DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 17/47 ĐầuĐầu ... 7151617181927 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 161 tới 170 của 463
  1. #161
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    159. Tuyết Phong là gì?

    Có hai ông tăng đến Tuyết Phong cầu học. Hòa thượng thấy hai ông tăng đến gần am, bèn mở cửa chạy ra khỏi am nói:
    - Là cái gì?
    Hai ông tăng cùng đáp:
    - Là cái gì?
    Tuyết Phong cúi đầu trở về am. Sau hai ông tăng đến Nham Đầu (828-887).
    Nham Đầu hỏi:
    - Từ đâu đến?
    - Từ Lãnh Nam.
    - Có đến Tuyết Phong không?
    - Có.
    - Tuyết Phong có câu gì không?
    Hai ông tăng kể lại.
    - Ta tiếc lúc trước không nói cho hắn câu nói sau cùng, nếu có thì thiên hạ đâu làm gì được lão Tuyết!
    Đến cuối hạ hai ông tăng lại hỏi Nham Đầu:
    - Thế nào là câu nói sau cùng?
    - Sao không hỏi sớm?
    Hai ông tăng thưa:
    - Chưa dám.
    - Tuyết Phong tuy cùng ta cùng đều sanh nhưng chẳng cùng ta đồng đều tử, muốn biết câu nói sau cùng chỉ là vậy.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Tuyết Phong chạy ra khỏi am hỏi 2 ông tăng là để xem 2 ông tăng phản ứng ra sao khi không phòng bị. 2 ông tăng lập lại câu hỏi chẳng khác gì con vẹt.
    Câu nói sau cùng là câu nói trước khi mất. Trong Thiền học đó là lúc đã nghiên cứu đến tận gốc rễ vấn đề, mà nói ra. Tuyết Phong và Nham Đầu là bạn học nên nói "cùng đều sanh", nhưng lại nói chẳng "cùng đều tử" hàm ý sự lãnh ngộ và biểu hiện khác nhau.

    (Viên Thông)

    _______________

    Có hai ông tăng đến Tuyết Phong cầu học. Hòa thượng thấy hai ông tăng đến gần am, bèn mở cửa chạy ra khỏi am nói:
    - What's?
    Hai ông tăng cùng đáp:
    - What's?
    Tuyết Phong cúi đầu trở về am. Sau hai ông tăng đến Nham Đầu (828-887).
    Nham Đầu hỏi:
    - Từ đâu đến?
    - Từ Lãnh Nam.
    - Có đến Tuyết Phong không?
    - Có.
    - Tuyết Phong có câu gì không?
    Hai ông tăng kể lại.
    - Ta tiếc lúc trước không nói cho hắn câu nói sau cùng, nếu có thì thiên hạ đâu làm gì được lão Tuyết!
    Đến cuối hạ hai ông tăng lại hỏi Nham Đầu:
    - Thế nào là câu nói sau cùng?

    - "No more !"

    (lục lại Kho phế liệu !)



  2. #162
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    160. Bánh Hồ.

    Có ông tăng hỏi Vân Môn:
    - Thế nào là siêu Phật , vượt tổ?
    - Bánh Hồ.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Câu hỏi của ông tăng có nghĩa là có pháp nào trên pháp Phật không? Câu đáp của Vân Môn có nghĩa là nếu ngươi có thời giờ nhàn rỗi để hỏi chuyện không thể có thì tốt hơn là ngươi đi làm bánh hồ, ăn cho no rồi có thể đạp chân trên đất mà tu hành.
    (Viên Thông)

    ______________

    Câu trả lời "Bánh Hồ" là câu vô nghĩa, khác nào nói "thùng sơn". Viên Thông đang "vẽ rắn thêm chân !"



  3. #163
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    161. Trẻ sơ sinh.

    Có một ông tăng hỏi Triệu Châu:
    - Trẻ sơ sinh có đủ lục thức chăng?
    Triệu Châu đáp:
    - Đánh cầu trên nước chảy nhanh.
    Về sau ông tăng đi hỏi Đầu Tử:
    - Đánh cầu trên nước chảy nhanh là ý gì?
    Đầu Tử đáp:
    - Niệm niệm chẳng dừng.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Trẻ mới sanh gọi là Tân sanh nhi, cho đến một tuổi gọi là nhũ nhi, đến 6 tuổi gọi là ấu nhi. Cầu là chỉ tâm, nước chẩy nhanh chỉ 6 thức, trẻ con tuy đủ lục thức nhưng không bị 6 thức trói buộc như đối với người lớn. Vì vậy cổ nhân thường ví tâm trẻ con là tâm Phật. Câu đáp của Triệu Châu là "không bị 6 thức trói buộc.”
    (Viên Thông)

    ________________

    Các Tổ sư Thiền đốn ngộ Trung Hoa thường không khuyến khích chúng đệ tử đa văn quảng kiến, mà nên tập trung vào "sanh tử sự đại". Đối với những câu hỏi làm phân tâm, các Ngài thường gạt qua một bên bằng một câu bí hiễm bất kỳ, nhằm chặn dòng suy diễn của Ý Thức.

    Nói "Đánh cầu trên nước chảy nhanh", chẳng khác nào nói "chim bay để lại dấu !"



  4. #164
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    162. Kiếp hỏa.

    Có ông tăng hỏi Đại Tùy ( - 919):
    - Kiếp hỏa cháy rực. Cả đại thiên thế giới đều bị hủy hoại, không biết cái này có bị hủy hoại không?
    - Hoại.
    - Vậy theo nó đi?
    - Theo nó đi.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Ông tăng nghĩ người tu khi lãnh ngộ hợp với vũ trụ thành một thể, nhưng khi vũ trụ bị kiếp hỏa hủy diệt thì Phật pháp ra sao? Có bị hủy diệt không? Ông tăng vì thiếu lòng tin nên bị nghi vấn này trói buộc. Câu trả lời của Đại Tùy là để phá chấp này cho ông.
    (Viên Thông)

    ____________

    Những gì của vô minh thì theo quy luật vô minh, những gì có sinh thì có diệt, cái gì không sinh thì lấy đâu diệt ?!

    Câu trả lời của Đại Tùy nhắm phá chấp Thường.


  5. #165
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    163. Còn Pháp nào chưa nói không?

    Nam Tuyền (748-834) đại ngộ rồi đến bái phỏng Bách Trượng.
    Bách Trượng hỏi:
    - Từ trước chư thánh còn có pháp nào chưa nói không?
    - Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.
    - Đã nói rồi mà!
    - Đệ chỉ biết vậy, còn sư huynh thì sao?
    - Ta chẳng phải đại thiện tri thức đâu biết đã nói, chưa nói.
    Nam Tuyền thưa:
    - Đệ không hiểu.
    - Ta đã vì ngươi nói rồi!

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Lúc trước Mã Tổ nói “tức tâm, tức Phật.” Tâm đã là Phật rồi, còn đi tìm Phật ở đâu nữa. Nhưng nói vậy có vẻ tự cao, tự đại nên lại nói "phi tâm, phi Phật, phi vật.”
    Câu Bách Trượng nói "Ta chẳng phải thiện tri thức đâu biết đã nói, chưa nói" là chấp nhận câu trả lời của Nam Tuyền.
    Nam Tuyền nói "Đệ chẳng hiểu" là cố tình truy vấn.
    Câu đáp của Bách Trượng "Ta đã vì ngươi nói rồi!" là chỉ ta đã mượn mồm ông mà biện giải rồi còn gì!

    (Viên Thông)

    _____________

    - Từ trước chư thánh còn có pháp nào chưa nói không?

    - Đệ chẳng phải là chư Thánh !


  6. #166
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    164. Ba chuyển ngữ của Triệu Châu.

    Triệu Châu nói với chúng đệ tử:
    - Phật bùn không độ nước, Phật vàng không độ lò, Phật gỗ không độ lửa, Phật thật ngồi trong nhà.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Đừng tìm kiếm Phật ở bên ngoài, Phật thật chính ở trong tâm chúng ta.
    (Viên Thông)


    _______________





  7. #167
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    165. Hươu trong hươu.

    Có ông tăng hỏi Dược Sơn:
    - Ruộng bằng, cỏ ít, hươu tụ thành bầy, làm sao bắn hươu trong hươu?
    - Xem tên!
    Ông tăng bèn ngã ngay xuống đất.
    - Thị giả! Lôi "gã chết rồi" này ra!
    Ông tăng nhỏm dậy, đi ra.
    Dược Sơn nói:
    - Những kẻ vầy đất, nào có hạn.

    (Bích Nham Lục)

    -----------------

    Câu hỏi của ông tăng có nghĩa là làm sao nhận ra người đệ tử xuất sắc nhất của Dược Sơn? Khi Dược Sơn nói "Xem tên", ông tăng bèn ngã xuống đất là nhận rằng mình là người đó. Để sửa tánh tự cao, tự đại của ông tăng, Dược Sư mới nói "Lôi gã chết rồi này đi.” Ông tăng nhỏm dậy bỏ đi, tỏ rằng mình vẫn sống nhăn.
    (Viên Thông)

    ______________





  8. #168
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    166. Ngũ Lão Phong.

    Ngưỡng Sơn (807-8833) hỏi ông tăng mới đến:
    - Vừa rời chốn nào?
    - Lư Sơn.
    - Có đi chơi Ngũ lão phong không?
    - Không.
    - Xà lê không biết đi chơi núi.
    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Lư Sơn có Ngũ Lão phong là một ngọn núi có hình giống 5 ông già. Ngưỡng Sơn dùng Ngũ Lão Phong để chỉ:
    5 cảm, 5 dục, 5 cảnh, 5 quan, 5 uẩn
    5 cảm : tham, sân, si, trí, mạn, nghi.
    5 dục : tài, sắc, thực, danh, miên
    5 cảnh : sắc, thanh, hương, vị, xúc.
    5 quan : nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân.
    5 uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

    Ngưỡng Sơn hỏi ông tăng có đi chơi Ngũ Lão phong là muốn xem trình độ tu tập của ông ở Lư Sơn như thế nào. Ông tăng không hiểu tưởng là câu hỏi thông thường nên mới đáp là không.
    Ngưỡng Sơn nói "Xà lê không biết đi chơi núi." là chỉ ông tăng tu tập còn chưa đủ.

    (Viên Thông)

    ______________

    Ngưỡng Sơn "xuất chiêu", ông Tăng thiệt tình đáp, tức là không "đở chiêu". Ngưỡng Sơn thất vọng.

    Chuyện chỉ có thế, mà Viên Thông vọng tưởng ra tùm lum (5 cảm, 5 dục, 5 cảnh, 5 quan, 5 uẩn, ....), thiệt là không hiểu Thiền Ý !


  9. #169
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    167. Một cành hoa.

    Đại Phu Lục Hoàn trong lúc nói chuyện với Nam Tuyền thưa rằng:
    - Triệu pháp sư (374-414) có nói ta cùng gốc với trời đất, cùng thể với vạn vật, thật là kỳ quái!
    Nam Tuyền chỉ hoa trước sân nói:
    - Người nay thấy cành hoa này giống như trong mộng.
    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Câu nói của Nam Tuyền có nghĩa là; nếu lấy tâm "hữu ngã" mà xem hoa thì còn ở trong thế giới nhị nguyên đối đãi. Nếu lấy tâm "vô ngã" mà xem hoa thì giữa hoa và người không có giới hạn, hợp thành một thể của thế giới vô ngã.

    _____________

    "Thanh thanh thúy trúc tận thị Pháp thân,
    Uất uất hoàng hoa vô phi Bát Nhã."






  10. #170
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    168. Vòng tròn của Trí Viễn.

    Thượng thư Trần Tháo, một hôm đến viện Tư Phúc bái phỏng Trí Viễn. Trí Viễn thấy Trần Tháo đến bèn vẽ một vòng tròn trong không trung. Trần Tháo nói:
    - Đệ tử đã từng đến đây, sớm đã không chấp không tướng, còn vẽ vòng làm gì?
    Thiền sư nghe rồi, bền bỏ về phòng, đóng cửa lại.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Vẽ vòng tròn là bắt đầu từ Đam Nguyên. Vòng tròn bao hàm trời, đất, vũ trụ, sum la địa võng, tâm cảnh, ngộ cảnh, Phật.
    Tư Phúc biết Trần Tháo thâm cứu Thiền học, nên vẽ vòng tròn để xem Trần Tháo giải thích thế nào, tiếc thay sự hiểu biết của Trần Tháo về vòng tròn hãy còn hạn chế, vì vậy nếu có vấn đáp cũng chỉ làm phí thời giờ, vì vậy Tư Phúc mới bỏ về phòng.

    (Viên Thông)

    ______________





    Chữ Không đã nhốt Thiền sư ấy,
    Nay lại nhốt thêm lắm kẻ khờ !




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •