DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 31/60 ĐầuĐầu ... 21293031323341 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 301 tới 310 của 597
  1. #301
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    87. Ở đây, một người tác ý bốn đại chủng về phương diện ý nghĩa theo hai cách: Nói về biệt tướng thì gọi là đất (pathavi) vì nó trải ra (patthata), gọi là nước (àpo) vì nó chảy (appoti), lướt (àpiyati) làm thỏa mãn (appàyati), gọi là lửa (tojo) vì nó làm nóng (tejati), gọi là gió (vàyo) vì nó thổi (vàyati). Nhưng nói về tổng tướng, thì chúng đều là giới (dhàtu) vì mang (dhàrapa) tính chất riêng, vì nắm lấy (àdàna) đau khổ, vì lựa ra (àdhàna) đau khổ (xem Chương XV,19).

    88. Theo nhóm: có địa đại được trình bày dưới hai mươi khía cạnh khởi đầu bằng tóc, lông, và thủy đại, dưới mười hai khía cạnh khởi đầu bằng mật đàm. Bây giờ, về những thứ này:

    Màu, sắc, mùi, vị,
    Dưỡng chất và bốn đại
    Phối hợp tám thứ ấy
    Có tên gọi là tóc
    Tách riêng tám thứ này
    Không còn tên là tóc.

    Do đó, tóc chỉ là một nhóm tám pháp, lông và những thứ còn lại cũng thế. Cộng thêm hai yếu tố nghiệp sinh thì có nhóm mười pháp: mạng căn và nam hay nữ căn. Nhưng tùy theo tính cách trội hơn đặc tính cứng hay dính liền, mà gọi là địa đại hay thủy đại.

    Trên đây là sự tác ý theo nhóm.

    89. 3. Bằng vi thể: trong thân này, địa đại kể như tán thành bụi nhỏ và làm thành phấn cỡ như vi trần, thì có thể có lượng trung bình là một dona, địa đại ấy được liên kết với nhau bởi thủy đại với một lượng bằng phân nửa, được duy trì bằng hỏa đại (anurakkhita), nghĩa là duy trì cho địa đại khỏi rơi vào trạng thái ẩm ướt, trơn trượt do thủy đại, mà tánh của nó là nhỏ giọt (Pm.361), và được bành trướng (hay phồng lên) nhờ phong đại làm cho nó không bị phân tán, rã rời. Thay vì rã rời phân tán, nó đi đến những tình trạng khác nhau như nam, nữ, v.v.., và biểu hiện tướng nhỏ, lớn, dài, ngắn, cứng, rắn chắc, v.v..

    90. Thủy đại nghĩa là trạng thái dính liền, nhờ được an lập trên địa đại, duy trì bởi hỏa đại, và bành trướng bởi phong đại, nên không rỉ hay chảy đi. Thay vì rỉ chảy, nó đem lại sự đổi mới liên tục "Ðây là nói đến thủy đại kể như một chất nước giúp cho sự tăng trưởng" (Pm.361).

    91. Và ở đây, hỏa đại cái làm cho tiêu hóa (nấu) những gì đã được ăn, uống v.v..và là tính chất làm cho ấm với đặc tính là sức nóng, nhờ an lập trên địa đại, được liên kết lại bởi thủy đại, bành trướng nhờ phong đại. Hỏa đại này duy trì cơ thể và bảo đảm cái dáng vẻ của riêng nó. Và thân này, nhờ được hỏa đại duy trì, nó không bay ra mùi hôi thối.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. #302
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    92. Phong đại đi qua khắp tứ chi và có đặc tính là di động và được an lập trên địa đại, làm kết tụ bởi thủy đại, và duy trì bởi hỏa đại, làm thân thể bành trướng, mà không sụp đổ, lại đứng vững và nhờ thứ phong đại di động mà nó dẻo, co duỗi, nhúc nhích tay chân trong bốn uy nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Như vậy, cái cơ chế bốn đại này tiến hành như một trò ảo thuật, lừa dối kẻ ngu bằng nam tánh, nữ tánh.v.v..

    Trên đây là sự tác ý đến bốn đại chủng xem như những vi thể

    93. 4. Về đặc tính. v.v..: hành giả nên tác ý bốn đại chủng theo cách sau đây: "Ðịa đại - gì là đặc tính nhiệm vụ, biểu tướng của nó?". Ðịa đại có đặc tính là cứng. Nhiệm vụ nó là làm nền tảng. Nó được biểu hiện bằng sự đón nhận. Thủy đại có đặc tính rỉ chảy...Nhiệm vụ nó là tăng cường. Nó biểu hiện bằng sự làm dính lại với nhau. Hỏa đại có đặc tính là nóng. Nhiệm vụ nó là làm cho chín. Nó được biểu hiện bằng sự liên tục cung cấp tính cách mềm mại. Phong đại có đặc tính bành trướng. Nhiệm vụ nó là phát sinh chuyển động. Nó biểu hiện bằng sự chuyên chở. Ðây là tác ý theo đ?c tính, v.v...

    94.5. Về nguồn gốc phát sinh, trong bốn mươi hai thành phần khởi đầu là tóc được trình bày trong phần luận chi tiết về địa đại v.v..thì bốn thứ bao tử, đồ ăn uống vào, phân, mủ, nước tiểu, là do thời tiết sinh và đồ ăn sinh, bốn thứ nước mắt, mồ hôi, nước miếng, nước mũi, là thời sinh và tâm sinh, hỏa đại làm tiêu hóa thức ăn là nghiệp sinh, hơi thở vô là tâm sinh, còn lại gốc từ cả bốn (đồ ăn). Ðây là cách tác ý về nguồn gốc sinh (nghiệp, tâm, thời tiết).

    95. 6. Về sự sai biệt và đồng nhất: Có sự sai biệt trong những đặc tính riêng của bốn đại, vì đặc tính (hay thể), nhiệm vụ (dụng) và tướng của địa đại là khác với đặc tính v.v..của thủy đại v.v..Nhưng có sự đồng nhất trong bốn đại về tính vật chất (sắc pháp), đại chủng giới, pháp, tính vô thường, v.v...

    96. Tất cả những đại chủng này đều là sắc pháp (rùpàni) vì chúng không vượt qua đặc tính "bị quấy nhiễu" (ruppana). Chúng là "đại chủng" (mahà-bhùta) do sự biểu hiện lớn lao v.v..Có nghĩa rằng, chúng được gọi là đại chủng vì những lý do sau đây: (a) biểu hiện lớn, (b) giống như đại huyễn thuật, (c) sự duy trì lớn, (d) thay đổi lớn.

    97. (a) biểu hiện lớn: chúng được biểu hiện lớn dưới hai hình thức là tương tục không chấp thủ (do nghiệp) và tương tục có chấp thủ. Biểu hiện lớn của tứ đại trong một tương tục không bị chấp được trình bày trong phần Mô tả về niệm Phật như sau:

    "Hai lần một trăm ngàn lý
    Và bốn na do tha (nahutas) nữa: trái đất này
    "Kẻ mang tất cả tài sản"
    Có bề dầy chừng ấy, như người ta nói". (Ch. IV, 41)

    và đại chủng được biểu hiện có tầm vóc vĩ đại trong một tương tục bị chấp thủ, như trong thân thể những con cá rùa, chư thiên, quỷ Dànava, v.v..Vì kinh nói:"Này các tỳ kheo, có những sinh vật lớn hằng trăm lý ở trong biển lớn" (A. iv, 207) v.v...

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  3. #303
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    98. (b) Giống như đại huyễn thuật: "Một đại chủng (Mahà - bhùta) như một huyễn sư biến nước thành pha lê, biến đất thành ra vàng, và trình bày chúng ra, hoặc tự biến mình thành ma hay thành chim, cũng vậy, tự chúng không phải xanh đen vàng,đại chủng biến ra đại chủng sở tạo màu xanh đen vàng trắng và trình bày ra. Do vậy, chúng là đại chủng (mahà- -bhùta) vì giống như huyễn thuật của phù thủy.

    99. Và cũng như người nào bị những chúng sinh lớn như Dạ xoa ám, những chúng sinh này không ở trong cũng không ở ngoài người ấy, mà cũng không biệt lập với người ấy. Cũng vậy, những đại chủng này không ở trong nhau cũng không ở ngoài nhau, mà cũng không biệt lập nhau. Bởi thế chúng là đại chủng vì giống như những chúng sinh lớn (mahabhùta) Dạ xoa v.v... ở chỗ chúng không có chỗ đứng (tương đối với nhau) mà người ta có thể tư nghì.

    100. Và cũng như những Dạ xoa nữ dấu vẻ đáng sợ của chúng dưới màu sắc, hình dáng để lừa dối chúng sinh, cũng vậy, những đại chủng này mỗi thứ giấu diếm đặc tính và nhiệm vụ chúng như cứng thô, v.v... bằng một màu da dễ ưa của thân thể đàn ông và đàn bà v.v... những hình dáng dễ ưa của tay chân và dáng điệu khả ái của ngón tay ngón chân, mày mắt, chúng lừa dối người ngu bằng cách che dấu đặc tính và nhiệm vụ chúng là thô cứng v.v.., và không để cho tự tánh của chúng hay thực chất chúng xuất đầu lộ diện. Do đó, chúng là đại chủng vì ngang hàng với chúng sinh lớn tức quỷ Dạ xoa cái, ở chỗ chúng là những kẻ đại bịp.

    101. (c) Thay đổi lớn: Vì bốn đại chủng này phải được duy trì bởi những nhu yếu lớn. Chúng đã trở thành (bhùta), sinh ra, nhờ các phương tiện thực phẩm, y phục v.v..có tầm quan trọng lớn, vì chúng cần phải được kiếm ra hằng ngày.

    102. (d) Thay đổi lớn: Những đại chủng không bị chấp thủ và có bị chấp thủ đều là nền tảng cho những cuộc đổi thay lớn lao. Ở đây sự biến chuyển lớn của đại chủng không bị chấp thủ là kiếp tai nổi lên (xem Ch. XIII,34), và thay đổi của đại chủng có bị chấp thủ là xáo trộn tứ đại trong thân. Vì có câu:

    Trận cháy lớn nổi lên
    Từ lòng đất vọt cao
    Cho đến Phạm Thiên giới
    Khi thế giới thiêu hủy,
    Toàn thể thế giới hệ
    Một trăm ngàn triệu lý
    Bị một cơn hồng thủy
    Làm chìm đắm tiêu tan
    Một trăm ngàn triệu lý
    Toàn thể đều tan rã
    Khi thế giới hệ này
    Sụp đổ vì phong đại
    Rắn miệng gỗ cắn
    Làm thân thể cứng đơ
    địa đại bị kích thích
    nó có thể bị tóm
    bởi con rắn như vậy.
    Rắn miệng thối có thể
    làm cho thân thối rửa
    thủy đại bị kích thích
    nó có thể bị tóm
    bởi con rắn như vậy.
    Rắn miệng lửa cắn
    làm thân thể bùng cháy
    hoả đại bị kích thích
    nó có thể bị tóm
    bởi con rắn như vậy.
    Rắn miệng kiếm cắn
    làm thân thể bung ra
    phong đại bị kích thích
    nó có thể bị tóm
    bởi con rắn như vậy.


    Bởi vậy, chúng là đại chủng vì chúng đã thành căn cứ địa cho những cuộc dâu bể đa đoan .

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #304
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    103. (e) Vì chúng là đại và vì chúng là hữu: đại là vì cần đại tinh tấn lực mới phân biệt chúng nổi và hữu (bhùta: trở thành hiện hữu) vì chúng hiện hữu.

    Trên đây là nói thế nào bốn đại được gọi là đại - chủng do bởi biểu hiện (tướng) lớn, v.v..

    104. Lại nữa, chúng là giới (dhàtu) vì mang, chở (dhàrana) những đặc tính riêng của chúng, vì nắm lấy, chấp thủ (àdàna) đau khổ và bị lựa ra (àdhàna) đau khổ (xem Ch.XV,19) và vì không cái nào thoát khỏi tính chất của giới. Chúng là pháp (dhamma) do mang giữ (dharana) tính chất riêng chúng, và do sự mang giữ như vậy trong khoảng thời gian thuộc về chúng. (Ðiều này ám chỉ thời khoảng một sát na trong đó sắc pháp hiện hữu, được nói là bằng mười bảy lần thời khoảng hiện hữu của tâm pháp. (Vib.A.25). Chúng là vô thường trong nghĩa đã bị hoại, chúng là khổ theo nghĩa gây ra khủng bố, chúng vô ngã trong nghĩa không có trung tâm điểm (của thường v.v..). Do vậy, có đồng nhất trong chúng vì tất cả đều là sắc pháp, đều là đại chủng, đều là giới, đều là pháp, đều vô thường, v.v..

    Ðây là cách chúng cần được tác ý về tính sai biệt và đồng nhất.

    105. 7. Về tính khả phân và bất khả phân: bốn đại là bất khả phân vì chúng luôn luôn cùng khởi trong mỗi một nhóm sắc pháp rất nhỏ chỉ gồm tám pháp (màu, mùi, vị, dưỡng chất, bốn đại) và những thứ khác, nhưng chúng là khả phân vì có thể tách rời do đặc tính. Ðây là cách tác ý bốn đại chủng về phương diện khả phân và bất khả phân.

    106. 8. Về phương diện giống và khác: Và mặc dù chúng không thể phân tích (bất khả phân) như thế, nhưng hai thứ đều giống nhau về tính nặng, cũng như hai thứ sau giống nhau ở tính nhẹ. Và bởi lẽ ấy mà hai đại đầu khác hai đại sau, hai đại sau khác hai đại đầu. Ðây là cách tác ý bốn đại về phương diện giống và khác.

    107. 9. Về sự phân biệt trong ngoài: nội giới (đại) là chỗ tựa vật chất cho những căn cứ vật lý của thức, cho các loại "biểu" (intimation), và cho các căn cứ vật chất. Chúng được liên kết với bốn uy nghi, và thuộc bốn nguồn gốc sinh ra. Nhưng ngoại giới (đại) thì thuộc loại ngược lại. Ðây là cách chú ý đến chúng về phương diện phân biệt nội ngoại.

    108. 10. Về sự bao gồm: Ðịa giới do nghiệp sinh được gồm chung với những giới do nghiệp sinh khác, vì không có gì khác biệt trong sự sinh ra chúng. Cũng vậy, những giới do thức sinh được gồm chung nhau. Ðấy là cách tác ý chúng về phương diện bao gồm.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #305
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    109. 11. Về phương diện điều kiện: Ðịa đại được giữ lại nhờ nước, duy trì bởi lửa và bành trướng nhờ phong, là một điều kiện cho ba đại chủng kia bằng cách làm nền tảng cho chúng. Thủy đại, được an lập trên đất, duy trì bởi lửa và bành trướng bởi gió, là một điều kiện cho ba đại kia bằng cách tác động như cách làm chúng dính liền. Hỏa đại được lập trên đất, giữ lại với nhau nhờ nước và bành trướng nhờ gió, là một điều kiện cho ba đại kia bằng cách tác động như cái duy trì chúng. Phong đại được an lập trên đất, giữ lại với nhau nhờ nước duy trì bởi lửa, là một điều kiện cho ba đại kia bằng cách tác động như cái bành trướng chúng. Ðây là cách tác ý bốn đại chủng về phương diện điều kiện.

    110. 12. Về sự thiếu phản ứng ý thức: Ở đây cũng vậy, địa đại không biết "ta là địa giới" hoặc "ta là một cái duyên bằng cách tác động như là nền tảng cho ba đại kia". Và ba đại kia cũng không biết "địa đại là một điều kiện cho chúng ta bằng cách làm nền tảng cho ta". Tương tự trong mỗi trường hợp. Ðây là cách tác ý đến bốn đại về phương diện không có phản ?ng ý thức.

    111. 13. Về sự phân tích các duyên (điều kiện): Có bốn duyên cho bốn đại chủng là: nghiệp, thức, dưỡng chất và nhiệt độ (thời tiết).

    Ở đây một mình nghiệp (kamma) là duyên cho cái gì do nghiệp sanh, không phải thức hay cái gì còn lại. Và một mình thức v.v... là duyên cho cái gì do thức v.v... sanh, không phải những cái khác. Và nghiệp là sanh duyên [1] cho cái gì do nghiệp sanh, nó là thân y duyên cho những cái còn lại.[2]

    [1] "Danh từ sanh duyên" chỉ cho nhân sinh khởi, mặc dù nó thực sự đã là điều kiện cho nghiệp với tư cách là một duyên. Vì điều kiện này được nói "thiện và bất thiện" hành (formation - tạo tác) của tâm là một điều kiện, kể như điều kiện nghiệp, cho những uẩn dị thục (báo) và cho sắc do nghiệp sanh -(Pm.368)

    [2] "Với những thứ còn lại" là do thức sanh v.v... Ðó là thân y duyên vì trong Patthàna thân y duyên chỉ được nói đối với vô sắc pháp bởi thế không có thân duyên đối với sắc pháp. Tuy nhiên vì những câu "Với một người kể như thân y duyên và "Với một khu rừng" kể như thân y duyên trong các kinh, "thân y duyên" có thể hiểu một cách gián tiếp theo kinh là có nghĩa "vắng mặt nếu không có'.


    Thức là sanh duyên cho những gì "do thức sanh", nó là hậu sanh duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên của những thứ còn lại. Thức ăn là sanh duyên cho những gì do thức ăn sanh, nó là thực duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên của những thứ còn lại. Nhiệt độ là sanh duyên cho những gì do nhiệt độ sanh, là hữu duyên, bất ly khứ duyên của những cái còn lại. Một đại chủng do nghiệp sanh là 1 duyên cho 1 đại chủng nghiệp sinh và cũng cho những thứ do tâm sinh v.v... Cũng tương tự với đại chủng do đồ ăn sanh. Một đại chủng do thời sinh là duyên cho 1 đại chủng thời sinh, và cũng cho những cái do nghiệp sinh v.v... (xem Ch. XX, 27)

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #306
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    112. Ở đây, địa đại chủng do nghiệp sanh là một điều kiện (duyên) cho những đại chủng do nghiệp sanh khác vừa kể như là những duyên câu sanh hỗ tương, y chỉ, hữu, bất ly khứ và vừa là điều kiện cho nền tảng, nhưng không được kể như sanh duyên (cho những đại chủng do nghiệp sanh ấy). Nó là một điều kiện cho ba đại chủng kia trong ba tương tục (xem Ch. XX, 22) kể như những duyên y chỉ, hữu, bất ly khứ, nhưng không như điều kiện nền tảng hay sanh duyên. Và ở đây, thủy đại là một điều kiện cho ba đại kia vừa kể như những duyên câu sanh v.v... và như duyên tương ưng, nhưng không kể như duyên làm phát sanh. Và đối với những đại khác ở trong ba tương tục, nó là một duyên y chỉ, hữu, bất ly khứ, nhưng không phải tương ưng duyên hay sanh duyên. Và hỏa đại ở đây là một điều kiện cho ba đại kia v?a kể như câu sanh duyên, v.v... vừa là duyên duy trì, nhưng không phải như sanh duyên. Và đối với các đại khác trong ba tương tục, nó là một y chỉ duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên mà không phải duyên cho sự duy trì hay phát sinh. Và phong đại ở đây là một duyên (điều kiện) cho ba đại kia vừa kể như câu sanh v.v... vừa kể như điều kiện bành trướng, mà không phải phát sinh. Và đối với các đại kia trong ba tương tục, nó là y chỉ duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên, nhưng không phải duyên cho sự bành trướng hay phát sinh.

    Cùng một phương pháp ấy cũng áp dụng cho địa đại do thức sanh, và do nhiệt độ sanh, và các thứ còn lại.

    113. Và khi những đại chủng này đã được phát sinh do ảnh hưởng của các duyên câu sanh v.v..

    Với ba đại tùy thuộc một theo bốn cách
    Cũng thế với một đại tùy thuộc ba
    Với hai đại tùy thuộc hai theo sáu cách
    Như vậy bốn đại được sinh khởi


    114. Lấy ra một đại, khởi đầu là địa đại, có ba đại khác mà sự sanh khởi của chúng là do đại này, như vậy với ba đại tùy thuộc một đại, thì sự sinh khởi của chúng xảy ra theo bốn cách. Cũng vậy mỗi đại, khởi từ địa đại, sinh khởi tùy thuộc ba đại kia, như thế, với một tùy thuộc ba thì sự sinh khởi của chúng xảy ra theo bốn cách. Nhưng với hai đại cuối tùy thuộc hai đại đầu, với hai đại đầu tùy thuộc hai đại cuối, với đại thứ hai thứ bốn tùy thuộc thứ một thứ ba, thứ một thứ ba tùy thuộc thứ hai thứ bốn, với hai, ba tùy thuộc một, bốn, và với một, bốn tùy thuộc hai, ba, chúng xảy ra theo sáu cách, với hai đại này tùy thuộc vào hai đại khác.

    115. Vào lúc chuyển động đi tới (M. i,57), địa đại trong bốn đại là một điều kiện cho sự ép. Ðại này được trợ lực bởi thủy đại là một điều kiện cho sự an lập trên một nền tảng. Nhưng thủy đại trợ lực bởi địa đại là một điều kiện cho sự hạ xuống thấp. Hỏa đại trợ lực bởi phong đại là một điều kiện cho sự nâng lên. Phong đại trợ lực bởi hỏa đại là một điều kiện để nhích tới trước và nhích sang hai bên (Ch. XX, 62).

    Trên đây là tác ý bốn đại về phương diện phân tích các điều kiện (duyên).

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #307
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    116. Khi hành giả tác ý đến chúng về phuơng diện ý nghĩa, danh từ v.v. theo cách nói trên, các đại chủng trở nên rõ rệt đối với vị ấy dưới mỗi mục. Khi vị ấy tác ý nhiều lần,chú ý đến chúng,thì cận hành định khởi lên theo cách đã nói. Và định này cũng thế, được gọi là "định rõ bốn đại chủng" vì nó khởi lên nơi một người phân tích bốn đại chủng do ảnh hưởng của tri kiến.

    117. Vị tỳ kheo chuyên vào việc phân tích bốn đại thì đắm mình trong Không và bỏ cái tưởng về chúng sinh. Vì vị ấy không nuôi những tưởng tượng sai lạc (vọng tưởng) về thú dữ, ma quỉ v.v... do đã từ bỏ chúng sinh tưởng, vị ấy nhiếp phục được sợ hãi khiếp đảm, nhiếp phục ưa và chán, vị ấy không vui mừng hay tiu nghỉu (ugghàta - vui mừng, nigghàta - tiu nghỉu, cả hai đều không tìm thấy trong P.T.S.) trước những chuyện đáng ưa hay khó chịu, và như một người có trí tuệ lớn, vị ấy hoặc đựợc Niết bàn bất tử ngay hiện tại, hoặc được hướng đến một thiện thú.

    Phân tích bốn đại chủng (phân biệt giới)
    Luôn luôn là sở hành của người trí
    Bậc thiền giả Thánh sư tử
    Sẽ lấy đề mục vĩ đại này làm trò chơi.


    Trên đây là mô tả về sự tu tập phân tích tứ đại (còn gọi là giới phân biệt).

    Ðịnh Tu Tập - Kết Luận

    118. Ðến đây là hoàn tất trong mọi chi tiết luận giải về ý nghĩa câu "Làm thế nào định cần phải được tu tập" trong loạt vấn đề khởi đầu "Thế nào là định", được đặt ra để chỉ rõ phương pháp tu tập định với đầy đủ chi tiết (xem Ch. III,1).

    119. Ðịnh muốn nói ở đây có hai thứ là cận hành và an chỉ. Ở đây, sự nhất tâm trong trường hợp mười đề mục thiền và trong tâm đi trước định (trong trường hợp các đề mục còn lại) gọi là cận hành định. Sự nhất tâm trong các đề mục thiền còn lại gọi là định an chỉ. Bởi thế, định được tu tập dưới hai hình thức, với sự tu tập các đề mục thiền này. Do vậy ở trên kia nói "hoàn tất trong mọi chi tiết" v.v..

    Những Lợi Lạc Của Ðịnh Tu Tập

    120. Có năm lợi ích là hiện tại lạc trú v.v..Vì sự tu tập định đem lại hiện tại lạc thú cho những vị A-la-hán đã phá hủy các lậu hoặc khi tu định, nghĩ rằng "Ta sẽ chứng và an trú nhất tâm trọn một ngày". Do đó, đức Thế Tôn dạy: Nhưng này Cunda, đấy không phải cái gọi là viễn ly trong giới luật bậc Thánh, đấy gọi là Hiện tại lạc trú trong Giới luật bậc Thánh" (M. i, 40)

    121. Khi phàm phu và hữu học tu tập định, nghĩ rằng: "Sau khi xuất định, chúng ta sẽ tu tập Tuệ với tâm đã định tĩnh", sự tu tập định an chỉ (absortion concentration) đem lại cho chúng lợi ích của tuệ bằng cách làm nhân gần cho tuệ, và cũng vậy định cận hành(access concentration) đem lại lợi ích là một phương pháp đạt đến những cảnh giới rộng mở trong những hoàn cảnh chật chội [1].

    [1] Xem M.i,179 v.v."Quá trình hiện hữu trong vòng tái sinh luân hồi, một chỗ rất chật chội, là đầy chật bởi những cấu uế của tham v.v..

    Bởi vậy đức Thế Tôn dạy rằng:

    "Này các Tỳ Kheo, hãy tu tập định,
    vì một Tỳ kheo định tĩnh thì biết đúng"
    . (S. iii,13)


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #308
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    122. Nhưng khi họ đã làm phát sinh được tám thắng xứ và mong muốn được các loại thần thông được mô tả như: "Vị ấy làm một thân hóa ra nhiều thân" (Ch. XII,2), họ làm phát sinh những loại thần thông ấy bằng cách nhập thiền kể như căn cứ địa cho thần thông, rồi xuất khỏi thiền ấy, như vậy sự tu tập định an chỉ đem lại cho hành giả lợi ích của các loại thần thông, vì nó trở thành nhân gần cho các thần thông khi có dịp. Do đó Ðức Thế Tôn dạy: "Vị ấy đạt đến khả năng chứng ngộ, do sự chứng ngộ với thắng trí (*), mà tâm vị ấy hướng đến, khi có một cơ hội" (M. ii, 96).

    (*) Thắng trí là tên khác của thần thông.

    123. Khi phàm phu chưa mất thiền định của chúng, mà muốn tái sinh vào Phạm thiên giới như sau: "Ta hãy tái sinh vào Phạm thiên giới" hay dù cho vị ấy không thực sự bày tỏ khát vọng ấy, thì sự tu tập định an chỉ cũng đem lại cho vị ấy những lợi lạc của một thiện thú, vì định an chỉ bảo đảm việc ấy. Vì vậy đức Thế Tôn dạy: "Chúng tái sinh ở đâu sau khi đã tu tập sơ thiền một cách giới hạn? Chúng tái sinh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Ðại Phạm" (Vbh. 424) v.v..Và ngay cả sự tu tập định cận hành cũng bảo đảm một hình thức tái sinh tốt đẹp hơn trong những thiện thú thuộc dục giới..

    124. Nhưng khi những bậc Thánh đã chứng đắc tám Giải thoát tu tập định với ý nghĩ: "Ta sẽ nhập diệt định, và không tâm trong bảy ngày, ta sẽ được hiện tại lạc trú, bằng cách đạt đến diệt thọ tưởng, nghĩa là niết bàn". Và khi ấy sự tu tập định an chỉ đem lại cho những vị ấy lợi lạc của diệt. Do đó Patisambhidà nói: "Trí tuệ kể như sự làm chủ, do...mười sáu loại tri kiến (behaviour of knowledge) và chín loại định (behaviour of concentration) là trí thuộc diệt định" (Ps. i,97; Ch. XXIII đoạn 18 và kế tiếp).

    125. Ðấy là lợi lạc của định tu tập gồm năm thứ, là hiện tại lạc trú v.v...

    Bởi vậy, người trí không quên tận tâm theo đuổi sự tu tập định:

    Nó thanh lọc ô nhiễm của phiền não cấu
    Và đem lại quả báo không thể tính lường


    126. Và đến đây, trong Thanh tịnh đạo, được dạy dưới những đề mục giới, định và tuệ, trong bài kệ "Người trú giới có trí, tu tập tâm và tuệ...", định đã được giải thích đầy đủ.

    Chương mười một này kết thúc phần"Mô tả về Ðịnh" trong Thanh- tịnh đạo, được biên soạn vì mục đích làm cho những người hiền thiện hoan hỉ.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #309
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Chương XII (a)


    Thắng Trí - Các Năng Lực Thần Thông

    (Iddhividha - niddesa)


    Lợi Lạc Của Ðịnh (tiếp theo)

    1. Trước đã nói về các loại thắng trí thuộc thế gian rằng sự tu tập định này "đem lại lợi ích là các loại thần thông" (XI,122). Bây giờ muốn viên mãn những loại thắng trí ấy, thì trước đó thiền giả cần phải đắc tứ thiền về biến xứ đất,v.v... và trong khi làm việc này, không những sự tu tập định đã đem lại lợi ích như thế, mà định còn được tăng tiến. Và khi hành giả có được định đã phát triển đến độ vừa đem lại lợi ích vừa trở nên tăng tiến, thì vị ấy sẽ làm viên mãn sự tu tập tuệ một cách dễ dàng hơn. Bởi vậy chúng ta sẽ giải thích về các loại Thắng Trí.

    Năm Loại Thắng Trí

    2. Ðể trình bày những lợi ích của sự tu tập định cho một thiện nam tử đã đắc định tứ thiền, và để tuần tự dạy diệu pháp, Ðức Thế Tôn đã mô tả 5 loại thắng trí thế gian. Ðó là (I) những năng lực thần biến được mô tả như "Khi tâm đã được định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu uế, đã trở thành nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc và đạt đến bất động, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến các loại thần thông như một thân biến thành nhiều thân..." (D. i, 77), (2) thiên nhĩ thông, (3) tha tâm thông, (4) túc mạng thông, (5) sanh tử trí (trí biết về sự sống và chết của chúng sanh).

    1- Các loại năng lực thần thông.

    Nếu một thiền giả muốn khởi sự biến hóa nhờ năng lực thần thông như "một thân biến thành nhiều thân" v.v... vị ấy phải hoàn tất tám thiền chứng trong mỗi một Kasina trong tám Kasina, khởi từ kasina đất và cuối là kasina trắng. Hành giả cũng cần hoàn tất sự điều phục tâm theo mười bốn cách:

    i. Theo thứ tự của các biến xứ chiều thuận
    ii. Theo thứ tự của các biến xứ ngược chiều
    iii. Thuận chiều và ngược chiều
    iv.Theo thứ tự thiền chiều thuận
    v. Theo thứ tự thiền ngược chiều
    vi. Thuận chiều và ngược chiều thiền
    vii. bỏ băng các thiền
    viii. bỏ băng kasinas
    ix. bỏ băng thiền và kasinas
    x. chuyển vị trí thiền chi
    xi. chuyển vị trí đối tượng
    xii. chuyển vị trí thiền chi và đối tượng
    xiii. phân biệt thiền chi
    xiv. phân biệt đối tượng.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #310
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    3. Gì là thuận thứ các Kasinas...Gì là phân biệt đối tượng?

    (i) Ở đây một tỳ kheo đắc thiền về kasina đất rồi kasina nước, tuần tự cho đến tám kasinas, làm như vậy một trăm lần, ngay cả 1.000 lần, ngay cả đến trăm ngàn lần, trong mỗi thứ kasina. (ii) làm như vậy nhưng khởi từ kasina màu trắng, là kasina ngược chiều. (iii) đắc thiền nhiều lần, theo chiều thuận rồi nghịch, từ kasina đất đến kasina trắng rồi từ kasina trắng trở lại kasina đất, gọi là thuận chiều và ngược chiều các kasinas.

    4. (iv) Nhập xuất nhiều lần từ sơ thiền đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, gọi là thuận thứ thiền. (v) nhập xuất từ phi tưởng phi phi tưởng xứ trở lại sơ thiền nhiều lần gọi là ngược chiều thiền (vi) chứng theo thứ tự thuận, nghịch từ sơ thiền lên đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, và từ phi phi tưởng xứ trở lui về sơ thiền, ấy là thuận và nghịch các thiền.

    5. (vii) Vị ấy bỏ băng thiền mà không bỏ băng biến xứ như sau: trước hết nhập sơ thiền ở biến xứ đất,rồi nhập tam thiền cùng ở biến xứ ấy. Rồi sau khi bỏ biến xứ (Ch. X.6) chứng không vô biên xứ, sau đó chứng vô sở hữu xứ. Ðây là bỏ băng thiền. Cũng vậy với biến xứ nước, v.v...(viii) Khi vị ấy bỏ những biến xứ cách khoảng mà không bỏ băng thiền theo cách sau: đắc thiền ở kasina đất, vị ấy lại nhập sơ thiền về biến xứ lửa, rồi biến xứ xanh, biến xứ đỏ, đây gọi là bỏ băng biến xứ ..(ix) Khi vị ấy vừa bỏ băng biến xứ vừa bỏ băng thiền như sau: đắc sơ thiền biến xứ dất rồi tam thiền biến xứ lửa, rồi không vô biên xứ sau khi đă dời bỏ biến xứ xanh, kế tiếp, vô sở hữu xứ đạt đến từ biến xứ đỏ, đây gọi là vừa bỏ băng thiền vừa bỏ băng biến xứ.

    6. (x) Ðắc sơ thiền ở biến xứ dất rồi cùng biến xứ ấy đắc các thiền khác, thì gọi là đổi thiền chi. (xi) Nhập sơ thiền ở biến xứ đất, rồi cũng sơ thiền ở biến xứ nước ... biến xứ trắng thì gọi là đổi đối tượng. (xii) Sự đổi đối tượng và thiền chi xảy ra theo cách như sau: Vị ấy nhập sơ thiền ở biến xứ đất, nhị thiền ở biến xứ nư?c, tam thiền ở biến xứ lửa, tứ thiền ở biến xứ gió, không vô biên xứ bằng cách dời kasina xanh, thức vô biên xứ đạt được từ kasina vàng, vô sở hữu xứ từ kasina đỏ phi tưởng phi phi tưởng xứ từ kasina trắng. Ðây gọi là vừa chuyển thiền chi vừa chuyển đối tuợng.

    7. (xiii) Sự phân biệt các thiền chi mà thôi bằng cách định rõ sơ thiền là năm thiền chi; nhị thiền là ba thiền chi, tam thiền là hai thiền chi, cũng vậy tứ thiền, không vô biên xứ ... và phi tưởng phi phi tưởng xứ, gọi là phân biệt thiền chi. (xiv) Cũng vậy,sự phân biệt chỉ đối tượng mà thôi, như:"đây là kasina đất", "đây là kasina nước" ... "đây là kasina trắng", gọi là phân biệt đối tượng. Có người còn nói thêm "phân biệt thiền chi và đối tượng", nhưng vì điều này không được nói trong Luận, nên không thành một đề mục trong việc tu tập.

    8. "Thiền giả không thể nào thực hiện biến hóa bằng thần thông nếu chưa hoàn tất sự tu tập điều phục tâm theo 14 cách ấy. Công việc tiên quyết về kasina đối với người sơ cơ rất khó và chỉ một người trong số một trăm hay một ngàn người có thể làm. Sự làm khởi lên sơ tướng là khó khăn cho một người trong việc tiên quyết về kasina, và chỉ một người trong trăm người ngàn người làm được. Mở rộng sơ tướng khi nó đã khởi lên và đắc định an chỉ là khó và chỉ một người trong một trăm một ngàn người có thể làm. Ðiều phục tâm theo mười bốn cách sau khi đắc định an chỉ là khó và chỉ một người trong một trăm một ngàn người làm được. Sự biến hóa bằng lực thần thông sau khi luyện tâm theo mười bốn cách là khó, và trong một trăm, ngàn người chỉ có một người làm được. Phản ứng mau lẹ sau khi đã biến hóa là điều khó và trong một trăm, một ngàn người chỉ có một người làm được.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
    Trả lời: 14
    Bài cuối: 08-22-2015, 10:17 AM
  2. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-14-2015, 06:32 PM
  3. Mục Liên Thanh Đề
    Gửi bởi trantu trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-31-2015, 09:34 PM
  4. Mục Liên _ Thanh Đề
    Gửi bởi sonha trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-21-2015, 09:25 PM
  5. Chào Chú Chiếu Thanh
    Gửi bởi minh thức trong mục Nói Chuyện Riêng
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-04-2015, 11:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •