DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 28/47 ĐầuĐầu ... 18262728293038 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 271 tới 280 của 463
  1. #271
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    268. Ăn trộm măng.

    Triệu Châu gặp một bà già trên đường bèn hỏi bà đi đâu. Bà già đáp:
    - Đi ăn trộm măng của Triệu Châu.
    - Nếu bỗng nhiên gặp Triệu Châu thì phải làm sao?
    Bà già bèn tát cho Triệu Châu một tát.

    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    -------------------

    Ăn trộm là một hành vi bí mật, cũng để diễn ý "Không thể nói được" đồng thời cũng là để khảo nghiệm Triệu Châu, xem Triệu Châu đối đáp ra sao. Triệu Châu cũng là một tác gia dĩ nhiên không chịu đáp bèn hỏi ngược lại. Bà già nhanh tay, lẹ mắt bèn đánh cho một tát tai. Triệu Châu vẫn không nói gì.

    ______________

    Ngài Triệu Châu thật là may mắn, được đức Văn Thù tát vào mặt.


  2. #272
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    269. Cổ đức ở đâu?

    Bùi Hưu vào chùa thấy bức họa một vị cổ đức bèn hỏi chư tăng:
    - Bức họa còn đây, cổ đức ở đâu?
    Chư tăng không đáp được. Khi Hoàng Bá ra, Bùi Hưu lại hỏi Hoàng Bá cùng câu hỏi. Hoàng Bá gọi:
    - Bùi Hưu.
    - Dạ.
    - Là thế đó!
    Bùi Hưu hoát nhiên đại ngộ.

    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    -----------------

    "Cổ đức ở đâu?" là giới hạn tự tánh ở một khoảng không gian và thời gian nhất định. Bùi Hưu hỏi là cổ đức, Hoàng Bá chỉ Bùi Hưu là cổ đức, là chỉ đối với thời gian không kim, cổ; đối với không gian không nhân, ngã. Tự tánh vượt lên trên thời, không.

    ____________

    "Ngã kim nhật tại tọa chi địa,
    Cổ nhân tằng tiên ngã tọa chi"
    Ngàn muôn năm âu cũng thế ni
    Ai hay hát, mà ai hay nghe hát ?
    (Nguyễn Công Trứ)

    ---------

    Trời ơi ! Cổ nhân là gì ? Nếu biết rằng TA từ lâu lắm rồi vẫn vậy, cổ nhân cũng không ngoài TA, TA xuyên suốt "quá - hiện - vị lai" thì ....cái chuyện "Kỷ Băng Hà" cũng chẳng lâu xa gì :

    Thảng như giấc mộng mới vừa ban nảy đây !


  3. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    chimvacgoidan (07-18-2016)

  4. #273
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    270. Tân Như Lai.

    Có một vị cư sĩ tán tụng Triệu Châu:
    - Thiền sư quả là một vị cổ Phật.
    - Ngươi cũng là một vị tân Như Lai.
    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    ----------------

    Công án này cũng tương tự như công án trên bất tất giải thích, cũng còn một công án tương tự nữa chúng tôi cũng xin chép ra luôn. Có một ông tăng hỏi:"Phật là gì?" Triệu Châu đáp: "Còn ngươi là ai?"


    ___________


    "Không có Phật ba đời,
    Không có Phật mười phương
    Chỉ một Chân Tâm này,
    Vẫn thường là Pháp Vương"


  5. #274
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    271. Lạy chó.

    Một ông tăng đến tham học Thúy Nham, gặp lúc thiền sư đi vắng, bèn đến thăm chủ sự.
    - Đã tham kiến hòa thượng chưa? chủ sự hỏi.
    Ông tăng trả lời: "Chưa."
    Chủ sự chỉ một con chó nói rằng:
    - Muốn tham kiến hòa thượng, hãy lạy con chó này!
    Ông tăng không lời đáp được.

    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    -----------------

    Đương thời, mắng Phật, mắng tổ rất thịnh hành không ai lấy thế làm lạ. Ông tăng gặp được sư đệ của Thúy Nham đã học được chân lý Vật Ngã là một.

    ____________




    - Muốn tham kiến hòa thượng, hãy lạy con chó này!



  6. #275
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    272. Không biết.

    Văn Ích đến tham học Địa Tạng. Địa Tạng hỏi:
    - Thượng tọa đi đâu?
    - Đi hành cước.
    - Hành cước để làm gì?
    - Không biết.
    - Không biết tối thân thiết.
    Văn Ích hoát nhiên khai ngộ.

    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    -------------------

    "Không biết" tức không phân biệt , mà không phân biệt chính là tự tánh. Trong truyện Liêu Trai, khi đi thi khảo Thành Hoàng, có vị thí sinh đã viết hai câu: "Có tâm làm thiện, tuy thiện nhưng không thưởng. Vô tâm làm ác, tuy là ác nhưng không tội." Có thể nói đã hiểu thiền rất sâu vậy.

    _____________


    "Những người học Phật tu Thiền là mê là điên !"



  7. #276
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    273. Thần Tán.

    Thần Tán thiền sư thọ nghiệp ở Đại Trung Tự, sau đi hành cước, gặp được Mã Tổ mà khai ngộ. Sau đó sư trở về chùa cũ. Một hôm thọ nghiệp sư đọc kinh trong phòng, có con ong chúi đầu vào giấy dán ở cửa sổ để tìm lối ra. Sư bèn nói bài kệ:

    空 門 不 肯 出
    Không môn bất khẳng xuất
    投 窗 也 大 癡
    Đầu song dã đại si
    百 年 贊 故 紙
    Bách niên toàn cố chỉ
    何 日 出 頭 時
    Hà nhật xuất đầu thì

    Cửa không chẳng chịu ra
    Quá ngu chui cửa sổ
    Giấy cũ trăm năm dùi
    Ngày nào dùi được phủng.
    (Thích Thanh Từ dịch)

    Bổn sư để kinh xuống hỏi:
    - Ngươi đi hành cước gặp được người nào mà ta thấy ngươi nói những lời lạ thường.
    - Con nhờ ơn Bá Trượng chỉ cho chỗ dứt, nay muốn đáp lại ơn đức thầy.
    Bổn sư bèn bảo sư đến giờ trai nói pháp cho đại chúng nghe. Sư lên tòa, đề xướng môn phong Bá Trượng:
    - Linh quang độc chiếu, vượt thoát căn trần, thể lộ chân thường, chẳng nệ chữ nghĩa, tâm tánh chẳng nhiễm, vốn tự viên thành, chỉ cần lìa vọng duyên tức là Phật.
    Bổn sư nghe rồi liền ngộ, bèn nói:
    - Không ngờ đến già lại được nghe việc tốt thế này.

    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    ------------------

    Tất cả tri kiến đều là vọng duyên. Nếu lìa được vọng duyên là trừ được tri kiến.

    _____________




    Lần sửa cuối bởi cunconmocoi; 08-12-2016 lúc 11:03 AM

  8. #277
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    274. Xem hoa đào nở.

    Linh Vân Chí Cần thiền sư nhân xem hoa đào mà ngộ bèn làm bài kệ:

    三 十 年 來 尋 劍 客
    Tam thập niên lai tầm kiếm khách
    幾 回 洛 葉 又 抽 枝
    Cơ hồi lạc diệp hựu trừu chi
    自 從 一 見 桃 花 後
    Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu
    直 至 如 今 更 不 疑
    Trực chí như kim cánh bất nghi.

    靈 雲 至 勤
    Linh Vân Chí Cần


    Ba chục năm qua tìm kiếm khách
    Bao hồi lá rụng với cành trơ
    Một lần từ thấy đào hoa đó
    Cho đến bằng nay hết cả ngờ.

    (Tuệ Sĩ dịch)
    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    ------------------

    Trước khi hoa đào nở là tĩnh, hoa nở là động, sau đó lại trở về tĩnh. Như vậy là trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. Linh Vân Chí Cần xem hoa nở, từ trong động mà nhìn thấy tĩnh, vượt lên Động Tĩnh đối đãi, do đó mà ngộ.

    _____________

    Lời bình trên "trớt quớt"


  9. #278
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    275. Đầu sào trăm trượng.

    Thạch Sương hỏi:
    - Người đã lên đến đầu gậy dài trăm trượng, làm sao có thể bước tới nữa?
    Trường Sa Cảnh Sầm làm một bài kệ về công án này:

    百 尺 竿 頭 坐 底 人
    Bách xích can đầu tọa để nhân
    雖 然 得 入 未 為 真
    Tuy nhiên đắc nhập vị vi chân
    百 尺 竿 頭 須 進 步
    Bách xích can đầu tu tiến bộ
    十 方 世 界 現 全 身
    Thập phương thế giới hiện toàn thân


    Gậy đầu nghìn thước chẳng lung lay
    Dù đã lên đây, chưa thật đây
    Chót gậy nghìn tầm còn bước nữa
    Mười phương thế giới thiệt thân này.

    (Tuệ Sĩ dịch)
    (Zen Koans)


    ---------------

    Bất cứ người nào cố gắng cũng có thể leo tới chót sào trăm trượng, nhưng leo xa hơn thì theo lý không thể nào làm được. Thiền sinh phải làm sao? Thiền sinh có thể hiểu ngộ là gì, nhưng biết ngộ là gì không phải là thiền. Thiền là đời sống, và đời sống thì vượt lên lý luận. Nếu thiền sinh không để cả đời vào đó, thì sẽ không bao giờ đạt được. Dùng lửa thử vàng, muốn bắt cọp con thì phải vào hang cọp. Leo lên chót gậy, là giác ngộ, chưa đủ. Phải đi xa hơn (mười phương), phải sống giác ngộ. Ta bà là Niết Bàn, Niết Bàn là Ta Bà.

    _____________

    Thế nào là "đầu sào trăm trượng ?". Ai dám đầu sào trăm trượng mà bước thêm bước nữa ? Chắc chắn là sẽ rơi vào khoảng không, đồng nghĩa là sẽ tan xác, nhưng lạ thay ! Thêm bước nữa mới thấy "bàn tay Phật", hành giả không chết, mà là "thoát kiếp đọa đày" !


  10. #279
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    276. Vân Môn bị què.

    Vân Môn đến Mục Châu Trần Tôn Túc để tham học. Lần thứ nhất không được vào cửa. Lần thứ hai cũng không được vào cửa. Lần thứ ba thấy cửa hé mở, Vân Môn lách mình bước vào. Mục Châu đẩy ông ra và đóng sầm cửa lại, chân Vân Môn còn bị kẹt và gẫy. Do sự đau đớn ấy Vân Môn hốt nhiên đại ngộ.
    (Zen Koans)

    ------------------

    Ngày xưa gẫy chân thường là bị què suốt đời. Nhưng đối với Vân Môn tìm kiếm chân lý là việc sống chết, quan trọng và giá trị hơn đời sống vật lý.

    _____________

    Không phải Vân Môn đã sẵn sàng chịu què chân để đổi lại Đạo Lý. Hành xử thô bạo là dụng tâm của sư phụ, "đẩy" đệ tử lọt qua "khung cửa hẹp", đến thế giới Phi Ý Thức.


  11. #280
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    277. Chân Như.

    Có vị tam tạng hỏi Đại Châu thiền sư:
    - Chân như có biến dịch không?
    - Có biến dịch.
    - Thiền sư lầm rồi!
    - Tam tạng có chân như không?
    - Có.
    - Nếu không biến dịch, tam tạng nhất định là phàm tăng.
    - Vậy theo thầy, chân như có biến dịch.
    - Nếu chấp chân như có biến dịch thì là ngoại đạo.
    - Thầy vừa nói có biến dịch, giờ lại nói không biến dịch, vậy thế nào mới đúng?
    - Nếu đã kiến tánh, như ma ni châu hiện sắc nói biến cũng được, nói không biến cũng được. Nếu chưa kiến tánh nghe nói biến dịch liền hiểu biến dịch, nghe nói không biến dịch liền hiểu không biến dịch.


    (Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

    -----------------

    Thể của chân như vốn không biến dịch, nhưng dụng thì không lúc nào không biến dịch.
    Chân như bất biến mà tùy duyên nên nói: "Vốn tự đầy đủ, có thể sanh vạn pháp.”
    Chân như tùy duyên nhưng không biến nên lại nói: "Vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn không giao động."
    Chân là không giả, như là không biến.
    Nhà thiền trọng tùy duyên nên từ Dụng mà nói sợ người ta chấp "Không"; có lúc lại từ Thể mà nói sợ người ta chấp "Hữu.”


    _______________


    "Chiều sương xuống mênh-mang chiều thấy lạnh,
    Đời đẹp vui, đời không lánh sáu đường.
    Mưa tuôn gió cuốn, và bóng dương buồn,
    Đời chi vui đẹp, diễn tuồng huyễn mơ."
    A



  12. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    hoatihon (07-24-2016),votichsu (08-12-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •