DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 39
  1. #1
    MẦM Avatar của minhđịnh
    Tham gia ngày
    Feb 2016
    Bài gửi
    6
    Thanks
    17
    Thanked 19 Times in 6 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thanh Trúc Xem bài viết


    Dạ ! Con kính chào các chú các bác !

    Con xin kính mời chú bác đọc đoạn này nhé :

    Kinh điển Phật giáo có nhiều đoạn mô tả nhận thức sai lầm như thế của hầu hết chúng ta qua hình ảnh so sánh rất sinh động. Một người tử tù vừa trốn thoát và bị đuổi bắt rất gấp. Trong lúc đang cố hết sức trốn chạy, anh ta rơi xuống một vực sâu nhưng may mắn bám được một sợi dây leo ven bờ vực và treo lơ lửng ở đó. Thật không may, anh ta chợt nhận ra là có hai con chuột, một đen và một trắng, đang thay nhau cố gặm đứt sợi dây. Trên bờ vực, quân lính đã đuổi tới vây quanh chờ bắt anh, và nhìn xuống bên dưới vực sâu thăm thẳm, có một con rắn độc đang ngóc đầu chờ...

    Với những yếu tố cực kỳ nguy cấp như thế, người tử tù rơi vào hoàn cảnh hầu như không thể tìm đâu ra con đường sống. Rồi anh ngước nhìn lên một nhánh cây gie ra trên bờ vực và chợt thấy một tổ ong, từ đó rơi xuống đúng vào miệng anh mấy giọt mật ngọt. Bỗng nhiên, anh như quên hẳn đi hoàn cảnh hiện tại của mình, chỉ còn cảm nhận vị ngọt lịm của mấy giọt mật đang tan dần trong miệng...

    Thực trạng của tất cả chúng ta cũng không khác gì người tử tù trong hoàn cảnh nguy khốn kia! Cuộc sống chúng ta từ lúc sinh ra đã ngập chìm trong sự mong manh biến đổi vô thường của đời sống, trong tiến trình hoại diệt không ngừng của từng tế bào cơ thể cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, cũng như trong những rủi ro bất trắc có thể xảy đến cho bất kỳ ai với bất kỳ mức độ nào. Chúng ta không thể dựa vào đâu để đảm bảo rằng cuộc sống ta sẽ luôn được an ổn, hạnh phúc, mà ngược lại thì khả năng xảy ra bất ổn lại gần như có thể đến với ta bất cứ lúc nào. Hai con chuột, một trắng một đen, tượng trưng cho ngày và đêm đang trôi qua, rút ngắn dần thời gian còn được sống của mỗi chúng ta. Ta không thể làm được gì để thay đổi điều đó. Cái chết sẽ đến là điều tất yếu cho tất cả mọi người, giống như sợi dây leo kia rồi sẽ đứt bởi sự gặm nhấm của hai con chuột.

    Thế nhưng, trong một thực trạng như vậy mà chỉ cần có được “vài giọt mật” của những niềm vui thích giả tạm là ta lập tức quên đi tất cả và chỉ nhìn thấy một màu hồng tươi sáng bao phủ khắp quanh ta.


    Trên đây là ý kiến của bác Nguyên Minh trong quyển NGUỒN CHÂN LẼ THẬT :


    Nếu có bác nào cùng quan điểm với "kẻ tử tù kia" thì cứ tự thỏa mãn với mấy giọt mật.

    Kính !
    Chào bạn Thanh Trúc,

    Câu truỵên này tôi cũng được đọc nhiều lần với những nội dung tương tự nhau,chỉ thay đổi một vài tiểu tiết.Và cũng có nhiều cách giải thích về ý nghĩa của câu truỵên này.Nhưng tựu trung,ý nghĩa của nó chỉ gói gọn trong hai chữ "Thực tại"...Ý nghĩa của câu truỵên không nằm trong những giọt mật,những giọt mật chỉ là sự tô điểm cho cái ý nghĩa chính mà thôi.

    Con người chúng ta sống,tồn tại và phát triển thường nhờ vào "Hy Vọng".Chúng ta luôn hy vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn là cuộc sống hiện tại về cả vật chất và tinh thần.Mà hy vọng là gì?Đó là những mong ước,những khát khao,những ý nghĩ của ta đối với cuộc sống.Tức là chúng ta mong ước có được một cái "Quả" tốt đẹp theo sự chủ quan của bản thân chúng ta.Người thì mong ước cuộc sống giàu sang,kẻ thì mong ước cuộc sống quyền lực,người thì mong có được cuộc sống sôi nổi,kẻ thì lại mong có được cuộc đời yên bình ... Thường thì những hy vọng,mong ước,khát khao đó của chúng ta là luôn mong ước những cái mà chúng ta đang thiếu trong hiện tại.Người nghèo thì mong giàu,người bệnh thì mong sức khỏe,người xấu thì mong được đẹp và kẻ khổ đau thì mong muốn được hạnh phúc.Tất cả cuộc đời của một con người sẽ vận động xung quanh những "hy vọng" như vậy,để rồi từ đó họ có những việc làm,hành động để đạt được ước mơ của mình.Cho nên,có vị học giả đã từng nói : "Hạnh phúc là ở trong quá trình tìm kiếm chứ không phải là khi ta đến đích" là vậy.

    Nhưng ... lại phải nói chữ nhưng.

    Đôi khi cái "Hy vọng" của chúng ta chính là cái "Nhân" khiến chúng ta khổ đau.Chúng ta bỏ cả cuộc đời ra để theo đuổi một mục đích nào đó mà cuối cùng mới nhận ra rằng đó chỉ là ảo tưởng.Lúc này hy vọng lại chính là vọng tưởng rồi.Và vì những vọng tưởng đó mà con người chúng ta quên đi,hay bỏ qua, một sự thật hiển nhiên rằng : Hạnh phúc ở ngay đây,ngay tại thời điểm này,ngay tại giây phút này chúng ta đang sống.Đức Phật có nói rằng được sinh ra làm người là rất khó,vô cùng khó.Vậy thì mỗi giây,mỗi phút chúng ta đang sống là quí báu đến nhường nào.Hãy tận hưởng hạnh phúc ngay tại hiện tại,ngay tại giây phút này chứ đừng mong chờ vào một tương lai mờ mịt nào đó.Con người chúng ta là vậy,chỉ khi nào mất đi thì mới thấy giá trị của cái đã mất.

    Bạn Trí Từ khi viết chủ đề này thì theo tôi,bạn ý đã hiểu được giá trị của "Thực tại".Theo suy nghĩ của tôi,Phật tử chúng ta tu tập chính là học để nhận thức được ý nghĩa của hai chữ "Thực tại" này.Khi chúng ta nhận thúc được ra giá trị của nó,thì "Thực tại" sẽ là NHÂN cho những QUẢ vị tốt lành về sau.Mà Tu là gì ? Tu có phải là sửa ngay chính bản thân chúng ta trong từng giây phút thực tại hay không?

    Cho nên,theo minh định,trong một mức độ nào đó ta có thể nói :"Cực Lạc chính là thực tại hiện tiền,ngay tại giây phút mà chúng ta cảm thấy an nhiên tự tại,cảm thấy an lạc nhất"

    Thân.
    Học Phật học hoài mà không thuộc
    Sắc là Không mà Sắc cũng không phải là Không.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to minhđịnh For This Useful Post:

    Hoàng Mai (02-21-2016),Trí Từ (02-19-2016)

  3. #2
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts


    Quote Nguyên văn bởi minhđịnh Xem bài viết
    Theo suy nghĩ của tôi,Phật tử chúng ta tu tập chính là học để nhận thức được ý nghĩa của hai chữ "Thực tại" này.
    Kính bác minhđịnh !

    Con cám ơn bác đã nói lên quan điểm của mình.

    Theo con thấy, đã có sự hiểu lầm rằng "sống trong hiện tại là giải thoát (theo đạo Phật)", qua những câu chuyện Thiền như :

    Ngài Bá Trượng – Hoài Hải, là vị Tổ nổi tiếng với câu “Nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực”, nghĩa là một ngày không làm một ngày không ăn. Lúc Ngài còn nhỏ là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất. Một hôm hai thầy trò đi dạo vườn, thấy có một bầy chim bay ngang hư không, Mã Tổ hỏi:

    - Cái gì đó?

    - Bầy vịt trời.

    Một hồi Tổ hỏi lại:

    - Bay đi đâu?

    Ngài Bá Trượng trả lời:

    - Bay qua.

    Nghe vậy, Mã Tổ nắm lỗ mũi ngài Bá Trượng kéo mạnh một cái, Ngài la lên một tiếng thất thanh. Mã Tổ bảo:

    - Sao không nói bay qua mất đi.

    Ngay đó Ngài liền ngộ.


    Và rất nhiều câu chuỵên Thiền khác cũng đều xoáy mạnh vào cái ý HIỆN TẠI, HIỆN TIỀN. Rồi chúng ta tham khảo các triết gia khác như ông Osho. ông Krishnamurti, ..... họ cũng ca ngợi cái HIỆN TẠI, HIỆN TIỀN. Chúng ta thấy có điểm đồng nhất và chúng ta gật gù "thì ra cái tuyệt đỉnh của đạo Phật đúng là cái giây phút hiện tại !".

    Hình như một số các Thiền sư lớn thời nay cũng "rêu rao thuyết giảng" ý này.

    Trời ơi ! Cái chứng ngộ của các Tổ sư Thiền là cái PHI THỰC TẠI _ vắng bặt Ý Thức _ chớ không phải tận hưởng cái "hiện tại mê lầm của ý thức".

    --------------

    Các bác hãy nhìn xem bà mẹ này hạnh phúc trong hiện tại biết bao nhiêu :


    nhưng cái hạnh phúc này sẽ dẫn đến đau khổ (có thể đau khổ đến điên cuồng khi mất bé).

    --------------

    Đạo Phật không kêu chúng ta hạnh phúc với cái đang có, vì chính bản thân Thái Tử Sĩ Đạt Ta, Ngài có đủ ngai vàng, vợ đẹp, con xinh, tại sao lại còn đi tìm kiếm "một cái gì chưa biết" ??? Và nhiều vị Tổ khác cũng là Vua, cũng là Thái Tử họ có thể đem lại hạnh phúc no cơm ấm áo cho muôn dân, mà tại sao lại buông bỏ cái hạnh phúc đang có để tìm kiếm một cái gì chưa biết ???

    Đạo Phật khuyên Phật tử đừng ham muốn gì, nhưng có một cái DỤC phải nuôi dưỡng, đó là MUỐN TÌM CẦU CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI. Cái muốn này phải dính chặt vào hành giả đời đời kiếp kiếp. (Chớ không phải tự thỏa mãn với cái "hạnh phúc bong bóng" đang có).

    Kính góp ý !




    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  4. The Following 4 Users Say Thank You to Thanh Trúc For This Useful Post:

    Hoàng Mai (02-21-2016),Mây trắng (02-21-2016),minhđịnh (02-19-2016),Trí Từ (02-19-2016)

  5. #3
    MẦM Avatar của minhđịnh
    Tham gia ngày
    Feb 2016
    Bài gửi
    6
    Thanks
    17
    Thanked 19 Times in 6 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thanh Trúc Xem bài viết




    Kính bác minhđịnh !

    Con cám ơn bác đã nói lên quan điểm của mình.

    Theo con thấy, đã có sự hiểu lầm rằng "sống trong hiện tại là giải thoát (theo đạo Phật)", qua những câu chuyện Thiền như :

    Ngài Bá Trượng – Hoài Hải, là vị Tổ nổi tiếng với câu “Nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực”, nghĩa là một ngày không làm một ngày không ăn. Lúc Ngài còn nhỏ là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất. Một hôm hai thầy trò đi dạo vườn, thấy có một bầy chim bay ngang hư không, Mã Tổ hỏi:

    - Cái gì đó?

    - Bầy vịt trời.

    Một hồi Tổ hỏi lại:

    - Bay đi đâu?

    Ngài Bá Trượng trả lời:

    - Bay qua.

    Nghe vậy, Mã Tổ nắm lỗ mũi ngài Bá Trượng kéo mạnh một cái, Ngài la lên một tiếng thất thanh. Mã Tổ bảo:

    - Sao không nói bay qua mất đi.

    Ngay đó Ngài liền ngộ.


    Và rất nhiều câu chuỵên Thiền khác cũng đều xoáy mạnh vào cái ý HIỆN TẠI, HIỆN TIỀN. Rồi chúng ta tham khảo các triết gia khác như ông Osho. ông Krishnamurti, ..... họ cũng ca ngợi cái HIỆN TẠI, HIỆN TIỀN. Chúng ta thấy có điểm đồng nhất và chúng ta gật gù "thì ra cái tuyệt đỉnh của đạo Phật đúng là cái giây phút hiện tại !".

    Hình như một số các Thiền sư lớn thời nay cũng "rêu rao thuyết giảng" ý này.

    Trời ơi ! Cái chứng ngộ của các Tổ sư Thiền là cái PHI THỰC TẠI _ vắng bặt Ý Thức _ chớ không phải tận hưởng cái "hiện tại mê lầm của ý thức".

    --------------

    Các bác hãy nhìn xem bà mẹ này hạnh phúc trong hiện tại biết bao nhiêu :


    nhưng cái hạnh phúc này sẽ dẫn đến đau khổ (có thể đau khổ đến điên cuồng khi mất bé).

    --------------

    Đạo Phật không kêu chúng ta hạnh phúc với cái đang có, vì chính bản thân Thái Tử Sĩ Đạt Ta, Ngài có đủ ngai vàng, vợ đẹp, con xinh, tại sao lại còn đi tìm kiếm "một cái gì chưa biết" ??? Và nhiều vị Tổ khác cũng là Vua, cũng là Thái Tử họ có thể đem lại hạnh phúc no cơm ấm áo cho muôn dân, mà tại sao lại buông bỏ cái hạnh phúc đang có để tìm kiếm một cái gì chưa biết ???

    Đạo Phật khuyên Phật tử đừng ham muốn gì, nhưng có một cái DỤC phải nuôi dưỡng, đó là MUỐN TÌM CẦU CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI. Cái muốn này phải dính chặt vào hành giả đời đời kiếp kiếp. (Chớ không phải tự thỏa mãn với cái "hạnh phúc bong bóng" đang có).

    Kính góp ý !



    Chào bạn Thanh Trúc,

    Cám ơn bạn đã góp ý.

    Trước tiên,tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn.Chúng ta là Phật tử thì phải luôn nuôi dưỡng khát vọng truy cầu Chân Lý.Đó chính là chúng ta đang sống trong Chánh Kiến,luôn có niềm tin vững chắc vào con đường mà mình đã trọn,không tự huỹên hoặc bản thân mà sống trong mê lầm.

    Nhưng hình như bạn chưa hiểu hết ý của tôi lắm thì phải,có lẽ là do tôi chưa diễn đạt đúng ý mình muốn nói.Cái "Thực Tại" mà tôi muốn nói đến cũng chính là điều mà bạn nói đến.Tôi thực ra cũng chưa từng đọc qua các tác phẩm của những vị Thiền Sư mà bạn nhắc đến,nhưng tôi nghĩ rằng,cái "Thực Tại" của các vị đó không phải là cái "Thực Tại" của tôi.Mỗi người trong chúng ta sẽ có cái "Thực tại" của riêng mình,nó là Quả của những gì chúng ta nhận được từ mỗi đời sống của từng người.Và nó sẽ là khác nhau,riêng biệt,không ai giống ai cả.

    Và tôi cũng không hề có ý nói rằng "Sống trong hiện tại là Giải Thoát" bởi vì nếu nghĩ như vậy thì thật là ấu trĩ quá.Cái mà tôi muốn nói đến chính là : Ngay tại đây,ngay tại giây phút này chúng ta phải nhận thức ra được sự quí báu của cuộc sống.Cuộc sống mà chúng ta có được chính là một cơ hội mà ta phải nắm bắt để sống sao cho có ý nghĩa.Mà "Ý nghĩa" ở đây đối với Phật tử chúng ta là gì ? Đó chính là sự tu tập,là sự tự nhận thức bản thân mình hằng ngày hằng giờ,là sự trải nghiệm trong quá trình đi tìm Chân Lý.

    Đây chính là cái "Thực Tại" mà tôi muốn nói đến chứ không phải là sự "tận hưởng cái mê lầm của ý thức" như bạn nêu.Như tôi đã viết lần trước :

    Bạn Trí Từ khi viết chủ đề này thì theo tôi,bạn ý đã hiểu được giá trị của "Thực tại".Theo suy nghĩ của tôi,Phật tử chúng ta tu tập chính là học để nhận thức được ý nghĩa của hai chữ "Thực tại" này.Khi chúng ta nhận thúc được ra giá trị của nó,thì "Thực tại" sẽ là NHÂN cho những QUẢ vị tốt lành về sau.Mà Tu là gì ? Tu có phải là sửa ngay chính bản thân chúng ta trong từng giây phút thực tại hay không?

    Đây chính là ý tôi muốn nói,chỉ ở trong thực tại,ở ngay thời điểm này,ngay giây phút này chúng ta mới có cơ hội để tu tập,để sửa chữa,để thay đổi bản thân thông qua cái khát vọng "Muốn tìm cầu Chân Lý Tuỵêt Đối" mà bạn nêu.Cái "Thực tại" này chẳng phải chính là những giây phút mà Đức Phật khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy những sự Vô thường ở bốn cửa thành khi ngài đi dạo đó sao,và cái "Thực tại" này không phải chính là những giây phút khi Ngài nhìn lại vợ con lần cuối để rồi dứt áo ra đi tìm cầu Chân Lý và cái "Thực tại" này không phải chính là khoảnh khắc khi Đức Phật uống vào ly sữa của nàng Sujata...?

    Theo tôi đây chính là ý nghĩa của câu chuỵên "Giọt mật" mà bạn đã đưa ra.Quá khứ là cái đã qua,tương lai là cái chưa tới,chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị dù nó chỉ là ngắn ngủi một giây,một phút,một sat na đi chăng nữa.

    Qui y tròn một niệm
    Dứt sạch nghiệp ba kỳ

    Vâng chỉ trong một niệm ngắn ngủi thôi nhưng chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu điều kỳ diệu.

    Thân.
    Học Phật học hoài mà không thuộc
    Sắc là Không mà Sắc cũng không phải là Không.

  6. The Following 4 Users Say Thank You to minhđịnh For This Useful Post:

    Hoàng Mai (02-21-2016),Mục đồng (02-19-2016),Thiện Tâm (02-21-2016),Trí Từ (02-20-2016)

  7. #4
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts


    Quote Nguyên văn bởi minhđịnh Xem bài viết
    Chào bạn Thanh Trúc,

    ............
    ............

    .Quá khứ là cái đã qua,tương lai là cái chưa tới,chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị dù nó chỉ là ngắn ngủi một giây,một phút,một sat na đi chăng nữa.

    Qui y tròn một niệm
    Dứt sạch nghiệp ba kỳ

    Vâng chỉ trong một niệm ngắn ngủi thôi nhưng chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu điều kỳ diệu.

    Thân.
    Ái cha cha ! Kính bác minhđịnh !

    Chữ "ba kỳ" có nghĩa là quá khứ, hiện tại, vị lai đó !

    Khi bác nói "chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị" tức là chúng ta còn dính mắc vào cái hiện tại, thấy hiện tại là thực có, thì cái "cái nghiệp hiện tại" làm sao dứt được ? Hiện tại còn có, thì có luôn quá khứ và vị lai. Như vậy thì không thể gọi là "Dứt sạch nghiệp ba kỳ" được ! Khi hiện tại còn thì cả ba kỳ đều còn, tất cả nghiệp của ba kỳ cũng còn luôn. Hỏng có "sạch" cái nào hết !

    Con nhớ trong Kinh Kim Cang đã khẳng định rằng :

    Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc :


    http://www.phatphapthuchanh.com/show...full=1#post410

    Bởi cớ sao ? bởi quá khứ hiện tại vị lai _ nói chung là thời gian _ vốn là sản phẫm của vô minh, TRONG CÕI CHÂN THƯỜNG KHÔNG HỀ CÓ THỜI GIAN bác ạ !

    Theo tinh thần Kinh Kim Cang thì TRONG CÕI VÔ MINH NÀY KHÔNG CÓ CÁI GÌ CÓ GIÁ TRỊ CHÂN THẬT CẢ !

    Kính góp ý !




    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  8. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Trúc For This Useful Post:

    Hoàng Mai (02-21-2016),minhđịnh (02-20-2016),Thiện Tâm (02-21-2016)

  9. #5
    MẦM Avatar của minhđịnh
    Tham gia ngày
    Feb 2016
    Bài gửi
    6
    Thanks
    17
    Thanked 19 Times in 6 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thanh Trúc Xem bài viết




    Ái cha cha ! Kính bác minhđịnh !

    Chữ "ba kỳ" có nghĩa là quá khứ, hiện tại, vị lai đó !

    Khi bác nói "chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị" tức là chúng ta còn dính mắc vào cái hiện tại, thấy hiện tại là thực có, thì cái "cái nghiệp hiện tại" làm sao dứt được ? Hiện tại còn có, thì có luôn quá khứ và vị lai. Như vậy thì không thể gọi là "Dứt sạch nghiệp ba kỳ" được ! Khi hiện tại còn thì cả ba kỳ đều còn, tất cả nghiệp của ba kỳ cũng còn luôn. Hỏng có "sạch" cái nào hết !

    Con nhớ trong Kinh Kim Cang đã khẳng định rằng :

    Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc :


    http://www.phatphapthuchanh.com/show...full=1#post410

    Bởi cớ sao ? bởi quá khứ hiện tại vị lai _ nói chung là thời gian _ vốn là sản phẫm của vô minh, TRONG CÕI CHÂN THƯỜNG KHÔNG HỀ CÓ THỜI GIAN bác ạ !

    Theo tinh thần Kinh Kim Cang thì TRONG CÕI VÔ MINH NÀY KHÔNG CÓ CÁI GÌ CÓ GIÁ TRỊ CHÂN THẬT CẢ !

    Kính góp ý !



    Ôi bạn Thanh Trúc,

    Thật không biết phải nói như thế nào cho bạn hiểu nữa.

    Những gì trong kinh điển nhắc đến là những kinh nghiệm của các vị đã Chứng Ngộ.Tâm cảnh của họ,"Thực tại" của họ khác chúng ta.Họ nói những gì mà họ đã chứng ngộ.Đối với họ thì cuộc sống này là giả huỹên nhưng còn đối với chúng ta thì Tâm chúng ta chưa đạt đến được trình độ như họ.Đối với chúng ta,thế giới này vẫn là chân thật,vẫn là thật có.Trời,mây,non nước...vẫn hiện ra,vẫn tồn tại như những gì mà ánh mắt phàm phu của chúng ta nhìn thấy.Ta chưa tu tập đến trình độ có thể nhìn thấu các Pháp như các vị ấy được bạn Thanh Trúc à.Cho nên,khi học các kinh sách,ta không nên dùng những kinh nghiệm của các vị đã Giải Thoát áp dụng ngay cho mình.Đức Phật và các vị Tổ Sư đã chỉ cho ta con đường,đã chỉ cho ta đích đến.Nhiệm vụ của chúng ta là phải đứng lên để đi.Cho nên chúng ta hãy nói đúng những gì chúng ta đã trải nghiệm,đã cảm nhận,trên con đường mà chúng ta đi chứ không thể nói bằng những kinh nghiệm của người khác được bạn Thanh Trúc.

    Chính vì thế Đức Phật mới nói Kinh sách chỉ là phương tiện,như ngón tay chỉ mặt trăng vậy.Và ngón tay không phải mặt trăng,ngón tay chỉ là phương tiện dẫn đường cho chúng ta đi tới đích mà thôi.Vậy cho nên,bạn đừng vội cho rằng không có gì là chân thật trong thế giới này.Đối với chúng ta,mọi thứ đều là chân thật,không có gì giả huỹên cả.Thân xác này,bông hoa này,cái bàn này,đám mây kia đều thật cả.Chúng là thật bởi vì ta chưa đủ trình độ để nhận thức,để nhìn thấu đáo bản chất của vạn Pháp.Cho nên nếu bạn dùng những lý lẽ trong kinh điển để giải thích các sự vật hiện tượng mà chúng ta thấy thì sẽ chỉ là khiên cưỡng,áp đặt mà thôi.Bởi chúng không phải là cái nhìn của chính bạn,chúng không phải là sự cảm nhận của chính bạn.Điều này cũng giống như hồi đi học vậy.Trong kỳ kiểm tra bạn gặp một bài toán khó mà không biết cách giải,bạn liền "copy" bài của người bạn bên cạnh.Và cuối cùng bạn cũng làm xong bài kiểm tra và được Thầy Cô Giáo cho điểm cao.Nhưng rõ ràng,điểm cao đó không phải của bạn,nó là điểm của người bạn bên cạnh.

    Đây chính là một lỗi vi tế mà những Phật tử chúng ta hay mắc phải,cái này Đức Phật gọi là "Sở tri chướng".Đó là biết quá nhiều nhưng chưa trải nghiệm được bao nhiêu.Ngày xưa Ngài A-nan bị Đức Phật quở trách cũng vì lỗi này đấy.

    Thân.
    Học Phật học hoài mà không thuộc
    Sắc là Không mà Sắc cũng không phải là Không.

  10. The Following 3 Users Say Thank You to minhđịnh For This Useful Post:

    Hoàng Mai (02-21-2016),Thanh Trúc (02-20-2016),Trí Từ (02-20-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •