399 Lá khoai nước động.
Hưng Pháp nhìn thấy lá khoai nước rung động bèn nói:
- Ta sợ lắm!
Tuyết Phong nói:
- Ở trong nhà ngươi mà sợ nỗi gì?
(Thiền Cơ)
_____________
Bao năm làm “khách” chốn quê nhà
Mượn chỉ vô thường dệt gấm hoa
Như núi – như sông, tình giữ lại
Nào mưa nào gió, cảnh nương qua...
Thiên Y Khách
Lần sửa cuối bởi cunconmocoi; 10-22-2016 lúc 04:53 PM
400 Hai loại công án.
Bắc Thiền hỏi một ông tăng:
- Ngươi từ đâu lại?
- Hoàng Châu.
- Ở thiền viện nào?
- Tư Phúc.
- Tư Phúc có pháp gì?
- Hai loại công án.
- Sao lại ở trong tay Bắc Thiền?
- Nếu ở trong tay liền bị thu lại.
Bắc Thiền liền giơ gậy đánh.
(Thiền Cơ)
______________
Gió quyện đầm sen man mác tỏa,
Trăng soi hồ tịnh láng lai đầy,
Ngàn mai nở sớm đùm hơi khói,
Khóm trúc đưa chiều lộng sắc mây...
T.Y.K
401 Lục Tổ lâm chung.
Lục tổ lúc sắp mất, đồ chúng khóc lóc sầu thảm; tổ bảo:
- Ta đã biết chỗ sẽ tới, các ngươi bất tất phải bi ai.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)
_____________
Mới gặp hôm nào nay vĩnh biệt
Đâu còn hội ngộ để chia tay.
..............
Người đi khuất bóng rơi tin nhạn
Đốt nén hương tâm niệm tỏ bày....
TYK
400 Hai loại công án.
Bắc Thiền hỏi một ông tăng:
- Ngươi từ đâu lại?
- Hoàng Châu.
- Ở thiền viện nào?
- Tư Phúc.
- Tư Phúc có pháp gì?
- Hai loại công án.
- Sao lại ở trong tay Bắc Thiền?
- Nếu ở trong tay liền bị thu lại.
Bắc Thiền liền giơ gậy đánh.
(Thiền Cơ)
____________
Bắc Thiền nói không lại liền giơ gậy đánh (?).
402 Tắm truồng mà ngộ.
Thiệu quốc sư lúc còn ở trong chúng hỏi Long Nha:
- Khi trời chẳng che, đất chẳng chở thì sao?
- Hợp đạo.
Thiệu hỏi 17 lần, Nha nói:
- Nếu ta bảo ngươi, sau này ngươi sẽ chửi ta.
Sau, Thiệu trú ở Thiên Đài Thông Huyền Phong. Nhân một lần tắm, hốt nhiên giác ngộ. Bèn đốt hương, hướng về phía Long Nha lạy nói rằng:
- Lúc đó nếu thầy nói cho biết, ngày hôm nay nhất định con sẽ mắng thầy!
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)
--------------
Chuyện này và chuyện khai ngộ của Hương Nghiêm (công án số 1043) giống nhau, nhưng ngộ duyên thì khác. Khi tắm, thân thể trần truồng không một tấc vải đó chính là cảnh tượng trời không che, đất không chở, do đó Thiệu quốc sư xúc cơ mà ngộ.
403 Lã Động Tân.
Theo truyền thuyết dân gian, Lã Động Tân là một vị tiên trong bát tiên được kể rõ ràng và đầy đủ trong truyện Bát Tiên quá hải. Ông rất ái mộ Hà Tiên Cô nhưng không được đáp ứng. Ông cũng từng đi thi 3 lần nhưng không đậu. Làm thơ hay, uống rượu giỏi; một lần tại một tửu điếm ở Trường An gập được Chung Ly Quyền và được truyền thọ tiên thuật. Học thành bèn vân du khắp nơi. Một hôm đến Lư Sơn viết trên vách lầu chuông một bài thơ:
一 日 清 閒 自 在 仙
Nhất nhật thanh nhàn tự tại tiên
六 神 和 合 報 平 安
Lục thần hòa hợp báo bình an
丹 田 有 寶 休 尋 道
Đan điền hữu bảo hưu tầm đạo
對 境 無 心 莫 問 禪
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Một ngày nhàn nhã, tiên tự tại.
Sáu thần hòa hợp báo bình an.
Đơn điền có báu đâu cần đạo;
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi Thiền.
Sau đó ít lâu, nhân đi qua Hoàng Long Sơn thấy trên đỉnh núi có đám mây tím, biết trong núi có dị nhân, liền vào tham phỏng; gập lúc Huệ Nam thiền sư đang giảng pháp. Huệ Nam biết Lã Động Tân đến, muốn độ ông bèn nói:
- Hôm nay trong các người ngồi nghe, có kẻ đến trộm pháp là ai?
Lã Động Tân bước ra hỏi:
- Trong một hạt giẻ chứa cả thế giới, nửa chõ nấu cả sơn hà, thỉnh thầy nói là ý gì?
- Ông là quỷ giữ thây.
- Chẳng biết trong túi ta có thuốc trường sanh bất tử sao?
- Dù ông có sống đến tám vạn kiếp thì cuối cùng cũng rơi vào không.
Lã Động Tân tức giận rút kiếm ném vào Huệ Nam. Kiếm bay đến nửa đường bỗng rơi xuống. Lã Động Tân bèn vái lạy xin chỉ giáo. Huệ Nam bảo:
- Ta không hỏi nửa chõ nấu sơn hà, chỉ hỏi ông tại sao một hạt giẻ lại chứa cả thế giới?
Lã Động Tân tức thời đại ngộ, làm bài kệ sau:
棄 卻 瓢 囔 戚 碎 琴
Khí khước biều nang thích toái cầm
如 今 不 戀 汞 中 金
Như kim bất luyến hống trung kim
自 從 一 見 黃 龍 後
Tự tòng nhất kiến Hoàng Long hậu
始 覺 從 前 錯 用 心
Thủy giác tòng tiền thác dụng tâm.
Bẻ gãy chiếc bầu, đập nát đàn
Hiện nay chẳng thích nước trữ vàng
Sau khi gặp được Hoàng Long đấy
Mới biết từ xưa quấy dụng tâm.
(Thích Thanh Từ dịch)
----------------
Lã Động Tân sinh vào khoảng 860 Tây lịch. Huệ Nam sinh vào khoảng 1002 Tây lịch. Khi hai người gập nhau Lã Động Tân đã gần 200 tuổi lại tự thị mình đã tu tiên đạo lại bị tiểu hòa thượng to tiếng trách mắng đương nhiên không phục. Về sau lại cam tâm thọ giáo, đủ biết uy đức của Hoàng Long thế nào. Ông là người sáng lập Hoàng Long Tông, một trong bẩy tông thiền, đã có một thời cực thịnh. (Hương Thủy Hải)
Lã Động Tân mới đầu tu thuật trường sanh. Do Đó Hoàng Long mới mắng là quỷ giữ thây. Ông lấy làm tự hào về pháp trường sanh này, nhưng Hoàng Long cảnh cáo ông , trường sanh kết quả cũng là không vong. Lúc đó ông hãy còn chấp mà chưa ngộ, đến khi phi kiếm không được mới thực là bị khuất phục, cái tâm chấp trước bị dao động mới chịu lưu tâm tham cứu. Đến khi Hoàng Long hỏi lại một câu, liền đại ngộ.
Trương Tố Dương cũng đã từng nói: người đời căn tính chậm lụt chấp có thân thể, ghét chết thích sống khó mà liễu ngộ. Hoàng lão thương cho lòng tham đó mới cấp cho phép tu sanh Cho thấy tu sanh chỉ là một thủ đoạn không phải là cứu cánh. Về sau có người nhận rằng Lã, Dương hai người chủ trương tánh mạng song tu thật là sai lầm. Nhà Phật bác bỏ tướng ngay có một niệm đầu cũng bác bỏ. Giả như chấp tướng tu sanh hoặc tu mạng thì như đổ dầu vào lửa, tâm đó không thể nhập định được làm sao thấy được tự tánh. (Nhóm Bồ Đề Học Xã)
Lần sửa cuối bởi cunconmocoi; 10-25-2016 lúc 08:37 PM
405 Đơn Hà và Huệ Trung.
Đơn Hà đến thăm Huệ Trung, gập lúc Huệ Trung đang ngủ trưa. Đơn Hà hỏi thị giả:
- Thầy ngươi có nhà không?
- Có nhà nhưng không tiếp khách!
- Sâu xa vậy!
- Dù Phật đến cũng không tiếp.
- Ngươi là đồ đệ giỏi, thầy ngươi phải lấy làm hãnh diện vì ngươi.
Đơn Hà bỏ đi. Khi Huệ Trung thức giấc, thị giả thuật lại. Huệ Trung đánh thị giả và đuổi ra.
(Zen Koans)
---------------
Huệ Trung là quốc sư (thầy của vua) và rất nổi tiếng, Đơn Hà cũng là một vị đại thiền sư. Thị giả đón tiếp Đơn Hà với cung cách Thiền mới đạt được. Đơn Hà nhận ra ngay sự bắt chước, nhưng ông dùng lời khen như quạt than trên lò cho nóng. Khi thị giả kể lại cho thầy nghe, Huệ Trung bèn dập tắt ngọn lửa này cho ông và đuổi ra. Về sau Đơn Hà nghe được chuyện này khen rằng Huệ Trung xứng đáng được gọi là quốc sư. Huệ Trung và Đơn Hà rất hiểu nhau.
Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)