Ôi bạn Thanh Trúc,
Thật không biết phải nói như thế nào cho bạn hiểu nữa.
Những gì trong kinh điển nhắc đến là những kinh nghiệm của các vị đã Chứng Ngộ.Tâm cảnh của họ,"Thực tại" của họ khác chúng ta.Họ nói những gì mà họ đã chứng ngộ.Đối với họ thì cuộc sống này là giả huỹên nhưng còn đối với chúng ta thì Tâm chúng ta chưa đạt đến được trình độ như họ.Đối với chúng ta,thế giới này vẫn là chân thật,vẫn là thật có.Trời,mây,non nước...vẫn hiện ra,vẫn tồn tại như những gì mà ánh mắt phàm phu của chúng ta nhìn thấy.Ta chưa tu tập đến trình độ có thể nhìn thấu các Pháp như các vị ấy được bạn Thanh Trúc à.Cho nên,khi học các kinh sách,ta không nên dùng những kinh nghiệm của các vị đã Giải Thoát áp dụng ngay cho mình.Đức Phật và các vị Tổ Sư đã chỉ cho ta con đường,đã chỉ cho ta đích đến.Nhiệm vụ của chúng ta là phải đứng lên để đi.Cho nên chúng ta hãy nói đúng những gì chúng ta đã trải nghiệm,đã cảm nhận,trên con đường mà chúng ta đi chứ không thể nói bằng những kinh nghiệm của người khác được bạn Thanh Trúc.
Chính vì thế Đức Phật mới nói Kinh sách chỉ là phương tiện,như ngón tay chỉ mặt trăng vậy.Và ngón tay không phải mặt trăng,ngón tay chỉ là phương tiện dẫn đường cho chúng ta đi tới đích mà thôi.Vậy cho nên,bạn đừng vội cho rằng không có gì là chân thật trong thế giới này.Đối với chúng ta,mọi thứ đều là chân thật,không có gì giả huỹên cả.Thân xác này,bông hoa này,cái bàn này,đám mây kia đều thật cả.Chúng là thật bởi vì ta chưa đủ trình độ để nhận thức,để nhìn thấu đáo bản chất của vạn Pháp.Cho nên nếu bạn dùng những lý lẽ trong kinh điển để giải thích các sự vật hiện tượng mà chúng ta thấy thì sẽ chỉ là khiên cưỡng,áp đặt mà thôi.Bởi chúng không phải là cái nhìn của chính bạn,chúng không phải là sự cảm nhận của chính bạn.Điều này cũng giống như hồi đi học vậy.Trong kỳ kiểm tra bạn gặp một bài toán khó mà không biết cách giải,bạn liền "copy" bài của người bạn bên cạnh.Và cuối cùng bạn cũng làm xong bài kiểm tra và được Thầy Cô Giáo cho điểm cao.Nhưng rõ ràng,điểm cao đó không phải của bạn,nó là điểm của người bạn bên cạnh.
Đây chính là một lỗi vi tế mà những Phật tử chúng ta hay mắc phải,cái này Đức Phật gọi là "Sở tri chướng".Đó là biết quá nhiều nhưng chưa trải nghiệm được bao nhiêu.Ngày xưa Ngài A-nan bị Đức Phật quở trách cũng vì lỗi này đấy.
Thân.