DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 14/20 ĐầuĐầu ... 41213141516 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 131 tới 140 của 191
  1. #131
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 24 Aouât 1936 – 8-7-â.l.

    Sớm điểm tâm trà sữa bột rồi hỏi Isess vần học. Samdhen đi lại Dinh về nói : Giấy tờ gần rồi, giấy tờ về tới Quốc Vương rồi. Huỷnh mừng lòng. Bần đạo nghe cũng vui dạ, vì ở lâu quá tốn hao. Samdhen cùng huynh đệ Issê, Isess đi chợ và xem nhà nước Tibet rước bốn vị Quan Anglais. Choundouss ngày hôm qua đi Séra Gompa thăm anh huỷnh, 2 giờ về tới. Trưa nay ngọ bột với cải bắp nấu canh. Samdhen 4 giờ về tới. Chiều Samdhen rủ đi dạo phường, đi hai vòng, lúc về ghé mua 1 trăng nga khoai nấu. Mượn huỷnh thỉnh một bộ kinh chữ Tây-tạng. Huỷnh nói : Sau huỷnh sẽ mua nhiều rẻ tiền rồi chia cho thầy mấy bộ cũng đặng. Xuôi sự. Về lo tụng kinh.


    Ngày 25 Aouât 1936 – 9-7-â.l.

    Nhựt thường lệ, điểm tâm bột, trà sữa, trà Tây-tạng. Chín giờ rưỡi huynh Samdhen sửa soạn đi Dzês-bung với Isess. Huỷnh đã đặng một tờ ban hành của bốn quan tứ trụ Tibet chịu cúng dường cho huỷnh lo cất nhà thiền tại Phật-đà-gia một số tiền là 3.000 rupee. Huỷnh mừng lắm, còn đợi một tờ của đức Đại Lama Quốc Vương nữa thì rồi việc, lo thâu số bạc tại Lhassa và các quận trấn dọc đường. Ngày nay lo viết vần Tây-tạng. Mười một giờ nấu canh cải. Mười một giờ rưỡi cúng ngọ, rồi dùng bột với canh. Viết tới chiều rồi khoản dần. Nhựt ký, rồi lo tụng kinh niệm Phật, tối nghỉ. Samdhen mai mới về.


    Ngày 26 Aouât 1936 – 10-7-â.l.

    Điểm tâm trà Tây-tạng và bột, ăn rồi viết vần Tây-tạng. Mười giờ rưỡi nấu đồ cúng ngọ. Mười một giờ ăn ngọ bột với canh cải và khoai. Nghỉ một chập, 1 giờ không thấy Samdhen về. Cho hai huynh đệ Choundouss và Issê 1 trăng nga mua dưa cải ăn bột. Hai giờ đi chợ, hỏi thăm hình châu thành Lhassa mua, nhưng hình xấu, có một tiệm hứa mai mốt sẽ có. Bữa nay chụp ảnh cả vòng thành mặt tiền Sharông-zimsắcla của quan Thừa tướng. Có hỏi thăm giá một cái nón thứ Lama cả đội đi đường cỡi ngựa. Tiệm nói 8 rupee. Bần đạo trả 5 rupee, thì tiệm nói giá ấy mua tại Calcutta còn hết 5 rupee 8 anna. Nhờ vậy mới biết nón ấy của China làm đem đến Calcutta, rồi đem đến Lhassa. Chừng về Calcutta sẽ kiếm mua. Năm giờ rưỡi có Lama đằng Dinh chùa của Thừa-tướng lại thăm. Chuyện vãn có Choundouss thông ngôn. Chiều thường lệ : tụng niệm rồi nghỉ. Hết savon, đem cục savon đá ra xài. Samdhen không về.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #132
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 27 Aouât 1936 – 11-7-â.l

    Sớm điểm tâm bột trà sữa, đoạn viết vần Tây-tạng. Mười giờ đi chợ mua 1 trăng nga khoai, 2 trăng nga dầu ăn cho hai huỷnh 1 trăng nga mua cải dưa ăn bột vì Samdhen không về, họ không tiền. Mười giờ rưỡi có hai lama Thiền-chủ ở Trzăngpá Khâmtrzanh đến thăm, nói : Hôm Dzêsbung hai anh em tôi sắm sửa dọn dẹp, sắm đồ ăn, chờ thầy đến, đợi hoài không thấy, huynh đệ tôi lấy làm buồn. Choundouss thông ngôn : Tôi cũng đã sửa soạn trước rồi và Samdhen đã có bàn soạn cùng tôi sự đi dự cuộc hí-kịch ấy. Ruổi thay đến ngày ấy bị bịnh, nên đi không đặng, lấy làm tiếc lắm. Qua bữa sau, tôi bớt đau, nói với Samdhen mướn ngựa đi, ai ngờ Sandhen lại dinh thì Thừa tướng bảo đừng đi, vì ngày mốt bữa ấy sẽ đi yết kiến Quốc Vương. Hai huỷnh nghe qua chắc hít, dường tiếc lắm. Ba hồi trà, ba hồi hít Nađặc rồi bèn kiếu về, hai vị nắm tay Bần-đạo dường triều mến lắm. Mười một giờ nấu canh cải bắp, chiên khoai lang. Ngọ cúng dường bột nhồi. Nghỉ một chập, một mình bỏ máy chụp hình vào áo, đi thẳng đến choporé (lama thầy thuốc) nơi đồng rộng chụp hình cảnh choporé, là nhà dưỡng bịnh của Quốc Vương. Đi chụp rồi quây lại đường cũ về, phút gặp một Tibetain nhỏ, quải giỏ và đi ngó theo bần đạo, đến khi thấy bần đạo trở lại, thì ngỡ cho bần đạo muốn đi đâu mà chẳng biết đường nên hỏi “Capa phêghêung.” Biết nói sao, lắc đầu : “Minhdou” đi luôn,trẻ thơ lấy làm lạ, cứ ngó theo. Muốn dừng bước nơi khoảng trống chụp hình phía chợ vì thấy nóc chùa, nhà cầu, nhưng bị thằng bé đó mà phải đi luôn, lại thêm nhà gần đó có vài người đứng trước dòm cử chỉ bần đạo. Khổ quá, về luôn. Lhassa lúc nầy, chiều lối 6 giờ khí hậu lạnh lẽo như lập đông tại Bodhgaya, Sarnath. Tối đắp bốn, năm cái mền mới chịu thấu. Chư huynh đệ nói rằng : trong tháng tám tại Lhassa lạnh nứt da mặt, nên trong tháng bảy nầy thu xếp công việc đặng cuối tháng về Bodhgaya, chớ ở trễ tới tháng tám chịu không thấu. Lúc nầy sớm mơi tới 10 giờ còn lạnh, trưa tới chiều mặt trời thạnh vượng đỡ đỡ, nhưng không ai rời áo cặp,(1) cả ngày nai nịch luôn.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #133
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 28 Aouât 1936 – 12-7-â.l.

    Sớm điểm tâm bột trà sữa Tây-tạng. Đoạn hỏi thăm vần cùng thầy lại quan ở gần. Cho hai huỷnh 1 trăng nga, gởi mua 2 trăng nga khoai lang sống, 1 trăng nga cải 1 kama hành. Mười giờ rưỡi, nấu chay cúng ngọ. Canh cải bẹ trắng, khoai chiên, đoạn ăn ngọ 11 giờ rưỡi. Một giờ rưỡi Samdhen về. Tục ở Lhassa thường có những người ở xa tới, như Khampa, Giangsê, Nhạp rốc vân vân đến chùa Kinh-đô, thì họ thường sớm mơi rảo khắp cúng kinh nhà nầy sang nhà kia đặng cầu vật thực, nhứt là bột champa. Còn đờn bà hoặc Lama, hoặc cư-sĩ đoàn năm, lũ bảy cũng khắp xóm nhà nào cũng vô ngồi trước cửa, hoặc hàng ba, cùng nhau cúng kinh, tùy hỉ chủ gia, vật thực, tiền ít nhiều. Từ đầu tháng bảy thì tục Tây-tạng, bọn hát chập mang mặt nạ, đội mão tì lư, trống chập chõa đi khắp châu thành, trước vào nhà các quan, hát múa, thì cũng tùy chủ gia hoan hỉ. Coi cách phong tục ưa lắm, đám nào cũng thấy chúng nam nữ, hễ nghe trống thì tựu coi đông đặc, bần đạo ít để ý cùng bọn nầy. Nay mua cải, khoai 3 trăng nga 2 kama. Mua củi phân 28 trăng nga = 1R.2A.

    Chi xài chút đỉnh cho vui lòng người. Đều thấy lòng người bắt thương thầm chỗ nghiệp lực, lòng tham dục không tắt, cái ta là bản ngã khươi giữ chặt, bỉ thử ôn tồn. Huynh Issê than rằng : “Củi phân còn chút ít không đủ nấu mà thầy Samdhen không thấy về đặng xuất tiền mua.” Nghe qua bần đạo rằng : “Đừng lo, có tiền đây, hãy đi mua củi phân.” Một chập Choundouss ngủ ở đằng nhà tình nhơn cách nhà Dinh vài trăm bước về, Issê nói lại, thì huỷnh lãnh đi mua. Bần đạo đưa 2 rupee giấy bạc Tây-tạng, huỷnh đi chập lâu về với một cô mang một bao củi phân. Issê hỏi bao nhiêu ? – Nói 1 săng (10 yoyăng). Issê bèn nói với tôi rằng : mua không có củi, nên mua có 1 săng. Choundouss bước vào trả tiền cho cô bán phân rồi day qua nói cùng bần đạo rằng : Bị trời mưa nên không có củi phân vì họ ở xa lắm. Nói rồi vô ra, lẽ thì trả tiền còn dư cho Bần đạo, vì 1 săng củi nấu cũng đặng ít ngày đỡ, Samdhen về mua cũng đặng. Vì hôm trước 9 Aouât bần đạo đã mua rồi 32 trăng nga (1R.4A.2). Qua bữa 24 Aouât thì hết củi. Cũng Choundouss mua lối 1 săng rưỡi vài săng, lúc ấy Samdhen đi lại Dinh về rồi đi hoài, Choundouss không dám hỏi tiền, bần đạo bèn hỏi cô ở gần mượn đỡ, vừa nói thì Samdhen bước vô hỏi rồi trao tiền trả – trong bốn bữa hết. Nay bần đạo mua nữa có lẽ người biết xét thì hẹp lòng cho Bần đạo, cái nầy huỷnh bọc tiền vào ra, trả thì tiếc, còn bần đạo không hỏi đều để xem tình ý. Cách lâu huỷnh đi nữa, đi đôi ba lần, quận chót mua đặng củi phân đem về. Chửng mới ưng lòng cộng là 28 trăng nga (1R.2A) còn lại 22 trăng nga. Ấy là lòng tham, tiền chẳng phải của mình, mua cho lung… cũng đặng, bần đạo vẫn giữ một lòng vững nhẫn, mặc tình gió động tứ phương, tấm lòng Phật tử mực thường không lay. Tiền của đàn na, bần đạo lo sợ từng chút, sợ ít đức hạnh thọ tín thí cúng dường, nên ăn mặc đơn sơ đạm bạc, để dành cần dùng trong sự hữu ích… Huynh Samdhen cũng vậy, tu hành còn non quá, nên lòng còn ham hố tiền tài, nhiều phen bần đạo thử… thấy vậy cũng thương… Thôi, phận lưu linh đất khách như nước trong lòng sông rạch, phải chiều lối quanh co, lần hồi xoi mấy chỗ doi đấp qua khúc vịnh. Qua 1 giờ rưỡi, Samdhen về, huynh-đệ mừng rỡ hỏi thăm nhau, xông.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #134
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 29 Aouât 1936 – 13-7-â.l.

    Không chi lạ, trà bột điểm tâm, lo học chơi cho qua ngày, ngồi không, ngán nỗi thì giờ, kiếm nghĩa chữ Anglais trong cuốn Guide Tibetan, English et Hindi mượn của huynh Dhammajoti đặng học luôn ba thứ tiếng vì vần Tibet đã biết ráp đọc chút ít. Trưa 10 giờ lo nấu đồ cúng ngọ, 11 giờ rưỡi ngồi tiểu quả đường bột cải bẹ, khoai xào sơ. Ăn rồi học. Lúc 2 giờ có tiểu lại đằng Dinh lại xin xem tay, hoan-hỉ, tùng dịp khuyên người cầu phước cúng dường, niệm Phật. Qua 5 giờ có bốn vị Lama Khampa ở Galden đến, cùng nói với Samdhen, xin nói với Bần đạo xem giùm tay. Hoan hỉ xem, nhờ Phật lực nói đâu họ đều đổi sắc mặt đó, quá khứ, hiện tại niên, ngoạt, nhựt, thời, tánh tình đều hòa hiệp, sang vị lai, dùng phương tiện theo thời khắc khuyên các huỷnh tu hành. Bàn luận một hai chuyện Phật đạo. Rốt có một vị lãng trí, hằng bị đại chúng hiếp đáp. Bần đạo thừa dịp nói sự trả nghiệp tất, kiếp sau sẽ cao vị và thuật lúc tiền kiếp Phật Như-lai làm một vị Tì kheo trả nghiệp tên Bất-khinh bồ tát lễ bái khắp đại-chúng, bị họ đánh, chửi mà không giận, tất lòng nhẫn nhục khư khư… Ba vị kia, dường có vẻ để ý những lời mà cung kỉnh khiếm lệ. Từ ngày đến Tây-tạng, bần đạo đi các chùa, không chùa nào không coi tay, có hằng trăm người, thừa dịp khuyên lơn tu hành. Chiều rảnh rang, tụng kinh niệm Phật, tối lo nghỉ, vì không có đèn sáng mà học, có một cái đèn lồng của bần đạo đem theo, nhưng Samdhen hằng chiếm cứ… Thôi, họ dùng mình khỏi dùng. Xứ nầy, dầu hôi mắc lắm vì ở Calcutta chở đến. Cả thảy dân đều dùng dầu trái cầy hay là tô du (beurre) vì nhiều bò lắm. Đèn thép như xứ ta đời xưa. Trọn ngày Samdhen lo giấy tờ dưng lên Thừa tướng đặng Ngài đệ lên Quốc Vương. Ấy là giấy tờ cầu tài lập nhà Thiền tại Phật-đà-gia không chi lạ.


    Ngày 30 Aouât 1936 – 14-7-â.l.

    Sớm điểm tâm bột trà Tây-tạng rồi lo kiếm nghĩa cuốn Guide tới 10 giờ rưỡi, nấu canh cải bẹ trắng, chiên khoai lang, 11 giờ rưỡi nhồi bột cúng ngọ. Rồi cũng lo viết học, 1 giờ bỗng có một vị Lama ở Dzêsbung đến nói với Samdhen xin nói giùm với bần đạo xem tay. Samdhen nói thì bần đạo hoan hỉ. Lama vào, để 2 trăng nga trên tợ, rồi sè tay xin coi, đoạn người từ giã về. Bần đạo kêu trả tiền lại nhưng người từ hẳn xin cúng dường rồi đi về luôn. Bần đạo bèn đem 2 trăng nga ấy ra đưa cho Samdhen nói ấy là tiền cúng dường nhang khói. Huỷnh cười và trăm với mấy huynh kia lia rồi thâu số tiền. Lúc coi tay, Issê làm thông ngôn mà không đặng hưởng tiền, coi bộ buồn, trọn buổi chiều không ngó bần đạo. Kế lo viết nữa, Samdhen lúc 4 giờ rủ đi dạo chợ, hoan hỉ đi, về viết học nữa, tối lệ thường rồi nghỉ. Trời lúc nầy lạnh lẽo quá. Nhắc lại lúc 3 giờ Samdhen rồi việc sắp kinh cùng các huynh vào rương, thì huỷnh kêu đem bột ăn, lúc ngọ thời bần đạo có để dành cho huỷnh một chén canh cải bẹ và bún Tây-tạng với khoai chiên, vì thấy mấy bữa rày huỷnh cứ bảo mua cải chua ăn bột, sớm mơi, chiều cũng y lệ, không có thịt bò như mọi bữa, nên chi bần đạo hộ cho huỷnh. Khi bưng chén ấy ra, thì huỷnh đang nhồi bột, hỏi : “Cái gì đó thầy ?” Đồ chay bần đạo để dành hộ cho huynh. – Cám ơn, tốt quá… Mấy huynh kia trong bếp cũng đang nhồi bột ăn với cải, nước trà, ngó bần đạo, có ý cầu thực, nhưng hết rồi, vì nấu đủ ăn, 1 trăng nga cải mà ăn ba bữa, thì mỗi bữa có đâu cho nhiều. Chập lâu Isess tổng khậu là tay bạo nhục thực, ưa thịt sống, mà mấy ngày rày không thịt cùng vật thực khác, cứ cải chua hoài nên có ý thèm, bèn vào hỏi xin bần đạo. – Hết, có chút đó dưng cho Samdhen, không còn… Các huỷnh đều có ý buồn. Gẫm các huỷnh làm biếng, chớ cải dưa đó xào mà dùng thì ngon miệng lắm không ra công khó, cứ để ăn sống thì ngán quá. Hai tháng trời họ ngồi không ăn lụng, Samdhen cũng ngán vì ló đồng nào thì hết đồng nấy. Lấy của bần-đạo ra 50R lớp lo lễ mễ đầu nầy, đầu kia, đi chỗ nầy chỗ kia, lớp ăn uống. Nội một cái uống trà, tiền beurre Tây-tạng cũng lung, 1 tháng ít nữa là 10 đồng rupee. Nghĩ lại 50R chắc gần tất nên huỷnh mới bóp lại.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #135
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 31 Aouât 1936 – 15-7-â.l.

    Điểm tâm trà bánh ngọt Tây-tạng, rồi lo viết học cho tiêu ngày giờ. Lúc mới tới còn lo đi đầu nầy đầu kia, đi chùa, đi ra mắt các nơi, xem chỗ nầy, coi chỗ nọ, nay đã đủ nẻo, hết muốn đi đâu, nên ngồi không chờ ngày về thì cái không nhưng ấy làm cho thấy ngày giờ dài đăng đẳng, nên chi bần đạo học chữ Tây-tạng, kiếm nghĩa cuốn Guide là vậy. Nhờ đó mà ngày qua không hay, tới tối mà còn tiếc không đủ thì giờ. Tối ngủ êm giấc.

    10 giờ rưỡi lại lại dinh xem giùm một cô sai nha đau bệnh rồi đi chợ mua cải bẹ. Ngọ bột canh cải.


    Ngày 1er Septembre 1936 – 16-7-â.l.

    Nhựt thường lệ. Điểm tâm trà bột rồi học. Trưa ngọ bột canh cải bẹ xanh khoai chiên. Mượn Isess mua 1 trăng nga dầu 2 kama hành. Cho hai con đầu bếp 1 trăng nga, thằng ở 1 yoyăng. Chiều học, tối tụng kinh rồi nghỉ.


    Ngày 2 Septembre 1936 – 17-7-â.l.

    Nhựt thường lệ. Điểm tâm rồi học. Trưa ngọ bột canh cải bẹ trắng, khoai lang, có để dành hộ Samdhen một chén, chiều học. Năm giờ rưỡi đi chợ một mình, mua bánh, viết chì, hộp quẹt 4 trăng nga. Ghé tiệm chụp hình mua sáu tấm hình 48 trăng nga, đưa 2R thối 2 trăng nga. Tối lo tụng niệm rồi nghỉ, trời lúc nầy tại Lhassa bớt mưa, khí hậu khởi sự lạnh lần.


    Ngày 3 Septembre 1936 – 18-7-â.l.

    Điểm tâm trà, bột, bánh rồi học. Trưa ngọ bột với ragouât khoai. Bữa nay hết củi phân. Chiều cũng học, tối tụng niệm rồi nghỉ. Tối bữa nay dông gió mưa rỉ rả, lạnh quá.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #136
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 4 Septembre 1936 – 19-7-â.l.

    Sớm thức, trời vẫn còn mưa rỉ rả. Điểm tâm trà sữa bột. Học, trời lạnh lẽo, ngồi lì một chỗ học nghĩa chữ Tây-tạng, quên ngày giờ, phút tới 11 giờ. Samdhen bị trời mưa lạnh nên vô trong ngồi, huỷnh bèn nhắc : Đã 11 giờ mà thầy chưa lo nấu chay ăn ngọ sao ? – Ý ! đã tới giờ mà quên phức. Trời còn mưa rỉ rả, hôm qua nay hết cải rau, chỉ còn ít mớ khoai lang, bèn gọt khoai nấu canh, rồi cúng ngọ với bột. Hôm qua có để hộ cho Samdhen một chén ragouât mà huỷnh quên ăn, nay bảo Isess hâm nóng cho huỷnh dùng. Ăn xong rồi cũng lo học. Trời mưa thì đường xá khắp châu thành đều lầy án đi chợ không đặng mua ăn. Hai giờ đi rảo chơn trước đồng trống, có đem máy chớp ảnh theo, bèn chụp ảnh thành thị Lhassa, rồi thẳng xuống mé sông chụp sông và đảnh núi trên chót đảnh có một cái nhà thiền của Đại đức Tả lê Lama tên là Bunpari, khi còn sanh tiền thì hằng lên đó nhập định, cúng dường và truyền pháp cho chư Lama. Nay thì đức Quốc Vương Lama kế thế, lâu lâu cũng đến đó nhập định. Mưa một đêm, sáng ra dòm các đảnh bao quanh thành Lhassa đều mù-mịt, mây trùm đoanh các đảnh, trời cùng núi dính nhau, lúc ra chụp hình, thì thấy các chót đảnh đều trắng phao, tuyết đóng như vôi, còn một hai đảnh núp trong mây chỗ thấy chỗ không. Ấy là điềm tỏ lập đông, hèn chi khí hậu lạnh lẽo quá. Samdhen rằng : Ngày nay giấy tờ đã đệ lên Quốc Vương hầu ngọc ấn thì rồi chuyện, và Quan Thừa tướng nay đi diễn thuyết về vụ nhà thiền Bodh Gaya, có sai người lại lấy giấy lý lịch xưa nay tại Phật-đà-gia và chủ yếu cất nhà Thiền tại đó. Xong việc mới tỏ sự thâu tiền cúng dường phụ cất nhà thiền, vậy quan dân mới rõ cốt yếu chỗ thâu tiền. Chiều 5 giờ đi chợ một mình mua một sợi dây lưng kiểu Tây-tạng 3 trăng nga. Cô chủ tiệm nói 5 trăng nga, trả 3 trăng nga cô đành bán, đoạn lại dãy hàng bông thấy còn một anh bán cải, còn carotte mua 1 trăng nga và 1 kama cải củ, về. Cô đầu bếp thấy nói thứ cải đó không ngon, huynh đầu bếp nghe cũng qua xem, nói thứ carotte nầy ít ngon. Bần đạo nói cũng khá và rẻ hơn ở Calcutta. Đoạn chiều tụng độc niệm rồi nghỉ. Mấy ngày rày răng cùng chuyển nhức, trời lạnh nhức khá khá.


    Ngày 5 Septembre 1936 – 20-7-â.l.

    Khuya 2 giờ trời mưa, bị nhức răng, nằm đó chịu lì không ngủ. Sáu giờ chỗi dậy súc miệng mước lạnh tê tái, ê óc răng cỏ nhờ đó mà bớt nhức. Đoạn trà bánh điểm tâm, lúc sáng, tục người tu Tây-tạng thường tụng kinh mơi, bần đạo cũng quen tục mấy tháng nay. Tám giờ hết mưa, Samdhen đi lại Lama quan (em của Tả-lê Lama) cận thần, đặng hầu lấy giấy tờ vì Ngài có cho hay trước rằng bữa nay rồi. Học nghĩa chữ Hindou, Anglais và Tây-tạng. Chín giờ Samdhen về nói : Lama quan nói giấy ấy viết không đúng, nên ngài bảo thơ ký làm lại cho phải phép vì đệ lên Quốc Vương chẳng phải chơi. Mười một giờ rưỡi ngọ bột khô với trà, vì bị nhức răng quá, ba cái răng đồng một lượt chửa chưn hành nổi hạch hàm, phần 10 giờ rưỡi tổng khậu còn nấu mặn tới 11 giờ rưỡi còn nấu, nên bần đạo e quá ngọ, bèn dùng sơ, lại hiệp với ba cái răng đau nhức, nhai không đặng đồ rau nấu, bột trà mà nuốt còn muốn không vô. Ăn ngọ, rồi ngồi lì viết học tới 6 giờ rưỡi nhức đôn, bèn dẹp sách vở đi rửa mặt, vào ngồi tụng kinh niệm Phật tới 8 giờ rưỡi bớt nhức, ngồi một hơi nữa tới 9 giờ hết nhức, nghỉ êm.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #137
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 6 September 1936 – 21-7-â.l.

    Sáng thức khỏe khoắn như thường, điểm tâm vài chén trà Tây-tạng, vài chén trà sữa, rồi lo tập học. Trưa ngọ cơm với canh cải carotte, cải trắng, khoai lang. Bữa nay hết bột, họ nấu cơm có hộ bần đạo một dĩa, bần đạo hộ lại đồ ăn. Ăn rồi học. Chiều 4 giờ đi dạo phường, mua 2 trăng nga bánh, 1 trăng nga trái hạnh, 3 trăng nga bonbon. Về còn sớm học tới 6 giờ rưỡi nghỉ tụng niệm rồi ngủ. Đêm nay hết mưa không lạnh lắm. Phong tục người Tây-tạng và Bửu-tạng khác nhau. Đờn ông Tây-tạng xỏ lỗ tai đeo hoa tai đá ngọc xanh bên trái một cái hoa tai lớn hoặc tròn, hoặc dày, bên hữu một cục nhỏ bằng chỉ, đeo sát nơi lỗ tai. Áo bận thả dài chí mắt cá, mang giày đội nón, tay áo không xăn, đầu để tóc, vóc một bính hoặc thắt củ tỏi, gắn ngọc thạch-xanh (ấy là bực quan và nhà giàu), còn bính ở chính giữa gắn ngọc là bực sai nha tiểu lại. Đờn bà cũng để tóc vóc hai bính (có đám tiệc) thì đội cung ngọc là nhà giàu, còn đội ngôi sao ba chia gắn ngọc là vợ con của nhà quan. Tai không đeo bông tai, để không phòng lúc đội cung, đội sao mới đeo hai tấm ngọc thạch xanh lớn lấp lỗ tai, cổ đeo ngọc điệp, hộp vàng gắn ngọc xong, tòng tụi toàn vàng ngọc. Đội ngôi sao thì có tóc mượn giắt lên hai chia phía trước rồi vòng ra sau vóc bính cột chung với hai bính tóc của họ, đoạn cột một sợi ngọc điệp chính giữa hai cái bính, dưới bính tụi tơ đỏ thả tới gót. Áo mặc thì dài nhưng không tay, như áo lá, trong mặc áo màu nhỏ có tay đặng ló hai tay màu ra, nơi cườm tay đeo trọn một con ốc trắng, khâu cà rá có ngọc xanh, mang giày, dưới cột một tấm tã rằn màu, hai chéo trên chỗ kết dây lại có hai tấm góc thêu kim tuyến. Tục của họ thường lấy thuốc bột hòa nước vẽ mặt, coi kỳ quá, cách bôi thuốc trên mặt nhiều kiểu, kẻ thì nơi sống mũi một lằn dài đen thui, người thì hai con mắt, xa ngó ngỡ là đeo kiến đen, kẻ thì hai gò má, người lại trên trán. Ngày bình thường, họ đội ngôi sao không có dắt tóc trên hai góc, còn cần cung thì không trang sức ngọc điệp và ngọc thạch lớn nơi bản chính giữa cung. Đờøn ông phần nhiều lai kiểu Tàu, tiếng nói của họ thì tựa tựa Tàu quảng đông còn chữ của họ lai Hindou. Xứ Tây-tạng vua quan dân đều ăn thịt bò trâu, dê, trừu, trứng gà, còn cá chim lại cấm, gà, vịt thì ít kẻ dùng, chỉ dùng trứng mà thôi. Thường thấy nhơn dân hay ăn củ cải trắng sống như ăn bánh. Vật dùng phần nhiều như quần áo hàng vải thì của Tàu, chén bát cũng vậy. Còn đồ : ly tách, bồn, chậu, phần nhiều của Anglais. Các quan ưa dùng giày vớ của Âu-châu. Từ bốn năm về trước thì Quốc gia cấm ngoại quốc vào nước, cấm hút thuốc, ăn trầu. Từ Đại đức Tảlê Lama tịch diệt, Tân Quốc Vương Lama kế vị đã bốn năm nay, thì ngài mở cửa rước các nước và cho nhơn dân hút thuốc, nhưng trầu không ăn. Cho chư Lama hít thuốc bột, cho bọn con buôn bán thuốc.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #138
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 7 Septembre 1936 – 22-7-â.l.

    Bữa nay ăn bột sớm, 8 giờ cùng chư huynh-đệ đi đến đồng lập trận gần trại lính, cách chợ lối ba cây số ngàn ở gần chùa Séra cách chừng một kilômet. Chín giờ khởi nhiễu binh. Quan binh ăn mặc y binh Anglais, kèn trống cũng y Âu-châu, cách hô hấp y Âu-châu, xem ra được quá. Có bốn vị Đại thần Tibet dự khán, các quan đủ mặt, trừ ra Quốc Vương không ngự đến. Có một vị quan binh Anglais đến hôm trước, có dự khán và điều đình nội cuộc. Có dựng bia bắn súng nhỏ rồi tới bắn súng liên thinh. Một giờ nghỉ, 3 giờ nhiễu binh lại có bắn súng đồng, 4 giờ hườn cuộc. Về tới nhà 5 giờ. Samdhen có chụp hình ba lượt, bần đạo lúc nghỉ có đi chụp cảnh chùa Séra. Khi rồi việc thì có Quan Lama thay mặt Quốc Vương cùng quan hầu Thượng phẩm Đại thần ra khao binh, ban anh lạc cho Quan binh. Đoạn kèn trống đưa tứ vị Đại thừa về, kế đó có Quan Khâm sứ Tàu đem lễ vật ra khao binh, rồi binh quan kèn trống kéo vào trại. Nhơn dân Tăng tục già trẻ nam nữ dự khán, lần lượt kéo về. Dân Tây-tạng dường như thuở nay chưa từng thấy nên súng bắn vào bia, rùm tiếng la lối khen ngợi. Cuộc diễn binh gọi Kavạda, 4 giờ bãi binh. Về đến nhà 5 giờ.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #139
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 8 Septembre 1936 – 23-7-â.l.

    Sớm điểm tâm trà bánh ngọt, đoạn lo học cho qua ngày tháng, 10 giờ nấu đồ cúng ngọ. Mười một giờ cúng dường bột, canh cải carotte và khoai lang. Ăn rồi học, nhờ có sự mê học nầy mà ngày tháng qua chẳng hay. Tới 2 giờ nghe trong mình ngứa ngẩm bèn xếp sách, đi thẳng xuống bến tắm, nước lạnh như đồng, tắm sơ rồi lên, về cũng lo sự ôn cố học hành cho mở thêm trí não, và cũng tiện bề ăn nói nơi đất khách. Bốn giờ rưỡi dẹp sách muốn đi chợ, bỗng Samdhen rủ đi ra trước chơi cho khoản khoát. – Cả ngày tôi thấy thầy ngồi tối ngày từ bữa 21 Aouât tới nay, nhằm 5-7 annam nay 23-7 annam gần 20 ngày rày. Vừa nói vừa cặp kè đi ra ngõ, thỉnh thoảng đi ra đồng trống, huỷnh bèn dừng bước ngó bần đạo hỏi rằng : Sao ? theo kiến trúc quan sát của thầy, xứ Lhassa tốt xấu, đẹp cùng không ? Bần đạo rằng : Cũng đẹp xinh. – Huỷnh hỏi : nhiều hay ít ? – Bần đạo rằng : Vừa vừa chỉ có đạo Phật, tăng tự thật là quí đẹp lắm, các nước không sánh, còn kỳ dư các sự khác, dinh dãy nhà cửa, phố phường, đường sá, đồ nội hóa cả thảy đến phong tục quan dân tăng tục đều khó sánh các nước. Huỷnh nói : Thiệt vậy, y lời thầy nói, vì tôi có đi Ấn-độ, Calcutta, Darjeeling, Gaya, Bénarès thì đủ hiểu, xứ Tây-tạng còn thua sút, nhưng chỉ có về Phật đạo thì không nơi nào sánh kịp. Đoạn huỷnh nói qua đức Quốc Vương, tánh tình tốt lắm, đối theo trong đạo làm một vị Lama cả cũng đúng, đáng kế vị Thượng tịch Tả lê Lama, còn về việc nước cũng đúng một vị Quốc Vương, thương dân, trọng quan mở cửa cho các nước vào ra không sợ sệt. Các quan thì có Trật phẩm Tể-tướng Hữu-thừa-tướng là em của Thượng tịch Tả lê cũng là người cang trực giúp nước phò vua, thương dân, mến nước, hiền hậu tánh tình, không hề hiếp đáp kẻ dưới. Gặp chi sái quấy hoặc trong chùa hoặc ngoài thế thì lấy lời quở trách răn he chớ không phạt hay đánh đập ai cả. Còn quan Thượng thơ mà chúng ta nương ngụ nơi dinh đây, ngài cũng tử tế hiền hậu, trong nước ngài cũng là một cây trụ thứ nhì, Quốc Vương giao quyền ngoại giao nội vụ ngân khố, Quan binh, hình bộ một tay ngài. Từ ngày thầy đến thành Lhassa nầy thì đã biết rồi. Kỳ dư các quan kia tuy tánh tình khác nhau, nhưng có hai vị quan lớn ấy điều đình nên cũng chẳng có chi quá trớn. Mai đây tôi đợi giấy tờ nơi quan-nha nhứt-phẩm mà tôi đã có nói với thầy rằng : Ngài có ý gắt gao khắt trách tôi hôm kia đó, tôi vì muốn mau mau giấy tờ, nghe đàng dinh Thượng thơ nói giấy nay đã tới tay vị Quan ấy, liền lo lễ vật ra mắt ngài, xin giùm giúp mau mắn, song ngài có ý phiền rằng : Trước chẳng tới ngài để tới ngày giấy tờ tới tay mới đến. Thầy nghĩ coi, việc làm phước trong Phật đạo, trên Quốc Vương cùng các vị Đại thần đều vui lòng thuận ý mau mau phê chuẩn rồi, còn Ngài là một vị quan bực dưới mà không có ý hoan hỉ cùng Phật sự, hờn trách tôi thì tôi cũng không nao. Đợi ngày mai không có giấy tờ gởi lại Thượng-thơ nha, thì mốt tôi đi yết kiến Quốc Vương. Bần đạo cười. Huỷnh rằng : Thiệt, thiệt, tôi sẽ đi… Hai huynh đệ và chuyển vãn và trở vô tới cửa nha ngụ. Bỗng có một vị Lama đến viếng huỷnh, nên lo tiếp mời, thừa dịp ấy, bần đạo rãnh thả luôn ra chợ lối 6 giờ, quán xá dọn dẹp, tiệm phố lần lượt đóng cửa, bần đạo ghé tiệm Népali mua 2 trăng nga bonbon, về tới cầu gần dinh thì nghe kèn thổi 6 giờ rưỡi, rao cho tiệm quán đóng cửa, ấy là lệ Quốc-gia. Vào nhà ngụ, thì thấy Samdhen cùng Lama khách còn nơi đơn chuyện vãn. Thẳng vào đơn ngồi tụng niệm. Tám giờ Samdhen tụng niệm rồi ăn bột, rồi họ lần hồi lo nghỉ. Bần đạo cũng lo ngủ.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #140
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 9 Septembre 1936 – 24-7-â.l.

    Điểm tâm trà sữa rồi nhựt ký với học, bần đạo không muốn dùng bột và bánh sớm mơi nữa vì muốn tập cho quen dạ vì ngày về hầu gần, nếu ăn quen, khi dọc đàng không có thì hành khó chịu. Trưa ngọ bột, canh carotte và khoai lang. Học tới 6 giờ nghỉ. Tụng niệm rồi ngủ.


    Ngày 10 Septembre 1936 – 25-7-â.l.

    Điểm tâm vài chén trà sữa rồi học. Chín giờ đi chợ, mua 1 trăng nga 1 kama cải bẹ trắng vài cải củ đỏ, về 10 giờ lo nấu canh. Mười một giờ cúng ngọ với bột rồi học. Chiều hai đứa con của đầu bếp lại giỡn mặt và đem trà sữa lại bảo uống, cho hai trẻ 1 trăng nga. Học tới 6 giờ nghỉ lo tụng niệm. Chín giờ ngủ. Ngày giờ như thoi.


    Ngày 11 Septembre 1936 – 26-7-â.l
    .
    Vài chén trà điểm tâm rồi học. Trưa 10 giờ nấu canh cải bẹ trắng với cải củ bào. Mười một giờ cúng dường ăn ngọ bột với canh rồi học. Bữa nay lấy nghĩa cuốn Guide 4 giờ thì hườn tất. Lấy nghĩa đủ rồi học mới dễ, cực mấy bữa mà rất tiện sự học.
    Tiếp lời dặn :
    Về nước thâu người phụ nữ đã viết thơ cho người tại Lộc giả viên đặng đền nghiệp trước. 15 tháng sẽ hết nghiệp với người. Chút ít thị phi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


    Ngày 12 Septembre 1936 – 27-7-â.l
    .
    Vài chén trà điểm tâm. Học ba thứ tiếng. Mười giờ nấu ăn 11 giờ ngọ bột với canh cải bẹ trắng. Mỗi bữa, mười bữa rồi hằng hộ cho Samdhen chút ít đồ ăn. Ăn no rồi học.
    Tiếp điển :
    Hai năm 5 tháng sẽ tiêu nghiệp. Kiếp xưa theo ứng phó. Kiếp nầy cũng còn trợ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngươi phải tùy cơ xa cách đặng xem lòng xuất gia cư-sĩ nữ họ xâm loạn. Yếu lý họ không muốn tước nữ bỉnh phò, cho dễ họ… Để ý… Tái nhập.


    Ngày 13 Septembre 1936 – 28-7-â.l.

    Trà lót lòng. Học. Chín giờ đi chợ, mua 2 trăng nga dầu ăn, 3 trăng nga cải bẹ, khoai lang và hành, ớt khô 1 yogăng, một cái hộp quẹt 1 yogăng. Thuốc lá 2 trăng nga. Về nấu ăn. Mười một giờ cúng dường ngọ bột nhồi với canh cải bẹ trắng và khoai chiên. Samdhen rủ lại thăm cô vú của bà-lớn, cô đau đã nửa tháng nay, lâu lâu ít bữa bần đạo lại thăm một lần cho vui lòng người. Gặp bà-lớn cũng có tại đó, lần trước cũng gặp bà lớn, coi bộ bà vui lòng, bà rầy con của cô vú rằng sao không đem ghế trải tapis cho bần-đạo và Samdhen ngồi. Đoạn về học, kế Samdhen rủ đi chợ, bần đạo từ kiếu, ở nhà học, huỷnh rủ đi dạo vườn cải rau đằng Dinh, bần đạo nói có đi xem rồi. Học tới 3 giờ, trời có hơi lạnh lấy tấm tã lên rầm nằm học và phơi nắng. Bốn giờ Samdhen về kêu om sòm bảo xuống uống trà. Bần đạo cười ngất. Học tới 6 giờ nghỉ tụng niệm rồi 9 giờ nghỉ. Lúc nầy không còn đi đâu, các nơi đều có đi viếng, chùa miễu khắp Lhassa đều có đi, chư Đại-đức đều có ra mắt rồi.

    Tiếp điển . . . . .

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •