DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 10/47 ĐầuĐầu ... 8910111220 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 91 tới 100 của 463
  1. #91
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts
    Quote Nguyên văn bởi cunconmocoi Xem bài viết


    87. Trích Thủy Hòa Thượng.

    Nghi Sơn một hôm đi tắm, vì nước nóng quá bèn gọi một đệ tử nhỏ tuổi xách một thùng nước lạnh vào pha. Người đệ tử này vâng lệnh mang thùng nước lạnh đến đổ vào bồn tắm, chỗ nước thừa đem đổ ngay trên mặt đất. Nghi Sơn mắng:
    - Đồ ngu! Sự việc lớn nhỏ đều có công dụng, sao không mang nước thừa mà tưới cho cây cỏ? Ngươi đã làm lãng phí giọt nước của chùa.
    Nghe lời nói đó người đệ tử hoát nhiên khai ngộ bèn đổi pháp hiệu thành Trích Thủy.


    -------------

    Vạn vật đều có công dụng, dù xuất xứ thấp hèn đến đâu cũng có một vị trí trong trời đất.

    _________

    Không hiểu Trích Thủy Hòa thượng "ngộ" được cái gì ?

    "Ngộ" này có lẻ do H.t Trích Thủy tự nhận, "ngộ" ra "không nên lảng phí nước".

    Cũng như ở Việt Nam có một vị Đại lão H.t tự nhận mình đã "ngộ", thực chất chỉ là H.t nằm chiêm bao thấy "cái là lạ" rồi khi tỉnh giấc cho là mình đã "ngộ".
    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  2. The Following 2 Users Say Thank You to minh thức For This Useful Post:

    chimvacgoidan (05-21-2016),cunconmocoi (05-21-2016)

  3. #92
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    88. Pháp Thân.

    Một ông tăng hỏi Đại Long:
    - Sắc thân bị hủy hoại, còn thế nào là pháp thân kiên cố?
    - Hoa núi nở đẹp như gấm, nước suối trong xanh.
    (Bích Nham Lục)

    ------------

    Hoa nở để rồi tàn, nhưng hoa không hề ngưng nở bao giờ; mặt suối bình lặng, nhưng nước vẫn lưu chuyển không ngừng. Ý nghĩa của cuộc đời có thể tìm trong quá trình của cuộc sống, trong đó biến dịch là chân lý không dời đổi. *

    _________

    *
    Lời bình này dắt ta đi xa hơn !



    ----------------

    Pháp Thân Phật đấy là tam giới,
    Báo thể người đây suốt vạn hòa.




  4. #93
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    91. Nắm bắt hư không.

    Thạch Củng hỏi sư đệ Tây Đường Trí Tạng:
    - Ngươi có thể nắm bắt hư không chăng?
    - Được.
    - Ngươi làm thử coi.
    Tây Đường lấy tay chộp không khí.
    Thạch Củng nói:
    - Làm vậy có bắt được gì!
    - Vậy sư huynh bảo phải làm sao?
    - Phải như thế này.
    Vừa nói Thạch Củng vừa bóp mũi Tây Đường. Tây Đường kêu toáng lên.


    --------------

    Vì "Sắc tức thị không, không tức thị sắc", thay vì nắm không khí chi bằng bóp mũi đối phương lại gần hiện thực hơn. *

    __________

    Vị sư huynh này khá lắm !

    Lời bình này *thì "trớt quớt".


  5. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    socnho (05-22-2016)

  6. #94
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    92. Không thể thay thế.

    Một người kia hỏi một thiền sư:
    - Thế nào là ý nghĩa của Thiền?
    - Ta cũng muốn bảo ngươi, nhưng hiện ta mắc đi tiểu; ngươi thử nghĩ coi, ngay việc nhỏ mọn như vậy ta cũng phải tự làm. Xin hỏi, ngươi có thể thay thế ta đi tiểu được không?


    -------------

    Muốn ngộ được việc lớn sanh tử, phải do chính mình, không thể nhờ ai được. Ỷ lại vào những kiến giải của kẻ khác thì chẳng khác gì con vẹt học nói tiếng người, tuy là nói được nhưng chẳng hiểu lời nói đó có ý nghĩa gì.


  7. #95
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    93. Vì ta ở đó.

    Vân Nham đang đun nước pha trà, sư huynh Đạo Ngô bước vào hỏi:
    - Ngươi đun nước cho ai vậy?
    - Có người cần uống.
    - Hắn muốn uống sao không tự đun?
    - Vì đệ ở đây.

    ---------------

    Người hiểu được không có sự phân biệt giữa chủ và khách có thể phân biệt được chủ khách; có thể biến khách thành chủ.

    ___________






  8. #96
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    94. Thiền không thể giảng.

    Dược Sơn đã lâu không lên đàn giảng pháp. Viện chủ đến gặp thưa rằng:
    - Đệ tử chúng con hy vọng được nghe sư phụ giảng pháp.
    - Được! Hãy đánh chuông kêu mọi người lên đại điện nghe pháp.
    Đại chúng tụ tập đầy đủ rồi, thiền sư bèn trở về phòng phương trượng.
    Viện chủ chạy theo hét lên:
    - Sư phụ, vì sao không nói một lời đã bỏ đi rồi?
    - Viện chủ, kinh có kinh sư, luật có luật sư, luận có luận sư, sao lại trách cứ ta?

    (Tổ ĐườngTập)

    ----------------

    Thiền không thể giảng, có giảng ra cũng vô dụng.
    (Thái Chí Trung)

    ____________





  9. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Hoàng Mai (05-22-2016)

  10. #97
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    95. Tâm động.

    Một ngày kia, tại Pháp Tánh Tự, gió thổi, cờ bay. Có hai ông tăng tranh luận. Một người nói cờ động, một người nói gió động; không ai chịu ai.

    Huệ Năng nói:

    - Không phải gió động, không phải cờ động, mà là tâm các ông động.

    Mọi người nghe thấy đều kinh ngạc. Câu chuyện trên đã trở thành một giai thoại trong chốn Thiền môn.

    - o 0 o -


    Câu chuyện đến đây vẫn chưa hết. Về sau, trong các đệ tử của Ngưỡng Sơn có một ni cô tên là Diệu Tín, xử sự mọi việc rất thông minh, nhanh nhẹn. Ngưỡng Sơn biết ni cô có tài bèn giao cho toàn quyền phụ trách tiếp đãi những khách bên ngoài đến. Một ngày kia có 17 vị hành cước tăng người Tứ Xuyên đến thăm chùa, chuẩn bị hỏi pháp Ngưỡng Sơn. Sau bữa cơm chiều, các vị hành cước tăng không có chuyện gì làm, bèn tranh luận về Phật pháp. Khi đề cập đến gió động, cờ động thì 17 vị có 17 ý kiến, tranh cãi náo loạn, âm thanh lọt đến tai Diệu Tín. Diệu Tín lập tức hét lớn lên:

    - 17 ông tăng kia, ngày mai trước khi đi phải thanh toán tiền phòng, tiền cơm cho rõ ràng.

    Thái độ uy nghiêm khiến các ông hành cước tăng bổng im bặt không biết làm sao cho phải. Diệu Tín lại ra lệnh:

    - Không được tranh cãi, hãy đến trình diện ta, ta sẽ nói cho các ông nghe.

    17 người bất giác chạy đến trước mặt Diệu Tín. Diệu Tín nói:

    - Nếu đã không phải gió động, cũng không phải cờ động làm sao tâm động?

    Các ông tăng hoát nhiên khai ngộ *, đều thấy không cần phải nghe Ngưỡng Sơn giảng pháp nữa. Ngày hôm sau, toàn thể đều từ biệt Diệu Tín mà đi.


    (Nhất Vị Thiền)

    ----------------

    Hai ông tăng chấp vào ngoại cảnh (gió, cờ). Câu nói của Lục tổ là chấp vào Tâm, thực ra thì ngài đã vượt lên tâm và cảnh. Ở đây ngài chỉ đơn giản chỉ cho hai ông tăng chấp vào cảnh là sai lầm. Câu nói của Diệu Tín phá cả Tâm và Cảnh mới là hoàn toàn không chấp. Những gì khái niệm hóa thì không phải là thực tại. Thiền dạy chúng ta nhìn và hiểu sự vật như chính nó, chứ không bằng sự phân tích hay khái niệm hóa.

    (Kubose)

    ____________

    *
    Ở đây tác giả dùng từ "hoát nhiên khai ngộ" là sai, ta chỉ có thể dùng từ "tỉnh ngộ", tức là nhận ra sự sai quấy của mình.


  11. #98
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    96. Vượt lên lời nói.

    Một thiền sư bảo các đồ đệ:
    - Hai người đi dưới mưa, trời mưa không làm ướt một người. Các ngươi giải thích chuyện này thế nào?
    Các đệ tử đua nhau trả lời:
    - Vì một người mặc áo tơi, một người không.
    - Vì mưa cục bộ nên người bị ướt, người không.
    - Vì một người đi giữa đường, một người đi dưới hàng hiên.
    Thiền sư nói:
    - Các ngươi chấp vào câu "không làm ướt một người" , vì vậy nên không tìm ra ý nghĩa. Thực ra câu "không làm ướt một người" chẳng phải là chỉ cả hai người đều bị ướt hay sao?


    -------------

    Ngón tay trỏ mặt trăng, nhưng mặt trăng không ở đầu ngón tay. Lời nói để diễn tả chân lý, nhưng chân lý không nằm trong lời nói.

    _________

    Chỉ là đố mẹo thôi, chứ có thuyền bè gì ở đây !


  12. #99
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    96. Vượt lên lời nói.

    Một thiền sư bảo các đồ đệ:
    - Hai người đi dưới mưa, trời mưa không làm ướt một người. Các ngươi giải thích chuyện này thế nào?
    Các đệ tử đua nhau trả lời:
    - Vì một người mặc áo tơi, một người không.
    - Vì mưa cục bộ nên người bị ướt, người không.
    - Vì một người đi giữa đường, một người đi dưới hàng hiên.
    Thiền sư nói:
    - Các ngươi chấp vào câu "không làm ướt một người" , vì vậy nên không tìm ra ý nghĩa. Thực ra câu "không làm ướt một người" chẳng phải là chỉ cả hai người đều bị ướt hay sao?


    -------------

    Ngón tay trỏ mặt trăng, nhưng mặt trăng không ở đầu ngón tay. Lời nói để diễn tả chân lý, nhưng chân lý không nằm trong lời nói.

    _________

    Chỉ là đố mẹo thôi, chứ có "thuyền bè" gì ở đây !



  13. #100
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    97. Thiết Nhãn in Kinh.

    Thiết Nhãn là một vị thiền sư Nhật Bản. Ông có tâm nguyện là khắc bộ Đại Tạng Kinh bằng tiếng Nhật, vì lúc đó bộ kinh đang dùng là bộ kinh chữ Hán. Bộ Đại Tạng Kinh gồm 7000 cuốn, vì vậy tâm nguyện của ông quả là một hoằng nguyện (lời nguyện lớn). Để trả phí dụng cho việc in kinh ông bắt đầu lạc quyên. Một số ít đồng tình cho ông tiền vàng, còn đa số chỉ cho những bạc vụn. Ai tặng cúng ông cũng cảm kích tạ ơn như nhau. Sau 10 năm quyên góp, ông chuẩn bị để khắc bản in. Bỗng nhiên Vũ Trị Xuyên Hà ngập nước. Thủy tai xẩy ra. Trước cảnh đói khổ của nạn dân, Thiết Nhãn mang hết tiền quyên góp để in kinh ra phát chẩn. Nạn đói qua khỏi Thiết Nhãn lại bắt đầu quyên góp. Vài năm sau, Nhật Bản lại có bệnh truyền nhiễm lan truyền khắp nước. Thiết Nhãn lại đem hết tiền khổ công quyên góp ra giúp đỡ mọi người. Sau đó Thiết Nhãn lại bắt đầu quyên góp lần thứ 3. Ông không sợ khổ sở, đắng cay, khó khăn, dòng dã 20 năm, cuối cùng ông đã hoàn thành được tâm nguyện.

    (Nhất Vị Thiền, Quyển Phong)

    ------------

    Ngày nay những bản khắc gỗ dùng để in kinh của Thiết Nhãn được tàng trữ ở Hoàng Bá Tự ở Đông Kinh và được coi là bảo vật của chùa. Thiết Nhãn chỉ khắc bộ Đại Tạng Kinh một lần, nhưng người đời đều biết ông khắc 3 lần, 2 lần trước tuy không thấy hình nhưng so với lần thứ 3, đã đi sâu vào trong lòng người.



  14. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (05-24-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •