DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/5 ĐầuĐầu ... 2345 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 46
  1. #31
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Lại thêm một mùa bội thu nữa !

    Kính quý bạn, những suy tư của quý bạn đều hay, đều đáng nên suy ngẫm, tuy nhiên Ngọc Quế tâm đắc nhất là câu trả lời của bạn minhdinh, vì bạn ấy đã nói trúng tim đen của Ngọc Quế khi n/q hỏi : "khi gợi lên vấn đề này, Ngọc Quế nhằm muốn nói lên điều gì ?"


    Quote Nguyên văn bởi minhdinh
    Nhìn tấm hình này thì minhdinh nghĩ đến một sát na.Dòng chảy là bất tận,không ai tắm trên cùng một dòng sông cả.Tấm ảnh đã là quá khứ,dòng nước đã chảy,những đứa bé đã lớn,chỉ còn lại một khoảnh khắc quá khứ mà thôi.Như vậy ý bác muốn nói đến "dòng chảy" Tâm thức ? Những vọng tưởng luôn nổi lên rồi lại được thay thế bằng những vọng tưởng khác ...cứ thế như một dòng chảy bất tận,như sóng biển mãi vỗ bờ.

    Thưa vâng ! Ngọc Quế chỉ muốn nhắc lại một điều mà hình như ai cũng đều đã biết như lời phát biểu của một vị Tổ xưa "Mạng người chỉ một sát na !".

    Dòng sông là gì ? là một chuổi những giọt nước nối tiếp nhau chảy qua một vị trí, khi chúng ta nói về nó thì nó đã là quá khứ (chứ không còn là những giọt nước ban nảy nữa).

    Điều này ẫn dụ cho cái gì ? Ẫn dụ cho cái TÔI của chúng ta.

    Cái TÔI của chúng ta nhà Phật nói đó là một hợp thể của Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), nhưng Ngọc Quế xin phép được nói giản đơn dễ hiểu đó là Thể xác (Sắc) và Tâm hồn (tức là Thọ, Tưởng, Hành, Thức đó). CẢ HAI PHẦN NÀY ĐỀU SINH DIỆT TRONG TỪNG SÁT NA.

    A.) _ Thể xác thì các bạn cũng đã thừa biết rồi, các tế bào của cơ thể luôn được đổi mới (tốt hơn hoặc bằng, hoặc xấu hơn). Về thân xác thì chúng ta đều biết rất rõ:

    1. _ NÓ VÔ THƯỜNG :

    Ba tấc hơi trời cho để sẵn, một sớm vô thường mất hết trơn. (Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhất đán vô thường vạn sự hưu). Cái tai nạn, cái bệnh hoạn có thể đến bất cứ lúc nào, nó cướp đi của chúng ta tất cả sự nghiệp, mơ ước, hoài vọng.

    2. _ VÔ CHỦ vì chúng ta đâu có khiến cho tim đập hay máu chảy theo ý của ta được đâu.

    3. _ VÔ TỰ TÁNH, mẩu đối thoại trong Na Tiên Tỳ kheo Kinh nói rõ điều này :


    Vô Ngã hay Danh

    Vua Di Lan Ðà ngự đến chùa San khế đa (Sankheyya), chỗ đại đức Na Tiên bây giờ đang tạm trú với tám chục tỳ kheo, ông tiến đến trước mặt Ðại đức và cung kính vái chào. Ðại đức đáp lễ. Sau lễ tương kiến, nhà vua cung kính ngồi né một bên.

    Ðoạn, vua khởi chuyện hỏi rằng:
    -- Kính bạch Ðại đức, trẫm muốn hỏi ngài ít câu có được không?

    -- Xin Ðại vương cứ phán hỏi, bần tăng xin nghe.

    -- Bạch Ðại đức, quý danh là gì?

    -- Người ta gọi bần tăng là Na Tiên. Các pháp hữu của bần tăng cũng gọi bần tăng bằng tên ấy. Nhưng dù cho cha mẹ bần tăng có đặt cho bần tăng tên Na Tiên (Nagasena) hay một tên nào khác, chẳng hạn như Duy Tiên (Viranasena), Thủ La Tiên (Surasena) hoặc Duy Ca Tiên (Sihasena)..., thì chẳng qua cũng chỉ là những tên suông, đặt ra để phân biệt người nọ với người kia mà thôi. Trong những cái tên đó không hề có cái "ta" hay cái "của ta" như tà kiến và ngã chấp thường lầm nhận.

    Nhà vua kinh ngạc quay sang đám tùy tùng hộ vệ và chư vị tỳ kheo trong chùa để phân bua:
    -- Này năm trăm quan chức và tám chục tỳ kheo! Tất cả quý vị hãy ghi nhớ lời nói của Ðại đức Na Tiên hôm nay. Ngài nói: Tên là do cha mẹ đặt ra và bạn hữu dùng để gọi, chứ trong đó không có cái "ta". Như vậy trẫm có thể tin được lời ngài chăng?

    Phân bua xong, nhà vua quay lại hỏi Ðại đức Na Tiên rằng:
    -- Bạch Ðại đức! Nếu không có cái "ta" trong đó thì khi tín thí cúng dường y bát, vật thực, phòng xá, thuốc men, dụng cụ..., ai thâu nhận các món cúng dường ấy? Ai bảo tồn luân lý, đạo nghĩa? Ai tham thiền nhập định? Ai hành đạo, đắc quả và nhập niết bàn? Nếu không có cái "ta" trong người thì ai giữ giới? Ai phạm giới? Ai sát sanh? Ai trộm cướp? Ai hành dâm? Ai nói dối? Ai say sưa? Nếu quả như vậy thì không ai tạo nghiệp lành, cũng chẳng ai tạo nghiệp dữ. Luôn cả nghiệp lành dữ cũng không có. Những việc làm lành hay làm dữ không có quả báo gì hết. Bạch Ðại đức, như thế thì nếu có kẻ giết Ðại đức cũng không phạm tội sát sanh chăng? Và trong chư tăng, không có ai là giáo thọ giảng dạy, chẳng có ai là hòa thượng truyền giới thu nhận đệ tử tu lên bậc trên? Ngay các pháp hữu của Ðại đức gọi Ðại đức là Na Tiên cũng không có nốt? Và cái tên Na Tiên đó là ai? Kính mong Ðại đức giải cho trẫm được biết. Thưa Ðại đức đã nghe rõ rồi chứ?

    -- Tâu Ðại vương, bần tăng đã nghe rõ rồi.

    -- Người nghe đó có phải là Na Tiên không?

    -- Tâu Ðại vương, không phải đâu.

    -- Thế thì ai là Na Tiên? Cái gì là Na Tiên? Tóc trên đầu là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Lông là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Móng là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Hay răng, da, thịt, tủy, gân... là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương cũng không phải.

    -- Sắc là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Thọ là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Tưởng là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Hành là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Thức là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Hay nhãn căn là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Hay nhĩ căn, tỹ căn, thiệt căn, thân căn hoặc ý căn là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Hay tất cả năm uẩn Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, không phải.

    -- Hay ngoài năm uẩn ra còn có cái gì đó là Na Tiên chăng?

    -- Tâu Ðại vương, cũng không phải nốt.

    -- Bạch Ðại đức, nãy giờ trẫm gạn hỏi tường tận về 32 thể trược, 5 uẩn và 18 giới có phải là Na Tiên không, hết thảy đều bị Ðại đức phủ nhận. Theo lời dạy bảo của Ðại đức, trẫm quán tưởng cũng thấy rằng trong từng cái nêu hỏi đều không có Na Tiên, và Na Tiên cũng không có trong tất cả những cái đó hợp lại, Na Tiên chỉ là cái danh suông. Như vậy trong đoạn trước, Ðại đức bảo với trẫm rằng người ta gọi Ðại đức là Na Tiên, như thế là Ðại đức đã nói dối, chứ thật ra không có Na Tiên. Này năm trăm quan chức và tám chục tỳ kheo! Xin các vị hãy làm chứng cho.

    Bấy giờ, Ðại đức Na Tiên chậm rãi tâu lại nhà Vua rằng:

    -- Tâu Ðại vương, Ðại vương thật là một bậc đế vương thanh nhã, hưởng nhiều phước báo an vui. Nhưng trên con đường từ hoàng cung đến chùa nầy, chắc hẳn vì gặp lúc khí trời oi bức, Ðại vương thấy trong người khó chịu, ngọc thể bất an, nên tâm trí Ðại vương có phần nóng nảy kém thanh tịnh. Chẳng hay Ðại vương đến đây bằng bộ hay bằng xe?

    -- Bạch Ðại đức, trẫm đến bằng xe. Chỉ khi tiến vào đây, trẫm mới đi chân.

    Nghe nhà Vua nói xong, Ðại đức Na Tiên hướng về đám tùy tùng hộ vệ của nhà Vua mà phân bua rằng:
    -- Này năm trăm quan chức! Xin quý vị hãy ghi nhớ lời nói của nhà Vua, Ngài bảo rằng đến đây bằng xe. Xin quý vị hãy nhớ và làm chứng cho.

    Phân chứng cớ xong, Na Tiên quay lại hỏi nhà Vua:

    -- Tâu Ðại vương, Ðại vương bảo rằng ngài ngự đến bằng xe. Ðó là ngài nói thật chứ?

    -- Bạch Ðại đức, trẫm nói chắc thật.

    -- Vậy xin Ðại vương cho bần tăng biết rõ về cái xe. Gọng có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải.

    -- Trục có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải.

    -- Bánh có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải.

    -- Căm có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải .

    -- Thùng có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải.

    -- Ách có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải.

    -- Chỗ gác chân có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải.

    -- Mui có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải.

    -- Dây cương có phải là xe không?

    -- Thưa, không phải.

    -- Hay cây roi là xe?

    -- Thưa, không phải.

    -- Hay tất cả các món ấy họp lại và buộc chung với nhau là xe?

    -- Thưa, không phải.

    -- Hay ngoài các món ấy ra còn có một món nào khác gọi là xe?

    -- Thưa cũng không phải.

    -- Hay tiếng khua động là xe?

    -- Thưa, cũng không phải nốt.

    -- Vậy chớ xe là cái gì?

    Nhà Vua lặng thinh, không trả lời.

    Ðại đức Na Tiên dừng nghỉ một lát, rồi tâu rằng:

    -- Tâu Ðại vương! Nãy giờ bần tăng đã gạn hỏi tường tận về từng món một như gọng, mui, thùng... có phải là xe không, hết thảy đều bị Ðại vương phủ nhận. Theo lời phán bảo của Ðại vương, bần tăng quả thật cũng thấy rằng trong từng món nêu hỏi đều không có xe, và xe cũng không có trong tất cả những món đó họp lại; xe chỉ là cái danh suông. Như vậy, khi Ðại vương nói với bần tăng rằng Ðại vương đến đây bằng xe, điều đó tưởng e đáng ngờ vực lắm. Ðại vương là một vị đại hoàng đế cao cả, làm chủ một vùng đất nước mênh mông, thật hẳn không đáng lại đây để nói những lời luống dối như thế. Này năm trăm quan chức! Xin quý vị hãy làm chứng cho.

    Thấy nhà Vua ngồi câm nín và các quan chức thì tỏ lòng tán dương bằng nhiều cách khác nhau, Ðại đức Na Tiên bèn từ hòa tâu với nhà Vua rằng:

    -- Trong kinh, Phật có dạy như vầy: "Hiệp các món gọng, thùng, bánh, mui... theo một mẫu mực nào đó thì thành một cái mà người ta tạm gọi là xe. Cũng như thế, hiệp tất cả đầu, mặt, tay, chân, hơi thở, lời nói, sự khổ, sự vui, điều lành, điều dữ... thì cũng thành một đơn vị mà người ta tạm gọi là cái "ta" để tiện bề phân biệt. Chứ thật ra thì không có cái "ta" chơn thật nào cả! Ðúng như lời của nữ tôn giả Hoa Si Ra (Vajirã) đã bạch với Ðức Thế Tôn khi Ngài còn tại thế: "Danh xưng xe sở dĩ có là do nhiều món đồ hợp lại là vẽ thành. Nhiều món cơ thể vẽ thành một vật mệnh danh là chúng sanh".

    Vua Di Lan Ðà nghe đến đây, lấy làm hoan hỷ, cực lực tán thán Ðại đức Na Tiên:

    -- Hay thay! Hay thay! Chớ chi Ðức Phật còn tại thế thì hẳn Ngài phải khen ngợi Ðại đức lắm.


    http://www.budsas.org/uni/u-natien/natien01.htm
    Lần sửa cuối bởi hoatihon; 05-31-2017 lúc 04:42 PM

    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    minhdinh (06-25-2015),Thanh Trúc (06-26-2015)

  3. #32
    CHỒI Avatar của homeless
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    96
    Thanks
    510
    Thanked 824 Times in 85 Posts
    Khi xưa trên hội Linh Sơn , Đức Phật đưa cành hoa Sen , đại chúng ngơ ngác . chỉ có mình Đại ca Diếp mỉm cười và được Phật ngầm trao chánh pháp nhãn tạng. Nay có người đưa ra tấm ảnh, mà làm cho các vị loạn tâm suy diễn. thiết nghĩ sẽ được nhận một chân lý rốt ráo. ai ngờ đầu lại thượng đầu. nhưng cũng rất tốt. mọi thứ luôn mới mẻ và hiển bày chân thật...
    Chúc mọi người an lạc

  4. #33
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Chào bác Ngọc Quế,chào các bạn,

    Minhdinh rất vui vì đã đoán trúng được ý của bác.Nhân đây,vì chủ đề này là Vô Ngã,minhdinh cũng xin được nói thêm về vấn đề này dựa trên những gì minh định đã tìm hiểu được.Tất nhiên đây cũng chỉ là những kiến thức mà minh định học được mà thôi(nói vui là "ăn cắp" của những người khác) chứ không phải do bản thân mình tự hiểu ra được.

    Như các bạn đã biết,Đức Phật sau khi thành Đạo liền thuyết giảng cho năm anh em các vị Kiều Trần Như bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế.Tại sao lại là Tứ Diệu Đế ? Minhdinh cũng thường hay tự hỏi tại sao bài Pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế mà không phải là các bài Pháp khác?Năm anh em Kiều Trần Như cũng là người tu hành cùng lúc với Đức Phật thì lẽ nào lại không có một chút thành tựu gì hay sao mà Đức Phật lại phải giảng "Đời là bể khổ" cho họ? Sau này khi đọc về cuộc đời Đức Phật minh định mới hiểu ra rằng : con người chúng ta ai cũng có thể thấy được cái khổ,nhận thức được cái khổ nhưng lại không hề biết vì sao lại khổ,tức là chúng ta chỉ biết ngọn,biết cái quả của khổ mà thôi,còn phần gốc,còn nguyên nhân dẫn đến khổ đau thì chỉ có Đức Phật là biết được sau khi Ngài thành Đạo nhờ chứng ngộ Duyên Khởi.Ngay từ hồi còn bé Đức Phật cũng đã thấy được các cảnh khổ của chúng sinh khiến Ngài lấy làm thắc mắc và trăn trở về nguyên nhân của khổ đau.Nhưng cũng phải mất hơn mười năm tu tập Ngài mới hiểu được thấu triệt Khổ là gì? Nguyên Nhân của khổ? Phương Pháp diệt khổ và Con đường Giải Thoát sau khi thoát khỏi khổ đau.

    Cho nên có thể nói Tứ Diệu Đế chính là bài pháp quan trọng bậc nhất của Đạo Phật.Trong Tứ Diệu Đế đã bao gồm luôn cả Vô Thường,Vô Ngã,Duyên Khởi và thậm chí cả lý Như Huyễn ở trong đó rồi.Ví dụ như chữ Khổ chẳng hạn,chữ dukkha không chỉ là khổ không,mà bao gồm cả hỉ lạc trong đó nữa.Trong sướng có khổ,trong khổ có sướng,sướng và khổ luôn song hành với nhau trong cuộc đời của mỗi chúng ta.Minh định trước khi biết đến Đạo Phật cũng từng nghĩ,thế gian này hay cuộc đởi của một con người không hề có chữ Hạnh Phúc mà chỉ có những niềm vui ngắn ngủi mà thôi.Cuộc đời của chúng ta luôn có niềm vui cũng như nỗi buồn đan xen nhau.Như có một người nào đó từng nói, Hạnh Phúc nằm trong chính những nỗi trăn trở,day dứt,Hạnh Phúc nằm trong những gì khó nắm bắt,không vẹn toàn chứ nếu đã vẹn toàn thì không còn có Hạnh Phúc nữa...

    Sau khi Đức Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế cho năm anh em các Ngài Kiều Trần Như rồi thì bài thuyết pháp thứ hai là bài gì ? Đó chính là bài pháp Vô Ngã Tướng vậy.Sau khi nhận biết thế nào là Khổ,Nguyên Nhân của Khổ,Cách diệt khổ để thành Đạo rồi thì Đức Phật liền thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng này cho các đệ tử cùa Ngài.Tại sao lại là bài Vô Ngã Tướng này ? Đó chính là bởi khi các vị đệ tử của Ngài đã nhận thức được Con Đường thì cần phải học cách buông xả những chấp thủ,lìa bỏ Tham-sân-si,dứt bỏ các lậu hoặc,thanh lọc Tâm để "giữ Tâm ý THANH TỊNH" để tiếp tục tinh tấn trên con đường Đạo.

    Vậy có thể thấy,bài học Vô Ngã là bài học thứ hai mà Đức Phật dạy các đệ tử sau Tứ Diệu Đế.Có nghĩa khi ta đã có thể thấu triệt được cuộc đời này là Vô Thường,là Khổ thì học tập Vô Ngã chính là để rũ bỏ những chấp thủ,rũ bỏ những lậu hoặc từ thô cho đến vi tế trong Tâm của chúng ta để mà đạt được Giác Ngộ.

    Vậy Vô Ngã là gì ?

    Theo những gì minhdinh hiểu và cóp nhặt được về Vô Ngã thì Vô Ngã rất đơn giản,dễ hiểu.Trước khi tìm hiểu Vô Ngã thì ta phải biết Ngã là gì? Ngã từ đâu mà sinh ra ?

    Trước đây minhdinh hay thắc mắc Con người chúng ta là gì?Tại sao lại sinh ra?Sinh ra để làm gì?Có ý nghĩa gì không?Sau này khi biết được Phật Pháp thì minhdinh hiểu được rằng : con người chúng ta được tập hợp bởi cái gọi là Ngũ uẩn bao gồm Sắc-Thọ -Tưởng -Hành -Thức.Trong đó Sắc là Thân thể,còn Thọ-Tưởng-Hành-Thức là cái Tâm của chúng ta.Vậy Con người là gồm Thân và Tâm.Trong đó chúng ta được sinh ra bởi vì cái Tâm của chúng ta do trong một lúc Vô Minh mà sinh ra chấp thủ vào cái thân xác này và coi cái thân xác này là Ta,từ đó dẫn đến cái CỦA TA,TỰ NGÃ của ta.Chính vì thế mà Ngã sinh ra.

    Vậy có thể nói Ngã là do Tâm Vô minh sinh ra.Vậy thì Vô Ngã sẽ là gì ? Vô ngã sẽ là Bản Tâm,Chân Tâm,Phật Tánh...Rất đơn giản phải không các bạn.Ngã do vì Bản Tâm bất giác vô minh sinh ra vậy thì khi Vô Ngã thì sẽ là trở về Bản Tâm thường hằng của chúng ta mà thôi.

    Còn việc tu tập thế nào để được Vô Ngã thì minhdinh cũng đành...chịu bởi minhdinh mới đang trong giai đoạn tìm hiểu chữ KHỔ mà thôi.Cho nên bạn nào muốn tìm hiểu phương thức tu tập thế nào để đạt Vô Ngã thì cứ đọc Kinh Vô Ngã Tướng vậy...Hihihi
    Lần sửa cuối bởi hoatihon; 05-31-2017 lúc 04:52 PM

  5. The Following 3 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    Thanh Trúc (06-26-2015),Thiện Tâm (06-25-2015),Vô danh (06-26-2015)

  6. #34
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế
    A.) _ Thể xác thì các bạn cũng đã thừa biết rồi, các tế bào của cơ thể luôn được đổi mới (tốt hơn hoặc bằng, hoặc xấu hơn). Về thân xác thì chúng ta đều biết rất rõ:

    1. _ NÓ VÔ THƯỜNG :

    Ba tấc hơi trời cho để sẵn, một sớm vô thường mất hết trơn. (Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhất đán vô thường vạn sự hưu). Cái tai nạn, cái bệnh hoạn có thể đến bất cứ lúc nào, nó cướp đi của chúng ta tất cả sự nghiệp, mơ ước, hoài vọng.

    2. _ VÔ CHỦ vì chúng ta đâu có khiến cho tim đập hay máu chảy theo ý của ta được đâu.

    3. _ VÔ TỰ TÁNH, mẩu đối thoại trong Na Tiên Tỳ kheo Kinh nói rõ điều này.

    B.) _ Tâm hồn gồm 1) Tình cảm, 2) Tư tưởng (ý nghĩ) :

    Thưa các bạn về thể xác thì các Giáo phái Ngoại đạo cũng đều không xem nó là TA, MÌNH; vài giáo phái chủ trương hành xác, khổ hạnh, một đôi trường hợp quá khích tự nguyện "chấm dứt sự sống hiện tại" (tự tử) để mong sớm về "nơi kia" (?). Nhưng tất cả họ đều hãy còn lầm cái phần nội tâm của mình là TA, Giáo lý Vô Ngã nói rằng "Cái nội tâm kia bao gồm cái biết (ý thức) những suy nghĩ, tình cảm, những khắc khoải lo âu hay hạnh phúc sung sướng đều KHÔNG PHẢI TA, CỦA TA, KHÔNG CÓ TỰ TÁNH, nó cũng trôi chảy như dòng nước.

    1). _ Tình cảm _ bao gồm Thất tình Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) và Lục dục (Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn).

    Những người tu theo Nhân đạo (Khổng giáo) đều hạn chế tình cảm "xấu", ca ngợi phát huy những tình cảm cao thượng. Những người tu theo Tiên đạo thì "bóp chết" những tình cảm xấu ác, cố gắng sống thuần bằng những tư tưởng thanh cao.

    Trong đạo Phật, nếu bạn giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm _ Tà Dâm _ Vọng, Tửu _ say sưa vô độ) thì "tốt nghiệp" Nhân Thừa (nghĩa là bạn sẽ chắc chắn được tái sanh vào cõi người). Nếu bạn giữ 10 Giới, hành Thập Thiện thì sẽ "tốt nghiệp" Thiên Thừa (sẽ được sanh lên các cảnh Trời).

    Với Giáo lý Vô Ngã thì hành giả dầu có cuộc sống Thánh Thiện, có nội tâm an lạc, ổn định cũng vẫn là CÁI SỐNG MÊ LẦM, hành giả chưa biết được cái giá trị siêu xuất của Phật pháp, chưa "chạm" đến Chân lý.

    Với Phật pháp thì dầu là cái An lạc do cuộc sống Thánh Thiện mang đến hay cái khổ đau do Ác nghiệp chiêu cảm cũng chỉ như bụi đất bám trên da (sẽ bị bong tróc, rửa trôi), như cái áo, cái mão của kép hát (rồi sẽ phải thay ra) mà thôi.

    Vui chi tạm cõi trần gian,
    Buồn chi một giấc mộng hoàng trăm năm.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  7. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    minh thức (06-30-2015),Thanh Trúc (06-26-2015),Thế Hùng (06-26-2015),Vô danh (06-26-2015)

  8. #35
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    2. _ Tư tưởng _ Ý nghĩ.

    Thưa các bạn, Ngọc Quế chỉ là nhắc lại những gì các bạn có lẻ đã biết, nhưng không vì thế mà không nhắc lại. Tư tưởng của chúng ta thì cứ sanh khởi liên tục, đây là nghiệp của chúng sinh, cũng như con khỉ dầu bị xiềng cột một chỗ, nó cũng không ngồi yên bao giờ ("Tâm viên, Ý mã" mà !).

    Nhưng với người học Phật thì đức Phật hướng cho chúng ta tu Quán, tức là dùng sự lăng xăng của tư tưởng để tập trung suy tư thắc mắc về "Sanh Tử sự đại" :

    _ Ta là ai ? Từ đâu tới ? đâu là nguyên nhân của tất cả khổ đau ? Làm cách nào để bứng tận gốc của đau khổ ?

    Ngày xưa, Ngài Thần Quang cũng đeo mang niềm khắc khoải này tìm đến Đạt Mạ Tổ Sư :

    Xin mời đọc lại "Thần Quang đoạn tý" do bạn Mục đồng đăng :

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...t-tay)<br />

    Các bạn đọc kỹ chủ đề trên đi rồi Ngọc Quế sẽ thưa chuyện tiếp.

    Kính !




    .

    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  9. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    minh thức (06-30-2015),Thanh Trúc (06-26-2015),Thế Hùng (06-26-2015),Vô danh (06-26-2015)

  10. #36
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Chào các bạn ! Bạn nào có thể cắt nghĩa 2 câu thơ :

    Bấy lâu những tưởng "con mình"
    Dè đâu nhận "giặc" ra tình bà con.



    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1649

    Thế nào là "con mình" ?
    Thế nào là "giặc" ?

    Mến !

    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  11. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    minh thức (06-30-2015),Thanh Trúc (06-26-2015),Thế Hùng (06-26-2015),Vô danh (06-26-2015)

  12. #37
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết
    Chào các bạn ! Bạn nào có thể cắt nghĩa 2 câu thơ :

    Bấy lâu những tưởng "con mình"
    Dè đâu nhận "giặc" ra tình bà con.



    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1649

    Thế nào là "con mình" ?
    Thế nào là "giặc" ?

    Mến !
    Kính quý tiền bối ! Kính bác Ngọc Quế !

    Theo con, điều bất an của Ngài Thần Quang là :

    Trong nội tâm Ngài luôn có những khắc khoải suy tư "Ta là ai ? Ta từ đâu đến đây ? Khi mất sẽ về đâu ? Thế nào là Chân Lý mà đức Phật muốn truyền trao ?" Điều thắc mắc này có thể nó dính khắn trong tâm Ngài đã từ lâu lắm rồi, đi đứng nằm ngồi Ngài đều nghĩ đến nó, nhưng không có lời giải đáp cho nên nó mãi vẫn là nỗi bất an, từ những suy nghĩ thoáng đến thoáng đi buổi đầu, bây giờ nó đã đóng khối như một ung bướu trong lòng rất khó chịu, nghi tình này đã trở thành máu thịt của Ngài, cho nên Ngài nghĩ rằng nó là một phần con người của Ngài. Đây là nghĩa của câu "Bấy lâu những tưởng con mình".

    Ngày hôm ấy Tổ bảo "đem nó ra đây !", thì "Ủa !.........

    Đến chỗ này thì con bí rồi, rõ ràng nó đóng khối trong lòng thì đem ra rất dễ, không hiểu vì sao Ngài Thần Quang lại không nắm được mà trình ra ?

    Quý anh chị cứu dùm Thanh Trúc chỗ này đi.

    Kính !


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  13. The Following 4 Users Say Thank You to Thanh Trúc For This Useful Post:

    hoatihon (08-02-2018),minh thức (06-30-2015),Thế Hùng (06-26-2015),Vô danh (06-26-2015)

  14. #38
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts


    Cám ơn Thanh Trúc đã cho lời đáp, mặc dầu chưa trọn nhưng rất thật.

    Thưa các bạn ! Thật ra để trả lời với Tổ câu "Thưa Thầy ! Con không thấy nó đâu hết" không phải dễ dàng gì. Trong trường hợp này đã hội đủ 3 duyên:

    _ Thứ nhất, duyên nơi người trò phải là một người đã nhiều kiếp tu hành tinh tấn, có công đức lớn, hiện tại đang toàn tâm toàn ý muốn PHÁ MÊ.

    _ Thứ 2, duyên nơi người Thầy, phải là một vị Đại Giác (dĩ nhiên là có công đức lớn).

    _ Thứ 3, trò đã tìm đến Thầy, trọn lòng Tin Vâng Kính.

    Hội đủ 3 duyên ấy, câu hỏi vặn của Thầy, nó có một cái lực tác động đẩy hành giả vào chỗ không có ngôn từ và khái niệm, vô tình cái khối nghi tình đeo đẳng bên mình bấy lâu nay "không thấy đâu", cho nên Ngài Thần Quang trả lời "Bạch Thầy ! Con không thấy nó đâu hết !". Đây là một câu nói thật lòng, vì Ngài đã thực chứng cái Vô Ngã, tức là lúc bấy giờ trong cái giây phút ngắn ngủi ấy Ngài không thấy Thân xác, Tình cảm, Tư tưởng gì ráo, chỉ là sự hụt hẩng "lọt" vào Không. Đây là trạng thái Tâm chứng (chớ không còn là sự chọn lọc của Ý Thức nữa), trong giây phút đó Ý Thức không hiện hữu. Ngài Thần Quang đã thật chứng quả Tu Đà Hoàn.

    Sẵn đây Ngọc Quế xin minh hoạ 2 cái thấy, một cái thấy Phàm phu (tức là khi chưa chứng Vô Ngã) và một cái thấy của những vị đắc sơ quả _ Nhập Lưu _ Tu Đà Hoàn.



    Phàm phu thì Thân xác, Tư Tưởng, Tình cảm gắn kết chặt chẽ với nhau hình thành một CÁI TÔI.




    Cái thấy cần thiết mà Phật tử chúng ta nên hướng đến.

    (Dĩ nhiên, chỉ là hình minh hoạ, mang tính gợi ý, mong các bạn bỏ qua cho những sự vụng về của n/q đã không chuyển tải trọn vẹn SỰ THẬT).

    Kính mong các bạn suy tư nhiều và được lợi ích !.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  15. The Following 6 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoatihon (05-31-2017),minh thức (06-30-2015),Thanh Trúc (06-26-2015),Thế Hùng (06-26-2015),Vô danh (06-26-2015),votam (06-26-2015)

  16. #39
    MẦM Avatar của votam
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    19
    Thanks
    102
    Thanked 42 Times in 10 Posts
    A di đà Phật!
    Bác kiến giải trên thật quá sâu sắc. Đúng vậy hội đủ 3 duyên đó và sự hụt hẫng lọt vào Không, bác kiến giải rất thực và hay. Hàng hậu bối thiểu căn trí tuệ như votam còn phải kê ghế học hỏi bác dài dài. Kính chúc bác sức khỏe an khang, thân tâm an lạc để có nhiều cái chia sẻ tinh hoa Phật pháp hơn nữa.
    A di đà Phật!

  17. The Following 3 Users Say Thank You to votam For This Useful Post:

    minh thức (06-30-2015),Thế Hùng (06-26-2015),Vô danh (06-26-2015)

  18. #40
    MẦM Avatar của Vô danh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    19
    Thanks
    117
    Thanked 45 Times in 17 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết


    Đây là một câu nói thật lòng, vì Ngài đã thực chứng cái Vô Ngã, tức là lúc bấy giờ trong cái giây phút ngắn ngủi ấy Ngài không thấy Thân xác, Tình cảm, Tư tưởng gì ráo, chỉ là sự hụt hẩng "lọt" vào Không. Đây là trạng thái Tâm chứng (chớ không còn là sự chọn lọc của Ý Thức nữa), trong giây phút đó Ý Thức không hiện hữu. Ngài Thần Quang đã thật chứng quả Tu Đà Hoàn.

    Sẵn đây Ngọc Quế xin minh hoạ 2 cái thấy, một cái thấy Phàm phu (tức là khi chưa chứng Vô Ngã) và một cái thấy của những vị đắc sơ quả _ Nhập Lưu _ Tu Đà Hoàn.



    Phàm phu thì Thân xác, Tư Tưởng, Tình cảm gắn kết chặt chẽ với nhau hình thành một CÁI TÔI.




    Cái thấy cần thiết mà Phật tử chúng ta nên hướng đến.

    (Dĩ nhiên, chỉ là hình minh hoạ, mang tính gợi ý, mong các bạn bỏ qua cho những sự vụng về của n/q đã không chuyển tải trọn vẹn SỰ THẬT).

    Kính mong các bạn suy tư nhiều và được lợi ích !.

    Kính bác Ngọc Quế !
    Cái hình của bác thật làm vỡ ra. Trong tâm vodanh có cái mường tượng nhưng không vẽ ra được.
    Sao nó lại đơn giản đến thế?
    Đúng là đạo, thấy thì nó là nó chẳng gì phải nghỉ. Không thấy có nghỉ cũng chẳng ra.
    Kính bác nhiều sức khỏe sống lâu.

  19. The Following 3 Users Say Thank You to Vô danh For This Useful Post:

    minh thức (06-30-2015),Ngọc Quế (06-26-2015),Thế Hùng (06-26-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •