DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 17/43 ĐầuĐầu ... 7151617181927 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 161 tới 170 của 463
  1. #1
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    155. Thuốc, bệnh trị nhau.

    Vân Môn nói với chúng đệ tử rằng:
    - Thuốc, bệnh trị nhau, tất cả đại địa đều là thuốc, cái nào là chính mình?

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Khi có bệnh thì dùng thuốc để trị, khi bệnh khỏi rồi thì không cần dùng thuốc nữa. Lúc đó đối với người vừa khỏi bệnh, thuốc không còn là thuốc nữa. Do đó ta thấy thuốc, bệnh cùng tồn tại và cùng hoại diệt. Trong Thiền học, bệnh chỉ mê; thuốc chỉ ngộ. Vì mê nên mới có ngộ, nếu như không có mê thì đâu có ngộ.
    Cả đại địa đều là thuốc là chỉ không còn mê, toàn là ngộ, toàn là không làm gì còn tự ngã.

    (Viên Thông)

    _____________





  2. #2
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    159. Tuyết Phong là gì?

    Có hai ông tăng đến Tuyết Phong cầu học. Hòa thượng thấy hai ông tăng đến gần am, bèn mở cửa chạy ra khỏi am nói:
    - Là cái gì?
    Hai ông tăng cùng đáp:
    - Là cái gì?
    Tuyết Phong cúi đầu trở về am. Sau hai ông tăng đến Nham Đầu (828-887).
    Nham Đầu hỏi:
    - Từ đâu đến?
    - Từ Lãnh Nam.
    - Có đến Tuyết Phong không?
    - Có.
    - Tuyết Phong có câu gì không?
    Hai ông tăng kể lại.
    - Ta tiếc lúc trước không nói cho hắn câu nói sau cùng, nếu có thì thiên hạ đâu làm gì được lão Tuyết!
    Đến cuối hạ hai ông tăng lại hỏi Nham Đầu:
    - Thế nào là câu nói sau cùng?
    - Sao không hỏi sớm?
    Hai ông tăng thưa:
    - Chưa dám.
    - Tuyết Phong tuy cùng ta cùng đều sanh nhưng chẳng cùng ta đồng đều tử, muốn biết câu nói sau cùng chỉ là vậy.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Tuyết Phong chạy ra khỏi am hỏi 2 ông tăng là để xem 2 ông tăng phản ứng ra sao khi không phòng bị. 2 ông tăng lập lại câu hỏi chẳng khác gì con vẹt.
    Câu nói sau cùng là câu nói trước khi mất. Trong Thiền học đó là lúc đã nghiên cứu đến tận gốc rễ vấn đề, mà nói ra. Tuyết Phong và Nham Đầu là bạn học nên nói "cùng đều sanh", nhưng lại nói chẳng "cùng đều tử" hàm ý sự lãnh ngộ và biểu hiện khác nhau.

    (Viên Thông)

    _______________

    Có hai ông tăng đến Tuyết Phong cầu học. Hòa thượng thấy hai ông tăng đến gần am, bèn mở cửa chạy ra khỏi am nói:
    - What's?
    Hai ông tăng cùng đáp:
    - What's?
    Tuyết Phong cúi đầu trở về am. Sau hai ông tăng đến Nham Đầu (828-887).
    Nham Đầu hỏi:
    - Từ đâu đến?
    - Từ Lãnh Nam.
    - Có đến Tuyết Phong không?
    - Có.
    - Tuyết Phong có câu gì không?
    Hai ông tăng kể lại.
    - Ta tiếc lúc trước không nói cho hắn câu nói sau cùng, nếu có thì thiên hạ đâu làm gì được lão Tuyết!
    Đến cuối hạ hai ông tăng lại hỏi Nham Đầu:
    - Thế nào là câu nói sau cùng?

    - "No more !"

    (lục lại Kho phế liệu !)



  3. #3
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    162. Kiếp hỏa.

    Có ông tăng hỏi Đại Tùy ( - 919):
    - Kiếp hỏa cháy rực. Cả đại thiên thế giới đều bị hủy hoại, không biết cái này có bị hủy hoại không?
    - Hoại.
    - Vậy theo nó đi?
    - Theo nó đi.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Ông tăng nghĩ người tu khi lãnh ngộ hợp với vũ trụ thành một thể, nhưng khi vũ trụ bị kiếp hỏa hủy diệt thì Phật pháp ra sao? Có bị hủy diệt không? Ông tăng vì thiếu lòng tin nên bị nghi vấn này trói buộc. Câu trả lời của Đại Tùy là để phá chấp này cho ông.
    (Viên Thông)

    ____________

    Những gì của vô minh thì theo quy luật vô minh, những gì có sinh thì có diệt, cái gì không sinh thì lấy đâu diệt ?!

    Câu trả lời của Đại Tùy nhắm phá chấp Thường.


  4. #4
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    165. Hươu trong hươu.

    Có ông tăng hỏi Dược Sơn:
    - Ruộng bằng, cỏ ít, hươu tụ thành bầy, làm sao bắn hươu trong hươu?
    - Xem tên!
    Ông tăng bèn ngã ngay xuống đất.
    - Thị giả! Lôi "gã chết rồi" này ra!
    Ông tăng nhỏm dậy, đi ra.
    Dược Sơn nói:
    - Những kẻ vầy đất, nào có hạn.

    (Bích Nham Lục)

    -----------------

    Câu hỏi của ông tăng có nghĩa là làm sao nhận ra người đệ tử xuất sắc nhất của Dược Sơn? Khi Dược Sơn nói "Xem tên", ông tăng bèn ngã xuống đất là nhận rằng mình là người đó. Để sửa tánh tự cao, tự đại của ông tăng, Dược Sư mới nói "Lôi gã chết rồi này đi.” Ông tăng nhỏm dậy bỏ đi, tỏ rằng mình vẫn sống nhăn.
    (Viên Thông)

    ______________





  5. #5
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    167. Một cành hoa.

    Đại Phu Lục Hoàn trong lúc nói chuyện với Nam Tuyền thưa rằng:
    - Triệu pháp sư (374-414) có nói ta cùng gốc với trời đất, cùng thể với vạn vật, thật là kỳ quái!
    Nam Tuyền chỉ hoa trước sân nói:
    - Người nay thấy cành hoa này giống như trong mộng.
    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Câu nói của Nam Tuyền có nghĩa là; nếu lấy tâm "hữu ngã" mà xem hoa thì còn ở trong thế giới nhị nguyên đối đãi. Nếu lấy tâm "vô ngã" mà xem hoa thì giữa hoa và người không có giới hạn, hợp thành một thể của thế giới vô ngã.

    _____________

    "Thanh thanh thúy trúc tận thị Pháp thân,
    Uất uất hoàng hoa vô phi Bát Nhã."






  6. #6
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    168. Vòng tròn của Trí Viễn.

    Thượng thư Trần Tháo, một hôm đến viện Tư Phúc bái phỏng Trí Viễn. Trí Viễn thấy Trần Tháo đến bèn vẽ một vòng tròn trong không trung. Trần Tháo nói:
    - Đệ tử đã từng đến đây, sớm đã không chấp không tướng, còn vẽ vòng làm gì?
    Thiền sư nghe rồi, bền bỏ về phòng, đóng cửa lại.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Vẽ vòng tròn là bắt đầu từ Đam Nguyên. Vòng tròn bao hàm trời, đất, vũ trụ, sum la địa võng, tâm cảnh, ngộ cảnh, Phật.
    Tư Phúc biết Trần Tháo thâm cứu Thiền học, nên vẽ vòng tròn để xem Trần Tháo giải thích thế nào, tiếc thay sự hiểu biết của Trần Tháo về vòng tròn hãy còn hạn chế, vì vậy nếu có vấn đáp cũng chỉ làm phí thời giờ, vì vậy Tư Phúc mới bỏ về phòng.

    (Viên Thông)

    ______________





    Chữ Không đã nhốt Thiền sư ấy,
    Nay lại nhốt thêm lắm kẻ khờ !




  7. #7
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    169. Ma Cốc hai lần dộng tích trượng.

    Ma Cốc tay cầm tích trượng đến bái phỏng Chương Kính hòa thượng. Gập lúc Chương Kính đương ngồi thiền. Ma Cốc đi vòng quanh thiền sàng 3 vòng, dộng tích trượng xuống, đứng ngay trước mặt Chương Kính.
    Chuơng Kính nói:
    - Phải! Phải!
    Sau đó Ma Cốc lại đến Nam Tuyền, lại đi quanh thiền sàng 3 vòng, dộng tích trượng đứng trước mặt Nam Tuyền.
    Nam Tuyền nói:
    - Không phải! Không phải!
    Ma Cốc liền hỏi:
    - Chương Kính nói phải, sao hòa thượng lại nói không phải?
    Nam Tuyền nói:
    - Chương Kính phải, còn ngươi không phải, đây là bị sức gió chuyển, sau bị bại hoại.

    (Bích Nham Lục)
    Đi vòng 3 vòng là tỏ ý kính trọng. Tích trượng tượng trưng sự khai ngộ. Ma Cốc đã ngộ, đến thăm Chương Kính lấy hành động để biểu thị tâm cảnh. Hòa thượng nhìn biết ngay là ông đã ngộ nên nói phải.
    Ma Cốc lại đến thăm sư huynh là Nam Tuyền để tỏ cho biết mình đã ngộ. Nam Tuyền nói không phải để thử Ma Cốc. Đối với người đã khai ngộ thì phải và không phải có khác biệt gì? Ma Cốc còn bị "không phải" làm cho thắc mắc là chưa hoàn toàn thoát tục. Ma Cốc được Nam Tuyền chỉ điểm, linh cơ liền chuyển khiến cho ngộ cảnh càng thâm sâu.

    (Viên Thông)

    ______________

    Cuncon có nhớ một giai thoại vui, xin chia sẻ :

    Xưa có một người tên Hư tìm đến một vị tu sĩ :

    _ Thưa thầy ! Đêm qua con nằm mơ thấy heo kêu.

    _ Đây là điềm, hôm nay ông sẽ được ăn.

    Quả nhiên ngày hôm ấy có người mời ông Hư đi ăn giỗ. Hôm sau ông lại tìm đến tu sĩ :

    _ Thưa thầy, hôm nay con lại nằm mơ thấy heo kêu.

    _ Đây là điềm, hôm nay ông sẽ được tặng áo mặc.

    Quả nhiên hôm ấy, ông nhận được bưu phẫm là một chiếc áo ấm từ nước ngoài gửi về tặng.

    Ăn quen, hôm sau ông lại tìm đến, thưa :

    _ Thưa thầy, đêm qua con lại mơ nghe heo kêu.

    _ Ông hãy đề phòng ăn gậy.

    Quả vậy, ngày hôm ấy ông không dám đi đâu, đến chiều ông buồn chân ra đứng lơ ngơ trước cửa, du đảng đánh lộn với nhau chạy đến, ông chưa kịp trốn vào nhà đã lãnh trọn một gậy đánh nhầm.

    Ông quay lại vị tu sĩ :

    _ Thưa thầy, những giấc mơ đó là do con tự bịa ra, mà sao thầy đoán đúng vậy ?

    _ Có gì đâu, heo đói heo kêu thì chủ cho ăn, heo lạnh ngủ không được kêu, thì chủ cho bao bố để nằm giữ ấm. Cho ăn no rồi, cho tấm lót nằm rồi, mà con kêu nữa thì cho gậy chứ sao ?!
    Mọi chuyện ở đời, dù là giả định, những nó đã sinh khởi từ Ý Thức của ta, thì Ý Thức vốn là nguyên nhân sinh khởi vũ trụ vạn hữu, há lại không dệt mộng tiếp hay sao ?!


  8. #8
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    171. Đảo nhất thuyết.

    Có ông tăng hỏi Vân Môn:
    - Chẳng phải cơ trước mắt, cũng chẳng phải sự trước mắt, lúc đó thì sao?
    - Đảo nhất thuyết.

    (Bích Nham Lục)

    -------------------

    Đảo nhất thuyết: nói ngược lại.
    Nếu cứ chấp vào thường thức, hoặc vào lời giải của cổ nhân, thiếu sự suy tư của chính mình thì không thể giải quyết được vấn đề. Chỉ có một cách duy nhất là phủ định tất cả, đó là ý nghĩa của "Đảo nhất thuyết.

    (Viên Thông)

    _________________

    "Uống một ngụm hết nước sông Tây giang" là câu trả lời của một vị Thiền sư, với mọi người thì đây là chuyện phi lý. Nhưng trong cõi mộng huyễn này có chuyện gì là đúng lý hay phi lý đâu ! Khi nằm mơ, ta vẫn có thể thấy mình bay như chim, lặn như cá, ăn một ổ bánh mì lớn trong đó có cọng hành to như cây cổ thụ, hoặc giả từ nóc tòa tháp đôi (Mỹ) ta nhẩy một cái qua đến tháp Eiffel ở Pháp, không có khó khăn gì, tất cả chỉ là "THỨC BIẾN" thôi mà, có phải thế không hở quý hữu ?


    Cho nên chư Tổ đã ở trong cảnh Chân Thường thì nói gì cũng được, mà không hề vọng ngữ ! Bởi cuộc hồng trần này đối với các Ngài chỉ là trò tuồng mộng huyễn.


  9. #9
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    166. Ngũ Lão Phong.

    Ngưỡng Sơn (807-8833) hỏi ông tăng mới đến:
    - Vừa rời chốn nào?
    - Lư Sơn.
    - Có đi chơi Ngũ lão phong không?
    - Không.
    - Xà lê không biết đi chơi núi.
    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Lư Sơn có Ngũ Lão phong là một ngọn núi có hình giống 5 ông già. Ngưỡng Sơn dùng Ngũ Lão Phong để chỉ:
    5 cảm, 5 dục, 5 cảnh, 5 quan, 5 uẩn
    5 cảm : tham, sân, si, trí, mạn, nghi.
    5 dục : tài, sắc, thực, danh, miên
    5 cảnh : sắc, thanh, hương, vị, xúc.
    5 quan : nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân.
    5 uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

    Ngưỡng Sơn hỏi ông tăng có đi chơi Ngũ Lão phong là muốn xem trình độ tu tập của ông ở Lư Sơn như thế nào. Ông tăng không hiểu tưởng là câu hỏi thông thường nên mới đáp là không.
    Ngưỡng Sơn nói "Xà lê không biết đi chơi núi." là chỉ ông tăng tu tập còn chưa đủ.

    (Viên Thông)

    ______________

    Ngưỡng Sơn "xuất chiêu", ông Tăng thiệt tình đáp, tức là không "đở chiêu". Ngưỡng Sơn thất vọng.

    Chuyện chỉ có thế, mà Viên Thông vọng tưởng ra tùm lum (5 cảm, 5 dục, 5 cảnh, 5 quan, 5 uẩn, ....), thiệt là không hiểu Thiền Ý !


  10. #10
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    170. Thiết Ngưu của Phong Huyệt.

    Có một lần, hòa thượng Phong Huyệt (896-973) được mời đến Nha Môn, Vĩnh Châu giảng pháp.
    Hòa thượng thượng đường nói:
    - Tâm ấn của tổ sư giống như máy trâu sắt. Dời đi thì ấn hiện, ở yên thì ấn không hiện, chẳng dời, chẳng yên, ấn phải hay chẳng ấn phải.
    Lúc ấy có Trưởng lão Lô Pha nói:
    - Tôi có máy trâu sắt, thỉnh thầy đừng ấn.
    Phong Huyệt nói:
    - Ta quen bắt cá kình ở biển lớn, nay lại gặp ếch nhỏ nhẩy trong cát bùn.
    Trưởng lão muốn phản kích nhưng lúc đó không nghĩ ra được câu trả lời thích hợp. Hòa thượng hét:
    - Trưởng lão sao không nói?
    Trưởng lão mở miệng định nói, Phong Huyệt bèn dùng gậy đánh và hỏi:
    - Còn nhớ thoại đầu không?
    Trưởng lão định mở miệng, hòa thượng lại đánh.
    Lúc đó Châu mục bèn nói:
    - Phật pháp và vương pháp cùng loại.
    Phong Huyệt hỏi:
    - Ngươi thấy đạo lý gì?
    - Đương đoạn chẳng đoạn, trở lại chuốc loạn.
    Phong Huyệt nghe rồi bèn xuống tòa giảng.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Tâm ấn là sư phụ truyền pháp cho đệ tử.
    Máy trâu sắt để ngăn dòng nước chẩy, còn tự nó chẳng có công dụng gì, giống như Phật pháp chẳng thể tự ngộ mà chỉ giúp cho thiền sinh ngộ, vì vậy giống như tâm ấn.
    Dời đi thì ấn hiện: không chấp tâm ấn, thì mới có thể lãnh ngộ.
    Ở yên thì ấn không hiện: ngược lại, lãnh ngộ rồi thì không bị tâm ấn trói buộc.
    Phong Huyệt muốn phá chấp "tâm ấn" của trưởng lão, nhưng tiếc thay vị này không có tuệ căn. Câu nói của Châu mục có ý là mê chính là khởi thủy của ngộ, do đó cứ mặc ông ta mê, đến khi cơ duyên đã chín mùi thì sẽ lãnh ngộ, đó chính là biểu minh công năng của tâm ấn. Hòa thượng thấu rõ thiền cơ của Châu Mục nên cắt đứt vấn đáp mà xuống tòa giảng.

    (Viên Thông)

    _________________

    Có một lần, hòa thượng Phong Huyệt (896-973) được mời đến Nha Môn, Vĩnh Châu giảng pháp.
    Hòa thượng thượng đường nói:
    - Tâm ấn của tổ sư giống như máy trâu sắt. Dời đi thì ấn hiện, ở yên thì ấn không hiện, chẳng dời, chẳng yên, ấn phải hay chẳng ấn phải.
    Lúc ấy có Trưởng lão Lô Pha nói:
    - Tôi có máy trâu sắt, thỉnh thầy đừng ấn.
    Phong Huyệt nói:
    - Ta quen bắt cá kình ở biển lớn, nay lại gặp ếch nhỏ nhẩy trong cát bùn.

    - Con ếch nhỏ thấy rõ con cá kình !


Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •