DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/5 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 46

Chủ đề: Phật là gì ?

  1. #1
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Phật là gì ?



    Phật là gì ?



    Quote Nguyên văn bởi Admin Xem bài viết
    Chào đạo hữu lavinhcuong !

    Nếu đ/h đã có tâm nguyện mong muốn cho mọi người được thâm hiểu hơn về Phật là gì ? thì sao chúng ta không lập chủ đề mới "PHẬT LÀ GÌ ?" để chúng ta cùng nhau ôn học lại Phật pháp. Vã lại, cũng sắp đến ngày Lễ Phật Đản rồi, đề tài này mở ra có lẻ cũng là đúng lúc lắm đó !

    Mến !

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...hay-kh%C3%B4ng

    Dạ ! Kính quý Trưởng Bối, quý đạo hữu !

    Con chỉ là một giọt nước biển trong đại dương Phật pháp, mặc dầu hết sức nhỏ bé nhưng con phát tâm muốn giới thiệu một chút mằn mặn tanh tanh đặc trưng của biển, đến với các bạn con.

    Kính xin được các tiền bối giúp đở chỉ dạy thêm.

    _____________

    Phật là gì ?




    Trước tiên, con xin mời quý đạo hữu ôn lại vài nét về đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni :

    Bối cảnh và gia thế

    Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 624 trước Công nguyên và nhập Niết-bàn khi đã sống được khoảng 80 tuổi, trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Ca-tì-la-vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu) thuộc Nepal ngày nay. Cha của ông là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Maya (sa., pi. māyādevī), sinh ra ông trong khu vực vườn Lâm-Tỳ-Ni (zh. 嵐毘尼, sa. lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Hi-mã-lạp sơn (sa. himālaya) và sông Hằng (sa gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.

    Về mặt chính trị vùng đồng bằng sông Hằng thời đó có 4 vương quốc chính là:

    Kiêu-tát-la (zh. 憍薩羅, sa. kośala, pi. kosala), thủ đô là Xá-vệ (舍衛, sa. śrāvastī, pi. sāvatthī) nằm về phía bắc sông Hằng.
    Tiểu quốc Vaṃsā nằm phía Tây nam Kiêu-tát-la.
    Tiểu quốc Avanti ở miền nam của Vaṃsā và Kiêu-tát-la, trải dài tới phía nam sông Hằng. Sau này, có Ma-ha-ca-chiên-diên là một người dân nước này là đại đệ tử của đức Phật (sa. mahākātyāyana, pi. mahākaccāna).
    Vương quốc Ma-kiệt-đà (sa., pi. magadha) nằm về phía tây của Avanti và nam của sông Hằng.
    Ngoài ra còn rất nhiều các bộ tộc nhỏ ở phía đông của Kiêu-tát-la và phía bắc của Ma-kiệt-đà. Xã hội trong thời kỳ này phân hóa về tư tưởng rất phức tạp và bao gồm nhiều đẳng cấp xã hội, đạo Bà-la-môn đang hưng thịnh, những giai cấp thấp bị khinh rẻ và không được luật pháp bảo vệ.

    Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nêpan và Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh.

    Có nhiều truyền thuyết về Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng nhập vào người mình.




    Thái tử sinh ra từ hông bên mặt của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói:

    Aggo `ham asmi lokassa,
    Jeṭṭho `ham asmi lokassa,
    Seṭṭho `ham asmi lokassa,
    Ayam antimā jāti,
    Natthi dāni punabbhavo.

    Trên trời dưới đất.
    Kiếp này là kiếp cuối cùng.
    Như lai đoạn tận gốc rễ vô minh sinh tử.


    (Trích Phật học phổ thông HT Thích Thiện Hoa)




    Kinh văn Hán tạng dịch đoạn văn trên là "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn - Nhất thiết thế gian sinh lão bệnh tử ", nghĩa là "Trên trời dưới đất, chỉ có bản ngã là duy nhất, tất cả thế gian thảy đều chịu quy luật sinh lão bệnh tử ".

    Tham khảo :

    https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%B...-%C4%91%C3%A0m
    http://www.buddhistedu.org/viet/inde...-phat-thich-ca

    Lần sửa cuối bởi lavinhcuong; 05-08-2016 lúc 07:33 AM
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  2. The Following 13 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-28-2016),cunconmocoi (04-28-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),hoatihon (05-21-2016),Hoàng Mai (04-28-2016),hungcom (04-30-2016),Mây trắng (05-09-2016),Thanh Trúc (05-04-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),Tuấn Kiệt (04-28-2016),vietlong (05-07-2016),votichsu (05-15-2016)

  3. #2
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Vì Hoàng hậu Maha Maya qua đời bảy ngày sau khi Thái tử sinh ra, cho nên Thái tử được bà dì Maha Pajapati Gotami (Maha Ba xà ba đề), trực tiếp nuôi nấng, dạy dỗ, còn người con trai của Bà dì là Nanda thì được giao cho các bảo mẫu nuôi dưỡng.

    2. Đạo sĩ A Tư Đà và Thái tử

    Ngày Thái Tử Si Đạt Ta đản sanh là ngày hội vui lớn của toàn vương quốc. Dân chúng xa gần kéo về kinh đô Kapilavastu ăn mừng. Một vị Đạo sư già tên là Asita (A Tư Đà) cũng từ nơi ông tu hành trên núi Himalaya (Hy mã lạp sơn) đến cung vua để chào mừng và xem tướng Thái tử. Gặp Thái tử, đạo sĩ Asita bỗng nhiên chắp tay vái chào với thái độ hết sức cung kính. Đạo sĩ tuy cuời mà vẻ mặt thoáng buồn. Được hỏi vì cớ sao, Đạo sĩ Asita trả lời là ông mừng vì Thái tử tương lai sẽ thành Phật, bậc giác ngộ tối thượng, nhưng ông buồn vì ông tuổi đã quá cao, ắt phải qua đời mà không được vị Phật tương lai trực tiếp giáo huấn, giác ngộ.



    Trong kinh Sutta-Nipata (Kinh Tập, 101), có kể truyện đạo sĩ Asita đang tu trên núi Tuyết sơn, được chư Thiên mách bảo, bèn xuống núi, đến thành Kapilavastu xem tướng cho Thái tử.

    "Thấy Thái tử chói sáng

    Rực rỡ như vàng chói,

    Trong lò đúc nấu vàng,

    Được thợ khéo luyện thành

    Bừng sáng và rực rỡ,

    Với dung sắc tuyệt mỹ...

    Sau khi thấy Thái tử,

    Chói sáng như lửa ngọn,

    Thanh tịnh như sao Ngưu,

    Vận hành giữa hư không,

    Chói sáng như mặt trời,

    Giữa trời thu mây tạnh.

    Ấn sĩ tâm hân hoan

    Được hỷ lạc rộng lớn".


    Và đạo sĩ Asita nói là Thái tử tương lai sẽ tu chứng Phật quả, vì lòng từ thương xót chúng sanh mà truyền bá chánh pháp trên thế gian nầy.

    "Thái tử này sẽ chứng,

    Tối thượng quả Bồ đề

    Sẽ chuyển bánh xe Pháp,

    Thấy thanh tịnh tối thẳng

    Vì lòng từ thương xót,

    Vì hạnh phúc nhiều người,

    Và đời sống phạm hạnh,

    Được truyền bá rộng rãi".


    Nhưng vì nghĩ mình đã già, không còn sống được bao lâu nữa, để có thể trực tiếp nghe Đức Phật thuyết pháp, cho nên đạo sĩ buồn và nói:

    "Thọ mạng ta ở đời,

    Còn lại không bao nhiêu,

    Đến giữa đời sống Ngài

    Ta sẽ bị mệnh chung.

    Ta sẽ không nghe Pháp,

    Bậc tinh cần vô tỷ,

    Do vậy ta sầu não,

    Bất hạnh và khổ đau..."


    (Kinh Tập, 103)

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  4. The Following 9 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-28-2016),cunconmocoi (04-28-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),hungcom (04-30-2016),Mây trắng (05-09-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),vietlong (05-07-2016)

  5. #3
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    3. Cuộc sống của Thái tử trong thời niên thiếu

    Thái Tử Sĩ Đạt Ta được nuôi nấng, dạy dỗ, giáo dục một cách toàn diện về hai mặt: văn chương và võ nghệ.





    Khi Thái tử lên bảy tuổi, những thầy giáo giỏi nhất trong xứ được mời đến hoàng cung dạy cho Thái tử các môn học thế gian như Thanh minh (ngôn ngữ học và văn học), Công xảo minh (Công kỹ nghệ học), Y phương minh (môn học chữa bịnh), Nhân minh (Luận lý học), và Nội minh (Đạo học). Về Đạo học, Thái tử được dạy về 4 sách Thánh Veda, là các sách Thánh của Bà la môn giáo. Sách kể rằng: chỉ trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 tuổi, Thái tử đã học thông thạo 5 môn học trên và 4 sách Thánh Veda. Đến năm 13 tuổi, Thái tử học võ thuật, theo truyền thống giòng giõi đẳng cấp võ tướng (Ksatryas, Sát đế lỵ). Nhờ có sức khỏe phi thường, Thái tử học môn võ gì cũng giỏi; về môn bắn cung, sách kể rằng, trong một cuộc hội thi, Thái tử đã bắn một mũi tên xuyên 7 lớp trống đồng, trong khi người giỏi nhất tại cuộc thi chỉ bắn xuyên được ba lớp trống đồng.


    Vào tuổi 16, Thái tử cưới công chúa Yasodhara (Da du đà la), đồng lứa tuổi với Thái tử. Và trong gần 13 năm, sau ngày cưới, Thái tử sống một cuộc đời hạnh phúc trong nhung lụa, vô tư, không biết gì tới mọi nỗi khổ và bất hạnh ở đời. Về quãng đời ấy của Ngài, Đức Phật kể lại như sau với các Tỷ kheo, đệ tử của Ngài:


    "Này các Tỷ kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, quá mức tế nhị. Trong cung của Phụ vương Ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả đều phục vụ cho Ta. Không một hương chiên đàn nào Ta dùng, này các Tỳ kheo, là không từ Kasi đến. Bằng vải Kasi là khăn của Ta, này các Tỳ kheo, bằng vải Kasi là áo cánh, bằng vải Kasi là áo lót, bằng vải Kasi là áo khoác ngoài. Đêm và ngày, một lọng trắng được che trên đầu Ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các Tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa Đông, một cái cho mùa Hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỳ kheo, tại lâu đài mùa mưa, Ta được các vũ nhạc công đờn, múa hát xung quanh Ta..."

    (Tăng Chi 1, 161 - 162).

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  6. The Following 9 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-28-2016),cunconmocoi (04-28-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),hungcom (04-30-2016),Mây trắng (05-09-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),vietlong (05-07-2016)

  7. #4
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    4. Quyết tâm xuất gia tầm đạo

    Thế nhưng, với thời gian, do năng khiếu suy tư sâu sắc và lòng thương người bẩm sanh, Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung lụa, giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ. Thái tử sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sanh ra khỏi già, đau, chết và mọi nỗi bất hạnh khác của đời người.

    Một ngày nọ, Thái tử đi ra ngoài thành dạo chơi và lần đầu tiên trong đời được tiếp xúc với những sự thật đen tối và đáng sợ: Thái tử lần lượt gặp một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và cuối cùng là một vị tu sĩ với dung sắc giải thoát, khoan thai đi trên đường.


    Thái tử nghiệm thấy mình dù là Thái tử con vua, cũng không thể thoát khỏi cảnh già, đau, và chết; những hình ảnh siêu thoát của vị Tu sĩ đã giúp Thái tử sớm thấy được con đường dẫn đến giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người, con đường dẫn tới cõi Niết bàn bất tử.

    Từ đó, Thái tử nuôi dưỡng quyết tâm từ bỏ gia đình, xuất gia cầu đạo. Nhưng, một tin đến, khiến Thái tử không vui: công chúa Yasodhara mới hạ sinh một con trai. Thái tử nói: "Một trở ngại (ràhu) đã được sanh, một ràng buộc đã xãy ra". Nhân đó, ông nội, vua cha Suddhodana đặt tên cháu là Ràhula (La hầu la).

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  8. The Following 9 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-28-2016),cunconmocoi (04-28-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),hungcom (04-30-2016),Mây trắng (05-09-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),vietlong (05-07-2016)

  9. #5
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    5. Sự từ bỏ vĩ đại

    Lâu đài, cung điện không còn là nơi ở thích hợp nữa cho Thái tử, lòng nặng chĩu tình thương chúng sanh chìm đắm trong bể khổ và Thái tử càng thêm quyết tâm xuất gia cầu đạo, tìm con đường cứu khổ cho muôn loài. Thế rồi vào một đêm Thái tử ra lệnh cho người nô bộc trong thành là Channa (Xa nặc) thắt con ngựa Kantaka (Kiền trắc). Trước khi xuất phát, Thái tử đi dọc theo hành lang nội cung, đến trước phòng công chúa Yasodhara (Da du đà la) và người con trai đang ngủ thiếp. Thái tử hé cửa nhìn vào, Thái tử rất yêu thương người vợ và con trai của mình, nhưng đối với nhân loại đau khổ bất hạnh, lòng thương xót của Thái tử lại còn da diết hơn.



    Sau đó, Thái tử một mình lên ngựa ra đi, vượt khỏi hoàng thành, theo sau, chỉ có người nô bộc trung thành Channa.
    Ra đi, Thái tử từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ và con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử. Không phải là sự hy sinh từ bỏ của một người già, đau ốm, một người nghèo, bệnh tật, ngán ngẫm cuộc đời, mà là sự hy sinh từ bỏ của một vị hoàng tử đang tuổi thanh xuân, đang sống trong quyền quý giàu sang. Quả thật đó là một sự từ bỏ, hy sinh vĩ đại, có một không hai trong lịch sử loài người.


    Năm ấy, Thái tử tròn 29 tuổi. Khi tới bờ sông Anomà, Thái tử dừng lại, bỏ ngựa, cạo râu, tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Channa, lệnh cho Channa trở về. Còn Thái tử một mình ra đi, với bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, từ nay cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Ngài không nơi ở cố định. Khi thì ngồi dưới bóng cây, khi thì nằm nghỉ qua đêm trong một hang đá. Chân không và đầu để trần, Ngài đi bình thản giữa nắng nóng cũng như trong sương đêm lạnh, tất cả mọi năng lực và ý chí của Ngài đều hướng tới lý tưởng cao cả tìm ra sự thật tối hậu, lý lẽ của sống và chết, ý nghĩa của nhân sinh, của cuộc đời, con đường dẫn tới giải thoát, cõi Niết bàn bất tử.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  10. The Following 9 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-28-2016),cunconmocoi (04-28-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),hungcom (04-30-2016),Mây trắng (05-09-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),vietlong (05-07-2016)

  11. #6
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    6. Đến học hai đạo sĩ Alara Kalama và Uddaka Ramaputta

    Thời bấy giờ, tình hình chính trị tại các xứ ở Ấn Độ khá ổn định, nhiều nhà tri thức lỗi lạc, xuất gia tu đạo, trở thành đạo sư tâm linh với nhiều đệ tử theo học. Thái tử Sĩ Đạt Ta, trên đường đi tầm đạo, đã tới thụ giáo với hai đạo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Cả hai người đều tu theo phép Du già và đều chứng được những cấp thiền định cao nhất thời bấy giờ. Alara Kalama chứng được cấp thiền Vô sở hữu xứ, còn Uddaka Ramaputta thì chứng được cấp thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là hai cấp thiền thuộc Vô sắc giới, hai cấp thiền cao nhất mà tu sĩ Du già thời bấy giờ chứng đạt được.

    Nhưng chỉ một thời gian ngắn tu học, Thái tử cũng dễ dàng đạt được hai cấp thiền nói trên, và được hai đạo sư mời ở lại, cùng với họ lãnh đạo chúng đệ tử. Thái tử biết rõ, các cấp thiền mà Ngài chứng được chưa phải là chân lý tối hậu, Niết bàn, sự chấm dứt sanh tử và mọi khổ đau. Cho nên, Ngài từ chối lịch sự, rồi lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình cầu đạo của mình.




    Qua thực nghiệm, Ngài thấy chân lý tối hậu, Niết Bàn, chấm dứt mọi đau khổ của sinh tử luân hồi, không thể cầu được ở bên ngoài, ở bất kỳ một bậc Đạo sư nào. Chân lý tối hậu đó phải chính do Ngài tự tìm lấy, tự chứng ngộ lấy ở bên trong nội tâm của Ngài, không thể dựa vào một tha lực nào khác.


    7. Tu khổ hạnh sáu năm

    Thái tử đến một nơi gọi là Uruvela, thị trấn của Senàni. Ngài tìm được một khoảnh đất đẹp và mát, có con sông nhỏ chạy qua giữa bờ cát trắng. Gần đây, lại có làng nhỏ, có thể đi khất thực hàng ngày. Đúng là một nơi yên tĩnh, đẹp đẽ, rất thích hợp với trầm tư mặc tưởng và tu tập thiền định. Cùng đến nơi đây tu tập với Thái tử còn có các tu sĩ Kondana (Kiều Trần Như), Bhadhya, Vappa, Mahanama và Asaji. Kondanna vốn là vị đạo sĩ trẻ tuổi nhất, trong số các đạo sĩ được vua Suddhodana mời tới kinh đô để xem tướng Thái tử, lúc Ngài mới đản sanh.

    Thời bấy giờ, ở Ấn Độ có tập tục và niềm tin rằng, người nào cầu đạo giải thoát, đều phải kiên trì tu khổ hạnh, ép xác. Cũng theo truyền thống đó, Thái tử cùng với 5 người bạn đồng tu trong 6 năm ròng rã, kiên trì khổ hạnh ép xác tới mức con người Thái tử gầy khô như bộ xương, đôi mắt sâu hoẵm xuống, sức khỏe giảm sút đến nỗi Ngài không còn đi vững được nữa. Cách tu cực khổ được Phật nhắc lại sau khi thành đạo như sau:

    Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hạt hay súp đậu nhỏ." Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như súp đậu xanh, xúp đậu đen hay súp đậu hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gotama có da đen." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama, da không đen, Sa-môn Gotama có da màu xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, Sa-môn Gotama có da màu vàng sẫm." Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít."

    Trung bộ kinh 36 (MN 36)







    Ngài thấy rõ, khổ hạnh, ép xác không phải là con đường thoát khổ và cứu khổ.



    Thái tử quyết định ăn uống bình thường trở lại. Năm người bạn đồng tu, vốn đặt niềm tin và hy vọng tuyệt đối vào Thái tử, tưởng rằng Thái tử đã thoái chí, bèn rời bỏ Thái tử, đến vườn Nai ở Isipatana gần thành phố Banares để tiếp tục tu hành. Họ nói rằng, Thái tử Sĩ Đạt Ta đã trở về với cuộc sống tiện nghi và dục lạc vật chất..


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  12. The Following 9 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-28-2016),cunconmocoi (04-28-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),hungcom (04-30-2016),Mây trắng (05-09-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),vietlong (05-07-2016)

  13. #7
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    8. Chứng Chân Lý Tối Hậu _ Thành đạo hoàn toàn _ đắc Phật quả.

    Ở lại một mình, Thái tử quyết tâm tự mình phấn đấu để chứng ngộ chân lý tối hậu. Ngài lấy lại sức, nhờ uống bát sữa, do một thôn nữ tên là Sujata cúng dường, sau đó, Ngài tắm ở sông Neranjara (Ni Liên Thuyền). Tối đến, Ngài đến ngồi dưới gốc cây Pippala. (sau này được đổi tên là cây Bồ đề, để đánh dấu sự kiện thành đạo vĩ đại của Ngài).

    Với sự tinh tấn vượt bậc, Ngài đã làm rung chuyển tầng Trời Tha Hóa Tự tại (Thiên Ma) và Thiên Ma đã kéo đồ chúng, cỡi voi Girimekhala hung dữ đến thách thức hăm dọa Ngài, hóa hiện nhiều hình tướng ghê sợ để làm nhiễu loạn Ngài, nhưng giả ảnh làm sao tác hại đến Chân Tâm Thật Tướng được ?







    Sau này, Đức Phật đã kể lại cho các đệ tử Tỳ kheo nghe về cảnh giới chứng ngộ của mình như sau: "Nầy các Tỳ kheo! Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn, và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ nguy hại của cái bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách. Niết bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn... Tri và Kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị giao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa".
    (Kinh Thánh Cầu, Kinh Trung Bộ I, 268).

    Như vậy, sau 6 năm gian khổ, kiên trì, không mệt mõi, vào năm 35 tuổi. Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã chứng ngộ Chân Lý Tuyệt Đối và trở thành Đức Phật, bậc Toàn giác mà sự xuất hiện là chuyện hy hữu nhất trên đời này, lúc sao mai vừa mọc, ngày mùng 8 tháng Chạp. (Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm ngày Thành đạo của Đức Phật Thích Ca vào ngày mùng 8 tháng 12 â.l . Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày Đức Phật đản sinh, xuất gia, thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch).




    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  14. The Following 10 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-28-2016),cunconmocoi (04-28-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),hungcom (04-30-2016),Mây trắng (05-09-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),Tuấn Kiệt (04-28-2016),vietlong (05-07-2016)

  15. #8
    Avatar của Hoàng Mai
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    254
    Thanks
    241
    Thanked 163 Times in 98 Posts
    Quote Nguyên văn bởi lavinhcuong Xem bài viết


    Phật là gì ?






    Thái tử sinh ra từ hông bên mặt của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói:

    Aggo `ham asmi lokassa,
    Jeṭṭho `ham asmi lokassa,
    Seṭṭho `ham asmi lokassa,
    Ayam antimā jāti,
    Natthi dāni punabbhavo.

    Trên trời dưới đất.
    Kiếp này là kiếp cuối cùng.
    Như lai đoạn tận gốc rễ vô minh sinh tử.


    (Trích Phật học phổ thông HT Thích Thiện Hoa)




    Kinh văn Hán tạng dịch đoạn văn trên là "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn - Nhất thiết thế gian sinh lão bệnh tử ", nghĩa là "Trên trời dưới đất, chỉ có bản ngã là duy nhất, tất cả thế gian thảy đều chịu quy luật sinh lão bệnh tử ".

    Kính anh Cường ! Từ nhỏ Mai đã thắc mắc câu này "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" Em nghĩ "Đạo nào cũng dạy ta khiêm hạ cả", lẻ nào đức Từ phụ lại nói một câu có vẻ CAO NGẠO VÔ CÙNG như thế này hay sao?

    Vì theo em hiểu câu này là "Trên Trời dưới đất, chỉ có một mình TA là trên hết !". Nay được đọc câu dịch này "Trên Trời dưới đất, chỉ có bản ngã là duy nhất" em cảm thấy bớt thắc mắc rằng "Đức Phật cao ngạo !". Nhưng em lại sinh thắc mắc khác, vì ai cũng biết "Thế giới này đâu phải một mình ta !", sao lại nói "chỉ có bản ngã là duy nhất" ?

    Anh có thể giải thích thêm về điều này cho chúng em được rõ hay không ?

    Kính !

    Rỡ rỡ mai vàng, đâu chẳng đạo sư !

  16. The Following 10 Users Say Thank You to Hoàng Mai For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-29-2016),cunconmocoi (04-28-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),hungcom (04-30-2016),lavinhcuong (04-29-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),Tuấn Kiệt (05-02-2016),vietlong (05-07-2016)

  17. #9
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Hoàng Mai Xem bài viết
    Kính anh Cường ! Từ nhỏ Mai đã thắc mắc câu này "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" Em nghĩ "Đạo nào cũng dạy ta khiêm hạ cả", lẻ nào đức Từ phụ lại nói một câu có vẻ CAO NGẠO VÔ CÙNG như thế này hay sao?

    Vì theo em hiểu câu này là "Trên Trời dưới đất, chỉ có một mình TA là trên hết !". Nay được đọc câu dịch này "Trên Trời dưới đất, chỉ có bản ngã là duy nhất" em cảm thấy bớt thắc mắc rằng "Đức Phật cao ngạo !". Nhưng em lại sinh thắc mắc khác, vì ai cũng biết "Thế giới này đâu phải một mình ta !", sao lại nói "chỉ có bản ngã là duy nhất" ?

    Anh có thể giải thích thêm về điều này cho chúng em được rõ hay không ?

    Kính !

    Cám ơn Hoàng Mai đã hỏi !

    Cường hiểu như vầy, xin chia sẻ để các bạn tham khảo nhé !

    Chữ NGÃ trong nguyên văn Hán tự, làm cho Cường đặt vấn đề "Đây muốn nói đến CHÂN NGÃ (NHƯ LAI TẠNG) hay là GIẢ NGÃ (HUYỄN NGÃ _ cái TÔI _ Ý Thức Mê lầm) ?.

    CHÂN NGÃ thì không có thể đem cái gì trong thế giới hiện tượng để so sánh cả, để gọi là "độc tôn" hay không ! Cho nên chúng ta loại trừ ý tưởng: chữ Ngã này muốn nói đến CHÂN NGÃ.

    GIẢ NGÃ _ Ý Thức Mê Lầm _ hay chính xác hơn là Mạt Na Thức, Nghiệp Thức. Chính Nghiệp Thức đã dệt nên Thiên Đường hay Địa Ngục, chính Nghiệp Thức đã tạo nên Căn Thân và Thế giới. Nghiệp Thức hay Huyễn Ngã đã tạo nên vũ trụ vạn hữu, sinh tử trùng trùng. Nghiệp Thức hay Huyễn Ngã đã quyết định sự tồn sinh của Pháp giới Vô Minh, của thế giới hiện tượng; như thế có thể gọi nó là "độc tôn", và câu ấy sẽ được Cường hiểu là "Trên Trời dưới đất, chỉ có Nghiệp Thức_ Huyễn Ngã là trên hết".

    Để cho rõ nghĩa, Cường xin ví dụ như sau :

    Khi chúng ta ngủ mê, thì TƯỞNG UẨN (một phần, một yếu tố kết thành Nghiệp Thức) sẽ thấy một thế giới khác (thế giới do nó tưởng tượng ra).
    * . Nếu là ác mộng thì chúng ta sẽ thấy cảnh dí đuổi chém giết (giống như cảnh ở trên cõi A Tu La), Ý Thức tự vệ khiến chúng ta chạy trốn những "kẻ thù" đang truy sát chúng ta, mà lạ một điều là dầu cho ta có chạy đến đâu cũng bị "hắn" phát hiện theo "bén gót" (giống như ở nơi ta có bị gắn một "con chíp phát tín hiệu" hay sao đó ? ). Có gì lạ đâu, vì chúng _ bọn kẻ thù _ là do ý niệm sợ hãi của ta sinh ra, những ý niệm sợ hãi liên tiếp sản sinh ra thì ta chạy trốn đến đâu, chúng cũng theo được đến đó.
    * . Nếu là giấc mộng lành, thì chúng ta mơ thấy cảnh vật tươi đẹp, hạnh phúc sảng khoái, say đắm lòng người, cái ấn tượng khoái lạc nó sâu đậm đến độ khi tỉnh "giấc Nam Kha" chúng ta vẫn còn lưu luyến, thậm chí muốn ngủ lại để mơ tiếp (mong gặp lại người trong mộng chẳng hạn). Người, cảnh vật trong mộng ấy hoàn toàn do Ý Thức (Tưởng Uẩn) của chính ta kiến tạo thêu dệt thành, chứ phải đâu thực có !

    Khi chúng ta tỉnh mộng thì tất cả những cảnh vật trong mơ ta đều không biết chúng tan biến đi đâu. Có thể nói : Ý Thức của chúng ta đã mê lầm "sản sinh" ra nó. Vậy không phải Ý Thức Huyễn Ngã của chúng ta là chúa tể của vạn hữu hay sao ?!

    Theo Cường, cái bài pháp đầu tiên của Đức Thích Ca khi xuất hiện nơi cõi Nam Diêm Phù Đề này không phải là Khổ, Tập, Diệt, Đạo, mà là câu này "Thiên thượng Thiên hạ duy Ngã độc tôn - Nhất thiết thế gian sinh lão bệnh tử " : Hết thảy các pháp thế gian đều mường tượng như Có, Có sinh ra rồi Có mất đi. Tất cả mọi cái Có trong cõi Giả này, đều bắt nguồn từ sự mê lầm của Ý Thức (Nghiệp Thức _ Giả Ngã).

    Một bài pháp phán xét CHÂN THẬT TƯỚNG của vũ trụ là KHÔNG, sở dĩ thấy có ra là do BẢN NGÃ MÊ LẦM.

    Mến !

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  18. The Following 10 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-29-2016),cunconmocoi (04-29-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),Hoàng Mai (04-30-2016),hungcom (04-30-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),Tuấn Kiệt (05-02-2016),vietlong (05-07-2016)

  19. #10
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    Kính anh Cường ! Xin cho phép hungcom có thắc mắc.

    Theo như những gì đã được anh đăng thì chỉ xoay quanh lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vậy sao ta không lấy chủ đề là "Nhân ngày Phật Đản, chúng ta cùng ôn lại lịch sử đức Phật", mà lại đặt tên chủ đề là "Phật là gì ?"

    Ắt hẵn, theo anh Phật là một cái gì khác ngoài đức Thích Ca _ đã từng được sinh ra cách nay 26 thế kỷ ? Hungcom và các bạn đang chờ nghe cái "ẫn số" bí mật ấy.

    Kính !

    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  20. The Following 9 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    cát bụi (01-08-2022),chimvacgoidan (04-30-2016),gaiden (05-02-2016),Gia Bảo (04-30-2016),Hoàng Mai (05-07-2016),lavinhcuong (04-30-2016),Thiện Tâm (05-16-2016),Tuấn Kiệt (05-02-2016),vietlong (05-07-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •