DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 29/47 ĐầuĐầu ... 19272829303139 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 281 tới 290 của 463
  1. #281
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    278. Tiếng vỗ của một bàn tay.

    Mặc Lôi đại sư nói với chú tiểu Đông Dương: "Ngươi có thể nghe tiếng vỗ của 2 bàn tay, bây giờ hãy chỉ cho ta tiếng vỗ của một bàn tay.”

    (Zen Koans).

    -------------------

    Mặc Lôi là vị trụ trì ở Kiến Nhân Tự, Kyoto. Đông Dương là một chú tiểu mới 12 tuổi. Chú hãy còn quá nhỏ để học tập công án như các thiền sinh lớn tuổi hơn. Nhưng chú vẫn kiên trì nài nỉ và cuối cùng Mặc Lôi cho chú công án này. "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?"
    Đông Dương suy nghĩ miên man và chú trình cho thầy đủ mọi loại tiếng: tiếng nước rơi róc rách, tiếng đàn của kỹ nữ, tiếng gió rì rào, tiếng chim hót, tiếng dế, tiếng cào cào và còn nhiều nữa. Chú tiếp tục trong nhiều tháng cho đến khi cạn hết các loại tiếng, không thể nghĩ ra được tiếng nào nữa. Chú tiểu Đông Dương tiến vào thiền định thực sự và vượt lên mọi tiếng.
    Chú nói: “Tôi không thể gọi ra được một tiếng nào nữa. Do đó tôi đạt tới "tiếng không tiếng.”
    Tiếng vỗ của một bàn tay to hơn tiếng vỗ của 2 bàn tay, nó rung chuyển khắp thế giới.”


    _____________





  2. #282
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    279. Gia đình cư sĩ Bàng Uẩn.

    Gia đình Bàng cư sĩ có 4 người: 2 vợ chồng, 1 con trai và 1 con gái đều siêu xuất. Ông có làm một bài kệ 4 câu:

    有 男 不 婚
    Hữu nam bất hôn
    有 女 不 嫁
    Hữu nữ bất giá
    大 家 團 圓 頭
    Đại gia đoàn viên đầu
    共 話 無 生 話
    Cộng thoại vô sinh thoại


    (Có trai không cưới
    Có gái không gả
    Cả nhà chung hội họp
    Đồng bàn lời vô sanh).
    (Thích Thanh Từ dịch)

    Một hôm cả gia đình đang ngồi vót nan, ông bỗng nói :

    難 難 難 十 石 油 蔴 樹 上 攤
    Nan nan nan thập thạch du ma thụ thượng than

    (Khó khó khó, mười tạ dầu mè trên cây vuốt.)

    Bà vợ bèn đáp:

    易 易 易 百 草 頭 上 西 來 意
    Dị dị dị bách thảo đầu thượng Tây lai ý

    (Dễ dễ dễ, trên đầu trăm cỏ : ý Tổ sư).

    Đứa con gái là Linh Chiếu liền tiếp:

    也 不 易 也 不 難 飢 來 吃 飯 困 來 眠
    Dã bất dị dã bất nan, cơ lai ngật phạn, khốn lai miên.

    (Cũng chẳng dễ, cũng chẳng khó, đói thì ăn, mệt thì ngủ).

    Một gia đình đáng yêu, sống trong bầu không khí thiền duyệt ai nỡ buông bỏ? Nhưng mà họ không có một ý tham luyến nào, nói đi là đi, tự do, tự tại. Trước tiên là Bàng cư sĩ muốn đi, bèn bảo con gái:
    - Con ra coi đã "đứng bóng" _ chính ngọ _ chưa ?

    Cô con gái chạy ra xem rồi quay lại thưa:
    - Đã gần chính ngọ rồi nhưng hiện đang có nhật thực.

    Ông ra ngoài coi thì không có nhật thực gì cả. Khi trở vào thì thấy con gái đã lên ngồi ở chỗ của mình mà đi rồi. Ông bèn cười nói:
    - Con gái ta thật lanh lợi!

    Qua 7 ngày sau, Chân Mục Vu Công đến thăm bệnh, ông nằm gác đầu trên gối Vu Công mà mất. Bà vợ thấy chồng và con gái đều đi, bèn chạy ra đồng báo tin cho con trai. Con trai nghe tin bố và em gái đều đi bèn đứng dựa vào cái bừa mà hóa. Bà vợ nói:
    - Các ngươi đều vậy!

    Rồi lo việc chôn cất, về sau ra sao thì không rõ.

    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    -------------------

    Trong công án này có nhiều tính cách truyền kỳ. Một vị cư sĩ có thể chứng đạo đã là khó, lại còn làm cho cả gia đình đều vượt lên sanh tử, thật không đơn giản. 2 vợ chồng già thời gian tham ngộ hẳn lâu, nhưng con trai con gái đang tuổi thanh niên mà cũng đạt được cảnh giới ấy. Câu chuyện này chứng minh 2 điều:

    1- Thiền là đốn chứ không tiệm.
    2- Thiền không phải cứ ngồi mà tham


    _______________

    Đọc chuyện này, sao ta không tự trách mình "Tu hành đã lâu mà gỗ mục vẫn hoàn gỗ mục !" ?!



  3. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    hoatihon (07-24-2016),nguoi ao lam (07-25-2016)

  4. #283
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    280. Triệu Châu gặp Hàn Sơn Tử.

    Triệu Châu đi lên núi Thiên Đài, trên đường gặp Hàn Sơn Tử. Nhìn thấy vết chân trâu, Hàn Sơn Tử bèn hỏi Triệu Châu:
    - Còn nhận biết trâu không?
    - Không biết.
    Hàn Sơn Tử chỉ vết chân trâu nói:
    - Đây là 500 vị La Hán lên chơi núi!
    - Nếu là La Hán sao lại làm trâu?
    Hàn Sơn Tử kêu:
    - Trời xanh! Trời Xanh!
    Triệu Châu ha hả cười lớn.
    Hàn Sơn Tử hỏi:
    - Ngươi làm gì vậy?
    Triệu Châu đáp:
    - Trời Xanh! Trời Xanh!
    Hàn Sơn Tử nói:
    - Tên oắt con này lại có tác phong người lớn!

    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông).

    --------------------

    Hàn Sơn Tử coi trâu là La Hán là vượt Phàm, Thánh, để khảo nghiệm Triệu Châu. Triệu Châu không trả lời mà hỏi ngược lại.
    Trời xanh là chỉ không, trâu và La Hán đều không có thể tánh, do đó không có phân biệt phàm thánh.
    Hàn Sơn Tử dùng trời xanh để đáp Triệu Châu, Triệu Châu dùng trời xanh để đáp lại. Cả hai người đều là tác gia, do đó Hàn Sơn Tử khen ngợi Triệu Châu


    _______________



    - "Đây là 500 vị La Hán lên chơi núi!"



    Rồi đêm mãn ánh trăng suông,
    Đường trần, cớ sự mông lung vạn trình...

    A



  5. #284
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    281. Sanh tử.

    Có ông tăng hỏi Khai Sơn:
    - Làm sao để thoát ly khỏi sự trói buộc của sanh tử?
    Khai Sơn đáp:
    - Ở đây không có sanh tử!

    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    -------------------

    Qua tác phong của thiền sư, chúng ta thấy đối với nhà thiền sanh và tử chẳng có gì khác biệt.

    ______________





    "Ở đây không có sanh tử!"


  6. #285
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    282. Thượng thư Trần Tháo.

    Có một lần thượng thư Trần Tháo cùng thuộc hạ lên lầu. Nhìn thấy một đám tăng đi ở dưới đường, một người trong bọn nói:
    - Chắc họ là thiền tăng.
    Trần Tháo đáp:
    - Không phải!
    Người kia hỏi:
    - Sao biết là không phải?
    - Đợi họ đi qua sẽ biết!
    Khi chư tăng tới trước lầu, Trần Tháo gọi lớn:
    - Thượng tọa!
    Chư tăng đều ngẩng đầu lên. Trần Tháo nói:
    - Ta nói có sai đâu!

    (Zen Koans)

    -------------------

    Câu chuyện này chứng tỏ phần lớn chúng ta phân biệt và phán đoán do bề ngoài. Ở đây câu chuyện xẩy ra trong một tự viện, không phải ở một công thự, do đó đối đáp đều thuần túy thiền. Trần Tháo không những là một vi quan to mà còn là một cư sĩ nổi tiếng. Bọn người tùy tùng đều là những viên chức thuộc cấp, và cũng mới học thiền. Trần Tháo thường giảng thiền cho họ. Khi một người tùy tùng trông thấy mấy người ở ngoài tự viện liền tự hỏi không biết họ có phải là thiền tăng không. Trần Tháo nói không phải. Đây là một dịp tốt để chỉ cho đám thuộc hạ cái tâm phân biệt của họ. Khi chư tăng đến gần, Trần Tháo gọi và dĩ nhiên là họ ngẩng đầu lên. Trước khi người thuộc hạ có thể nói:"Tôi đã chẳng nói thế sao?" thì Trần Tháo đã nói trước. Ông nhấn mạnh "không phải" đã nói. Cái "không phải" này không chỉ các ông tăng mà thôi mà chỉ tất cả mọi sự vật. Chân lý của sự vật, cốt tủy của con người không thể phán đoán bằng bề ngoài. Một chiếc áo không làm nên một thầy tu. Ta không thể nói con người tốt hơn con ngựa vì con người có thể nói. Cũng không thể nói con ngựa tốt hơn con chó. Mỗi con có một cuộc sống quý báu riêng. Mầu đỏ không tốt hơn mầu xanh, mỗi mầu có một giá trị riêng của nó. Câu nói không phải của Trần Tháo áp dụng cho mọi so sánh, phân biệt.

    _____________


    Ý của Trần Tháo chỉ đơn giản là : "Ai còn nhận mình là ông A, ông B gì thì chưa phải là Thiền Tăng, phải là người quên hết danh phận mới là Thiền Tăng"



  7. #286
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    283. Kiếm vị của Võ Tạng.

    Liễu Sinh Hựu Thọ Lang là con của một kiếm khách trứ danh. Cha ông từ ông vì ông không học được kiếm thuật. Ông tìm vào Nhị Hoang Sơn để bái kiến kiếm khách Võ Tạng. Võ Tạng cũng đồng ý với nhận xét của cha ông.
    - Ngươi muốn học kiếm thuật với ta sao? Nhưng ngươi không thỏa mãn được những yêu cầu của ta!
    - Nếu con cố gắng học tập, phải bao lâu mới trở thành một kiếm khách?
    - Cả đời còn lại của ngươi!
    - Con không thể chờ lâu như vậy. Chỉ cần thầy chịu dậy con, con
    nguyện sẽ đạt tới mục đích. Nếu con làm một tên nô bộc trung thành với thầy thì tốn bao lâu?
    - 10 năm.
    - Cha con tuổi đã cao, không bao lâu con phải trông nom người, nếu con càng cố gắng hơn nữa thì phải bao lâu?
    - 30 năm.
    - Sao vậy! Mới đầu thầy nói 10 năm, giờ lại nói 30 năm. Con không ngại cực khổ, chỉ muốn nhanh chóng học kiếm nghệ.
    - Nếu vậy thì phải 70 năm., dục tốc bất đạt.
    - Được, con chịu.
    Liễu Sinh Hựu Thọ Lang cuối cùng đã hiểu rằng mình thiếu nhẫn nại. Ông được dậy rằng không được nói đến kiếm thuật, cũng không được sờ đến cây kiếm. Thầy ông chỉ sai ông thổi cơm, rửa bát, làm giường, quét sân, coi sóc vườn hoa, không hề đề cập đến kiếm thuật. 3 năm trôi qua, ông vẫn tiếp tục công việc khổ nhọc, mỗi khi nghĩ đến tương lai ông không khỏi buồn bã, việc học kiếm vẫn chưa được bắt đầu. Nhưng một hôm, Võ Tạng bước tới rất nhẹ từ sau lưng ông và dùng kiếm gỗ đâm ông một kiếm. Hôm sau, lúc ông đang bận thổi cơm, Võ Tạng lại nhân lúc bất ngờ đâm ông một kiếm. Từ đó về sau, bất luận ngày đêm ông đều phải đề phòng bị kiếm đâm. Một ngày 24 giờ không thời khắc nào ông không thưởng thức phẩm vị lưỡi kiếm của Võ Tạng. Cuối cùng ông trở thành một kiếm khách lừng danh nhất nước.

    (Zen Koans)

    ----------------

    Công án này chứng minh rằng con đường thiền học phải gồm: quyết tâm, kỷ luật, tỉnh thức, tự tín, trung thành và kính trọng thầy. Liễu Sinh Hựu Thọ Lang tiêu biểu cho tánh khí người ngày nay là muốn đạt được kết quả mau chóng. Trong thiền học phương tiện chánh là cứu cánh.

    ____________

    Cả câu chuyện này chỉ muốn nói :"Hãy tỉnh thức, tỉnh thức và tỉnh thức !"



  8. #287
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    284. Độ rắn.


    Cunconmocoi xin phép bỏ qua giai thoại này



  9. #288
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    285. Không sợ chết.

    Một vị bác sĩ trẻ tên là Nam Điền nghe nói nếu học thiền sẽ không sợ chết. Một hôm, ông dấu một con dao găm trong áo và đến thăm thiền sư Nam Ẩn muốn thử xem thiền sư có sợ chết hay không.
    Khi Nam Ẩn trông thấy Nam Điền liền nói:
    - A! chào bạn, lâu lắm không gặp, bạn mạnh giỏi không?
    Nam Điền ngạc nhiên hỏi:
    - Chúng ta chưa hề gặp mặt mà!
    - Đúng rồi! Ta lầm bạn với một y sĩ khác.
    Với sự khởi đầu như vậy, Nam Điền đã mất cơ hội khảo nghiệm thiền sư. Do đó ông miễn cưỡng xin chỉ dạy về thiền. Nam Ẩn nói:
    - Bạn là bác sĩ, hãy trị bệnh tốt cho bệnh nhân, đó là thiền.
    Bốn lần hỏi đạo Nam Ẩn đều cho ông cùng một bài giảng. Nam Điền phàn nàn rằng ông không tới nữa nếu cứ được giảng dạy như thế. Vì vậy, Nam Ẩn nói:
    - Ta sẽ cho ông một công án.
    Và thiền sư cho ông công án chữ Vô của Triệu Châu. Nam Điền tham công án này trong 2 năm nhưng Nam Ẩn vẫn nói chưa được. Một năm rưỡi nữa trôi qua, tâm Nam Điền trở nên sáng suốt và chữ "Vô" đã trở thành chân lý.

    (Zen Koans)

    Nam Điền tiêu biểu cho những người trẻ bây giờ: tò mò, hoài nghi, thực tế. Ông đến để thử xem thiền sư có sợ chết hay không và kết quả là chính mình lại theo học thiền nhiều năm. Chỉ khi tâm Nam Điền đã trở nên sáng suốt và hiểu "vô" là "vô", ông không còn bận tâm đến sống chết nữa.

    _____________





  10. #289
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    286. Chánh Đạo.

    Trước khi Quyền Xuyên mất, thiền sư Nhất Hưu đến thăm ông.
    - Có muốn ta dẫn đạo không?
    - Ta đến đây một mình và sẽ ra đi một mình, ông có thể giúp gì cho ta?
    - Nếu ông nhận rằng có đến, đi thì đó là vọng tưởng, để ta chỉ ông con đường không có đến, đi.
    Với lời chỉ đạo rõ ràng của Nhất Hưu, Quyền Xuyên mỉm cười mà mất.

    (Zen Koans)

    ------------------

    Nhất Hưu là một vị thiền sư nổi tiếng Nhật Bản, ông là con vua, và mẹ ông cũng là một thiền sinh. Trong công án này ông chỉ cho chúng ta cuộc sống vĩnh hằng của thiền không có đầu và cuối. Vì là vĩnh hằng nên không có đến, đi. Sống và chết chỉ là biểu hiện của đời sống vĩnh hằng. Đời sống không bao giờ chết. Chúng ta nói rằng chúng ta tới tới từ vĩnh hằng và trở về vĩnh hằng. Vĩnh hằng có nghĩa là ở đây và bây giờ. Vô thủy và vô chung đều ở đây. Mỗi giây phút là biểu hiện của vĩnh hằng. Có nhiều người lo lắng về cái chết! Sao Vậy? Chết cũng tự nhiên như sanh.

    ______________





  11. #290
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    287. Cây, cỏ giác ngộ.

    Một hôm, một thiền sinh 50 tuổi hỏi Chân Quán:
    - Thiên Thai tông dậy rằng ngay cả cây, cỏ cũng sẽ giác ngộ. Sao có thể thế được?
    - Bàn luận về cây cỏ có thể giác ngộ được có ích gì chứ? Vấn đề là làm sao ngươi giác ngộ?
    - Con chưa bao giờ nghĩ thế.

    (Zen Koans)

    ----------------

    Chân Quán sống dưới thời Liêm Thương ở Nhật Bản, ông theo học Thiên Thai tông trong 6 năm, sau đó học thiền 10 năm. Ông sang Trung Hoa và học thiền thêm 13 năm nữa. Khi trở về nước, nhiều người đến tham học với ông, nhưng ông ít tiếp khách và ít khi trả lời những câu hỏi của họ. Người hỏi trong công án này đã phô bầy cái sai lầm lớn của trí thức học và biện luận những gì không liên quan đến mình. Thiền luôn luôn chỉ vào trong. Thật thích thú khi một người giác ngộ, cây cỏ cũng giác ngộ nữa! Sự giác ngộ của cây cỏ thực ra là sự giác ngộ của chính chúng ta về cây cỏ.

    ____________





Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •