DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 12

Chủ đề: Quy Nguyên

  1. #4
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts
    Quy-nguyên 4


    **********


    Thức thứ sáu được gọi là Ý-Thức , là sự hiểu biết do bởi tích lũy kinh-nghiệm và học hỏi (Tri-Thức hoặc Kiến-Thức), phần nở hoa của nó được gọi là Trí-Tuệ-Phàm.

    Cái gốc của Thức thứ sáu là Thức thứ bảy cũng cùng tên là Ý-Thức, vì từ Ý-Thức có phần bị hạn chế cho nên người xưa giữ nguyên âm tiếng Phạn gọi là Mạt-Na Thức, ngoài ra Thức thứ bảy còn được gọi là Nhiễm-Ô-Thức, Truyền-Tống-Thức, Nghiệp-Thức….

    Mạt-na Thức là KHO lưu-trử những chủng-tử Thiện hay Ác mà trong quá trình sống ta đã tích tạo [store], là ký-ức [memory], là lịch-sử [history] của vô-lượng kiếp, là trạm thu-phát tín-hiệu chi-phối toàn bộ cuộc sống hiện-tại và tương-lai, là nguyên-nhân sâu xa của những hành-động tư-tưởng không kiểm soát được.

    Mạt-Na Thức là Ý-thức chấp ngã, là thủ-phạm của mọi rối rắm trong cuộc sống.

    Nếu ta ném một hòn đá xuống giếng liền nghe tiếng “tỏm”, nếu ta thả một tảng đá xuống giếng liền nghe tiếng “ầm”. Nghiệp-nhân cộng với duyên thành Nghiệp-quả.

    * Người phát tâm Bồ-Đề, người tùng Đại-nguyện “TẬN ĐỘ CHÚNG-SINH” thì được sự hộ-trì của chư Phật, Bồ-tát, Đại Bồ-tát cho nên nếu có đánh rơi một tảng đá lớn xuống giếng người ta cũng chỉ nghe “tủm” một tiếng nhỏ (dường như đã được gắn ống giảm thanh).

    * Người đã thực chứng Chân-lý dùng tâm bình-đẳng giao-tiếp với sự vật, thì dù đá lớn hay đá nhỏ khi ta ném xuống một cái giếng sâu không đáy đều không âm vang gì cả ! như trong môi-trường chân-không, mọi vật thể dù lớn hay nhỏ đều nặng (hay không nặng) như nhau. Trường-hợp nầy Bình-Đẳng-Tánh-Trí không có tạo nghiệp.

    Thức đã biến thành Trí, Mạt-Na Thức đã là Bình-Đẳng-Tánh-Trí . ( đổi DANH nhưng không đổi VỊ , đổi DỤNG nhưng không đổi THỂ ).


    Thức là CÁI BỊ BIẾT không TỰ CHỦ
    Trí là SỰ SOI SÁNG bởi Chân-Tâm
    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    Gia Bảo (06-04-2015),hungcom (06-03-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •