi được thánh sanh... " (M. iii, 103), sanh đây chỉ thánh giới.

    33. Ở đây, sanh cần được hiểu là các uẩn sanh từ khi ở giai đoạn kiết sanh cho đến khi sanh ra khỏi bụng mẹ trong trường hợp thai sanh, và kể như chỉ là các uẩn kiết sanh trong trường hờp khác ngoài thai sanh. Nhưng đây chỉ là một sự đề cập gián tiếp. Theo ý nghĩa trực tiếp thì chính sự hiển hiện đầu tiên của bất cứ uẩn nào trong chúng sinh khi được sinh ra, sự hiển hiện đó gọi là sanh.

    34. Ðặc tính nó là nguồn gốc đầu tiên trong bất cứ cõi hữu nào. Nhiệm vụ nó là thuộc vào một cõi hữu. Nó được biểu hiện bằng sự xuất hiện tại đây, từ một hữu quá khứ hoặc được biểu hiện bằng sự thay đổi kiểu đau khổ.

    Nhưng tại sao nó là đau khổ? Vì nó là căn để cho rất nhiều loại khổ. Vì có nhiều thứ khổ, đó là khổ khổ, dukkha-dukkha, hay khổ nội tại; hoại khổ, viparinàma-dukkha, khổ do biến hoại; và hành khổ, dankhàra-dukkha, rồi lại có khổ ngấm ngầm, khổ lộ liễu, khổ gián tiếp, khổ trực tiếp.

    35. Cảm thọ khổ về thân và tâm gọi là khổ khổ, vì tự tính nó là khổ, tên nó là khổ, và vì nó đau đớn thực sự. Cảm thọ lạc về thân và tâm gọi là hoại khổ vì đó là nhân sinh ra khổ khi cảm thọ ấy biến hoại (M.i, 303). Xả thọ và các hành khác trong ba cõi là hành khổ, vì chúng bị bức bách trong sinh diệt. Những nổi khổ về thân và tâm như đau tai, đau răng, cơn sốt tham dục, cơn sốt sân nhuế thù hằn, vv. gọi là khổ ngấm ngầm vì có hỏi mới biết được là khổ, và vì sự gia hại của nó không rõ rệt. Sự đau đớn do 32 lối tra tấn sinh ra, vv. gọi là khổ rõ rệt vì không cần hỏi cũng biết, và sự gia hại có thấy rõ. Trừ khổ khổ, tất cả khổ nói trong Vibhanga kể từ sanh khổ đều gọi là khổ gián tiếp vì là căn để cho một loại khổ này hay khác. Nhưng khổ khổ thì gọi là khổ trực tiếp.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #416
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    36. Sanh là khổ, vì nó là căn để cho khổ trong các đọa xứ, như đức Thế tôn đã nói rõ bằng một ví dụ trong kinh Bàlapandita (M. iii), vv. Và cho nổi khổ ở các thiện thú thuộc loài người, và được xếp loại là khôû có căn để trong sự nhập thai.

    37. Nổi khổ thuộc loại "có căn để trong sự nhập thai" là như sau:"Khi cái thực thể này sanh trong bào thai mẹ, thì không phải nó được ở trong một hoa sen xanh, đỏ, trắng nào cả, ngược lại, như con dòi sanh trong cá thối, bánh thối, đống phân,... nó cũng sanh trong bụng, ở phía dưới chỗ chứa đồ ăn chưa tiêu (bao tử), phía trên chỗ chứa đồ ăn đã tiêu (hậu môn), giữa bụng và cột sống, rất chật chội tối tăm, đầy những luồng gió hôi hám, đủ thứ mùi đáng tởm. Và khi đã tái sinh ở đấy, trong mười tháng nó phải trải qua nỗi khổ cực độ vì bị nung nấu như cái bánh trong bao bởi sức nóng toát ra từ bụng mẹ, không co duỗi được. Ðây là nỗi khổ khi ở trong thai.

    38. Khi bà mẹ thình lình vấp té, hoặc di chuyển, ngồi xuống đứng lên hay xoay người, thì nó khó chịu đau đớn vô cùng vì bị kéo tới giật lùi, tung lên hất xuống như một đứa trẻ con trong tay người say rượu, hay con rắn trong tay kẻ bắt rắn. Nó cũng cảm thấy nỗi đau điếng người như tái sinh vào địa ngục băng giá khi mẹ nó uống vào nước đá lạnh, và như bị chìm ngập trong trận mưa tro nóng khi mẹ nó nuốt xuống thức ăn nóng, như bị ngâm vào nước tro nước dấm khi người mẹ ăn đồ ăn chua hay mặn. Ðó là nổi khổ của sự trú trong thai.

    39. Khi bà mẹ sẩy thai, nó phải khổ vì bị cưa xẻ tại chỗ cơn đau nổi lên, nổi khổ mà đến cả bạn hữu cũng không thể nhìn. Ðấy là cái khổ trụy thai.

    40. Khi người mẹ sinh nở, thì đứa con lại chịu cái khổ bị chúc ngược đầu bởi sức mạnh của ngọn gió nghiệp, bị tống khỏi bụng qua một ngõ ngách kinh khủng như là con voi chui qua lỗ khóa, như tội nhân địa ngục bị nghiến giữa hai tảng đá va chạm nhau. Ðấy là cái khổ thoát thai.

    41. Sau khi ra đời, thân thể đứa bé mong manh như một vết thương nhạy cảm, được bồng ẳm trên tay, tắm rửa kỳ cọ bằng một miếng giẻ, làm nó đau đớn như bị kim nhọn đâm, dao bén cắt. Ðấy là nổi khổ khi phiêu lưu ra khỏi bụng mẹ.

    42. Khổ phát sinh sau đó suốt quá trình sống còn, nơi người tự hành khổ, nơi người chuyên ép xác khổ hạnh theo phái lõa thể, nơi người nhịn đói vì giận hờn, nơi người treo cổ. Ðây là khổ của sự tự bạo hành.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #417
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    43. Và khổ nơi người bị đánh đòn, bị giam cầm bởi người khác, đó là khởi do sự bạo hành của người khác.

    Vậy, sanh này là căn để của mọi nổi khổ.
    Nếu không có chúng sinh tái sanh vào địa ngục
    Thì nổi khổ khó chịu của ngọn lửa thiêu đốt
    Và tất cả khổ khác khi ấy không còn đất đứng
    Do vậy bậc Thánh tuyên bố sanh là khổ.

    Có nhiều thứ khổ súc sinh phải chịu
    Khi chúng bị đánh đập bằng roi và gậy gộc
    Sanh vào súc sinh phải chuốc cái khổ này
    Sanh vào súc sinh là khổ: kết quảø này chắc chắn

    Trong loài ngạ quỷ có nhiều thứ khổ
    Do đói khát, gió, mặt trời, không gì không khổ
    Không ai biết được khổ này, trừ phi sanh vào đó
    Bởi thế bậc Thánh tuyên bố: sanh là cái khổ này.

    Ở khoảng giữa các thế giới, nơi loài tu la cư trú,
    Thì rét lạnh xé da và tối tăm kinh khủng
    Ðấy là nổi khổ của tái sinh trong loài A-tu-la
    Bởi thế khổ luôn đi liền với sanh như vậy.

    Khi lọt lòng mẹ, một người chịu đau ghê gớm
    Sau những tháng dài bị nhốt kín trong bụng
    Như nấm mồ địa ngục phân uế - tất cả không thể có
    Nếu không tái sinh: sanh là khổ, thật không còn ngờ.

    Tại sao phải nhiều lời? Có bao giờ hiện hữu
    Một tình trạng trước đó không có sanh?
    Bởi thế bậc Thánh vĩ đại khi giảng về Khổ đế
    Ðã tuyên bố sanh là khổ, là điều kiện cần cho khổ.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #418
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Già

    44. Già là khổ. Già có hai, già kể như đặc tính của pháp hữu vi, và trong trường hợp một chúng sinh, thì già là sự già cỗi của các uẫn tạo thành một hiện hữu duy nhất, cái già này gồm những tướng như lưng còng,vv. Ở đây muốn nói loại già này. Nó có đặc tính là sự chín mùi các uẫn. Nhiệm vụ nó là dẫn đến cái chết. Nó được biểu hiện bằng sự tan biến của tuổi trẻ. Ðó là khổ kiểu "hành khổ", vì nó là căn để của đau khổ.

    45. Già là căn bản cho sự đau khổ thể xác và tâm hồn, khởi lên do nhiều duyên, như tứ chi nặng nề, các căn suy yếu hư hoại, tuổi trẻ tan biến, sức lực phá sản, trí nhớ và tuệ sút kém, bị người khi dễ, vv...

    Với tứ chi nặng nề
    Các giác quan tàn lụn
    Với tuổi trẻ đi qua
    Trí nhớ, tuệ suy dần
    Sức khỏe bị phá sản
    Càng ngày càng xấu xí
    Dưới mắt những người thân
    Càng ngày càng lẩn thẩn
    Khổ nào bằng khổ này
    Về thân và về tâm
    Mà con người phải gặp?
    Vì già sẽ đem đến
    Tất cả điều nói trên
    Già đáng gọi là khổ
    Trên đây là nói về cái khổ già.



    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #419
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chết

    46. Chết là khổ. Chết có hai, là chết kể như đặc tính của pháp hữu vi, như kinh nói "già chết được gao gồm trong năm uẫn", và chết kể như sự cắt đứt mạng căn nơi một chúng sinh, như kinh nói "Bởi vậy người ta luôn luôn sợ r?ng mình sẽ chết" (Sn. 576). Ở đây, chết có nghĩa thứ hai này. Chết do đã sanh ra, chết do bạo lực, chết do tự nhiên, chết do thọ mạng tận, chết do công đức tận, là những tên chỉ cái chết.

    47. Chết có đặc tính một sự rơi rụng. Nhiệm vụ nó là đứt lìa. Nó đuợc biểu hiện là sự vắng mặt khỏi sanh thú trong đó đã có tái sinh. Chết phải hiểu là khổ vì nó làm căn bản cho khổ.

    Tất cả không chừa ai
    Khi chết rất đau khổ
    Kẻ ác thấy nghiệp dữ
    Hoặc tướng trạng tái sinh
    Người lành cũng đau buồn
    Khi lìa xa thân quyến
    Lại còn nỗi xác đau
    Gân cốt đều rã rời
    Cực hình cứ tiếp diễn
    Tàn phá người sắp chết
    Ðiều này đủ nói lên
    Vì sao chết là khổ
    Trên đây trình bày về cái chết.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #420
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sầu

    48. Sầu là sự nung nấu đốt cháy tâm can nơi người bị mất thân quyến, vv. Về ý nghĩa, nó cũng là "ưu", nhưng nó có đặc tính là sự đốt cháy bên trong. Nhiệm vụ nó là đốt cháy tâm can. Nó được biểu hiện bằng sự buồn bã liên tục. Nó là khổ vì tự thân nó là khổ, và vì làm căn bản cho khổ.

    Sầu như mũi tên độc
    Xuyên thấu tâm can ngưởi
    Làm cho tim cháy bỏng
    Như bị cọc sắt nung
    Tâm trạng này đem lại
    Nổi khổ thì vị lai
    Cũng như già bệnh chết
    Bởi thế sầu là khổ.


    Bi

    49. Bi là sự than khóc của người bị mất thân quyến, v.v. Ðặc tính nó là khóc thành tiếng. Nhiệm vụ nó là công bố những đức tính và thói xấu (của người chết, tức kể lể - ND). Nó được biểu hiện bằng sự ồn ào. Bi là khổ vì đó là một trạng thái hành khổ và vì nó là căn bản cho khổ.

    Khi trúng mũi tên sầu
    Mà thốt lời than khóc
    Thì khổ càng tăng thêm
    Bởi cái nạn rát họng
    Và lưỡi đắng, môi khô
    Cho nên bi là khổ
    Ðức Phật đã tuyên bố.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
    Trả lời: 14
    Bài cuối: 08-22-2015, 10:17 AM
  2. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-14-2015, 06:32 PM
  3. Mục Liên Thanh Đề
    Gửi bởi trantu trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-31-2015, 09:34 PM
  4. Mục Liên _ Thanh Đề
    Gửi bởi sonha trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-21-2015, 09:25 PM
  5. Chào Chú Chiếu Thanh
    Gửi bởi minh thức trong mục Nói Chuyện Riêng
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-04-2015, 11:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •