KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 13
__________________________________________________ _____________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa,
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc thường, hoặc vô thường;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc thường, hoặc vô thường;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc vui, hoặc khổ;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc vui, hoặc khổ;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc ngã, hoặc vô ngã;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc ngã, hoặc vô ngã;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc không, hoặc chẳng không;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc không, hoặc chẳng không;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có tướng, hoặc không tướng;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có tướng, hoặc không tướng;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc hữu vi, hoặc vô vi;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc hữu vi, hoặc vô vi;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc sanh, hoặc diệt;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc sanh, hoặc diệt;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có tội, hoặc không tội;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có tội, hoặc không tội;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn;
chẳng nên quán trí nhất thiết hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên;
chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được;
chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.