DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 18/20 ĐầuĐầu ... 81617181920 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 171 tới 180 của 191
  1. #171
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 19 Novembre 1936 – 6-10-â.l.

    3 giờ thức, cô chủ trạm thức nổi lửa, 6 giờ trà xong, xem tay giùm chủ gia, cho xem passeport và hình vua Tả-lê và Taxi đoạn lên đường thả bộ xuống núi Nathăng. Ba giờ tới suối mới hết triền, dọc đường ghé hai trạm dùng trước một ly trà ngọt (1 ana) sau tới Zélum một bánh mì (1 ana) lên đường đi bộ tới 5 giờ tới làng Linhđam, vào nhà quen lúc trước nghỉ. Chủ gia mừng và nói đi già về trẻ. Đoạn uống trà Tây-tạng và một ly trà ngọt nữa (1 ana). Đợi nấu cơm sẽ dùng, tối uống một ly trà ngọt rồi nghỉ (1 ana). Đây, quít, cam, bưởi, tốt lần.


    Ngày 20 Novembre 1936 – 7-10-â.l.

    5 giờ thức, sắm sửa lên đường, 6 giờ thả bộ, dọc đường cây trái đỏ cây (quít) xuống dốc núi Linh-đam, đoạn lên núi Rung-linh 10 giờ tới chợ, ghé tiệm khách trú một ly trà và một bánh, lúc trước đã quen (19 Avril), đoạn đi bộ một đỗi lên ngựa lên dốc núi, 12 giờ rưỡi tới trạm xóm Trompébăng ghé trạm nghỉ luôn, sáng đi. Từ Linh-đam tới Kalimpong có nhà tranh, cộng cả ăn bánh uống trà hết thảy (9 anas), ăn canh cải chung trả (1 ana) Lấy 7 anas cho đầy 1 rupee xài rồi 10 anas. Thuyết pháp, cả thảy đều tựu nghe. Chủ gia biết Hindou.


    Ngày 21 Novembre 1936 – 8-10-â.l.

    5 giờ thức, 6 giờ uống một ly trà 3 pạsas, khách thương hộ cốm dẹp, 6 giờ rưỡi lên ngựa lên đảnh Trôm-pêbăng vài km xuống triền, đoạn tới chợ Zổnthapa, uống một ly trà và bánh bột chiên (parlet) 2 anas. Đoạn lo lên ngựa lên dốc núi đi đến Péđông quá ngọ (ở trên đảnh). Chợ Péđông có nhà trường, nhà thờ, sạch sẽ. Phần nhiều nhà nóc tôle sơn chu. Cây cối, tre lồ ồ nhiều, cam đỏ cây. Một xu bốn, năm, sáu trái. Nay nghỉ tại trạm Péđông (trước là ngày 18 Avril) ăn cơm với nước muối ớt qua buổi, các huỷnh xơi thịt heo xào cải.


    Ngày 22 Novembre 1936 – 9-10-â.l.

    5 giờ thức lo gác yên. Sáu giờ tạm biệt Péđông lên núi, 8 giờ tới chợ Arakara, tạm ghé tiệm quen uống trà ăn bánh mì chiên Tây-tạng, chủ tiệm không tính tiền trà mọi người, ấy là cách tiếp khách đặc biệt. Hai bánh (1 ana) lên ngựa đi 1 giờ tới Kalimpong. Vào nhà quen của Choundouss đỗ ngụ. Chủ gia trà thuốc tử tế. Hườn tất, từ giã mã tử. Chìu theo tục, chiều tối mới ăn cơm, họ dùng đồ mặn, bần đạo mua hai gói đậu phọng đâm nấu mắm đậu, ăn một bữa rất đẹp miệng, chủ gia và hai huynh đệ cư sĩ cả buổi uống xăng. Tối ngủ nực quá, tuy là trên núi cao 4000 feets.


    Ngày 23 Novembre 1936 – 10-10-â.l.

    Thức sớm, đoạn trà điểm tâm, tụng kinh mơi. Ăn ngọ cơm đồ chay xào của cô chủ gia nấu. Choun-douss đưa 15 rupee. Trả tiền cho Choundouss 1 rupee và Issê 1 rupee. Bán cái áo lông 9 rupee 8 anas. Cho cô chủ gia 8 anas. Huynh đệ họ dùng xăng, bần đạo và Lama dùng trà sữa (3 anas). Tối lại huynh đệ vui vẻ đàm đạo, kẻ mai đi ngả Ghoom, người mai đi ngả Siligauri, buồn quá, trong vài tuần sẽ hội hiệp tại Phật-đà-gia.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #172
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 24 Novembre 1936 – 11-10-â.l.

    5 giờ huynh đệ đồng thức, trà, xăng. Ba huynh đệ Choundouss, Issê và Lama lo cuốn gói lên đường, thả bộ qua Trai-si-trá. Bảy giờ họ đi. Bần đạo ở lại chiều sẽ đi xe hơi qua gare Siligauri. Tối đi xe lửa về Calcutta lúc 8 giờ. Chủ gia tử tế lo trà sữa, lo mua giùm hàng bông, nấu ăn ngọ mua các vật cả thảy là 10 anas. Ăn ngọ rồi nghỉ, 1 giờ xe hơi lại, ông chủ gia đưa ra xe hơi, xe ăn 2R.8 anas bagages bỏ quên cây dù. Đoạn xe cứ xuống dốc núi Kalimpong 25 km (altitude 3.500 feets) 15 km đường bằng, hai bên ruộng như xứ ta, lúa chín đỏ, trải qua ít chợ núi Kandi, Kalagaira. Bốn giờ tới gare Siligauri. Mua giấy 5R.14A.1P. Coolie 2A.


    Ngày 25 Novembre 1936 – 12-10-â.l.

    6 giờ xe lửa tới Calcutta (cả đêm ngồi không ngủ mệt quá) coolie 2 anas, xe ngựa 8 anas, tạm tại chùa hội, cả thảy thấy mặt đều vui mừng. Bảy giờ trà sữa, bánh mì, beurre, chuối bỉ bàn. Trưa ngọ đồ chay ngon miệng. Mua một cái rương tôle 2R, một con dao 5A, sở phí ít anas. Lo thu xếp, tối đi ra xe lửa về Phật-đà-gia. Tám giờ đi xe kéo 5A ra gare, giấy xe 4R.7A.2P. Coolie 2A.2P, Gobal 7 anas. Tối ngủ êm, trải đồ ngủ dưới rầm xe ngủ.


    Ngày 26 Novembre 1936 – 13-10-â.l.

    6 giờ xe tới Gaya, uống trà 2 anas, xe ngựa đi 8 anas. Chín giờ tới Bodhi Gaya. Mười một giờ ngọ, Burma đãi cơm. Không có Bikku lấy đồ không đặng, phải lo đi về Sarnath, chuyến xe 1 giờ 50. Bảy giờ rưỡi xe tới Bénarès, mua giấy về Sarnath 1 ana. Chín giờ rưỡi xe chạy, mười giờ tới gare, xe ngựa 3 anas. Mười một giờ tới Tăng già. Trao thơ cho Secretary, sở phí theo xe lửa 1R. Giấy xe Gaya Bénarès 2R.5A.


    Ngày 27 Novembre 1936 – 14-10-â.l.

    Lo đãi đại chúng các nơi, đoạn lo điểm tâm. Xong lo công quả. Tối viết thơ gởi về Thiên-chơn. Sáng đặng thơ nhà bank và Nhung. Đạo hữu Karma trao vì huỷnh thâu giùm ngày 21 Novembre.

    The National City bank of New York.
    (date 18 Novembre 1936)
    Dear Sir.
    Under advice from Banque de l'Indochine Saїgon office we are prepared to pay you Rs 249-8-0.
    Please send us your Instructions as to the disposal of he money together with the enclosed recept in triplicate for the amount, duly signed and stamped.
    Your faithfull,
    Alkapoor
    Sub. acct.(1)



    Ngày 28 Novembre 1936 – 15-10-â.l.

    Y lệ, 2 giờ khởi lễ, cũng như năm rồi, voi chở xá lợi, Sécretary và hai vị Đại lão Thượng tọa, ngồi hầu lầu bạc, trong là xá lợi, tàng vàng che. Kèn trống inh ỏi, cờ xí mịt trời, chư đại chúng theo hầu, Nhựt bổn, Tây, Xiêm, Annam, Hindou, Ceylon, Burma, Sénégalais, Tibet, Allemand đại chúng tề tựu. Xong rồi các nước thuyết pháp, có thầy Ananda Rahoula và chư sư khác thông ngôn mấy thứ tiếng.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #173
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 29 Novembre 1936 – 16-10-â.l.

    Gởi thơ về Việt-nam Thiên-chơn và cư sĩ Nhung. Năm nay có nhiều chư sư các nước như : Siam,(1) một ông (biết chút đỉnh tiếng Annam nhưng cũng quí vì hai năm nay mới hở môi nói chút tiếng nước nhà lần đầu nơi Trung thiên) có một vị Allemand biết chút ít tiếng Langsa có một vị Nhựt bổn, một vị Chinois, Sang-hai, cả thảy đều vui vẻ chuyện trò


    Ngày 30 Novembre 1936 – 17-10-â.l.

    Nay là ngày chót cuộc cúng dường, có cuộc thuyết pháp, có cuộc India boy Scout.(2) Thiên hạ buôn bán đông đảo vui vẻ.
    Trong lúc đi Tây-tạng thì ông Cư sĩ Nhựt bổn Shikou Kawai Japaness, đã từ biệt Holy Isipatana Sar-nath về Japan. Cùng nhau quen biết tại Đạo tràng sáu tháng có dư, ấy là một tay rất mộ Phật đạo.


    Ngày 1er Décembre 1936 – 18-10-â.l.

    Nay điểm tâm rồi lo dọn dẹp, hạ cửa hạ cờ, lúc đang hạ cửa nơi trước chùa, huynh Allemand ở đằng quán đi lại, bèn thẳng lại bần đạo máng vào cổ bần đạo một xâu chuỗi Kim-cang rằng kỉnh tặng. Mô Phật cũng hoan hỉ thọ lãnh.
    Sư trưởng Srinivasa bữa nay đi Bodhgaya có lại từ tạm lên đường và có nói : tôi có hỏi ông Từ hàng cho huynh đi Bodhgaya, người rằng để huynh ở Sarnath quí hơn.


    Ngày 2 Décembre 1936 – 19-10-â.l.

    Lo dọn dẹp thu xếp cờ xí.
    Tối soạn cờ tới 11 giờ, luôn dịp đặng chờ đức Đại sư đi Bénarès đưa bạn đạo về xứ.


    Ngày 3 Décembre 1936 – 20-10-â.l.

    Điểm tâm rồi, lo xếp cờ bỏ vào thùng, cờ lung lắm, ba ngày xếp mới rồi. Nay hườn sự. Chiều rảnh rang quét sân tăng già.
    Rev. via Bhikkhu
    Budhist Temple
    Latouch. Road
    Lucknow.


    Ngày 4 Décembre 1936 – 21-10-â.l.

    Y lệ, Sécretary đi Calcutta hồi âm mà không hay.


    Ngày 5 Décembre 1936 – 22-10-â.l.

    Y lệ, bữa nay rửa phòng của Sư trưởng. Đảnh lễ Đại đức Lão Thượng tọa Laknow vì ngài Quốc độ. Sư trưởng viếng phòng, hỏi bần đạo có đủ mền áo chăng ? Thưa đủ dùng, ngài lại đơn tốc mền nệm xem. Đặng thơ Thiên-chơn, ký tên Thiện-trì. Sửa hai cái đồng hồ và mang vớ cho Sư trưởng. Đồng hồ bị lạnh rít dầu nên chạy không nổi, chỉ lấy dầu hôi rửa sơ thì chạy đặng.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #174
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 6 Décembre 1936 – 23-10-â.l.

    Y lệ, bữa nay Sư trưởng uống thuốc, không điểm tâm, bần đạo đi lấy nước sôi, trà, sữa cho ngài. Đoạn lo giặt đồ y phục, mấy tháng trời vùi vẩn trong tấc đường Tây-tạng.
    Bữa nay học thêm vần Siam.

    á ạ í ị ứ ự ú ụ

    ô kô chô đô tô bô pô


    Ngày 7 Décembre 1936 – 24-10-â.l.

    Y lệ, đoạn lo học. Chiều lối 4 giờ đạo hữu Dham-majoti đi Calcutta về có lấy giùm một rương đồ đem về và mua giùm một cái đồng hồ trái quít 4R.8A một con dao kính cạo 1R.4A và một cuốn sổ nhựt ký 1937 cộng là 6R.2A, thối tiền huỷnh không lấy, gọi chút ít tặng hiến cho bần đạo.


    Ngày 8 Décembre 1936 – 25-10-â.l.

    Y lệ, đoạn viết thơ cho Choundouss vì đã có đặng thơ của huỷnh ngày 5-12-36 và gởi thơ recommandes cho banque New York.

    Dear Champa Choundouss,
    I am very glad to receive your kind letter, I think you are now at Bodh-Gaya and you have acquired the room. I have many works to do at Sarnath, hence now. I am not able to come to see you, but I that I can get the permission to come to Bodh-Gaya when the venerable Samdhen off lama will come from Tibet, incare I am aware of it.
    Yours sincerely.(1)



    Ngày 9 Décembre 1936 – 26-10-â.l.

    Y lệ, chiều đi xuống trù phòng uống trà, phút gặp huynh Sangharatana cũng tới đó uống trà, huỷnh hỏi bần đạo rằng : Huynh không về xứ sao ? – Ngẩn ngơ bèn nói : Sau sẽ về. – Huynh có ý mến Ấn-độ sao ? – Phải, nếu không ưa ắt không đến. – Bây giờ huynh có học không ? – Có chút ít. – Thứ tiếng nào ? – Cũng y lệ cựu Englis và Hindi. – Sau có dùng đến nó đâu mà phải học ? – Bây giờ dùng nói chút ít cùng người. – À huynh tốt hơn là đi chùa Laknow, sư trụ trì muốn huynh đến đó. Huynh biết Laknow chưa ? – Chưa. – Thành thị lớn và đẹp lắm.
    Mấy lời huỷnh nói trên đó làm cho bần đạo nhớ lời Tổ sư Lama nói khi còn ở Lhassa.


    Ngày 10 Décembre 1936 – 27-10-â.l.

    Y lệ, Verahsapatibar.


    Ngày 11 Décembre 1936 – 28-10-â.l.

    Y lệ, ăn, học, công quả. Bureau đưa recu (recom-mandée thơ)

    Om Mani Padme Hum !

  5. #175
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 12 Décembre 1936 – 29-10-â.l.

    Y lệ, 9 giờ đặng thơ nhà banque The National City Bank of New York.
    Please send us your instructions as to the dispoas [disposal] of the money together with the recept in dipplicate [duplicate] for the amount, send to you on 18th Novembre 1936.(1)
    Ấy là giấy nhắc (to remember) vì đề ngày 9-12-36 (còn thơ gởi là 8-12-36).


    Ngày 13 Décembre 1936 – 30-10-â.l.

    Y lệ, đặng thơ nhà banque The National City Bank of New York, có một cái chèque de 249R.8A.0. (Thơ đề ngày 10-12-36) thì cũng không phải thơ trả lời cái thơ bữa 8-12-36 đã gởi. Nhưng có lẽ cái chèque nầy là đủ dùng.
    Nay cái gót mặt đau quá, tối đi xuống trù phòng uống trà không đặng, nhờ đạo hữu Dhammajoti đi lấy giùm.


    Ngày 14 Décembre 1936 – 1er-11-â.l.

    Y lệ. Trưa ngọ rồi, đem giấy tờ bank hỏi thầy ký, huỷnh cũng nói y như trên và chỉ rành rằng : Nếu chi thơ đề ngày 11-12-36 thì phải, vậy tốt hơn là đợi vài ngày nữa.


    Ngày 15 Décembre 1936 – 2-11-â.l.

    Y lệ, cho huynh China ba cái y và cúng.(2) Huỷnh là người Thượng-hải nên nói chuyện chút chút bằng chữ Hán mà thôi. Tội nghiệp đến ngụ tại nhà Thiền Lộc-giả, chẳng một ai quen, chỉ có một bần đạo kết bạn đạo thì huỷnh mừng và lân la. Có khác nào bần đạo lúc mới đặt chơn nơi Xá-vệ-thành. Nghĩ mình rồi lại thương người.


    Ngày 16 Décembre 1936 – 3-11-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 17 Décembre 1936 – 4-11-â.l.

    Y lệ. Chiều đăng đạo tràng, phút gặp huynh China đạo hữu, huỷnh kính hộ một gói thuốc tế-sảng đơn của đức Quan-âm Cứu-thế.
    Secretary về tới hồi 10 giờ.


    Ngày 18 Décembre 1936 – 5-11 â.l.

    Y lệ, Có Secretary về, ai nấy đều lo phận sự, không bê trễ, tốt quá.
    Kasiapa
    Dhammaratana
    Boacdha Pria


    Ngày 19 Décembre 1936 – 6-11-â.l.

    Y lệ. Nay có hai người Tây-tạng đến.


    Ngày 20 Décembre 1936 – 7-11-â.l.

    Y lệ. Đêm nay có cô Anglais đến, họ đã sửa phòng cho cô, vì cô đến đặng thọ Samanérani(1) pháp.

    Nam-mô bổn-sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Xin khiến lòng các nước văn-minh đem gương lành dẫn diệu chúng sanh.
    Tên cô là Miss E. Grant Robinson. Đạo hiệu là Vajira.


    Ngày 21 Décembre 1936 – 8-11-â.l.

    Y lệ, ngày hôm qua mưa khá khá, đêm nay khí tuyết có hơi lạnh. Sáng khí hậu lạnh hơn các bữa rồi. Bần đạo tháo luyện chút ít trong sự công quả. Chiều lại cầu nguyện Phật huệ xin ưng quẻ đặng trở lại Thiên-chơn-tự đặng quẻ tốt. . . . . . . . .
    Duy còn chờ huynh Samdhen một ít tuần nữa.


    Ngày 22 Décembre 1936 – 9-11-â.l.

    Y lệ, nay công quả trên chùa, không chi lạ. Ông sư cho một trái mận, bần đạo không ăn, hộ cho Karma và Damaj.


    Ngày 23 Décembre 1936 – 10-11-â.l.

    Y lệ. Bần đạo lãnh phần công quả trên chùa lo sự sạch sẽ đại diện Phật tổ. Mỗi ngày lo lau chùi.
    Nay có chư Lama ít vị và mươi vị nam nữ Cư-sĩ đến cúng dường.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #176
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 24 Décembre 1936 – 11-11-â.l.

    Y lệ. Chiều nay đăng đạo tràng thì có cô Anglaise tại chùa cúng dường, thì lúc kinh kệ rồi, ông Chánh từ hàng bèn đem cô lại gần bần đạo mà ra mắt nói : đây là vị Bikkhu Annam, và ông nói rằng : Cô đây ở London đến ra mắt thầy. Đoạn xoay qua nói với cô rằng : Sư Annam biết tiếng Langsa. Cô bèn hỏi tiếng Anglais rằng : You speak French ? – Yes miss…
    Nay cô cho Thầy cả hay rằng : Mai cô thọ Sama-nerani.


    Ngày 25 Décembre 1936 – 12-11-â.l.

    Y lệ. Chiều 3 giờ đi xuống trù phòng uống trà, đi ngang qua phòng cô Anglaise, thấy cô lo mượn người cạo đầu, thấy vậy mừng và thương. Đoạn tới 7 giờ Đại chúng đăng đạo tràng y lệ. Rồi cuộc kinh kệ thì mở đầu làm lễ thọ Sadi ni cho cô, cô thọ y đắp, xem ra oai nghi lắm. Tam qui xướng rồi, đoạn thọ thập giái, rồi cột chỉ nơi bình nước (C. L) rồi tháo chỉ trao tay đại chúng giáp vòng, rốt là cô, bèn xướng niệm chúc cho cô…….


    Ngày 26 Décembre 1936 – 13-11-â.l.

    Y lệ, không chi lạ. Có Bổn đạo Ceylon qua 10 người. Bữa nay ăn ngọ rồi về liêu đang ngồi viết nhựt ký liền có huynh Buddhapria ở kho kinh qua kêu mời đi chụp hình. Cả ông viên chức chánh phủ Ceylon qua mấy ngày rày, nay xin chụp hình Đại chúng và có mời cô Sa-di Anglaise dự cuộc chung. Tối lại cô theo quan Hội-đồng về Ceylon.


    Ngày 27 Décembre 1936 – 14-11-â.l.

    Nay Sư giáo-chủ cảm phong sương, nên bần đạo lấy trà sữa về liêu cho Thầy. Trưa ngọ cũng vậy.
    1o. Anagarika Bramhmachavi (Govinda)
    2o. Nranakhetto Bhikku (German)
    Maruyama (Japanese).


    Ngày 28 Décembre 1936 – 15-11-â.l.

    Y lệ, nay Thầy cả bớt bịnh. Trưa ngọ rồi về liêu rồi qua Kho Kinh xem kinh, bỗng ông Chánh-từ-hàng cầm tờ nhựt báo ở Bureau bước vào phòng đọc, bèn nói rằng : Chư sư đã biết Ladenla ở Darjeeling là người representant cho Hội Đ.B.A., ngài đã tị trần, có đăng nhựt trình đây. Đoạn đọc ai nấy nghe qua cũng có vẻ chia buồn cùng gia quyến của Ladenla.
    Bần đạo đã đặng biết ngài lúc ở Ghoom.


    Ngày 29 Décembre 1936 – 16-11-â.l.

    Y lệ, lên chùa phút gặp sư Burma Uza-Gaya (quen tại Bodhgaya Janvier 1936) chào mừng đoạn lo triệu thời đọc tụng. Xong cuộc, ngài hộ đồ vật thực quả đẳng cho bần đạo, đem thẳng trù phòng ½ phần cho Đại chúng ăn, còn ½ phần cho Bâu-nanh coolie tại chùa.
    Piaratana thấy bần đạo lấy đồ cho Sư-trưởng thì nói huynh lo cho thầy quá, bị vậy thầy nằm hoài. Bần đạo rằng : có vậy mới có chút công-đức, tốt lắm. Khi đau phải giúp nhau. Ấy là một vị Sadi rất tệ tánh trong tăng già, chúng đạo phần đông đều lánh. Song với bần đạo thì không lánh ai cả, xấu như tốt.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #177
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 30 Décembre 1936 – 17-11-â.l.

    Y lệ. Không chi lạ. Nay Sư trưởng đã hết cảm. Tự đi điểm tâm. Khi về, phút Sư đặng thơ Ceylon. Thầy bèn thuật cho bần đạo nghe rằng : Chúng đệ tử nơi chùa Sư gởi thơ mời Sư về sớm sớm viếng tự. Thầy nói có lẽ trong mùa nực tới sẽ đi và đem bần đạo đi cho biết chùa và muốn ở lại chùa cai quản giùm cho Sư thì rất tốt.


    Ngày 31 Décembre 1936 – 18-11-â.l.

    Y lệ. Trong lúc sớm lên chùa lau chùi nơi chánh điện, sửa soạn nhang đèn cho Đại chúng, nhựt lệ triêu thời. Phút thầy Chánh từ hàng lên gặp bèn thẳng vào Chánh điện nói rằng : Sư ngày mai nghỉ để đạo khác thế cho Sư một ít lâu cho khỏe, cứ làm hoài, tôi không thấy chư Đạo nào làm cả. Bèn căn dặn đôi ba phen rồi lễ Phật.


    Ngày 1er Janvier 1937 – 19-11-â.l.

    Y lệ, nay nghỉ công quả chánh điện, đoạn lo việc khác. Triêu thời rồi xuống trù phòng lấy bát cúng Phật triêu thực. Mười giờ đặng thơ Thị-Cảnh, xem thơ “Hội ý” bắt nực cười cho cái tu nầy nhiều Ma-vương quyến thuộc ghẹo tâm, khêu lửa sân-hận, phiền-não, nhưng với ai kìa, chớ với Bần-đạo vẫn là giọt cam-lồ rưới tâm rất mát mẻ. Kẻ chỉ lỗi là thầy, nhớ hoài lời Phật dạy : Cả thảy chúng sanh là cha mẹ, thế thì bần đạo nhìn cả thảy lời xuất khẩu của người như lời cha mẹ dạy con, rầy con, quở con, nên vui lòng cam thọ. Có chi lạ cái cung kỉnh là phận sự của con cái. . . . . . .
    Minh hà tâm, kiến hà tánh ?
    Kỳ tâm như hà ?
    Thanh, huỳnh, xích, bạch dã ?
    Phương, viên, trường, đoản dã ?


    Ngày 2 Janvier 1937 – 20-11-â.l.

    Y lệ, triêu thời đọc tụng rồi công quả quanh chùa cho bớt lạnh vì lúc nầy Sarnath đã lạnh lung rồi, tuy không sánh Tibet chớ cũng hơn các miền Ấn-độ. Sớm mơi làm công việc chút ít mới quên lạnh và đặng máu chạy đều, gân cốt giãn.
    Chiều trả lời cái thơ của cô phán Nhung.
    Dịch kệ trong kinh Phật tiền kiếp trong bài : The Kind Brahma datta :

    Triếu kẻ lòng nhơn ấy lẽ thường,
    Khác nào lấy phải đối người thương.
    Lý nhiên, nhơn-đạo trong đời vẫn,
    Nhưng thế mà hay chửa đủ đường.

    Đối quấy trả lành thế mấy ai,
    Trở yêu kẻ nghịch trí nên tài.
    Không nêu hạnh cả thuần thuần tánh,
    Công đức chêm cao phước lộc dày.
    “Bổn vô kiêm hữu”.



    Ngày 3 Janvier 1937 – 21-11-â.l.

    Y lệ, tụng niệm triệu thời rồi công quả quanh chùa. Trưa ngọ rồi đi xuống nhà thuốc thí của hội hiệp cùng Shanada học. Buổi chiều đi lên mộ thời trên chùa phút gặp huynh Ưu-bà-tắc Ceyloniste dọc đường, huỷnh hỏi : chừng Sư cả đi về Ceylon, thầy chắc cũng đi cùng Sư cả hé ? – Phải, vì ngài có hứa đem tôi đi đến Quốc-độ Ceylon lễ bái chư tự và xá-lợi Phật (răng của Phật tổ tại Ceylon) và cho biết xứ ấy.
    Đi đến sân chùa xảy gặp Chánh-từ-hàng, thì huynh cư-sĩ trăm lia với ngài, Ngài day lại tôi rằng : Thầy ở luôn khi tại Sarnath, đừng đi đâu cả. Bạch : bần-đạo sẽ đi Ceylon rồi trở lại. – Vậy thì đặng, đừng ở luôn Ceylon.
    Đoạn chuyện vãn chút chập kế tới giờ mộ thời.
    “Đạo chỉ ư chí Thiện”.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #178
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 4 Janvier 1937 – 22-11-â.l.

    Y lệ, không chi lạ cả.
    Cái tâm bổn tánh lặng trang.
    Tội tình không tạo sao mang tiếng đời ?
    Nghĩ cho cạn, hỡi ai ơi !
    Tâm không tội tánh, phao lời sao nên.
    “Uổng tác thiên niên kế”
    “Nhi-tôn tự hữu nhi-tôn phước”.


    Ngày 5 Janvier 1937 – 23-11-â.l.

    Y lệ đạo tràng. Về liêu 9 giờ mơi gặp thơ của Nguyễn-văn-Bạch, Lộc-ninh, gởi thăm.
    “Vô khổ, vô tập, vô diệt, vô đạo thị Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa chi diệu lý”.


    Ngày 6 Janvier 1937 – 24-11-â.l.

    Y lệ. Chín giờ mơi gặp thơ của Bí-sô Vira.
    Đời như thể cái tuồng hát bóng,
    Múa men cùng cử động rồi tiêu.
    “Không thật, không hư đạo mầu vô lai khứ”.


    Ngày 7 Janvier 1937 – 25-11-â.l.

    Y lệ.
    “Đạo bổn phi hành diệc phi luyện”.


    Ngày 8 Janvier 1937 – 26-11-â.l.

    Y lệ.
    “Nhứt trần bất nhiễm hà tham hà thọ”.


    Ngày 9 Janvier 1937 – 27-11-â.l.

    Y lệ không chi lạ. Chín giờ đặng lịch của Nguyễn-văn-Luông, thầy tu chez(1) Dương-ngọc-Hội (commercant à(2) Thủ-dầu-một) Lịch gởi ngày 23 Décembre 1936.
    “Đạo bổn phạm hạnh, vô sân, vô dục”.


    Ngày 10 Janvier 1937 – 28-11-â.l.
    Mơi riết tới trưa lo chưng dọn treo cờ. Ba giờ mở cuộc thuyết pháp, có sứ thần Tàu tọa chủ hội diễn đàn. Cuộc diễn thuyết 5 giờ tan, đoạn chủ hội mời phó hội trưởng đi khai môn nhà Thiền khách.
    “Đạo bất vị tự cầu phước báo”.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #179
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 11 Janvier 1937 – 29-11-â.l.

    Dọn dẹp cờ xí, nhập kho, không chi lạ cả. Tính đi Sangassa chỗ Phật tổ sau khi lên độ chư Thiên và Phật mẫu Maya rồi, trở xuống Diêm-phù tại nơi Sangassa.
    “Tâm bổn tịnh tịch, hà hữu hảo xú”
    “Mạng bổn tứ-đại hư ngụy hà kẻ hảo xú”


    Ngày 12 Janvier 1937 – 30-11-â.l.

    Y lệ. Nay ngày cạo đầu.
    “Đạo phi chơn, ngụy”.


    Ngày 13 Janvier 1937 – 1-chạp â.l.

    Y lệ. Lúc ngọ thời, huynh Chittagong đang ngồi ăn chừng vài bún, vùng phát nói lớn tiếng. Đoạn gầm hét, bần đạo lấy làm lạ, ngó qua thấy mặt đỏ au, ngỡ có sự giận ai… Kế huỷnh đứng dậy, bỏ ăn ra trù phòng la nói inh ỏi, rồi vào khách thiền. Hỏi lại thì đã hai bữa rày, huỷnh lảng trí, nhưng bữa trước ít, ngày nay lại lung hơn. Thấy vậy bắt thương tâm.
    “Đạo bịnh chỉ tại vô thiền-duyệt thực”.


    Ngày 14 Janvier 1937 – 2-chạp â.l.

    Y lệ. Sớm ghé thăm huynh Chittagong, mặt những còn vẻ lạ. Ba giờ Secretary đi Calcutta. Huynh Chit-tagong một mình ra gare Sarnath, nghe ra huỷnh còn đánh tả, đánh hữu, khổ thì thôi.
    “Tội bổn tánh không, hà hữu hà vô ?”


    Ngày 15 Janvier 1937 – 3-chạp â.l.

    Y lệ. Nay huynh Chittagong lâm cuồng, nên chiều 4 giờ Sư trưởng Tăng già đưa huỷnh ra nhà thương Bénarès.
    “Đạo bổn bất tịnh bất cấu”.

    Ngày 16 Janvier 1937 – 4-chạp â.l.

    Vô sự là tiểu thần tiên, hữu sự là rễ ưu phiền trồng giâm.
    “Đạo bổn vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý, hà nhiễm hà dục”.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #180
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 17 Janvier 1937 – 5-chạp â.l.

    Y lệ sớm tối đừng thay, một lòng thanh tịnh tháng ngày như nhau.
    “Đạo bổn vô trí diệc vô vô-minh”.


    Ngày 18 Janvier 1937 – 6-chạp â.l.

    Y lệ.
    “Đạo bổn vô hình, hà thanh tịnh, hà cầu uế, hà tập, hà luyện”.

    Ngày 19 Janvier 1937 – 7-chạp â.l.

    Y lệ. Đêm nay đau ruột phía bên hữu, có lẽ đồ ăn bữa nay không tốt. Chiều 5 giờ có một người Ăng-lê, hai cô đầm và một người Ấn-độ đến tăng-già. Gặp bần đạo nói chuyện tiếng Langsa chút đỉnh, vì ông Anglais biết chập chủm.
    “Đạo bổn vô dâm dục hà sanh tử tôn”.


    Ngày 20 Janvier 1937 – 8-chạp â.l.

    Y lệ.
    Khó đốt lòng tham bằng lửa trần
    Cùng làm tiêu tán tội vì thân.
    “Đạo bổn vô nhứt thiết tánh, hà hữu khiêm tốn hà hữu táo bạo”.


    Ngày 21 Janvier 1937 – 9-chạp â.l.

    Y lệ.
    “Đạo vô sắc trần hà đắc xúc”.


    Ngày 22 Janvier 1937 – 10-chạp â.l.

    Y lệ.
    “Đạo phi thiện, ác, diệc phi thân”.


    Ngày 23 Janvier 1937 – 11-chạp â.l.

    Y lệ.
    “Đạo bổn bình đẳng, vô thiện vô ác vô thượng vô hạ”


    Ngày 24 Janvier 1937 – 12-chạp â.l.

    Y lệ. Chiều đi viếng chùa Đạo Join, ở gần Tăng già. Từ ngày đến Sarnath tới giờ, thấy đó mà không rõ. Nay cùng đạo hữu Dhammajoti đi xem, vào chùa thấy có một cốt đá đen một vị tổ sư trên bàn án toàn bằng cẩm thạch trắng. Chùa cũng sạch sẽ. Đoạn đi vòng qua tháp Phật-tổ. Hỏi đạo hữu, nay huỷnh cắt
    nghĩa rằng : Nơi tháp nầy làm kỷ niệm đức Di-lặc gặp Thích-ca nơi đây.
    “Đạo bổn vô cẩu thả, vô Thiên địa”.

    Ngày 25 Janvier 1937 – 13-chạp â.l.

    Y lệ. Sư trưởng se da
    “Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện, tị thiện bất đắc”.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •