DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 10/15 ĐầuĐầu ... 89101112 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 91 tới 100 của 147
  1. #91
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 46
    __________________________________________________ _____________________________________




    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của các pháp như vậy là vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô đắc, vô thủ, vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của sắc, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của nhãn xứ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của sắc xứ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của nhãn giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của nhĩ giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của tỷ giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thiệt giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thân giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #92
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 46
    __________________________________________________ _____________________________________




    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của ý giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của địa giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của Thánh đế khổ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của vô minh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn tịnh lự, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn niệm trụ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của pháp môn giải thoát không, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #93
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 46
    __________________________________________________ _____________________________________




    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của năm loại mắt, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của sáu phép thần thông, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của mười lực của Phật, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của ngã, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, vì ngã chẳng có, nên ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; vì hữu tình cho đến cái thấy chẳng có, nên đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của sự tối tăm khi mặt trời mọc, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của các hành trong thời kỳ kiếp thiêu hủy hết, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự phá giới trong giới uẩn của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tán loạn trong định uẩn của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự ngu si trong tuệ uẩn của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #94
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 46
    __________________________________________________ _____________________________________




    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự chẳng giải thoát trong giải thoát uẩn của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự chẳng giải thoát tri kiến trong giải thoát tri kiến uẩn của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của sự tối tăm trong các ánh sáng của nhật nguyệt ... không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

    Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về ánh sáng của tất cả mặt trời, mặt trăng, ngọc, lửa, điện v.v... trong hào quang của Phật, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về hào quang của tất cả trời Tứ-thiên-vương, cho đến trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng cho đến trời Sắc-cứu-cánh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ý nghĩa đích thực của, hoặc là Bồ-đề, hoặc là Tát-đỏa, hoặc là Bồ-tát, tất cả như vậy đều là chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, không sắc, không thấy, không đối đãi chỉ thuần một tướng, gọi đó là vô tướng.

    Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, đều không có sở hữu, không ngại, không đắm; nên học, nên biết!

    Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những gì là tất cả pháp mà khuyên các đại Bồ-tát, đối với tất cả pháp đó, đều không có sở hữu, không ngại, không đắm, nên học, nên biết?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả pháp đó là pháp thiện, pháp phi thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng, pháp bất cộng. Thiện Hiện! Đó là tất cả pháp. Các đại Bồ-tát, đối với tất cả pháp đó, đều không có sở hữu, không ngại, không đắm, nên học, nên biết.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #95
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 46
    __________________________________________________ _____________________________________




    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp thiện?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là hiếu thuận cha mẹ, cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, thờ kính Sư trưởng, làm việc phước mang tính bố thí, làm việc phước mang tính trì giới, làm việc phước mang tính tu hành, chăm sóc người bệnh, tu hành đầy đủ việc phước phương tiện thiện xảo, tu hành đầy đủ việc phước mười điều thiện, đó là xa lìa giêt hại sinh mạng, xa lìa trộm cắp, xa lìa dục tà hành, xa lìa nói dối, xa lìa nói ly gián, xa lìa nói thô ác, xa lìa nói tạp uế, không tham, không sân, chánh kiến, có mười phép quán tưởng, là tưởng sình trướng, tưởng chảy máu mủ , tưởng đỏ nám, tưởng xanh bầm, tưởng tan rã, tưởng mổ nuốt, tưởng lìa tán, tưởng hài cốt, tưởng thiêu đốt và tưởng tất cả thế gian chẳng thể bảo tồn, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có mười tùy niệm, đó là tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiện, tùy niệm hơi thở ra vào, tùy niệm tịch tịnh, tùy niệm chết, tùy niệm thân. Thiện Hiện! Những pháp này gọi là pháp thiện.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp bất thiện?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là mười điều bất thiện, là giết hại sanh mạng, trộm cắp, dục tà hạnh, nói dối, nói ly gián, nói thô ác, nói tạp uế, tham dục, sân nhuế, tà kiến và phẫn, hận, phú, não, siểm, cuống, kiêu, hại, tật, xan, mạn v.v... Thiện Hiện! Những pháp này là pháp bất thiện.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp hữu ký?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Chính là các pháp thiện và pháp bất thiện, gọi là pháp hữu ký.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp vô kỷ?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là thân nghiệp vô ký, ngữ nghiệp vô ký, ý nghiệp vô ký, bốn đại chủng vô ký, năm căn vô ký, sáu xứ vô ký, pháp vô sắc vô ký, năm uẩn vô ký, mười hai xứ vô ký, mười tám giới vô ký, pháp dị thúc vô ký. Thiện Hiện! Những pháp này là pháp vô ký.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp thế gian?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mười nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, mười hai chi pháp duyên khởi của thế gian. Thiện Hiện! Những pháp này gọi là pháp thế gian.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #96
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 46
    __________________________________________________ _____________________________________




    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp xuất thế gian?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, vị tri căn, đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn, Tam-ma-địa hữu tầm hữu tứ, Tam-ma-địa vô tầm duy tứ, Tam-ma-địa vô tầm vô tứ, hiểu rõ giải thoát, niệm chánh tri, tác ý đúng như lý là pháp xuất thế gian. Có tám giải thoát là: Giải thoát thứ nhất: Trong có sắc quán các sắc; giải thoát thứ hai: Trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài; giải thoát thứ ba: Chứng đắc thân giải thoát thanh tịnh, thù thắng; giải thoát thứ tư: Vượt lên trên tất cả sắc tưởng, trừ diệt tưởng có đối đãi, chẳng tư duy các thứ tưởng, nhập không vô biên, an trú trọn vẹn trong không vô biên xứ; giải thoát thứ năm: Vượt lên trên tất cả không vô biên xứ, nhập vào thức vô biên, an trụ trọn vẹn trong vô sở hữu xứ; giải thoát thứ sáu: Vượt lên trên tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn trong thức vô biên xứ; giải thoát thứ bảy: Vượt lên trên tất cả vô sở hữu xứ, nhập vào phi tưởng, an trụ trọn vẹn trong phi phi tưởng xứ; giải thoát thứ tám: Vượt lên trên tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào và an trụ trọn vẹn trong định diệt tưởng thọ.

    Có chín định thứ đệ: Định thứ nhất Xa lìa dục, pháp ác bất thiện, có tầm có tứ, ly sanh hỷ lạc, nhập vào và an trú trọn vẹn trong bậc định thứ nhất; định thứ hai: Tầm tứ tịch tịnh, các tâm thanh tịnh bên trong qui về một tánh, vô tầm vô tứ, định sanh hỷ lạc, nhập vào và an trú trọn vẹn trong bậc định thứ hai; định thứ ba: Xa lìa sự vui mừng, an trú trong xả, chỉ nhớ nghĩ trọn vẹn về chánh tri, thân hưởng và an trú trong niềm vui của lời thánh, xả trọn vẹn sự nhớ nghĩ, an trú trong niềm vui, nhập vào và an trú trọn vẹn trong bậc định thứ ba; định thứ tư: Dứt vui, dứt khổ, cái mừng lo trước kia biến mất, chẳng khổ, chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, nhập vào và an trú trọn vẹn trong bậc định thứ tư; định thứ năm: Vượt lên tất cả tưởng về sắc, diệt trừ tưởng có đối đãi, chẳng tư duy các thứ tưởng, nhập vào trong cái không vô biên, an trụ trọn vẹn trong không vô biên xứ; định thứ sáu: Vượt lên tất cả không vô biên xứ, nhập vào thức vô biên, an trụ trọn vẹn trong thức vô biên xứ; định thứ bảy: Vượt lên tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, an trụ trọn vẹn trong vô sở hữu xứ; định thứ tám: Vượt lên tất cả vô sở hữu xứ, nhập vào và an trụ trọn vẹn phi tưởng phi phi tưởng xứ; định thứ chín: Vượt lên tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào và an trụ trong định diệt tưởng thọ.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #97
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 46
    __________________________________________________ _____________________________________




    Thiện Hiện! Cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, sáu pháp đáo bỉ ngạn, năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; những pháp này gọi là pháp xuất thế gian.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp hữu lậu?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc là pháp thế gian. Tất cả pháp đưa đến sự đọa lạc trong tam giới, gọi là pháp hữu lậu.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp vô lậu?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, ba pháp môn giải thoát, sáu pháp đáo bỉ ngạn, năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là pháp xuất thế gian; các pháp này gọi là pháp vô lậu.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp hữu vi?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là pháp ràng buộc trong cõi Dục, pháp ràng buộc trong cõi Sắc, pháp ràng buộc trong cõi Vô sắc, năm uẩn, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, ba pháp môn giải thoát, sáu pháp đáo bỉ ngạn, năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Tất cả pháp sở hữu có sanh, có trụ, có dị, có diệt; là pháp hữu vi.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp vô vi?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu pháp không sanh, không trụ, không dị, không diệt, có thể nắm bắt được, là hết tham, hết sân, hết si, chơn như, pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh ly sanh, tánh bình đẳng, thật tế, thì những pháp này gọi là pháp vô vi.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp cộng?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông của thế gian. Những pháp này gọi là pháp cộng. Vì sao vậy? Vì gắn chặt với phàm phu.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp bất cộng?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, ba pháp môn giải thoát, sáu pháp đáo bỉ ngạn, năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thuộc vô lậu. Những pháp này gọi là pháp bất cộng. Vì sao? Vì chẳng gắn chặt với phàm phu.

    Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp tự tướng không như thế, chẳng nên chấp trước. Vì sao? Vì tự tướng của các pháp chẳng thể phân biệt.

    Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên lấy “vô nhị” mà làm phương tiện, để giác ngộ tất cả pháp. Vì sao? Vì tướng của tất cả pháp bất động.

    Thiện Hiện! Đối với tất cả pháp “vô nhị, bất động” là ý nghĩa đích thực của Bồ-tát. Vì sao? Vì không có ý nghĩa đích thực là ý nghĩa đích thực của Bồ-tát.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #98
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 47
    __________________________________________________ _____________________________________


    Quyển 47

    XIII. PHẨM MA-HA-TÁT 01



    Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì mà Bồ-tát lại còn gọi là Ma-ha-tát?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ-tát ở trong chúng đại hữu tình, nhất định sẽ là thượng thủ. Vì lý do đó nên lại còn gọi là Ma-ha-tát.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những ai là chúng đại hữu tình mà Bồ-tát ở trong đó, nhất định là thượng thủ?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Chúng đại hữu tình đó là bậc trụ chủng tánh thứ tám, Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Ðộc-giác và các đại Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến bậc Bất thối chuyển. Đó gọi là chúng đại hữu tình, Bồ-tát ở trong chúng đại hữu tình như vậy, nhất định là thượng thủ, nên còn gọi là Ma-ha-tát.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát như vậy, vì nhân duyên gì mà ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này phát tâm Kim-cang-dụ, quyết chẳng thối hoại. Vì do tâm này, mà ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tâm Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát?

    Phật bảo: Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta phải mặc áo giáp kiên cố, ở trong cánh đồng sanh tử mênh mông, đập phá vô lượng oán địch phiền não; ta phải làm khô cạn biển lớn sanh tử sâu rộng vô cùng; ta phải xả bỏ tất cả gánh nặng về thân mạng, của cải trong ngoài; ta phải đem tâm bình đẳng làm việc lợi ích lớn cho tất cả hữu tình; ta phải dùng pháp ba thừa cứu độ tất cả hữu tình khiến họ đều ở cõi Vô-dư-y Niết-bàn mà nhập Niết-bàn; tuy ta phải dùng pháp ba thừa khiến tất cả hữu tình được diệt độ, nhưng thật ra chẳng thấy có hữu tình nào được diệt độ; ta phải hiểu rõ như thật đối với tất cả pháp là vô sanh, vô diệt; ta nên chuyên thuần lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa; ta phải tu học tất cả pháp cho thông đạt rốt ráo, biến nhập diệu trí; ta phải thông đạt pháp môn đạt đến nhất lý của tất cả pháp tướng; ta phải thông đạt pháp môn đạt đến nhị lý của tất cả pháp tướng cho đến pháp môn đạt đến vô biên lý; ta phải đối với tất cả pháp, tu học cho thông đạt diệu trí của pháp đạt đến nhất lý; ta phải đối với tất cả pháp, tu học cho thông đạt diệu trí của pháp môn đạt đến nhị lý, cho đến thông đạt diệu trí của pháp môn đạt đến vô biên lý; ta phải tu học dẫn phát pháp môn tịnh lự vô biên, pháp môn vô sắc vô lượng; ta phải tu học, dẫn phát pháp ba mươi bảy Bồ-đề phần vô biên, ba pháp môn giải thoát, sáu pháp môn đáo bỉ ngạn; ta phải tu học, dẫn phát vô biên pháp môn: Năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Này Thiện Hiện! Như vậy gọi là tâm Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát.

    Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #99
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 47
    __________________________________________________ _____________________________________



    Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Trong tất cả loài địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, người, trời, các loài hữu tình nào chịu khổ não, ta phải chịu thay để họ được an lạc; nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta phải vì một hữu tình mà trải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp chịu các sự đau khổ kịch liệt trong các địa ngục, dùng vô số phương tiện giáo hóa, khiến chứng Vô-dư-niết-bàn; lần lượt như vậy, vì tất cả hữu tình, cứ mỗi hữu tình, phải trải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp, chịu những sự đau khổ kịch liệt trong các địa ngục, cũng vì từng hữu tình dùng vô số phương tiện giáo hóa, khiến chứng được Vô-dư-niết-bàn; làm việc này rồi, tự trồng căn lành, lại trải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp, hoàn thành tư lương để tu tập Bồ-đề, sau đó mới chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Này Thiện Hiện! Như vậy gọi là tâm Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát.

    Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn, thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, phát tâm thù thắng quảng đại, quyết chẳng thối hoại. Do vì tâm này, nên ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tâm thù thắng quảng đại của đại Bồ-tát?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta nên từ sơ phát tâm cho đến khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, trong khoảng thời gian này, thề chẳng khởi tâm tham dục, tâm sân nhuế, tâm ngu si, tâm phẫn, tâm hận, tâm phú, tâm não, tâm cuống, tâm siểm, tâm tật, tâm xan, tâm kiêu, tâm hại, tâm kiến mạng v.v... cũng lại chẳng khởi tâm hướng đến bậc Thanh-văn, Ðộc-giác, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là tâm thù thắng quảng đại của đại Bồ-tát.

    Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này cũng chẳng ỷ lại mà sanh kiêu căn, thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này phát tâm chẳng thể khuynh động, quyết chẳng thối hoại. Do vì tâm này, nên ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tâm chẳng thể khuynh động của đại Bồ-tát?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tập, phát khởi tất cả sự tu hành và ứng dụng trong làm việc, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là tâm chẳng thể khuynh động của đại Bồ-tát.

    Nếu đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn, thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #100
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 47
    __________________________________________________ _____________________________________



    Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, phát tâm lợi ích an lạc, quyết chẳng khuynh động; do vì tâm này nên ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tâm lợi ích an lạc của đại Bồ-tát?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta phải cùng tận đời vị lai, đối với tất cả hữu tình, làm chỗ nương, làm chiếc cầu, làm con thuyền, làm bờ bến, làm hải đảo, cứu giúp, che chở họ, thường chẳng xa lìa, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là tâm lợi ích an lạc của đại Bồ-tát.

    Nếu đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn, thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường hay thích pháp, ưa pháp, vui mừng với pháp, hoan hỷ với pháp. Do vì duyên này nên ở trong chúng đại hữu tình nhất định được làm thượng thủ.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp nào và vì sao đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường đối với pháp ấy, ưa thích, vui mừng, hoan hỷ?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Cái mà gọi là pháp, đó là tất cả hữu tình và pháp sắc, phi sắc, đều không có tự tánh và chẳng thể nắm bắt được, thật tướng chẳng hoại, đó gọi là pháp. Nói là thích pháp, nghĩa là đối với pháp ấy, khởi lên sự ham muốn mong mỏi, tìm cầu; nói là ưa pháp, nghĩa là đối với pháp ấy, khen ngợi công đức; nói là vui mừng với pháp, nghĩa là đối với pháp ấy vui mừng, tin tưởng, thọ trì; nói là hoan hỷ với pháp, nghĩa là đối với pháp ấy hâm mộ và hết lòng tu tập.

    Thiện Hiện! Như vậy, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thường hay thích pháp, ưa pháp, vui mừng với pháp, hoan hỷ với pháp, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn, nên ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 31 đến quyển 40
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 107
    Bài cuối: 02-26-2016, 08:29 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 21 đến quyển 30
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 123
    Bài cuối: 02-15-2016, 11:21 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 11 đến quyển 20
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 130
    Bài cuối: 02-03-2016, 11:48 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 1 đến quyển 10
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 105
    Bài cuối: 01-25-2016, 08:59 AM
  5. Trả lời: 11
    Bài cuối: 01-20-2016, 09:47 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •