DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3
  1. #1
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts

    Quan điểm của Trí Từ

    Tu Cho Mình
    - Nghĩa là làm theo lời Phật dạy: Tự thắp đuốc lên mà đi. Là sự nổ lực của bản thân để đạt đến điều mong cầu cho tự thân.
    - Xung quanh ta có 6 cảnh trần chi phối 6 căn của ta, điều này hầu như là diễn biến tự nhiên. Nhưng giờ đây đã khác, lời Phật để lại sẽ giúp ta không phải bị cảnh trần chi phối 6 căn của ta nữa. Như mắt thấy cảnh khó chịu, ta thông qua sự tu tập thì ta sẽ điều phục ý nghĩ của ta theo hướng tích cực để không phải khó chịu sân hận, thường thì ta sẽ chau mày, nhăn mặt, khi tiếp xúc thì lời nói phát ra khó chịu tự thân và cho cả người nghe làm cho sự tu tập trở nên vô nghĩa và ta như là học lý thuýêt đã lâu, đến lúc thi thì rớt mất rồi.
    - Vậy đó, hằng ngày, trong từng hành động, lời nói, ý nghĩ ta luôn phải thi, rớt lên rớt xuống là chuỵên bình thường, nhưng đừng để thi rớt nhiều quá thì mãi sẽ không thể lên lớp cao trên để học tìm hiểu cái mới hơn, làm cho con đường đến mục đích của ta càng xa hơn.

    Tu Cho Người
    - Điều này dể bị ngộ nhận, bị hiểu nhầm, hiểu sai dẫn đến tăng trưởng sự cao ngạo, khinh người, biến ta thành Cống Cao Ngã Mạn.
    - Phải hiểu đúng hơn theo nghĩa tích cực, nghĩa như sau:
    . Tự thân ta tu tập tốt đẹp, thể hiện tốt đẹp đó qua tướng trạng, sắc thái, lời nói, hành động để mọi người nhìn vào cảm nhận và lấy ta là tấm gương để noi theo.
    . Như đức Phật là một minh chứng vĩ đại nhất, ta học theo Phật từ mọi khía cạnh, cứ tuỳ nghi mà học tập. bắt chước Phật được bao nhiêu hay tốt bấy nhiêu.
    . Ta biến ta thành một người đức hạnh, làm cho mọi người cảm thấy gần ta thật dể chịu, ta biến nơi ta ở thành cực lạc trần gian, từ đó hướng đến cực lạc niết bàn.
    . Ta đem sự hiểu biết về lý thuýêt lẫn thực hành để truỳên trao cho mọi người, cho những ai cũng mong cầu sự tốt đẹp nhất, mong cầu thoát khổi nỗi khổ niềm đau.
    . Ta thể hiện qua cách ứng xử trong nhiều tính huống mà thế gian có cách giải quyết không tốt hơn bằng trong lời dạy của đức Phật.

    Vậy đó, tu cho người là thế, là thể hiện mình ở góc độ từ bi và trí tuệ để mọi người có thể gần gủi và học hỏi. Và tôi đây cũng đang tìm các vị như thể để nương tựa học hỏi... mãi đi tìm............
    Lần sửa cuối bởi Admin; 02-26-2016 lúc 09:17 AM

  2. Chủ đề tương tự

    1. Quan Âm Thị Kính
      Gửi bởi lamebay trong mục Âm nhạc Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 08-21-2015, 09:20 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài cuối: 07-12-2015, 05:03 PM
  3. #2
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts

    Một phương pháp tự xét quá trình tu học.

    Theo Trí Từ thì để xét coi quá trình tu học của mình có ổn không, có đi được đến mục đích của mình mong muốn hay không thì tự thân Trí Từ trải nghiệm như sau và bây giờ lên đây chia sẽ cùng các vị để tham khảo.

    1. Phải biết đức Phật là thế nào.
    - Chúng ta học hỏi điều gì, từ ai thì phải biết nguồn gốc đó. Như tự thân trả lời các câu hỏi: đức Phật từ đâu xuất hiện, tại sao phải tu học theo Phật, Phật đã dạy những gì, lợi ích ra sao, khi học thì thế nào, khi thực hành có được an vui như lời Phật dạy hay không ?....

    2. Học từ đâu
    - Hiện tại do Phật không còn tại thế, lời dạy hiện nay không kiểm chứng thực tế được vì không được như các vị tu hành năm xưa, cái thời đức Phật còn tại thế, lở không biết lời dạy đó đúng sai thì chạy tới tịnh xá Kỳ Viên bạch Phật cho tỏ tường. Giờ đây ta chỉ có thể xét có trong các Kinh điển hay không, có phù hợp với giới luật hay chưa.
    - Trước hết ta đọc qua vài loại kinh sách, các bài viết liên quan về Phật giáo... thế là ta tích tụ cho mình một phần kiến thức nho nhỏ. Trong quá trình tự đọc này thì chắc chắn sự hiểu sẽ không nhiều, gặp nhiều điều không lý giải được thì ta bạch các vị sư có đi học tại các trường Phật học (hiện nay có nhiều vị xuất gia nhưng không chịu đi học, cho nên không phải gặp vị nào xuất gia thì cũng hỏi được) rồi đối chiếu với các nghi vấn của mình để mong tìm được câu trả lời đúng hơn.
    - Sau khi tập trung một lượng kiến thức khá ổn, ta phải thực hành vì TU đi liền với HÀNH, gọi là tu hành chứ không phải tu thuýêt. Hiện giờ ta chỉ có thể tiếp thu kiến thức chứ không thể xem biết ai chứng quả chưa mà tin tưởng tuỵêt đối vào một vị minh sư nào đó. Chỉ có thực hành tự thân mới kiểm chứng được những gì đã học là có đúng hay chưa mà thôi.

    3. Kết quả tu tập
    - Kết quả này tự thân thấy được, chẳng nhờ ai thấy giùm, vì rằng tự thân trải nghiệm mà còn không biết thì ai mà biết giùm ta được đây.
    - Nếu kết quả của sự thực hành không như mong muốn, ta phải mạnh dạn đi tìm học ở nơi khác vì rằng đây là sự tiến bộ trong tu tập, ta không chấp chặt vào một bài học đã không đem đến lợi ích thực sự như Phật dạy, như điều ta mong muốn đạt được sự thiện lành cao nhất. Như thái tử Tất Đạt Đa năm xưa tầm đạo vậy, sự tu khổ hạnh Ngài từng đeo bám đã không giúp Ngài thấy được sự thoát khỏi sanh già bệnh chết, cũng như đạt được sự an vui nên Ngài đã quyết tâm ra đi tầm đạo ở các vị khác, nơi khác. Rồi sau cùng tự thân Ngài trải qua bao năm tháng tu tập, Ngài nhập vào Thiền Định Tứ Niệm Xứ mà chứng đạo quả vô thượng.

    Trên bước đường tu tập, ta học và hành nên thường liên tưởng đến cuộc đời đức Phật thì sẽ an toàn hơn trên đường về xứ Phật.

    Chúc vui, chúc hạnh phúc trong tu tập !!!

  4. #3
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts

    Ta có phải là Phật tử không, hay chỉ là tự nhận ?!!!

    Đạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm đầu, có 5 giới luật chính và trăm giới luật phụ để ràng buộc ta không phải tạo nghiệp xấu ác, cũng như có vô vàn điều khuýên khích ta làm để tăng trưởng nghiệp lành.

    Khi nào ta trở thành Phật tử. Mà Phật tử là gì, đơn giản dịch ra là Con Phật, con của một vị đã giải thoát khỏi mọi khổ đau và phiền não... hiểu đơn giản vậy cũng ổn lắm rồi. Vậy ta với danh xưng Phật tử đến từ sự Quy y được Sư thầy đặt cho cái Pháp danh và rồi ta cũng tự mang luôn cho mình là Phật tử chứ Phật thì chẳng thị hiện để xác chứng chuỵên này, ta nhận vậy thôi.

    Nhưng tự nhận vậy cũng tốt, tốt ở chổ ta tự xưng là Phật tử vì ta noi theo đức hạnh của người với đầy đủ 10 danh hiệu. Ta hướng về Phật như một kim chỉ nam, ta hướng về Phật để mong cầu được giống như Phật thoát mọi nỗi khổ niềm đau. Thật sự làm được như vậy ta sẽ không hổ thẹn với danh xưng Phật tử.

    Vậy ta đã làm được bao nhiêu để trở thành Phật tử chân chính không phải mạo nhận. Làm những gì để đạt được danh xưng Phật tử một cách vinh hạnh và tự hào ? Chẳng có gì khó cả, cứ theo lời Phật dạy mà làm vì ta đang mong cầu được giống như Phật kia mà.

    Trước với hàng tại gia ta hãy gắng giữ 5 giới trước vậy. Giữ được càng nhiều thì giải thoát càng nhiều, chỉ đơn giản vậy không khó lắm phải không các bạn. Tuy nhiên giữ sao cho đúng nhất, cái này tuỳ thuộc vào khả năng học hỏi cũng như quan trọng là sự tu tập cho chính bản thân mình.

    Thông thường ta hay đi quét rác nhà người khác trong khi nhà mình thì tối tăm dơ bẩn. Tại sao vậy, tại vì ta tự cho ta giỏi, ta đi khắp nơi xem xét mọi người, vì rằng ta rất muốn giúp cho mọi người cũng hiểu và tốt như ta. Nhưng tấm lòng này được sử dụng quá nhiều cho mọi người mà quên mất sử dụng cho chính mình, ta cứ cho đi tất cả những gì ta cho là tốt đẹp nhất nhưng người nhận lại không vui, không thấy tốt, không thấy hạnh phúc vì rằng ta không khéo trong việc truỳên trao cái ta cho là tốt này, mà nguyên nhân chủ yếu Phật dạy chính là Bản Thân ta Chưa Làm Điêu Đó.

    Chúng ta thường chỉ là học lý thuýêt cho nhiều, tam tạng kinh điển đọc chưa hết, hiểu chưa thông nhưng trước mắt cứ đi dạy thiên hạ cái đã vi rằng ta nghĩ rằng ta đúng mà, ta giỏi mà, ta biết được cái người không biết nên đi dạy họ. Nhưng ta là Phật tử mà, ta học những lý thuýêt cao siêu, ta học những quả vị cao nhất, những quả vị tối thượng thừa cho nên ta đã quên đi những điều căn bản nhất đó là gì, là Từ Bi và Trí Tuệ

    Sau một thời gian thâu tóm đuợc nhiều kiến thức Phật giáo, ta tự khoát lên mình chiếc áo kiến thức đúng nhất, cũng đúng thôi vì có học mà nhưng ta lại quên thực hành vì rằng thực hành không phải dể, thực hành chính là kiểm chứng kiến thức học được. Nhưng không, ta chỉ học thôi còn hành ta đi dạy người khác hành. Thì hạng người này Phật gọi là Tăng Thượng Mạn, gọi là Năng Thuýêt Bất Năng Hành.

    Thì hạng này sẽ vô cùng phạm giới luật, nhất là giới vọng ngữ. Phạm giới này là do vì chỉ biết lý thuýêt, chưa qua thực hành nên khi đi dạy người khác bị đáp lại sẽ dể bực bội vì rằng tự cho mình đúng rồi, đó giờ không ai cải lại, nay gặp người nói không nghe nên sự tự cao tự đại, tự cho mình đúng xuất hiện và lúc này ngôn từ đã không còn Từ Bi Trí Tuệ gì nữa rồi, ta bắt đầu moi cái tánh thế gian, cái tánh cứng ngắt khó sửa đổi ra để đôi co quyết hơn thua với người.

    Thế là Phật tử trong ta đã mất, và ta đã vô tình thể hiện ta là Phật tử giả mạo, vì rằng Phật tử là con Phật mà Phật có dạy đi nói cái sai cái lỗi người khác đâu, Phật chỉ dạy con Phật hãy tự sửa cái tâm cứng ngắt của mình đi cái đã.

    Như đức Thế Tôn đã nói: Phật pháp có bị hoại diệt hay không chính là do hàng Tứ Chúng. Khi hàng Tứ Chúng này ngồi lại với nhau, nói chuỵên với nhau mà không nói Phật Pháp chỉ nói chuỵên phù phiếm, chuỵên người này người kia thì Phật pháp sẽ không được nhắc lại cho nhau nghe từ đó mà Phật Pháp bị hoại diệt là vậy.

    Thế thì ta có đang góp phần suy vong Phật giáo không ?
    Ta có góp phần huỷ hoại Tam Bảo không ?
    Ta có góp phần làm xấu mặt đạo Phật trước các đạo khác không ?

    Tự thân các vị cũng như tôi hãy ngồi xuống, nhìn nhận lại việc mình đang làm có trong kinh điển dạy hay không, hay ta tự nghĩ ra rồi cứ vậy mà làm và cho là đúng !!!!!!!!!!!!

    Bản thân tôi dùng Tứ Thánh Đế cùng 37 phẩm trợ đạo mà nhất là Bát Thánh Đạo làm tôn chỉ để suy xét việc làm hằng ngày để không phải tạo quá nhiều nghiệp xấu ác.

    Chia sẽ trân thành vì ta đều là Phật tử !

  5. The Following User Says Thank You to Trí Từ For This Useful Post:

    minhđịnh (02-28-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •