DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 20/47 ĐầuĐầu ... 10181920212230 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 191 tới 200 của 463
  1. #191
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    189. Chỉ là Chí Đạo Vô Nan.

    Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
    - Đại đạo không khó, chỉ hiềm chọn lựa, có nói là có chọn lựa, hòa thượng vì người thế nào?
    - Sao không dẫn hết lời này?
    - Con chỉ nhớ đến đấy!
    - Đại đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    "Sao không dẫn hết lời này?": nếu chỉ lấy một phần của lời nói tức là có chọn lựa rồi. Triệu Châu nhắc lại câu "Đại đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa" ý là đừng để bất cứ một cái gì trói buộc, cứ thuận theo tự nhiên.

    (Viên Thông)

    _____________

    "dẫn hết lời này?" là "dẹp bỏ yêu và ghét, thì tự nhiên sáng ngời !".
    Nhưng Tổ đã "lật bàn" khi câu trả lời vẫn vậy (không cần thêm bớt gì) gây sự hụt hẩng cho người nghe. Đấy là dụng ý của Tổ, nhằm cắt đứt vọng tâm (vọng ý, vọng tưởng).

    "Quá vọng liễu chân viên cổ mật.
    Trình nguyên hiển bản dữ thùy phân".


    Lần sửa cuối bởi cunconmocoi; 06-22-2016 lúc 04:59 PM

  2. #192
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    190. Một mũi tên phá ba cổng.

    Thiền khách Lương Toại hỏi Khâm Sơn (thời Mạt Đường):
    - Lúc một mũi tên phá ba cổng thì thế nào?
    - Mang chủ ra coi.
    - Biết lỗi tất sửa.
    - Đợi đến lúc nào?
    - Tên tốt bắn chẳng trúng.
    Nói rồi quay mình đi. Hòa thượng ngăn lại nói:
    - Xà lê lại đây.
    Lương Toại quay đầu lại. Hoà thượng nắm lấy cơ hội nói:
    - Một mũi tên phá ba cổng hãy gác lại, thử bắn tên cho Khâm Sơn coi.
    Lương Toại không nói. Hòa thượng dùng gậy đánh và nói:
    - Để cho gã này nghi 30 năm.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    "Một mũi tên phá ba cổng" ý nói: Ta có thể đồng thời giải đáp ba vấn đề.
    "Mang chủ ra coi": dĩ nhiên ngươi có đột phá, nhưng nói thử một câu xem sao"Biết lỗi tất sửa": vạn sự đều không, làm sao ta có thể nói ra được?
    Hòa thượng không tha "Đợi đến lúc nào?": dù vạn sự đều không ít nhất ngươi cũng nói ra một câu chứ.
    Lương Toại chỉ còn cách bỏ chạy.
    Hòa thượng lại nói "Giả như một mũi tên không phá ba cửa hãy nói một câu coi."
    Lương Toại không nói. Hòa thượng nói "Vừa rồi ngươi nói hay lắm mà sao không tiếp tục?" ý nói nếu ngươi có thể nghiệm chân chính thì bất luận trong tình huống nào cũng có thể thích ứng tự như.

    (Viên Thông)

    ______________

    - Lúc một mũi tên phá ba cổng thì thế nào?

    - Đồ hoen rĩ !




  3. #193
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    191. Đại Quang múa.

    Có một ông tăng hỏi Đại Quang:
    - Trường Khánh nói nhân thọ trai mà tán thán là có ý gì?
    Đại Quang nghe rồi liền múa. Ông tăng bèn lạy.
    Đại Quang hỏi:
    - Ngươi hiểu gì mà lạy ta?
    Ông tăng bèn múa.
    - Đồ chồn hoang này!


    ---------------------

    Thiền tông Ấn Độ truyền được 28 vị tổ. Thiền tông Trung Hoa do Đạt Ma đưa tới, truyền đến Lục tổ, đều lấy tâm ấn tâm.
    Các ngươi có hiểu chỉ thú của công án này không? nếu các ngươi không hiểu thì các ngươi chỉ là là đồ chồn hoang mà thôi.
    Có kẻ nói đây chỉ là lừa dối người, nếu quả như vậy thì còn đạo lý gì?
    Đại Quang giỏi tiếp dẫn người, trong lời nói của ông có chỗ xoay mình mà ra, không hổ là bậc thiện tri thức có tài nhổ đinh, tháo chốt, giải tỏa những dính mắc của người.

    Đại Quang múa, ông tăng lạy, rồi sau đó cũng múa. Đại Quang nói "Đồ chồn hoang này" vì ông tăng không thực hiểu chỉ biết múa, nếu để vậy không biết còn múa đến khi nào mới ngưng. Câu nói của Đại Quang làm đứt đoạn khiến ông ta tham "câu sống" chứ không tham "câu chết.”
    Tuyết Đậu rất thích câu mắng "Đồ chồn hoang này.” Các ngươi thấy câu trên và câu "Đầu Hải trắng, đầu Tạng đen" là giống hay khác? Ngươi có biết "Chỗ chỗ đều gập va " là ý gì không?


    (Phật Quả Viên Ngộ bình).

    ________________

    Có một ông tăng hỏi Đại Quang:
    - Trường Khánh nói nhân thọ trai mà tán thán là có ý gì?
    Đại Quang nghe rồi liền múa.



    "Đỏ, vàng, xanh, nhạt..hương hoa,
    Dập dìu phố thị chan-hòa cảm thông.
    Ý tâm rồn-rộn vui không,
    Trời mây, non nước, ánh hồng xuê-xoang".



  4. #194
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Bài kệ của Tuyết Đậu:

    前 箭 猶 輕 後 箭 深
    Tiền tiễn do khinh hậu tiễn thâm

    誰 云 黃 葉 是 黃 金
    Thùy vân hoàng diệp thị hoàng kim

    曹 溪 波 浪 如 相 似
    Tào khê ba lãng như tương tự

    無 限 平 人 被 陸 沈
    Vô hạn bình nhân bị lục trầm.


    Nghĩa :

    Mũi tên trước nhẹ, tên sau sâu;
    Ai nói lá vàng là vàng ròng,
    Giọt nước Tào Khê nếu như vậy,
    Vô số người bị chết chìm trên cạn.

    ------------------


    câu 1: Đại Quang múa là mũi tên trước, câu đồ chồn hoang này là mũi tên sau.
    câu 2: Ngưỡng Sơn Huệ Tịch khai thị đại chúng "Các ngươi từ vô lượng kiếp quay lưng lại sáng đưa đầu vào tối, vọng tưởng căn thâm, khó mà bỗng nhiên trừ khử đi được. Cho nên chư Phật, tổ sư mới dùng nhiều loại pháp môn mà phá trừ nghiệp thức thô trọng như dùng lá vàng dỗ con nít khóc, dùng quả ngọt thế mướp đắng. Chư Phật, tổ sư quyền nghi phương tiện dậy người lìa khổ được vui như trẻ con khóc có thể dùng lá vàng mà dỗ vậy; Thế Tôn cả đời thuyết pháp cũng tương tự. Câu nói của Đại Quang là để chuyển hóa nghiệp thức của ông tăng, trong đó có quyền, có thực, có chiếu, có dụng. Nếu ngươi hiểu được thì như hổ mọc cánh.
    câu 3: Nếu như người học Thiền ở 4 phương, 8 hướng đều múa như vậy thì
    câu 4: Nhiều người đi trên đất bằng mà chết chìm, như vậy thì còn thuốc nào cứu được nữa.

    (Phật Quả Viên Ngộ bình).

    _________________




    Bài kệ trên, Tổ Tuyết Đậu dạy rằng : "Không nên bắt chước chư Tổ đã chứng đắc, trong khi hành giả vẫn còn là con khỉ, dầu có mặc trộm áo long bào đi nữa cũng không phải là Vua".


  5. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    chimvacgoidan (06-23-2016)

  6. #195
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    192. Hề Trọng làm xe.

    Hòa thượng Nguyệt Am hỏi một ông tăng:
    - Hề Trọng làm một cái xe, bánh có 100 nan; bỏ hai bánh xe và trục đi thì thành cái gì?

    (Vô Môn Quan)

    -------------------

    Hề Trọng là người làm xe nổi tiếng thời cổ. Lúc trước bánh xe chỉ có 30 nan, Hề Trọng làm bánh xe có 100 nan.
    Xe (chỉ Phật pháp) chỉ do bánh, trục kết hợp mà thành. Nếu tháo bỏ bánh, trục đi, xe không còn là xe nữa.
    Con người ta cũng vậy xương thịt (Địa), máu (Thủy), hô hấp (Phong), thể nhiệt (Hỏa) kết hợp mà thành người, tan ra thì trở về với 4 đại. Đây là thuyết minh lý "vô ngã.”


    ________________




    Chiếc điện thoại Blackberry ?

    Trong câu phát biểu trên, Hòa thượng nhằm giảng "Các pháp vô ngã" !


  7. #196
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    193. Phật Đại Thông Trí Thắng.

    Một ông tăng hỏi Hưng Dương Nhượng:
    - Phật Đại Thông Trí Thắng mười kiếp tọa đạo trường, Phật pháp chẳng hiển hiện, cũng chẳng hoàn thành Phật đạo là sao?
    - Hỏi đúng lắm!
    - Sao ngồi lâu vậy mà không thành Phật?
    - Vì không thành Phật!

    (Vô Môn Quan)

    ----------------
    Hưng Dương Nhượng là pháp tử của Ba Tiêu. Ba Tiêu là đồ tôn của Ngưỡng Sơn. Công án này xưng tán thiền phong của tông Quy Ngưỡng.
    Phật Đại Thông Trí Thắng dẫn từ phẩm Hóa Thành Dụ trong kinh Pháp Hoa.
    Câu trả lời của Hưng Dương Nhượng có nghĩa là "Vốn là Phật, thì cần gì thành Phật."

    (Thánh Tham)

    ______________

    Hưng Dương Nhượng chỉ là không muốn sa đà vào hí luận !


  8. #197
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    194. Thanh Thoát Cô Bần.

    Thanh Thoát hỏi Tào Sơn:
    - Thanh Thoát lẻ loi và nghèo khó, xin Thầy cứu giúp.
    - Thoát xà lê!
    - Dạ!
    - Ngươi đã uống 3 chén rượu Thanh Nguyên rồi, còn nói chưa nhấp môi!

    (Vô Môn Quan)

    -----------------

    Tào Sơn là một trong 5 cao đồ của Động Sơn.
    Nghèo chỉ phiền não, nếu được trợ giúp thì hết nghèo, hết phiền não.
    Lời nói của Thanh Thoát là diễn tả cảnh giới giác ngộ vô, hữu, là lời trình cơ.
    Câu đáp của Tào Sơn là đã rõ cơ ý.

    (Thánh Tham)

    _____________

    Tào Sơn gọi, Thanh Thoát "dạ !" là đã tròn đủ nghĩa Phật pháp. (còn thiếu thốn chỗ nào nữa ?!)


  9. #198
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    195. Triệu Châu khám phá Am Chủ.

    Triệu Châu đến thăm một am chủ, hỏi:
    - Có chăng! Có chăng?
    Am chủ giơ nắm tay lên.
    Châu nói: "Nước cạn, chẳng phải chỗ neo thuyền", bèn đi.
    Lại đến một am chủ khác hỏi:
    - Có chăng? Có chăng?
    Am chủ giơ nắm tay lên.
    Châu nói: "Có thể nắm, có thể buông, có thể giết, có thể cứu!" bèn vái mà lui.

    (Vô Môn Quan)

    -----------------

    Câu hỏi của Triệu Châu có nghĩa là có thường tỉnh thức không? Hai am chủ đều nhận mình luôn tỉnh thức.
    Câu nói của Triệu Châu với am chủ 1: nhận mình thô thiển (nước cạn) là căn bản của sự tiến bộ trong tọa thiền.
    Câu nói của Triệu Châu với am chủ 2: diễn tả sự tự do hoàn toàn vì luôn luôn tỉnh thức.

    (Sekida)

    _____________

    Tuy cùng là động tác giơ tay lên, nhưng là một vị Tổ nên Ngài Triệu Châu nhận ra am chủ là người còn dính mắc (trường hợp 1), hay đã giác ngộ (trường hợp 2). Đây là sự bén nhạy riêng của Tổ Triệu Châu, không đợi nói nhiều, tiếp cận lâu mới biết.

    Dưới đây chỉ là ảnh minh họa, chớ không nhất thiết là phải thế.



    1.)



    2.)




  10. #199
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    196. Đức Sơn bưng bát.

    Một hôm Đức Sơn bưng bát xuống thiền đường, Tuyết Phong trông thấy bèn hỏi:
    - Ông già! Chuông chưa gõ, trống chưa đánh, bưng bát đi đâu vậy?
    Đức Sơn bèn trở về phương trượng. Tuyết Phong kể lại với Nham Đầu.
    Nham Đầu nói: "Đức Sơn chưa hiểu câu sau cùng.”
    Đức Sơn nghe được bèn truyền thị giả kêu Nham Đầu lại hỏi:
    - Ngươi chẳng đồng ý với lão tăng sao?
    Nham Đầu bèn trình mật ý, Sơn cho lui.
    Hôm sau, thăng đường có vẻ khác thường.
    Nham Đầu đến trước thiền đường vỗ tay cười lớn mà rằng:
    - Mừng cho ông già đã hiểu được "câu nói sau cùng", về sau thiên hạ không ai làm phiền ông nữa.

    (Vô Môn Quan)

    -----------------

    Tuyết Phong và Nham Đầu là hai đồ đệ của Đức Sơn Tuyên Giám. Trong Truyền Đăng Lục có chép một hôm cơm dọn trễ, Đức Sơn đói bụng bèn bưng bát xuống phòng ăn. Điển tọa Tuyết Phong trông thấy mới hỏi và sau đó kể lại cho Nham Đầu nghe. Nham Đầu thấy đây là cơ hội giúp Tuyết Phong khởi nghi tình nên mới nói Đức Sơn không hiểu "câu nói sau cùng.” Đức Sơn nghe được không hiểu ý của Nham Đầu là sao, bèn gọi vào hỏi. Nham Đầu trình ý kiến của mình là để giúp Tuyết Phong. Đức Sơn thuận. Do đó, cử động của Nham Đầu ngày hôm sau chỉ là diễn trò. Đáng tiếc, cho đến lúc này Tuyết Phong vẫn chưa khai ngộ.
    (Thánh Tham)

    ______________

    Nham Đầu và Tuyết Phong chỉ mới học được chữ "bình đẳng", nhưng chưa thâm nhập được nghĩa Bình Đẳng.

    _ Thế nào là NGHĨA Bình Đẳng ?

    _




  11. #200
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    197. Nghe tiếng chuông mặc áo cà sa.

    Vân Môn nói: "Thế giới rộng rãi bao la, vì sao nghe tiếng chuông lại mặc áo thất điều?"

    (Vô Môn Quan)

    -----------------

    Thế giới bao la chỉ cảnh giới Tuyệt đối, hoàn toàn tự do, nghe tiếng chuông lại mặc áo thất điều là bị hạn chế. Một người giác ngộ mặc dầu sống ở trong thế giới giới hạn vì những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu mọi hoạt động đều ở trong định thì vẫn hoàn toàn tự do.
    (Sekida)

    _______________

    Sekida dệt mộng !


Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •