DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 6/20 ĐầuĐầu ... 4567816 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 191
  1. #51
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 14 Avril 1936 – 23-3-â.l. Mardi – Tuesday.

    Khuya thức dậy nghe gân cốt mỏi mê, đồng hồ gõ ba tiếng. Thiền một chập, tư duy về cái xác phàm đối với xác kim tiên, ngán thay cái xác tứ đại đi nửa buổi ít chục cây số đau lên đau xuống, kim thân nháy mắt triệu dặm và vẫn thường tồn.
    6 giờ hai huynh thức, Isess nấu nước, cùng nhau rửa mặt súc miệng rồi, dùng trà sữa và bánh mì, đợi tới 10 giờ mà Issê và Choundouss chưa thấy về. Bốn giờ rưỡi chiều về tới. Cô bổn-đạo Iang-Iong-Goay. No 4 Jokpa Shop, P. O. Kalimpong sai người hộ mô mô (bánh bao) cho hai huynh.
    Viết liễn chữ hán.

    Ngày 15 Avril 1936 – 24-3-â.l. Mercredi – Wednesday.

    Như thường. Sớm dùng cơm chiên. Trưa không ăn ngọ. Tùy theo chư lama vì không đi chợ đặng mà mua đồ nấu riêng, e chúng biết. Nên từ đây phải ăn chung cùng huynh Samdhen, huỷnh làm sao, cứ y vậy cho người ngoài không để ý. Mượn Choundouss mua một kiến màu có bao cản tuyết, một cái chén Tibet, cò thư 2A.2P.
    Phần tôi mua đường, muối, đường đỏ, hộp quẹt cộng là 2R.7A. Phục lòng Issê.

    Ngày 16 Avril 1936 – 25-3-â.l. Jeudi – Thursday.

    Sớm mơi mua bánh mì và sữa ăn chung : 4A.2P. Trải gan ruột với họ ít bữa. Điểm tâm rồi, lo nhựt ký ngày hôm qua. Kế cúng ngọ, ăn ngọ, nghỉ một chập, dậy lấy thùng xách nước, lau mình, phơi áo quần. Bữa nay nhiều khách. Có huynh lama quen tại Bodh-gaya cũng có đến và một cư sĩ quen tại Ghoom với một vị lama tại chùa đến vưng lễ tống lộ Samdhen.
    Chiều mua 1A. dầu hôi.
    Cộng sở phí = 71R. : 20-3-36
    24R. 8A
    95R. 8A

    Ngày 17 Avril 1936 – 26-3-â.l. Vendredi – Friday.

    Bữa nay mua 2A bánh mì thấu sữa và tomate. Có cô tiệm đồng hồ lại thăm. Cô nghe nói tôi đi Tây-tạng cô chắc, hít tỏ lòng thương người già cả. Đoạn cô nói lên Tây-tạng lạnh lắm, thầy phải may áo lạnh ở trong. Đoạn cô về, Samdhen nói phải may áo bằng nỉ đỏ flanelle(1) như áo tôi. Choundouss mua giùm 9A.2P. Huynh cư-sĩ may giùm, tiền may 6A. Sửa soạn mai lên đường.

    Ngày 18 Avril 1936 – 27-3-â.l. Samedi – Saturday.

    Thức sớm, cơm nguội lót lòng. Bảy giờ chủ ngựa lại đem hành lý về trạm. Bần-đạo đưa Samdhen 10 rupee. Tạm biệt Kalimpong, chủ phố ngụ là Mr. Vétéri-naire Bhuton tên Nima Bhutia và lại tạm biệt cô tiệm bánh nước. Có huynh cư-sĩ em cô đưa lại trạm. Đợi sửa soạn ngựa, 8 giờ rưỡi đi, 11 giờ rưỡi tới chợ Arakara, vào uống trà, ăn củ tiếu (thu ba) và bánh bao. Chủ tiệm là bổn-đạo Samdhen, nên không lấy tiền, ăn rồi lên ngựa đi một đỗi, tới đường xuống, dốc lung, nên xuống ngựa đi bộ 12 giờ rưỡi tới trạm Pedong vào nghỉ.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #52
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 19 Avril 1936 – 28-3-â.l. Dimanche – Sunday.

    Samdhen bảo viết thơ cho Lawrence Esquire 88 Phears Lane Calcutta. Ba huynh đệ đồng chúc cả gia quyến bình an và cho hay hôm qua tạm biệt Kalimpong đi Tây-tạng. Năm giờ sáng ra đi, tạm biệt Pedong. Tám giờ tới chợ Chomth. Mười hai giờ tới trạm Rungling, nghỉ uống trà. Một giờ rưỡi đi. Bốn giờ rưỡi tới Linh-dam, nghỉ đêm.

    Ngày 20 Avril 1936 – 29-3-â.l. Lundi – Monday.

    Sáng 5 giờ thượng lộ. Tám giờ tới Phadamcham. Mười hai giờ tới Zelum. Nghỉ uống trà ăn bánh. Tới Lundum. Bốn giờ tới Nadăng nghỉ một đêm. Chỗ nầy là ải chót địa phận Englis 60 cây số từ Kalimpong tới đó, nhiều lính nghi nan cho bần-đạo, xầm xì gọi Burma, coi bộ huynh Samdhen lo lắng lắm.
    Đưa cho Choundouss 1 rupee, tiền trà bánh.
    Tuyết có chỗ cao 0m,50 có chỗ tới 1m.

    Ngày 21 Avril 1936 – mùng 1-3 nhuần â.l. Mardi – Tuesday.

    3 giờ thức, uống trà. 5 giờ đi bộ một đỗi, huynh Samdhen nói thôi hết lo, lánh đặng bọn lính Englis rồi. Đi riết tới 9 giờ tới Kobu, uống trà ăn bánh neo, chỗ nầy còn địa phận Englis. Một giờ tới trạm Ricanh-căng về địa phận Tibet, ải địa đầu nước Tây-tạng.
    Mưa tuyết như cát. Trải qua núi tuyết lạnh lắm, đoạn xuống dốc núi mới tới trạm.

    Ngày 22 Avril 1936 – 2-3-â.l. Mercredi – Wednesday.

    Sớm mơi 6 giờ chủ trạm Ricanhcăng đãi Samdhen và bần-đạo hai ly trà sữa ngọt và bột lúa mì rang. Đoạn 7 giờ rưỡi tạm biệt chủ trạm lên ngựa đi chừng hai cây số tới trạm Chima xuống ngựa và đem đồ hành lý vô nhà bổn đạo của Samdhen (vợ chồng già). Có một người lính tuần thành đến thăm, đoạn cơm nước, có hai người đờn bà lại dưng rượu và coi quẻ của Samdhen. Ngụ đây bốn bữa cho người ngựa khỏe xác. Đưa Samdhen 10 rupee đặng sở phí.

    Ngày 23 Avril 1936 – mùng 3-3-â.l. Jeudi – Thursday.

    Ngày nay không chi lạ, huynh Samdhen lo việc bổn đạo của huỷnh. Còn bần-đạo lo học một hai tiếng Tây-tạng. Nay 9 giờ rưỡi tổng khậu(1) dưng cơm cho bần đạo, huynh Samdhen nói bọn tôi ăn bột sadou còn thầy ăn cơm. Cơm rồi lo phơi y phục.
    Samdhen đặng thơ bảo Issê cụ bị ẩm thực đi đón thùng Phật tượng, huỷnh đi hồi sớm mơi sớm.

    Ngày 24 Avril 1936 – mùng 4-3-â.l. Vendredi – Friday.

    Không chi lạ, bột nếp rang lót lòng, trà Tây-tạng qua buổi. Bắt chước xúc bột đổ vào miệng, bột khô khó nuốt, sặc một cái bột bay đầy tợ, mấy huỷnh cười ngất. Ăn rồi, giặt áo, nước lạnh như đá, hai tay tê tái như chết. Ăn ngọ 10 giờ. Bổn đạo tới cũng đảnh lễ Samdhen y như tục xứ ta. Samdhen sai huynh Choundouss đi may áo hột khóm chiều tối mới về. Bần đạo ở nhà lo phận sự.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #53
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 25 Avril 1936 – mùng 5-3-â.l. Samedi – Saturday.

    Không chi lạ, sớm điểm tâm bột nếp. Mười giờ cũng bột nếp. Hai giờ cũng bột nếp.
    Ngày nay hết gạo, dùng bột. Chiều có một cô đem gạo Bhutan lại bán. Xứ nầy núi non nên lúa gạo kém lắm. Huynh Samdhen là người nhẹ trí, sợ bần đạo dùng bột sadou không đặng nên cứ hỏi : Lama chiếp sadou ach xa hay ? Thấy vậy cũng cảm tình. Hai ông bà chủ gia, đã quen rồi cứ mời hơ lửa, lấy ghế mời ngồi gần bếp, còn bà thì hôm qua nay, cứ nói tiếng Hindou với tôi và một, hai tiếng ăng-lê.

    Ngày 26 Avril 1936 – mùng 6-3-â.l. Dimanche – Sunday.

    Bữa nay thức dậy, như thường. Chín giờ ăn bột, dạo xem xóm với Choundouss. Mười một giờ tên coolie đã gởi thùng Phật tượng tới. Có bổn đạo đem tống lễ, vì ngày mai lên đường. Huynh Choundouss và Issê ăn bột rồi 12 giờ quảy gói đi trước. Thu xếp hành lý, ba huynh đệ sẽ đi sau. Mướn ngựa chở đồ. Từ Chima đi Pharigiung. Ngựa cỡi giá là 1 rupee 8 annas.

    Ngày 27 Avril 1936 – mùng 7-3-â.l. Lundi – Monday.

    Tạm biệt xóm Chima. Mười một giờ rưỡi vô chợ Xá-xinh-ma (của Ăng-lê, trả tiền đất), chợ phố kiểu Englis, có sân banh. Hai giờ rưỡi tới Galinhka (village) có viếng chùa nhỏ của Dromo Geshay Baha lama hồi 6 giờ rưỡi, có cúng 1 rupee. Có gặp Lama mập Tong-gá-goompa (unhiba). Huynh đệ đồng nghỉ tại Sangha chùa. Tỉnh Yalong.

    Ngày 28 Avril 1936 – mùng 8-3-â.l. Mardi – Tuesday.

    Bốn giờ sáng huynh Issê và huynh Thinhless độ thùng coolie Phật cốt đi trước.
    6 giờ ăn bột nhồi uống trà.
    7 giờ tạm biệt Galinhkha.
    12 giờ tới xóm Đôđặk (đôtặk). Gặp hai huynh Issê và Thinhless tại quán. Xuống ngựa tạm ngồi trước sân, ăn nổ (Pharigiung) ăn sadou uống trà.
    1 giờ lên ngựa đi. Hai huỷnh mang nặng sẽ đi sau.
    5 giờ rưỡi tới làng Pharigiung, ghé nhà quen nghỉ. Chỗ nầy nước độc xấu hơn các nơi.
    7 giờ hai huynh đã tới. Mã tử trở về Chima.

    Ngày 29 Avril 1936 – mùng 9-3-â.l. Mercredi – Wednesday.

    Bốn giờ đã thức ngồi thiền một hơi. Lạnh quá nằm nghỉ lại. Năm giờ bà chủ thức nấu nước, bần đạo ngồi gần lò viết việc đã trải qua hôm qua.

    Ăn ngọ bột sadou. Samdhen và các huynh đi viếng bổn-đạo và ra mắt người lớn trong làng Pharigiung nầy. Đợi mướn đặng ngựa sẽ đi. Mượn đổi 10 rupee tiền Tây-tạng. 1$ tây-tạng 30 anas de 4 pèns = là 120 sous.
    Đi viếng chợ, phố xá, đường xá dơ hết bực, có nhà người Ăng-lê ở xa chợ. Đi ngang qua nhà hàng, huynh Choundouss bảo vô, tôi biết sự dơ của họ, bèn từ chối, kiếu. Để mắt xem cảnh vật dường có vẻ thương tâm, núi bao tuyết giá, ít thế sanh-nhai, nhơn dân có mòi đồ khổ, ngày chí tối áo không thay, quần không đổi, nam nữ đồng một thể, quần áo dày dục tợ bố tời đất khác, nai nịch kỵ hàn cả tháng cả năm, không hay tắm giặt. Sự dơ dáy thân hình nói không cùng, nhưng tâm tánh không nước nào sánh lại. Chỗ hiền từ, lòng kính Phật, mến tăng, cả nước đều vậy.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #54
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 25 Avril 1936 – mùng 5-3-â.l. Samedi – Saturday.

    Không chi lạ, sớm điểm tâm bột nếp. Mười giờ cũng bột nếp. Hai giờ cũng bột nếp.
    Ngày nay hết gạo, dùng bột. Chiều có một cô đem gạo Bhutan lại bán. Xứ nầy núi non nên lúa gạo kém lắm. Huynh Samdhen là người nhẹ trí, sợ bần đạo dùng bột sadou không đặng nên cứ hỏi : Lama chiếp sadou ach xa hay ? Thấy vậy cũng cảm tình. Hai ông bà chủ gia, đã quen rồi cứ mời hơ lửa, lấy ghế mời ngồi gần bếp, còn bà thì hôm qua nay, cứ nói tiếng Hindou với tôi và một, hai tiếng ăng-lê.

    Ngày 26 Avril 1936 – mùng 6-3-â.l. Dimanche – Sunday.

    Bữa nay thức dậy, như thường. Chín giờ ăn bột, dạo xem xóm với Choundouss. Mười một giờ tên coolie đã gởi thùng Phật tượng tới. Có bổn đạo đem tống lễ, vì ngày mai lên đường. Huynh Choundouss và Issê ăn bột rồi 12 giờ quảy gói đi trước. Thu xếp hành lý, ba huynh đệ sẽ đi sau. Mướn ngựa chở đồ. Từ Chima đi Pharigiung. Ngựa cỡi giá là 1 rupee 8 annas.

    Ngày 27 Avril 1936 – mùng 7-3-â.l. Lundi – Monday.

    Tạm biệt xóm Chima. Mười một giờ rưỡi vô chợ Xá-xinh-ma (của Ăng-lê, trả tiền đất), chợ phố kiểu Englis, có sân banh. Hai giờ rưỡi tới Galinhka (village) có viếng chùa nhỏ của Dromo Geshay Baha lama hồi 6 giờ rưỡi, có cúng 1 rupee. Có gặp Lama mập Tong-gá-goompa (unhiba). Huynh đệ đồng nghỉ tại Sangha chùa. Tỉnh Yalong.

    Ngày 28 Avril 1936 – mùng 8-3-â.l. Mardi – Tuesday.

    Bốn giờ sáng huynh Issê và huynh Thinhless độ thùng coolie Phật cốt đi trước.
    6 giờ ăn bột nhồi uống trà.
    7 giờ tạm biệt Galinhkha.
    12 giờ tới xóm Đôđặk (đôtặk). Gặp hai huynh Issê và Thinhless tại quán. Xuống ngựa tạm ngồi trước sân, ăn nổ (Pharigiung) ăn sadou uống trà.
    1 giờ lên ngựa đi. Hai huỷnh mang nặng sẽ đi sau.
    5 giờ rưỡi tới làng Pharigiung, ghé nhà quen nghỉ. Chỗ nầy nước độc xấu hơn các nơi.
    7 giờ hai huynh đã tới. Mã tử trở về Chima.

    Ngày 29 Avril 1936 – mùng 9-3-â.l. Mercredi – Wednesday.

    Bốn giờ đã thức ngồi thiền một hơi. Lạnh quá nằm nghỉ lại. Năm giờ bà chủ thức nấu nước, bần đạo ngồi gần lò viết việc đã trải qua hôm qua.

    Ăn ngọ bột sadou. Samdhen và các huynh đi viếng bổn-đạo và ra mắt người lớn trong làng Pharigiung nầy. Đợi mướn đặng ngựa sẽ đi. Mượn đổi 10 rupee tiền Tây-tạng. 1$ tây-tạng 30 anas de 4 pèns = là 120 sous.
    Đi viếng chợ, phố xá, đường xá dơ hết bực, có nhà người Ăng-lê ở xa chợ. Đi ngang qua nhà hàng, huynh Choundouss bảo vô, tôi biết sự dơ của họ, bèn từ chối, kiếu. Để mắt xem cảnh vật dường có vẻ thương tâm, núi bao tuyết giá, ít thế sanh-nhai, nhơn dân có mòi đồ khổ, ngày chí tối áo không thay, quần không đổi, nam nữ đồng một thể, quần áo dày dục tợ bố tời đất khác, nai nịch kỵ hàn cả tháng cả năm, không hay tắm giặt. Sự dơ dáy thân hình nói không cùng, nhưng tâm tánh không nước nào sánh lại. Chỗ hiền từ, lòng kính Phật, mến tăng, cả nước đều vậy.



    (Người Tây Tạng ngày nay có vẻ tươm tất hơn lời Ngài Nhẫn tế kể)

    Om Mani Padme Hum !

  5. #55
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 30 Avril 1936 – mùng 10-3-â.l.

    Như thường lệ, viết thơ sơ thuật gởi cho anh mười. Samdhen có bảo viết thơ cho Mr. Liu Ming ở Calcutta cho hay chúng ta đã đến ải đồng Phariyong-Tibet, qua ngày sau nếu có ngựa thì đi Bhutan và dặn có gởi thơ thì gởi cho quan trấn ải ngài sẽ trao lại cho huynh. Đề như vầy :

    Guru Grawa Samdhen Lama
    Karap Dartrung Kushark
    Phariyong Tibet.

    Viết rồi giao cho Choundouss đem lại nhà Babon (quan) nhưng nhà quan chưa mở cửa, đem về chiều sẽ đem gởi.

    Đoạn ăn ngọ với bột nhồi với canh cải xập xại phơi khô. Ăn rồi một chập, bần đạo lên rầm nhà đi tiểu, vì cầu tiêu ở trên rầm, cách họ làm bắt tức cười, lên rầm rồi xuống thang có xây vách đất một chỗ để tiêu và đổ rác, sau bán làm phân. Tiểu rồi, đứng trên rầm xem qua nhà quan Karap, phải cách chụp hình làm kỷ niệm, nghĩ vậy bèn xuống lầu nói với Samdhen, huỷnh cùng hai huynh Issê và Thinhless đồng chụp ảnh, rồi kế bần-đạo cũng y hướng cho huynh Samdhen chụp giùm.

    [Hình dán tại đây đã hư.]

    Lên rầm đứng một lát vậy mà lạnh run, thiệt xứ ở non Hi-mã, từ Ri-canh-căng đi lần lên cao hoài nên tuyết đóng trắng đảnh, hơi khí thở lần lần nghe mệt quá. Tại Phariyong nầy, xem mấy đảnh núi thấp và bình địa lung, thì như trên núi Điện, leo lần lên tới bình địa xem hữu đảnh thấy đảnh thấp. Vì vậy nên nhà họ cất lúm túm ít cửa. Xứ lạnh, vật chết tuy quăng ném cùng đường, xương, cốt, da, phẩn đầy nẻo, song sự thúi nghe cũng ít hơi như thây vật chết xứ ta.

    Đây, bần-đạo tự do đi xem các nơi, chư huynh đi dạo cùng bần đạo lại ưa nói tiếng Hindi và Englis cùng bần-đạo, nhứt là trải qua mấy chỗ đông người như tại chợ vào tiệm, thì huynh Choundouss ưa nói Ăng-lê, vì bần-đạo có dạy huỷnh chút ít tiếng thường dùng. Ấy là ý như khoe người đồng ban, mình đi xứ thuộc địa Ăng-lê biết nói Hindi và Ăng-lê, nói cho họ biết mình nhiều chỗ du lịch. Nghĩ nhớ anh phán có nói : có đọc nhựt trình, trên khoản du lịch Tây-tạng, có một bọn đi lên núi ấy, có nhà nước giúp sức cho tiện sự đi, nhưng đi mà chẳng thấy về… Nay bần-đạo đi đây, găïp khí tuyết lạnh-lùng, hơi thở mệt nhọc thì mới rõ chút ít, định cho bọn ấy, một là bị bịnh ngộp thở và bịnh trẩn máu (gangrène) hoặc bị trợt tuyết sa hào, hoặc bị tuyết rã té xuống triền sâu, lạc đường chết đói, nghĩ vậy bắt thương tâm cho kẻ mạo-hiểm. Nghĩ cho bần-đạo, quả cả năm tại Trung thiên Ấn-độ, ấm lạnh hai mùa đã chịu quen, như tại Sarnath và Bodh-gaya, trọn mùa lạnh ở đó, sự lạnh xấp chín, mười lần trổi hơn xứ mình, lạnh đến đỗi tối ngủ, mền đắp mấy cái cũng không phỉ. Mắc tiểu, thì mình đợi sáng chớ không muốn tốc mền và ra ngoài tiểu, nói vậy thì biết sự lạnh dường bao. Hết mùa lạnh thì đã khởi đi Tây-tạng. Một tuần lễ tại Calcutta, mỗi ngày hai bữa tắm, không giờ nào hở quạt. Nhưng lúc lên tại non Hi-mã thành Ghoom, Darjeeling, chịu sự lạnh còn trối ngất. Đó là Ghoom còn ở dưới thấp, hà huống trải qua các trạm cho tới ải đồng Pharijong nầy, một ngày tấc đường một lên cao, tháng nực ở các xứ mà đây lạnh thấu xương, tuyết còn trắng núi lấp đường, hà huống là tới lập đông. Theo ý bần đạo, bọn mạo hiểm ấy không biết thì giờ, đi nhầm lối tuyết còn cao, gió còn lung. Họ lấy theo ngày giờ nóng nực xứ mình, họ cho là hết lạnh, họ đi lối tuần tháng giêng Annam thì họ lầm lắm. Tháng nầy là Avril mà đường núi bần-đạo đã trải qua nhiều nơi tuyết còn cao trên thước, lại đi cùng chư huynh đệ Tây-tạng, như huynh lama Samdhen nầy, khắp các nơi đều có người quen lớn, hoặc bổn-đạo của huỷnh. Đến đâu cũng có nhà ấm kính mà đụt lạnh, có củi lửa nước nôi ấm áp mà tay chưn bần-đạo còn lạnh như đồng thay, hà huống mạo hiểm như bọn nói trên, không thuộc đường cao nẻo thấp, lánh tuyết ẩn sương, không biết nơi đỗ đụt đợi thời giờ nên đi. Đừng tưởng có mặt trời mà tuyết phải tan, bần đạo vẫn thấy mặt trời chan chan nắng giọi mà tuyết vẫn trơ trơ, chỉ lần hồi bắt ở dưới đất tiêu lần ra nước rỉ rả chút đỉnh vậy thôi, chừng đủ thì giờ trời tối cũng rã tan, chẳng lựa có mặt trời. Như tại Pharijong nầy, cách núi tuyết chừng ngàn thước, thì ngày đêm bần đạo vẫn thấy trắng như vôi, có bữa sớm mơi ra thấy núi xanh um, chừng 10 giờ, 11 giờ thì tuyết xuống đã trắng đảnh, vậy thì biết chưa phải mặt trời làm rã nó. Nước đá đông đặc xem khác hơn tuyết đặc. Sự nầy bần-đạo nghĩ chưa ra, như gần suối nơi triền núi, sao nước suối không đông, mà trên mé suối tuyết đóng trắng bờ. Nước suối lạnh thì có mà không đặc. Lạnh đến đỗi hốp vào thì phun ra liền mà răng ê lưỡi quánh lận, thiệt quá đỗi lạnh. Nghĩ vậy bần đạo cho rằng : nếu bần đạo đi một mình, không có bọn Lama nầy, thì bần-đạo cũng phải chết lạnh hay chết vì tuyết chôn thân.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #56
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Buổi chiều độ 3 giờ, có một người Tây-tạng lại thăm Samdhen, chuyện vãn nghe cách rành rẽ, giọng nói hưỡn-đãi, cứ một chập liếc ngó bần-đạo, rốt lại người hỏi thăm Samdhen, huỷnh bèn thuật chuyện Bần-đạo là thầy tu hội viên của hội Đại-bồ-đề ở Calcutta, Bodh-gaya và Sarnath. Trải qua trên ít tháng tại Phật-đà-gia ở hết lòng cùng chư lama và các người Tây-tạng đến đó cúng dường, có nói Baha lama Dromo thương bần-đạo lắm, thuật việc cúng dường chủ tự Lama. Nghe qua người động lòng thương, bèn bảo khuyên Samdhen phải tận tâm điều-độ bần-đạo và khi đến Lhassa(1) dắt chỉ cho bần-đạo biết chư danh-thắng-tự và thắng cảnh. Đoạn người bèn nói tiếng Hindou với bần-đạo, bảo thầy phải ăn nhiều bữa như chư lama mới chịu nổi khí hậu xứ Tây-tạng, nếu thầy giữ ăn một ngày một bữa ngọ, thì yếu sức chịu lạnh lùng và khí hậu xứ chúng tôi không nổi. Tôi nghe đức lama đây nói, mấy ngày rày xem thầy có hơi mệt thở, thì tôi biết khí hậu đây, người yếu rất khó chịu. Thầy rán ăn cho nhiều cơm và bột sadou, tùy phong tục. Nói rồi người xá hai huynh đệ tôi mà đi về. Đoạn Samdhen nói ông đó bảo tôi khi đến Lhassa phải chỉ các thắng cảnh cho thầy và bảo tôi ăn cho lung cơm, vì đường đi Tây-tạng cực khổ lắm, gập ghềnh đèo ải, trải tuyết dầm sương, nếu ăn ít thì không đủ sức đi cho đến nơi. Kế chừng 1 giờ thì người trở lại nữa, bưng một nắp quả đường bột sadou đến nói tôi xin cúng dường hai thầy và bật tiếng Hindi với tôi nữa, coi mòi ưa nói chuyện, vui cười, khuyên lơn nhiều chuyện ích lợi cho bần-đạo, đoạn chuyện vãn với Choundouss một chập rồi xá kiếu về. Ấy là một người Tây-tạng thứ nhứt, lần đầu mà bần đạo đặng thấy xá bần đạo một cách cung kính. Sau đây Samdhen mới nói : người ấy là cha của hai cô vãi nhỏ tại chùa Galinhkha, và bần đạo có hỏi tên người ấy cùng huynh Isess, thì huỷnh cũng không biết, đoạn bà chủ nhà nói tên là Gounduss-Targhess. Phật tổ cũng khiến cho gặp người lành và đối đãi tử-tế, tuy vẫn là khách ngoại bang.

    Chiều huynh Choundouss nói, mướn đặng hai con ngựa chở hành lý đi Bhutan, nhưng không có ngựa cỡi, anh em tôi đi kiếm mướn cùng làng mà không có. Samdhen nói : Thầy đau cẳng, sợ e đi bộ xa đường khó nổi, thiệt tôi không an tâm. Tôi nói : Không sao, bất quá đường đi như đường đi Népal. Bần đạo còn đi thấu sáu ngày đường núi Hi-mã miền Népal. Thì đây cũng trong dãy núi Hi-mã, không sao, có ngựa cũng tốt, không ngựa cũng tốt. Bàn luận xong việc ngày mai lên đường, cùng nhau các huỷnh ăn nước canh cải, mời tôi đôi ba phen, thôi cũng hoan-hỉ ăn một chén cho hạp lòng chúng. Đoạn huynh Choundouss nói với Samdhen rằng : Mai lên đường, vậy thầy xuất cho huynh đệ chúng tôi và hai ông bà chủ nhà uống một bữa nước cơm rượu xăng. Bần đạo nghe nói bèn nói : thôi để tôi hiến cho huynh đệ một đồng bạc Tây-tạng, mặc tình huynh đệ ẩm thực tùy hỉ ý muốn. Đoạn huynh Choundouss tiếp lấy đồng bạc, mượn ông chủ nhà đi mua nước cơm rượu ấy là tục của họ vậy. Cùng nhau xúm-xích họ nhậu. Thinhless hát thanh thao vui cười, hai huynh đệ : tôi Samdhen nhậu trà tới 10 giờ rưỡi rã tiệc của họ, hai huynh-đệ tôi nghỉ.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #57
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 1er Mai 1936 – 11-3-â.l.

    Bữa nay thức dậy, lo thu xếp đồ hành lý ngủ, rồi dùng trà điểm tâm, đoạn 9 giờ ăn bột sadou với canh cải. Chín giờ rưỡi lên đường, tạm biệt chủ gia Pharijong (vì còn trở lại) đi Bhutan (Bửu-tàn). Huynh Issê và Choundouss ở lại đợi Mã-tử đem ngựa lại chở hành lý. Bốn huynh đệ đi trước, lần hồi lên dốc qua đảnh, trời đã lạnh lại thêm gió thổi, đã lên dốc còn bị gió ngược, tạt vào mặt, thở không kịp, phần hai lỗ tai bị gió lòn vào lạnh nhức thấu óc. Bần đạo mệt run cả hình, thở hào hển muốn hụt hơi, song cứ niệm Phật mà đi. Lên tới nửa dốc bèn cùng huynh đệ tạm thạch bàn nghỉ. Thấy huynh Thinhless guồi nơi lưng cốt đá Phật tổ, nặng 70, 80 kilos, lên dốc huỷnh thở ra khói. Nghĩ sự cũng thân con người mà huỷnh phải thân anh phụ trọng cực nhọc hơn các huynh đệ, nghĩ vậy bần đạo bắt cảm nghiệp của huỷnh. Đi đường hằng van vái chư Hộ-pháp, Long-thiên và chư sơn thần, thổ thần, chư quỉ thần đặng xin ủng hộ huỷnh, thân đai Phật cốt nặng nề, bần đạo xin niệm vãng sanh giúp chư thần đoạn nghiệp chướng và vãng sanh Tịnh-độ mà đền ơn ủng hộ huynh Thinhless, và hằng chú nguyện cho huỷnh kiếp nầy trả hết nghiệp báo tiền khiên, kiếp sau sanh vào phước-đức tộc gia, hưởng phước và thọ tam-qui ngũ giới làm thiện tác phước nhiên hậu thành Phật đạo. Trong lúc tạm nghỉ nơi thạch bàn tư duy và lòng chúc nguyện xong, bỗng trực nhớ tới sự lạnh lọt vào hai tai, bèn lấy mão lama xuống xủ hai cánh đậy trùm lỗ tai, và lấy khăn mouchoir bịt ngang lỗ mũi, đoạn huynh Samdhen chỗi gót thì ba huynh đệ cũng đồng đi. Họ sanh trưởng đất núi non, nên đi giỏi quá. Bần đạo lục thục đi sau với huynh Thinhless. Nhưng, tuy huỷnh vai guồi thùng nặng, nhưng hình vóc cao lớn bằng hai bần đạo, nên bước của huỷnh bằng rưỡi bần-đạo, huỷnh đi cũng mau hơn tôi. Nhờ đậy tai, bịt mũi đỡ gió, nên ít mệt như khi nãy, cứ xủ hai tay áo tràng, đi bớt lạnh. Đoạn qua đảnh, mừng xuống triền đỡ mệt, và đi và nghĩ cho cái xác tứ đại nầy, biết bao nặng nề, mang nó như mang gông nặng, đi mới một đôi giờ mà nó đã đuối và muốn nuỗng hơi. Bần đạo tư duy thế sự bèn nói với xác tục rằng : Còn sống một giờ, bần đạo cũng nguyện mượn thân tứ đại hành Phật sự, thế thế hằng nguyện y như thử. Còn nay, như ngươi có hết nghiệp thì cứ việc ngã-tử trên núi Hi-mã-lạp nầy đặng ta tác dụng cái khác mà hành Phật-sự. Và đi và thầm nói trong trí như vậy và so sánh với huynh Thinhless, thì lần hồi thân tứ đại bớt mệt, song lúc xuống nửa dốc núi lại gặp mưa tuyết, hột nhỏ như hột tiêu, áo mão ai nấy trắng phêu, ngó hai bên đường trắng dã. Huynh Isess trao cây dù của bần-đạo mà huỷnh đã cầm giùm lúc lên dốc, bần đạo mắc chống gậy, nhưng mưa tuyết có ướt-át gì, thôi để cho huỷnh che cho mát lòng đã cầm giùm cả vài giờ. Bần đạo chịu gió mưa tuyết ấy ước trên một giờ, đoạn huynh Samdhen bảo tạm nghỉ dùng trà, nhưng bần đạo sợ mệt mà dùng nước nó lỏng bỏng đi không đặng, bèn từ chối đi luôn, và lấy cây dù che đi, hai huỷnh và uống và đợi Thinhless, lúc nầy huỷnh đã đi chậm lại rồi. Nhờ cây dù che gió, bớt lạnh, bần đạo đi lần hồi, kế hai huynh theo kịp. Lúc nầy bớt mệt lại bớt lạnh đi kịp hai huỷnh, ráng đi, hai chưn mang giày đã ê chưn rồi, mấy đầu ngón cẳng đau quá, họ quen mang từ nhỏ tới lớn, mình bỏ giày đã bảy, tám năm, nay mang lại đi phải cáng-náng. Xứ nầy không mang giày thì cẳng chịu lạnh không nổi. Phút đã tới trạm Yasa, vào nhà quen của một ông Tây-tạng cư sĩ mà tạm nghỉ. Nhà chật hẹp, song cũng xen nhau tạm ngồi. Cô con gái của ông lật đật trải đệm để ghế nhỏ làm tợ cho Samdhen và bần đạo ngồi, đem trà rót cho hai huynh-đệ tôi dùng, kế huynh Isess nấu trà cũng chín rồi, đổ vào ống thục (vì huỷnh bươn bả đi trước đặng nấu trà). Hai huynh đệ dùng ước ba, bốn chén trà, thì huynh Thinhless đã tới, chó sủa hồ hào thì biết huỷnh đã tới, liền mang thùng thẳng vào nhà, an trí gần cửa trên sàng để củi, rồi vào chỗ huynh đệ đang ngồi, liền ngồi thở hào hển, huynh Samdhen bảo nhậu trà. Đoạn huynh Isess lo nấu canh cải đặng huynh đệ dùng bột. Chờ hai huynh Choundouss và Issê tới 5 giờ mà chưa thấy tới, anh em kẻ đi dạo đầu nầy, người đi nẻo nọ, chờ đợi hai huynh. Bần đạo 6 giờ mới nghe chuông ngựa, hai huynh bước vào thì Isess và Thinhless bước ra lấy đồ hành lý, mới có bột sadou, chớ nãy giờ con gái của ông chủ gia dưng một quảo nổ, mấy huynh đệ dùng đỡ đói. Đoạn hai huynh thuật sự mã tử nầy không tốt, 2 giờ mới đi là huynh đệ tôi cự với y lắm, chớ y nói để mơi mai sẽ đi, lại không chịu chở valise nói nặng, nên huynh đệ tôi phải mang.

    Đoạn mã tử bước vào nói chi không biết mà chỉ Choundouss, song bần đạo biết ý, đó là nói huynh Choundouss cự với y. Đoạn cãi nhau một hồi. Huynh Samdhen phủ ủy bảo uống trà, thì hai bên đã êm và đưa tiền cho mã-tử, mã-tử uống trà rồi ra nhà trạm nấu ăn và nghỉ. Xóm nầy chỉ có ba cái nhà mà thôi, có một cái nhà để cho ngựa và mã tử ở, còn hai cái nhà, tùy ý ai tạm nơi nào cũng đặng, miễn biết xử điệu (trả tiền) thì tốt. Ấy là tiền củi lửa, dầu đèn và chủ nhà nấu ăn uống giùm cho cả. Huynh Samdhen hối mở rương lấy lễ vật. Một cái hình chùa tháp Phật-đà-gia, một tấm vải in cẳng Phật và một tấm tượng Phật tổ kiểu Burma, một cục xà-bong và một cục trà, một cái hộp quẹt, dưng cho chủ nhà, tiếp lễ và coi bộ mừng lắm, vì mấy thuở, xứ nầy mà có tượng Phật và mấy món dấu tích kia. Bèn đem bột sadou đáp lễ. Huynh đệ ăn uống rồi đồng lo ngủ.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #58
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 2 Mai 1936 – 12-3-â.l.

    Ở chỗ nầy cũng lạnh, nhưng lạnh ít hơn ở Phari-jong, nên huynh Samdhen 5 giờ rưỡi còn trùm. Sáu giờ thu xếp hành lý, trà đã chín, nhồi bột ăn rồi 8 giờ rưỡi lên đường. Tạm biệt ông chủ và mấy cô em, đường xấu quá, hào hố, đá cục chinh-chồng, mang giày mà đi cấn một hai cục đá thốn thấu trong bàn chưn. Và đi và niệm Phật và niệm thần chú nguyện cho loài vi tế côn trùng tại túc hạ tán kỳ hình. Nhờ niệm vậy có lúc quên mệt, phút đã tới trạm Sinhgara, chỉ có một cái nhà trạm mà thôi. Huynh đệ đồng vào uống trà, mở hành lý cho ngựa nghỉ, trà còn trong chai thermo, uống mỗi người vài chén. Đợi huynh Isess nấu trà rồi sẽ uống tiếp. Trong khoảng đợi ấy, huynh đệ họ cùng một người hành khách cùng nhau đánh bài cào. Đoạn huynh Isess kêu vào uống trà và ăn sadou. Bần đạo xin kiếu vì sớm mơi ăn còn no, khi các huỷnh no nê rồi thì 12 giờ rưỡi lên đường. Bần đạo đi dở nên thường hay đi trước, đã cởi giày lột vớ bỏ vào túi dết đặng đi cẳng không, bớt đau và thong thả cẳng, đi chừng ngàn thước thì huynh Choundouss và Issê theo đã kịp và nói : thầy thủng thẳng đi, hai anh em tôi đi trước đặng trình thông hành (xin tại Pharijong : 8 người 2R.4A.) thì mới qua ải đặng. Nói rồi hai người đi liền, bần đạo ừ ừ, nhưng nhị cẳng cũng bươn bả theo họ, phải mang giày thì đi không kịp họ, đi tới khúc đường quẹo kia, hai người bèn dừng chơn nói : Quan ải trước kia, nghỉ đây, tôi đi trước rồi sau hai người sẽ đi. Issê bèn mở valise ra, lấy lễ vật sửa soạn đàng hoàng, huynh bèn ôm lễ vật ấy đi một mình thẳng đến Trấn ải quan, bảo bần đạo ngồi nghỉ, chờ trình thông hành rồi đi mới đặng. Đoạn Issê lúc khóa valise rồi, bèn bảo bần-đạo đi, thì tôi nói : Choundouss bảo ngồi đây chờ huỷnh trình rồi lại kêu đi, bây giờ huynh bảo đi, thôi đi thì đi. Lúc ấy vừa mở túi dết lấy tập sổ nhựt ký và viết ra, vừa mang kiến, ý nói ngồi đợi thì viết sự đã qua kẻo quên, huỷnh bảo đi thì có ý không vui, vì chưa kịp viết chi hết. Thôi, nhẫn tâm, kẻ bảo vậy, người bảo khác, bỏ đồ vào dết thì huỷnh đã đi trước rồi, đoạn vừa bước xuống thạch bàn thì huynh Samdhen và Thinhless với Issê đã tới. Bần đạo thuật việc Choun-douss đã đi trình passeport cho Babon, thì Samdhen bảo đi. Đi tới Quan ải địa đầu nửa Bhutan, thì bần đạo thấy bên kia suối có một cái nhà, cất theo kiểu lầu đài Tây-tạng mà bần đạo đã ngó thấy, nhưng kiểu cửa có khác. Ngang qua suối, bắt một cái cầu, trên lợp ván, hai đầu cầu có cửa cách chắc chắn. Khi qua cầu thì huynh Samdhen kêu Issê hỏi chi nhỏ nhỏ không biết, đoạn đi thẳng lại nhà hờ, lót sạp ván, huynh đệ đồng ngồi nghỉ. Bỗng Choundouss trong nhà Trấn ải quan bước ra đi thẳng lại Samdhen nói lia, đoạn thấy Sam-dhen lấy bóp tiền ra lấy tiền đưa cho Choundouss. Lúc ấy Choundouss bèn nói với bần-đạo rằng : Quan Babon đòi thêm tiền thuế hai tên mã-tử 8 annas, xấu quá. Bần đạo nói không bao nhiêu, đóng cho rồi. Đoạn huỷnh đi, mấy huynh-đệ rót trà trong chai thermo uống rồi thả đi lần, chỉ huynh Thinhless ở sau đợi mã-tử. Lúc ấy lấy réveil(1) ra xem đã 2 giờ. Huynh Samdhen đi với các huỷnh trước, bần đạo bết chưn, lục thục theo sau, đi tới một xóm nhà kia trên nổng, đường đi ở dưới thấp, có một cái nhà cầu cất đầu lộ tại nẻo bước lên xóm củi.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #59
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Huynh Samdhen và Choundouss ngồi nghỉ. Bần đạo cũng nghỉ, cẳng đã bết bát rồi, ước nghỉ tại xóm nầy là vừa, nhưng huynh Samdhen nói, đây không có nhà quen, lần tới trước có nhà quen. Đoạn đi, thì huynh Issê sụt sau với bần-đạo, ba huynh kia đi trước. Thiệt bết bát, bước muốn hết nổi, song biết sao, phải ráng hết gân cốt mà đi, đi tới khúc đường kia thấy Samdhen và hai huynh ngồi chờ, hai huynh đệ tôi đi tới thì Samdhen bảo ngồi nghỉ, chập lại đi trẽ vào đường hẻm bên tả vào làng Chakha có trạm bèn vào một cái nhà của người quen, đến cửa ngõ, huynh Samdhen và Choundouss còn đứng ngoài cửa chờ người mở, trên lầu chó sủa vang rân. Bần đạo thấy nhà ấy lòng mừng đặng nghỉ mệt, đoạn thấy hai huynh bước vào cửa thì bần đạo cũng đã tới cửa, bước vào thì thấy người chủ nhà mở cửa rồi đứng nép một bên, chào hai huỷnh, đoạn hai huỷnh trèo lên thang, thang ấy bằng một cái cây y mổ như máng heo ăn vậy , bần đạo cũng lên thang vào căn phòng, có một chú nhỏ lật đật quét. Bần đạo mỏi quá, đợi quét rồi bèn ngồi bẹp xuống rầm không đợi trải chi hết, đoạn huynh Samdhen lấy réveil ra xem đã 4 giờ 50, vừa móc khám và dù xong, thì mã-tử đã đến, mấy huynh kia xuống lầu, đem hành lý lên và sắp đặt nơi phòng. Phòng lớn rộng rãi, kế phòng có nhà bếp cũng rộng rãi. Mở rương, valise, lấy lễ vật ra dưng cho chủ gia, thì coi bộ anh chủ nhà mừng rỡ, ngồi chuyện vãn một chập bèn kiếu bước ra thẳng vào phòng bên kia, bưng trà và hột nổ với cốm dẹp lại dưng cho hai huynh đệ tôi. Đoạn bưng lại một nồi xăng đãi mấy huynh kia. Chính giữa cái nồi, có nhận một cái giỏ đương bằng hàng đen, chung quanh giỏ ấy là nếp xăng hèm. Đổ nước nóng chung quanh hèm ấy, nước hèm chảy lượt vào giỏ đoạn có gáo cây múc đổ vào chén uống. Uống hết nước nhứt, tới nước nhì, lấy giỏ ra, lấy nước nóng đổ vào nồi, có cây quậy lộn hèm, rồi qua nước ba, thì lấy giỏ lên, lấy cây có tiện đầu tròn như trái chùy tán nghiền hèm rồi đổ nước nóng vào quậy đều, đặt giỏ lượt vào múc uống, vậy mà cũng say vùi. Đoạn chờ huynh Thinhless. Tới 6 giờ tối huynh mới tới, coi bộ mệt ngất, bần đạo khi ấy xuống lầu đi ngoài, thấy huynh đã tới, chạy lại hỏi sao lâu trễ, huỷnh vừa thở vừa chỉ đầu nói nhức, chỉ ngực nói tức, chống cây đỡ thùng đứng nghỉ, bần-đạo rất thương và cũng than đường xa mang nặng. Kế hai huynh đệ đồng đi vào nhà, để thùng lên lầu, thì huỷnh xề ngồi nơi rầm, ngã dựa vào đống hành lý gần bên mà thở dốc ôm đầu. Samdhen hối Isess rót trà cho huỷnh uống. Đoạn bần đạo móc tiền bảo Choundouss mua xăng cho huỷnh uống đặng giải lao, huỷnh từ chối, song bần đạo nói : có xăng uống cho máu chạy bớt nhức đầu và tức ngực “Phai unhlờ sitro Katêkha poudou, xăng xú giác poudou.” Huynh Choundouss tiếp lấy tiền, nhưng nói, huỷnh không biết nói sao mà mua xăng. Thinhless giỏi tiếng Bhutan, để huỷnh khỏe rồi lại phòng chủ nhà nói mua. Đoạn trao tiền cho huỷnh, huỷnh bước ra, qua phòng trăm lia với chủ nhà, đoạn một chập trở lại ngồi như cũ. Bần đạo hỏi : “Xăng minh con ?” thì huỷnh nói một lát sẽ đem lại, coi bộ huỷnh cũng còn mệt lắm, kế xăng bưng lại một nồi như khi trước. Huỷnh đưa tiền cho Choundouss, rồi trả lại cho bần-đạo nói : Chủ nhà không chịu lấy tiền. Đoạn Choundouss uống với Thinhless. Thì Sam-dhen rằng : có xăng coi Thinhless hết mệt mỏi, ấy là lời nói giỡn. Uống xăng ăn bột tới 9 giờ rưỡi ngủ. Bần đạo cũng mỏi mê ngủ vùi tới 1 giờ thức đi tiểu và o bế bóp cẳng. Tại xóm trọ Chakha nầy ít lạnh vì ở dưới triền thấp.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #60
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 3 Mai 1936 – 13-3-â.l.

    Sáng, lúc 3 giờ thì Samdhen đã thức, kêu Isess thức nấu trà, nhưng huỷnh còn mê ngủ, đoạn một chập lâu Samdhen bèn kêu nữa, nói đã 4 giờ rồi, thức nấu trà. Bận nầy Isess thức lo đi rửa mặt rồi nấu trà. Bần đạo cũng chỗi dậy, thu xếp đồ ngủ rồi cũng đi rửa mặt. Isess kêu mã-tử. Ai nấy đều xúm lại uống trà ăn sadou rồi 6 giờ tạm biệt chủ gia Chakha lên đường. Bần đạo đã xuống lầu đi theo Choundouss và Isess, ra tới đường thì Choundouss bảo, thầy thủng thỉnh đi sau, cứ một đường đi tới. Hai anh em tôi đi trước đặng sắm sửa chỗ trú ngụ. Nói rồi hai huỷnh đi như dông. Bần-đạo thỉnh thoảng đi, vì hôm qua đã bết rồi, nhờ đêm nay bóp cẳng nên mang giày đi cũng khỏe. Kế huynh Samdhen đã đi tới gặp bần đạo, đến một khúc đường kia không có xóm nhà ở gần, huỷnh nói : tạm nghỉ đây dùng trà. Tôi nghe nói dòm lại chỗ huỷnh ngồi không thấy khay trà, sao huỷnh nói dùng trà. Huỷnh cởi bớt y phục (vì đã nực rồi) để nơi thạch bàn gần lộ rồi đi tiểu, trở lại ngồi nghỉ, thì huynh Isess và hai mã-tử với hai ngựa đã tới, nói đi tới trước kia có nước, nghỉ nấu trà mới đặng. Xách đồ đi chừng 50 thước, bèn thấy có chỗ cũ của hành khách lấy đá làm táo nấu ăn. Thì Samdhen bèn bảo Isess mở gói lấy khảm cụ trải bên lộ ngồi. Mã-tử mở hành lý thả ngựa cho ăn. Hai mã-tử quơ củi, Isess lại khe múc nước. Kế Thinhless tới, để thùng xuống nghỉ, rồi huỷnh cùng tôi đi lại khe nước. Tôi lau mình vì chốn nầy không lạnh, tiện dịp lau mình, giặt vớ và khăn. Rồi việc lên phơi đồ và đồng ngồi uống trà ăn bột sadou (ăn với đường). Qua 10 giờ rưỡi lên đường, lúc nầy bần đạo đã cởi giày đi cẳng không, thật khỏe cẳng, và cặp vớ chưa mấy khô, lấy kim (surêté) ghim trên nóc dù và che và phơi vớ vì trời nắng chan chan. Đi tới 1 giờ chiều, cũng tạm nghỉ bên đường như trước, nhưng không có uống trà, chỉ lo lại mương kế đó rửa mặt. Bần đạo thấy nước nhiều chảy mạnh, tiện việc gội cái đầu, đoạn lên ngồi nghỉ, kế huynh Thinhless đã tới cũng ngồi nghỉ, huynh Samdhen chỉ cái nhà lầu vách sơn vôi trước kia đã thấy và nói : Đó là nhà Quốc-tự và nhà công sở Trấn quan Bahalama xứ Bhutan, còn chừng ba cây số ngàn nữa thì tới. Đoạn 2 giờ đi, trước mắt thấy nhà cửa lầu đài, nhưng đi bết cẳng mà không thấy tới, lần lượt đi riết xế qua đã tới thành Patrô, quan ải nước Bhutan (là Kinh-đô cách đây 10 cây số) thì đã có Issê chực sẵn đón, rồi cùng nhau hiệp hành đi vào cửa kinh-đô là một cái cầu bắt ngang qua suối sâu như cầu quan ải Xana-Chamba nhưng tốt hơn, trên nóc nhà cầu sơn vẽ có viết chữ bùa “Âm-ma-ni-bát-mê-hồng” trên đó, đoạn qua cầu ấy rồi lên dốc, đường cẩn đá núi láng, đã mệt mà gặp cái dốc nầy thêm duyên mệt uối, nghỉ hai lần vậy mới tới nhà thiền của Baha-lama, thì có huynh Choundouss, đứng chực đón, lúc ấy đã 3 giờ rưỡi chiều, gặp nhau họ trăm lia rồi dẫn lại cái nhà lầu gần nhà Baha, đem đồ hành lý lên và tạm nghỉ ngoài hàng ba các từng lầu thứ nhì đã sắp đặt đàng hoàng, bèn khui thùng đem ba tượng Phật nhỏ ra và lấy đủ lễ vật : trà, đường, savon, nước sông Gange, tượng lớn Bodh-gaya và tượng Phật tổ kiểu Burma và anh lạc, rồi mấy huỷnh đồng bưng lại Baha-lama, xa nhà ngụ ít chục thước. Bần đạo ở coi chừng đồ đạc và huynh Isess lo nấu trà. Bốn huynh lại Baha dưng lễ ra mắt rồi một chập lâu huynh Thinhless về guồi thùng Phật cốt lớn đem lại Radja. Bần đạo rảo mắt xem qua khóm Kinh-đô Bhutan, thua Népal lung lắm, nghĩ cho là một cõi Viên-ngoại dân giã mà chưa tấn hóa. Đoạn mấy huỷnh rồi việc ra mắt Bahalama, bèn trở về chỗ ngụ, bưng lễ vật đi ra mắt Đại vương và các danh tự tại kinh đô, tới tối 8 giờ mới dùng sadou. Bần đạo mỏi mệt lắm, cả ngày đi đường không cơm, nên cũng dùng bột với muối, rồi 9 giờ ngủ.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •