DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 8/10 ĐầuĐầu ... 678910 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 71 tới 80 của 98

Chủ đề: Canh dưỡng sinh

  1. #1
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Chương Mười Hai


    Phần Phụ Lục của dịch giả



    I.- Kinh nghiệm và ứng dụng

    a) Dịch giả tự truyện

    Tôi có một người bạn cùng quê Trà Vinh tên Tăng Tam Dương cư ngụ tại vùng Bonnyrigg. Phu nhân của anh đã bị bệnh thấp khớp từ hồi còn trẻ tuổi ở Việt Nam. Khi vượt biên qua Úc từ năm 1985 đến nay, chị đã nhập viện hai lần để giải phẫu bệnh bướu cổ. Riêng bệnh thấp khớp của chị không thể nào chữa dứt. Chị đã đi nhiều bác sĩ kể cả các bác sĩ chuyên khoa và châm cứu nhưng bệnh chỉ tạm thời thuyên giảm mà thôi. Mỗi tháng một lần, chị phải đi bác sĩ tái khám để chích lấy nước ra khỏi xương đầu gối. Việc đi dứng thật khó khăn vì vô cùng đau nhức.

    Gần đây, với tuổi sáu mươi lăm, chị Dương lại mang thêm chứng tiểu đường. Riêng bịnh thấp khớp thì từ đầu năm nay đã chuyển hướng trầm trọng. Sự đau nhức càng lúc càng gia tăng và hầu như thuốc giảm đau nào cũng đều vô hiệu quả đối với căn bệnh của chị. Ði chụp quang tuyến, các đốt xương sống của chị đã mòn, không còn chất sụn. Chị không thể đi đứng một mình mà phải cần thân nhân dìu đỡ. Vào trung tuần tháng sáu năm 2002, bệnh của chị Dương đã đến thời kỳ không chữa được theo như lời bác sĩ chuyên khoa đã nói. Chị nằm một chỗ và chịu đựng sự đau đớn vô cùng khổ sở.

    May mắn thay, một hôm tôi được ông Sanh, một ông bạn trẻ tuổi người Việt gốc Hoa tặng cho tôi một quyển sách bằng tiếng Hoa (tức quyển sách này mà tôi đã dịch ra Việt ngữ). Sau khi đọc kỹ, tôi thấy bệnh tình của chị Tăng Tam Dương vẫn còn hy vọng. Tôi bèn sao bản lại phần liên hệ với bệnh trạng của chị Dương để cho anh Dương tham khảo. Còn phần tôi thì vội vàng chuyển dịch sang Việt ngữ để phổ biến đến quý đồng hương chúng ta sớm chừng nào hay chừng nấy vì tôi tự cảm thấy đây là một tập tài liệu vô cùng quý giá cần phải chia sẻ với quý vị.

    Sau khi đọc xong phần tài liệu mà tôi đã trích sao, anh Tăng Tam Dương đắc ý bảo với tôi rằng: “Biết đâu bệnh của bả vẫn còn chữa được. Vậy mình hãy thử một phen coi. Còn nước còn tát. May ra ông Trời còn ngó lại...”

    Tuy nhiên trong thành phần canh dưỡng sinh thì củ cải trắng, củ cà rốt và nấm đông cô Nhật rất dễ tìm. Còn củ “Ngưu báng” là cái gì, nó ra sao và ở đâu bán thứ đó ? Anh Tăng Tam Dương bèn vào các tiệm thuốc Bắc ở Cabramatta để hỏi mua thì được họ bảo rằng: “Mấy thằng Nhật và Ðài Loan nó kiếm chuyện viết sách để bán. Thuốc Ngưu Báng này người ta xài bằng hột chớ ai xài bằng củ bao giờ!” Thế là anh Tăng Tam Dương đã trở về với niềm thất vọng ê chề và buồn bã. Bỗng ngày hôm sau, anh điện thoại lại bảo với tôi rằng: “Tôi có cách tìm mua được thuốc Ngưu Báng này. Chú Sanh là người tặng chú quyển sách này, vậy chú có số điện thoại của chú Sanh không ? Tôi nghĩ chú Sanh đã có xài qua và biết chỗ mua loại thuốc này ở đâu”. Tôi bèn liên lạc điện thoại với chú Sanh và hẹn sáng ngày hôm sau lúc 9 giờ, tôi sẽ chở anh Dương đến gặp chú Sanh tại tư gia của chú ở đường Brown, Bonnyrigg, vì chú bận phải đi làm ca chiều. May mắn thay, sau khi trao đổi một vài câu chuyện, chú Sanh biết rõ tình hình và vui vẻ buột miệng bảo với chúng tôi rằng: “Hai chú may lắm. Cậu của cháu ở Ðài Loan mới vừa gởi qua cháu một thùng giấy 10 kg. Hàng mới nhận được ngày hôm qua. Mỗi gói là l kg. Cháu biếu chú Dương một gói và chú Kiệt một gói để xài thử”. Sở dĩ chú Sanh nhỏ tuổi hơn chúng tôi nên mới xưng hô một cách khiêm nhường với chúng tôi bằng “chú cháu” như vậy. Chúng tôi ngại ngùng. Anh Tăng Tam Dương năn nỉ trả tiền nhưng chú Sanh một mực chối từ. Cuối cùng chúng tôi đành phải từ giã với lời chân thành cảm ơn ríu rít. Ðược biết chú Sanh là một Phật tử ăn chay trường. Trước khi ra về, chú còn vui vẻ hướng dẫn chúng tôi chiêm ngưỡng phòng thờ Phật tại nhà chú được trưng bày một cách trang nghiêm và kính cẩn.

    Hai hôm sau, anh Tăng Tam Dương điện thoại bảo với tôi là sau khi uống canh, bệnh của chị trầm trọng hơn. Ở bắp tay của chị sưng lên một cục bầm tím. Anh hỏi tôi sao vậy. Tôi hơi hồi hộp, nhưng cũng rán trấn tỉnh và gượng khôi hài với anh Dương rằng: “Ðó là xác của quân địch và quân ta chiến đấu với nhau đã chết và chồng chất lên đó”. Tra cứu kỹ trong sách, được biết khi uống canh dưỡng sinh trong ba bốn ngày đầu sẽ có phản ứng trầm trọng hơn. Song đó là điều tốt, không đáng ngại. Anh Tăng Tam Dương bèn cho chị uống thêm thuốc Panadeine forte để khống chế sự đau nhức nhưng vẫn cho chị uống canh dưỡng sinh theo liều lượng đã được chỉ dẫn. Ðến ngày thứ năm, anh Dương bảo với tôi là bệnh tình của chị có chiều hướng thuyên giảm. Ban ngày không cần cho chị uống thuốc giảm đau. Chỉ ban đêm trước khi đi ngủ là cho chị uống một viên để ngăn chận cơn đau nhức hành hạ khó ngủ mà thôi. Bắt đầu từ hôm đó, bệnh tình của chị Dương càng ngày càng thuyên giảm thấy rõ. Ðến nay chị đã đi đứng trở lại gần như bình thường, chỉ cần chống gậy khi đi ra khỏi nhà mà thôi. Tuy nhiên theo quyển sách này cho biết, bệnh như chị Dương phải cần uống canh dưỡng sinh tới sáu tháng trở lên mới hoàn toàn bình phục.



  2. #2
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    b) Bài của ông Võ Văn Hoàn (Cabramatta)

    Anh T. là một gương mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt tại Sydney và là một trong những người bạn thân thiết của tôi từ khi mới qua Úc đến giờ. Hồi đó anh và tôi cùng làm chung với nhau trong một xưởng chế tạo bình điện xe hơi. Sau đó chúng tôi đã thôi việc và mỗi người đều có một công ăn việc làm riêng của mình. Anh thì phục vụ cho một công ty bảo hiểm ở Sydney, còn tôi thì mở một nhà hàng ăn uống. Vì mãi bận rộn với sinh kế hàng ngày nên bẵng đi một thời gian khá lâu, tôi không gặp anh mà cũng không để ý. Sau này tôi được biết anh bị bịnh xơ gan nghiêm trọng lắm. Anh không thể đi đứng một mình mà phải cần thân nhân dìu đỡ. Một hôm, phu nhân của anh gặp chúng tôi và khoe rằng chị mới vừa đọc được cuốn sách Canh Dưỡng Sinh . Nội dung nói có thể chữa được một số bịnh nan y bằng một công thức thảo dược. Chị hỏi tôi có tin được hay không ? Thực ra tôi đã biết quyển sách này rồi, vừa do anh Kiệt, một người bạn thân thiết của tôi phiên dịch ra Việt ngữ và mới phát hành. Thú thật ban đầu tôi cũng rất hoài nghi loại thảo dược này. Vì trong thế giới văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ ngày nay mà còn nói đến dùng rau cỏ, gạo lứt rang và nước tiểu để làm thuốc thì biết có “ngược dòng lịch sử” chăng ? Tuy nhiên nhìn thấy học vị của tác giả nguyên bản Nhật ngữ của quyển sách cũng làm cho tôi có đôi chút suy nghĩ và ngỏ ý muốn cho chị T. áp dụng thử phương pháp này để chữa bịnh cho anh T. xem sao vì tây y coi như đã bó tay rồi.

    Sau đó vài tuần lễ, chị T. cho chúng tôi biết bịnh tình của anh T. đã thuyên giảm nhiều, không cần mỗi tuần phải vào bịnh viện để chích lấy nước ra khỏi bụng nữa. Rồi anh dần dần hồi phục sức khỏe, đi đứng không cần thân nhân đỡ lên đỡ xuống như trước.

    Một hôm, anh T. điện thoại lại bảo với chúng tôi: “Hôm nào thuận tiện, vợ chồng chúng tôi sẽ đến thăm anh chị”.

    Ngoài ra còn có chị Minh, một người thân của tôi đã tâm sự: “Tôi bị đau nhức nơi hai đầu gối, đi đứng thật là khó khăn. Bác sĩ cho biết lớp chất lỏng đệm giữa hai khớp xương đầu gối quá ít. Nên khi cử động cọ sát vào nhau làm cho đau đớn. Chẳng những thế, mỗi lần dứng lên hay ngồi xuống, nó còn phát ra tiếng kêu lụp cụp nữa. Vậy mà khi đã dùng canh dưỡng sinh được hai tháng sau thì kết quả rất là tốt đẹp. Tôi có thể nói bịnh tình của tôi đã bớt được 50 phần trăm. Hiện giờ tôi vẫn uống canh dưỡng sinh để tiếp tục chữa trị bịnh viêm khớp của mình”.



  3. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    sonha (01-26-2016)

  4. #3
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    d)

    Bài của ông Nguyễn Kim Dần (Trích bản tin của Tổng Hội Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành Chánh tháng 7 năm 2003).

    1. Bệnh Ung Thư

    Trong đại gia đình của tôi có tất cả 6 người đã chết vì bịnh ung thư. Trừ người cha của tôi đã chết năm 1967 tại Việt Nam, còn tất cả năm người còn lại đều chết trong khoảng 5 năm trở lại đây. Tại Canada có 4 người bị chết vì ung thư phổi.

    Tóm lại, đối với tôi thì bịnh ung thư là một bịnh mà tôi cho là nguy hiểm nhất và cũng là bịnh mà các người khác sợ nhất vì nó quá phổ thông và chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được.

    2. Kinh nghiệm về ung thư

    Tôi có một người em trai ruột hiện đang sống cùng một thành phố với tôi. Tháng 9 vừa qua, nó cảm thấy khó thở nên đi chiếu điện phổi. Kết quả bác sĩ thấy có những đốm nên gởi nó đi scan. Kết quả cho thấy cả hai lá phổi đều bị các “đốm” nên bác sĩ gởi đi biopsy. Sau đó bác sĩ kết luận là ung thư cả hai lá phổi. Tất cả hồ sơ của em tôi đều được chuyển tới bịnh viện ung thư để điều trị. Khi tới viện ung thư, bác sĩ chuyên khoa có trình bày cho em tôi rằng:

    - Em tôi chỉ có thể sống được từ 4 tới 6 tháng nữa mà thôi.

    - Nếu làm radiation và chemotherapy thì kéo dài thêm độ 2 tháng nữa nhưng thân hình sẽ tiều tụy và rụng tóc....

    Em tôi đã khước từ không điều trị. Trở về nhà, em tôi dùng loại health food nhưng rất tốn tiền, mỗi tháng tốn từ 2000 đến 3000 đô nhưng không cải thiện được bao nhiêu.

    Về tình trạng sức khỏe, khi mới phát giác ra bịnh, em tôi vẫn đi làm, lái xe, nhưng chỉ được khoảng một tháng, bệnh làm cho em tôi càng ngày càng mệt đi nên nó đã nghỉ làm và xin ăn thất nghiệp. Cách vài ngày tôi lại đến thăm em tôi, nhưng trong gia đình, mấy anh em tôi đều thất vọng và chỉ đợi ngày em tôi “ra đi” mà thôi, vì sức khỏe của em tôi mỗi ngày càng sa sút (mệt nhiều).

    3. Một Trường Hợp Ðiển Hình: Tài liệu chữa bịnh nan y.

    Trong lúc em tôi và cả gia đình đã tuyệt vọng thì em tôi được một người bạn tặng một tài liệu trong đó có nói trị được các bịnh. Tôi tạm kể một số bịnh như sau: Bịnh ung thư, bịnh aids, bịnh tiểu đường, bịnh viêm gan (Hepatitis C), bịnh Parkinson, bịnh lú lẩn (alzheimers), bịnh suyễn, sạn thận, bịnh cao máu, bịnh sưng khớp xương (arthritis), bịnh loét bao tử v.v...

    Người viết tài liệu này là một khoa học gia người Nhật Bản. Ông ta viết tài liệu này vì ông ta có người cha và một người anh chết vì bịnh ung thư. Ông ta đã nghiên cứu 1500 loại cây cỏ và đã tìm ra mà tôi tạm gọi là canh rau cải để chữa các bịnh nêu trên....

    Như trên đã nói, em tôi chỉ đợi ngày “ra đi”, nhưng khi nhận được tài liệu kể trên, em tôi đã áp dụng liền ngày đầu, em tôi cảm thấy hơi mệt thêm và ngày thứ hai cũng vậy. Ðến ngày thứ ba, em tôi cảm thấy một hiện tượng lạ thường vì thấy khỏe hẳn ra. Ðến ngày thứ tư, em tôi cảm thấy rất khỏe và lái xe đi chơi được. Ðến nay là ngày 3/6/03, trên một tháng chữa trị rồi. Trong khi dùng canh rau cải này, chúng ta không được ăn thịt, cá, sữa và các sản phẩm biến chế từ sữa.

    Trên đây là điều tôi đã thấy. Tôi chỉ thuật lại một cách vô tư, trình bày một sự thật. Tôi không có thẩm quyền chỉ dẫn, khuyên bảo và khuyến khích mọi người phải dùng cách chữa trị này. Vì thế tôi không chịu trách nhiệm gì về bài đã đăng trong bản tin này, nếu chẳng may gây tai hại cho ai. Tuy nhiên nếu ai có thắc mắc, tôi xin sẵn sàng góp ý kiến........



  5. #4
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    e) Thư của ông Tăng văn Ngô ở Bisbane, Queensland (Úc Ðại Lợi).

    Kính gởi ông Trần Anh Kiệt,

    Tôi là Tăng văn Ngô ở Brisbane. Tôi có đọc quyển sách Canh dưỡng Sinh do ông phiên dịch và xuất bản lần đầu vào năm 2002.

    Nhiều năm trước đây, tôi và nhà tôi đều bị bịnh viêm gan C và đến nay đã tới thời kỳ nghiêm trọng. Mặc dầu chúng tôi đã điều trị theo phương pháp hiện hành của bác sĩ và bịnh viện, nhưng bịnh chỉ tạm thời ổn định chớ không hoàn toàn dứt hẳn. Lại nữa hiện nay tôi thường mỏi mệt, đau lưng, nhức khớp xương, thử nghiệm máu thì thấy thiếu chất sắt và thiếu hồng huyết cầu. Còn nhà tôi thì bị bịnh tiểu đường, ăn uống khó tiêu, bụng thường bị đầy hơi, sình bụng từ nhiều năm nay. Thêm vào đó thì bà thường hay nhức đầu, mất ngủ và táo bón.

    Thấy chữa theo Tây y đã lâu rồi nhưng bịnh tình của nhà tôi vẫn không có gì tiến bộ khả quan, nên vào ngày 30-4-2003 tôi đã đưa nhà tôi đi Sydney để chạy chữa theo Ðông y bằng cách uống thuốc Bắc và châm cứu. Mười lăm ngày sau, có đứa em của tôi đến thăm. Nó bảo vợ chồng nó và hai đứa con đều bị bịnh tiểu đường. Nhưng nhờ uống canh dưỡng sinh mà nay cả nhà đều khỏi bịnh, Nó nói còn quá sớm để biết vợ chồng nó và hai cháu đã thật sự hết bịnh hay chưa, hay chỉ lắng dịu trong một thời gian rồi tái phát. Tuy nhiên nó cảm thấy phương pháp uống Canh dưỡng sinh này rất hay nên khuyên vợ chồng chúng tôi dùng thử.

    Ban đầu nhà tôi không tin. Nhưng sau khi đọc sách rồi, nhà tôi quyết định uống thử để xem có kết quả hay không. Bảy ngày sau khi uống canh dưỡng sinh, nhà tôi thấy trong mình khỏe hẳn ra. Tôi và nhà tôi cùng nhau uống canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang đến nay đã hơn nửa năm rồi. Cả hai đều đã khỏi bịnh, nên cảm thấy vui mừng lắm. Hiện nay tôi rất tráng kiện mặc dầu tôi đã trên sáu mươi tuổi.

    Ngoài ra, tôi có một người anh ở bên Mỹ, năm nay đã bảy mươi ngoài rồi. Anh tôi bị bịnh cao máu. Còn chị dâu của tôi thì cũng đau rề rề hoài. Sau khi uống canh dưỡng sinh độ mười ngày thì huyết áp thấy giảm một cách rõ rệt. Còn chị dâu của tôi cũng thấy mạnh khỏe hơn lúc xưa. Cả hai anh chị tôi đều khen ngợi quả thật canh dưỡng sinh đã biến đổi sức khỏe của anh chị làm cho ăn thấy ngon, dễ tiêu và ngủ được, không còn bị ma bịnh hoàn hành nữa.

    Ðồng thời tôi cũng có một bà mẹ già tại An Giang năm nay đã 94 tuổi. Mười năm trước đây mẹ tôi có lần bị bịnh tai biến mạch máu não, chỉ ăn cháo và uống canh, không tự chủ được vấn đề tiêu tiểu. Huyết áp cao. Tôi bèn gởi sách và ngưu bàng khô về cho em tôi và bảo nó nấu canh dưỡng sinh cho mẹ tôi uống. Không bao lâu mẹ tôi cảm thấy khỏe trở lại nhiều, ăn biết ngon, ngủ được và nhất là đã tự chủ được sự tiểu tiện và đại tiện. Rồi sau đó mẹ tôi đã bắt đầu tập đi đứng trở lại và bớt lãng quên hơn. Cả nhà con cháu đều vui mừng và coi canh dưỡng sinh như là một phép lạ khiến ai cũng đều trân quý.

    Sau đó gia đình chúng tôi đã phổ biến sách canh dưỡng sinh ra cho bà con lối xóm được biết. Những người có bị bịnh nan y sau khi dùng qua loại canh này đều tắm tắt khen ngợi và bảo là thần dược.

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã bỏ thời giờ ra để chuyển dịch quyển sách này sang Việt ngữ để bà con người Việt mình ai nấy cũng lãnh hội được cái hay và cái ích lợi của người nước ngoài.

    Kính chúc ông luôn khỏe mạnh để phụng sự lợi ích cho Ðồng hương của mình.

    Tăng văn Ngô.



  6. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    Mục đồng (01-27-2016)

  7. #5
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    g) Sự công hiệu của canh dưỡng sinh (Nam Úc Tuần Báo số 412 ngày 26-9-2003)

    Lời giới thiệu:

    Dưới đây là bài viết có tánh cách tham khảo phương thuốc hay, rẻ tiền, dễ sử dụng của một khoa học gia Nhựt Bổn, để đồng hương khi cần. Quý vị nào có ý muốn áp dụng Canh dưỡng sinh thì nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ y khoa hoặc Ðông y sĩ. Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hậu quả bất lợi nào xảy ra cho người áp dụng.

    Cách nay không lâu, vào khoảng hạ tuần tháng Hai năm 2003, trên Nam Úc Tuần Báo có đăng bài “Diệu dược, Canh Dưỡng sinh do tôi trích lượt trong quyển sách Canh dưỡng sinh của khoa học gia Lập Thạch Hòa, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Y Hóa Học Phòng Ngừa Nhật Bản và đã được ông Trần Anh Kiệt ở Sydney chuyển ngữ ra tiếng Việt. Quyển sách này do bà Lâm thị Ngọc Anh, pháp danh Tịnh Hóa, ở Nam Úc, trao cho tôi.

    Ðọc xong quyển sách, tôi cảm thấy cần phải phổ biến rộng rãi để quý đồng hương có thể tiện dụng khi lâm cơn bịnh ngặt mà Tây y vô phương cứu chữa.

    Sau khi bài “Diệu Dược, Canh Dưỡng Sinh” được tuần báo Nam Úc đăng tải, bà Tịnh Hóa có lòng từ ái, sợ đồng hương không biết tìm ngưu bàng ở đâu, nên ngỏ lời khuyến khích tiệm tàu hủ Misa số 3 Hooking Terrace, Woodville, Gardens, đặt mua ngưu bàng sẵn để mọi người khi cần khỏi tìm kiếm tận Sydney. Từ dạo đó, tiệm tàu hủ Misa bắt đầu có mua Ngưu Bàng và sách Canh Dưỡng Sinh về bán với giá vốn, cọng thêm chút ít tổn phí. Nhờ vậy, một số không ít đồng hương ở đây đã bắt đầu uống Canh Dưỡng Sinh để trị bịnh. Ðồng thời, trong lúc đó bà Tịnh Hóa cũng gởi quyển Canh Dưỡng Sinh về Việt Nam tặng cho Tịnh xá Ngọc Tường ở Mỹ Tho để quí sư trị bịnh vì quý sư đang bị bịnh bướu cổ, cao máu, tiêu chảy v.v....Hiện nay quý sư đang dùng Canh Dưỡng Sinh có kết quả tốt nên đã ấn tống thêm sách cho đồng bào ở Việt Nam khá nhiều.

    Tuy nhiên có người dùng canh dưỡng sinh không hợp nên bị phản ứng. Quý vị chắc đã rõ là Tây y hay Ðông y đều có những trường hợp bị phản ứng xảy ra. Do đó khi dùng canh dưỡng sinh phải kiểm soát tình hình bịnh trạng biến chuyển như thế nào và nên theo dõi áp suất máu tăng hay giảm ra sao. Nếu cao hơn bình thường thì bị phản ứng bất lợi, phải ngưng uống canh dưỡng sinh ngay. Mặc dầu trong sách có nói canh dưỡng sinh trị được chứng cao huyết áp, nhưng tôi thấy thật sự có một vài người khi uống canh dưỡng sinh sau một thời gian thì áp suất máu cao hơn mức bình thường chút ít. Và có một số khác khi uống Canh dưỡng sinh thì huyết áp hạ xuống, không còn dùng thuốc Tây nữa. Ðó cũng do sự khác biệt của cơ thể từng người, không ai có thể giải thích được tại sao. Người xưa có câu “Phước chủ may thầy”, mình đành chịu vậy thôi, không làm gì khác hơn, vì phần phước của mỗi người đều do nghiệp báo tạo ra, tôi nghĩ mình cố gắng lo tu sửa, sẽ có sự đổi thay theo định mệnh nhân quả.

    Tiện đây tôi xin kể lại vài kết quả của người Việt tại Nam Úc và tại Việt Nam đang trị bịnh nan y bằng Canh dưỡng sinh đã mang lại kết quả khả quan để quý đồng hương có dịp hiểu rõ thêm và tin tưởng sâu về một loại thuốc tuy đơn giản, rẻ tiền, nhưng vô cùng hiệu nghiệm thần kỳ này.

    Ông Nguyễn Thành Ðại, 70 tuổi, ngụ tại Nam Úc, bị chứng ung thư bọng đái. Sau một thời gian chạy chữa bằng Tây y, bác sĩ quyết định mổ để cắt bỏ bọng đái và nhiếp hộ tuyến vì sợ tế bào ung thư lây lan sang thận, xương v.v... Bác sĩ cho biết sau khi mỗ, ông phải mang cái bọc ở bên ngoài suốt đời. Lúc ấy ông trực nhớ Nam Úc Tuần Báo có đăng bài “Diệu Dược Canh Dưỡng Sinh”, ông liền yêu cầu bác sĩ cho hoãn lại ba tháng để dùng thuốc Nam thử xem sao. Nghe vậy bác sĩ cười cười tỏ vẻ không tin và nói là khi ông trở lại thì cho giải phẫu ngay, không còn chần chờ được nữa. Tuy nghe thế, ông Ðại vẫn cứng rắn quyết định uống Canh Dưỡng Sinh. Từ đó ông bắt đầu uống Canh Dưõng Sinh và nước gạo lứt rang với niềm hy vọng sẽ được khỏi bịnh, vì ông nghĩ rằng chính khoa học gia Lập thạch Hòa đã nghiên cứu ra Canh Dưỡng Sinh và tự chữa khỏi bịnh bằng phương thuốc này. Không ngờ thật là may mắn, thuốc quá hiệu nghiệm. Sáu tuần lễ sau khi uống canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang, ông không bị đi tiểu liền liền như trước, không còn ra máu và đau rát nữa. Nước tiểu trắng lợt dần, chỉ hơi vàng giống nước chanh, trước đó thì tiểu ra màu đỏ như nước trà. Song song theo đó bịnh tăng huyếr áp của ông Ðại cũng thuyên giảm luôn, không còn dùng thuốc Tây nữa.. Ông nghe thấy cơ thể khỏe khoắn, ăn ngủ được hơn trước khá nhiều. Thật phước đức vô cùng !

    Ngày 12-9-03, ông Ðại mừng rỡ gọi điện thoại báo tin cho vợ chồng chúng tôi hay và có lời cám ơn. Ông ấy bảo tôi là cứu tinh của ông, vì nhờ bài viết của tôi đăng lên báo dạo nọ mà ông mới thuyên giảm được bịnh hiểm nghèo.

    Nghe ông nói vậy, tôi chợt nghĩ, đúng ra chúng ta nên trân trọng cám ơn ông Trần Anh Kiệt vì nhờ ông bỏ công phiên dịch sách Canh Dưỡng Sinh ra Việt ngữ, nên bà con mình mới có tài liệu để tham khảo. Kế đến cám ơn bà Tịnh Hóa đã có nhã ý trao cho tôi quyển sách Canh Dưỡng Sinh, nhờ đó tôi mới có thể trích lượt những phần quan trọng và thiết yếu về cách trị bịnh nan y để quý đồng hương tiện sử dụng khi cần. Bà con tại Nam Úc cũng nên cám ơn ông Nguyễn văn Lộc, chủ nhiệm tuần báo Nam Úc đã vui vẻ, sốt sắng đăng ngay bài “Diệu Dược Canh Dưỡng Sinh” để phổ biến rộng rãi cho quý đồng hương.

    Ngày 16 tháng 9 năm 2003 vừa qua, vợ chồng chúng tôi đã đến nhà ông bà Ðại để thăm hỏi. Chúng tôi ngồi nghe ông kể tỉ mỉ về bịnh tình. Hiện tại ông Ðại vẫn uống Canh Dưỡng Sinh và nước gạo lứt rang đến tháng 11 năm 2003 là đủ hạn 3 tháng, ông sẽ đi scan, thử nghiệm lại và hứa thế nào cũng cho tôi biết kết quả. Ông Ðại đồng ý cho phép tôi nêu rõ tên tuổi của ông lên báo để quý đồng hương tăng thêm niềm tin tưởng trong sự điều trị bịnh nan y bằng Canh Dưỡng Sinh.

    Kế đến ông Ðại còn kể tiếp lúc đầu người con trai của ông không tin tưởng vào loại thuốc đơn sơ này, mà còn có ý nói mê tín. Nhưng khi thấy ông Ðại uống có kết quả quá tốt, nên cậu ấy cũng bắt đầu uống Canh Dưỡng Sinh với nước gạo lứt rang để trị bịnh bướu trong ruột già đã hơn mười năm qua. Thường ngày cậu hay bị mắc đi cầu cấp bách, không kềm chế lâu được, phải tìm chỗ giải quyết ngay. Bác sĩ khuyên nên mổ để cắt bỏ khúc ruột bị bướu. Vậy mà bây giờ sau khi uống canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang chỉ có mấy tuần lễ, triệu chứng mắc đi cầu gấp đã biến mất. Và bây giờ cậu cảm thấy trong ruột mát mẻ, không còn nóng khó chịu như trước.

    Ông Ðại và cậu con hiện đang dùng Canh Dưỡng Sinh với kết quả thuận lợi. Ông rất hân hoan và ước nguyện hai cha con sẽ được lành hẳn bịnh. Mong thay !

    Theo lời yêu cầu của ông Ðại, tiệm Lợi Phát thực phẩm, Hanson rd. bằng lòng đặt mua ngưu bàng về bán để có thêm chỗ cho đồng hương mua được dễ dàng.

    Tại Việt Nam, Sư Giác Hảo, trụ trì chùa Tịnh xá Ngọc Tường ở Mỹ Tho bị bịnh cao máu và bịnh bướu cổ, sau thời gian khoảng 4 tháng dùng Canh Dưỡng Sinh, bướu dần dần teo lại và bịnh cao máu cũng thuyên giảm, không còn dùng thuốc Tây nữa.

    Sư Giác Ðăng trụ trì Tịnh xá Ngọc Trung ở Thốt Nốt, mang chứng bịnh tiêu chảy kinh niên nhiều năm đã chạy chữa thuốc Tây không khỏi, sau khi uống Canh Dưỡng Sinh độ ba bốn tháng, Sư đã dứt hẳn bịnh tiêu chảy.

    Trên đây chỉ là vài ba kết quả hữu hiệu của sự trị liệu bằng Canh Dưỡng Sinh, nếu có tin tức gì thêm, tôi sẽ thông báo quý vị rõ.

    Mến chúc quý đồng hương đạt được kết quả mỹ mãn trong việc chữa bịnh bằng Canh Dưỡng Sinh. Nếu Ðồng hương nào chưa có công thức của Canh Dưỡng Sinh và nước gạo lứt rang, vui lòng đến tiệm tàu hủ Misa hoặc Lợi Phát Thực Phẩm để xin ít bản.

    Bà Nguyễn văn Tỷ



  8. #6
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    h) Thư của ông Lê Văn Công.

    Chuyển ngữ một quyển sách nguyên tác từ tiếng Nhật sang tiếng Hoa rồi đến tiếng Việt là một công việc không phải dễ làm đối với các nhà phiên dịch. Dịch giả Trần Anh Kiệt, đã chuyển ngữ rất thành công quyển sách ‘Canh Dưỡng Sinh’ của Ông Lập Thạch Hòa, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Y Hóa Học Phòng Ngừa Nhật Bản. Ông đã ‘phiên dịch như viết nguyên tác’ với lối hành văn đơn giản, thích hợp với trình độ phổ thông của độc giả nhưng đã diển tả chính xác được từ ngữ Y khoa. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, quyển sách ‘Canh Dưỡng Sinh’ đã được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Việt Nam ở Úc, Mỹ và Âu Châu và ngay cả ở Việt Nam nữa. Điều nầy chúng ta cũng không lấy gì làm ngạc nhiên!

    Hiển nhiên, những ai muốn được sống lâu (trường thọ), thì cần phải thỏa mãn được 3 điều kiện chính yếu: di truyền tốt từ gia đình, có cách ăn uống lành mạnh và biết tổ chức cuộc sống an lạc, thanh thản...

    Nước Canh Dưỡng Sinh có công hiệu khác nhau tùy theo bản chất cơ thể của từng người. Riêng, cá nhân tôi chỉ mới thử dùng Canh Dưỡng Sinh như là phần phụ thêm vào bữa ăn chính trong một thời gian ngắn nhưng có kết quả rất là khả quan, như là: ngủ ngon, có năng lực làm việc nhiều hơn, ít cảm thấy mệt, lợi tiểu và đặc biệt là rất nhuận trường.

    Do đó, canh dưỡng sinh có hiệu quả trong việc trị bịnh táo bón thường xảy ra ở người già và sẽ ngăn ngừa được chứng ung thư ruột già ở người cao niên.

    Lê văn Công,

    MA (Translation & Linguistics).



  9. #7
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    i) Tại sao canh dưỡng sinh chữa lành hầu hết bịnh tật ?

    Bài này của ông Lương Trùng Hưng, một người đã nhiều năm nghiên cứu và thực hành phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotic) tại Sydney. Ông đã có nhiều kinh nghiệm về vấn đề ăn uống đối với sự dinh dưỡng và sức khỏe của con người. Ông đã có nhận xét tại sao Canh Dưỡng Sinh có khả năng chữa trị được nhiều loại bệnh tật một cách kỳ diệu, và sau đây là lời trình bày của ông:

    Ðể trả lời câu hỏi này, xin quý độc giả hãy đọc bài thứ 13, Chữa lành ung thư chưa đủ trong Kính Vạn Hoa của tác giả Herman Aihara từ trang 49 đến trang 56.

    Sau khi đọc xong, có lẽ hầu hết độc giả đều nhận xét là triết lý thực dưỡng dựa trên căn bản thực phẩm tạo ra máu, máu tạo ra tế bào, mô và ngược lại. Ðể chữa lành bịnh từ gốc, phương pháp thực dưỡng chủ trương chọn lựa thực phẩm tốt, môi trường sống trong lành và hoạt động thể lực một cách tương đối. Tất cả đều nhằm mục đích là tạo ra và giúp cho cơ thể duy trì kiềm tính thật tốt của thể dịch máu. Nhà khoa học Lập Thạch Hòa đã tìm ra Canh Dưỡng Sinh là một con đường tắt (short cut) để mau chóng giúp cơ thể duy trì kiềm tính của máu trong điều kiện tốt nhất và vì vậy cơ thể tự chữa lành mọi bịnh tật.

    Nhà khoa học Lập Thạch Hòa cũng nhắc nhở chúng ta nên ăn chay và tập thể dục.

    Có một số người dùng Canh Dưỡnh Sinh không hiệu quả vì họ vẫn tiếp tục ăn uống quá nhiều thịt cá, trứng, đường, sữa, cà phê, ca cao, bột ngọt. bia, rượu mạnh.....Với cách sống buông thả, bất chấp một số cữ kiêng như vậy thì Canh Dưỡng Sinh không đủ sức giúp cơ thể duy trì kiềm tính của dịch thể máu trong con người.

    Ðối với những người bị bịnh ung thư, sau khi dùng canh dưỡng sinh đã thuyên giảm, thì nên tiếp tục sử dụng đến khi nào hoàn toàn bình phục mới thôi. Nếu bịnh lâu dài, suốt đời nên cử ăn những loại thực phảm giàu acid như tác giả Herman Aihara đã nói ở trên và đừng quên lời dạy của khoa học gia Lập Thạch Hòa là ăn chay và năng tập thể dục.

    Sau đây là trích đoạn về bài Chữa lành bệnh ung thư chưa đủ trong Kính Vạn Hoa để quý vị tham khảo và thận trọng trong khi dùng Canh Dưỡng Sinh:

    Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy nguyên nhân tử vong của dân chúng Mỹ đã chuyển từ bệnh tim mạch sang bệnh ung thư, và tỷ lệ tử vong vì bịnh ung thư đang tăng vọt. Ðiều này có ý nghĩa gì?

    Bệnh tim và bệnh về tim mạch giết người đột ngột gần như không báo hiệu trước. Ðó là triệu chứng Dương quá thịnh do việc dùng quá nhiều loại thực phẩm dương như thịt bò, thịt gà, cá, thịt lợn, phó mát vân vân.

    Trái lại ung thư phát hiện rất chậm. Bệnh nhân không biết bệnh chứng ở giai đoạn đầu. Hầu hết đều nhận biết quá trễ. Vì thế ung thư là bệnh thuộc âm tính (bành trướng) hay âm thịnh do lạm dụng các chất cực âm như đường, rượu và hóa chất.

    Giữa bệnh tim và ung thư còn có một sai biệt nữa. Bệnh tim là bệnh của máu và của bắp thịt, còn bệnh ung thư là bệnh của tế bào. Ðó là một trong những nguyên nhân khiến cho ung thư khó chữa. Y khoa hiện đại không hiểu sự phát triển của tế bào nên không thể nào biết chữa trị sự tăng trưởng bất thường của nó. Arthur Guyton phát biểu trong cuốn Chức năng cơ thể của con người: “Trong cơ thể của một người bình thường, nguyên tố làm tăng trưởng tế bào và làm cho tế bào sinh nở, hiện hãy còn là điều bí ẩn. Chúng ta gần như không biết gì về công năng điều chỉnh số lượng thích ứng của các loại tế bào khác nhau trong cơ thể”.

    Tại sao y học hiện đại không hiểu nổi sự sắp xếp và cơ cấu phát triển của tế bào ? Theo tôi, vì họ hiểu sai nguồn gốc của tế bào bình thường và các tế bào ung thư.

    Bác sĩ Morishita có nói trong cuốn Sự thật tiềm ẩn trong bệnh ung thư: “Sự tin tưởng rằng một tế bào chỉ sinh ra từ một tế bào khác là trở ngại khắt khe nhất (theo quan niệm của Virchow) trên đường tìm hiểu ung thư. Hậu quả của sự nhận định này đưa đến luận thuyết:

    1. Tế bào ung thư xâm nhập từ ngoài vào.

    2. Tế bào ung thư đã hiện diện trong cơ thể lúc còn phôi thai.

    3. Sự đột biến của tế bào lành mạnh sang tế bào ung thư.

    Y khoa hiện đại ít tán thưởng hai luận thuyết đầu, luận thuyết thứ ba được ủng hộ nhiều nhất. Do đó các khoa học gia đang tìm tác nhân tạo ra sự biến thể thành tế bào ung thư. Kết quả họ đã tìm ra hàng ngàn chất sinh ung thư và nhiều nguyên nhân có thể gây ra ung thư. Theo y khoa hiện đại, các nguyên nhân chính là:

    - Các chất gây ung thư: Nhựa dầu hắc, các chất dùng để nhuộm màu, kích thích tố nữ (oestrogen). thạch caọ thạch tín (arsenic), abestos....

    - Phóng xạ

    - Hút thuốc

    - Vi khuẩn

    - Học thuyết của Warbury: Tế bào lành mạnh biến thành tế bào ung thư do thiếu oxy.

    - Trầm uất (stress): Tế bào lành trở thành tế bào ung thư do cảm xúc tiêu cực.

    Nguyên nhân sau cùng: trầm uất không phải luôn luôn được xác nhận: Ðôi khi các người sống trong gia đình đầm ấm vẫn bị ung thư. Cách đây vài năm, ông Rev. Suzukiroshi, người sáng lập trung tâm Zen ở San Francisco đã chết vì ung thư. Ông ta có tinh thần an định và chan chứa tình thương trong suốt cuộc đời. Tạp chí Bungei Shunju trong năm 1979 có viết một bài về thái độ của 50 bệnh nhân đã chết vì ung thư: “Họ đã tỏ ra rất an tâm, đầy lòng nhân ái đến độ làm cho nhiều người phải ngạc nhiên”.

    Ngược lại với ý kiến của y học hiện đại, các bác sĩ K. Chishima và K. Morishita xác nhận là máu tạo ra tế bào: “Các tế bào được hình thành từ chất hữu cơ, mà chất này thì không hội đủ điều kiện để tạo ra tế bào. Protein tạo ra nhân tế bào và DNA”. (Theo cuốn Nguyên nhân, ngăn ngừa và trị liệu bệnh ung thư của K. Chishima của Hội Tân Huyết học Nhật Bản, trang 8).

    Theo tôi tế bào ung thư có thể được tạo ra do các tế bào lành mạnh hoặc do máu. Dĩ nhiên máu và tế bào được hình thành từ thức ăn. Thực phẩm là nguồn gốc của tế bào. Không thực phẩm thì không có tế bào. Không có thực phẩm thì không có mầm tế bào và chất thể của tế bào (Germ cells and Soma cells). Thực phẩm tạo ra tế bào ung thư ? Thực phẩm gây ra sự biến thái từ tế bào lành sang tế bào ung thư. Không hiểu như vậy, đừng mong chữa lành bệnh ung thư........



  10. #8
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    II.- Vấn đề từ ngữ và hội ý

    Khi khởi sự phiên dịch quyển sách Canh Dưỡng Sinh này, trong tay tôi chỉ vọn vẹn có bốn quyển tự điển: Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh, Hán Anh Tinh Tuyển Từ Ðiển của nhà xuất bản Oxford University Press, Vương Vân Ngũ Tiểu Từ Ðiển (phiên âm tiếng Phổ Thông) và Anh Việt Từ Ðiển của Nguyễn văn Khôn.

    Chữ Ngưu Báng () trong từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh không có. Tuy nhiên tên tiếng Anh của nó là Burdock, nên tôi tra trong Anh Việt Từ Ðiển của Nguyễn văn Khôn để xem ông dịch ra tiếng Việt là gì thì thấy ông dùng chữ Ngưu Bàng. Cho nên tôi cũng dùng chữ Ngưu Bàng trong bản dịch sơ thảo. Rồi sau đó tôi bèn tham khảo với một số bằng hữu am tường tiếng Hán để xin ý kiến. Quý vị đó bảo theo đúng tự điển tiếng Phổ Thông phát âm chữ này là Nỉu Páng (). Chữ Páng này đồng dạng và đồng âm với chữ Páng trong từ kép phỉ báng () của tiếng Việt, chỉ khác nhau có bộ ngôn () và bộ thảo () mà thôi. Khi nào tiếng Phổ Thông phát âm là Nỉu Pbảng (), thì tiếng Việt mới phát âm là Ngưu Bàng. Trong trường hợp tiếng Phổ Thông phát âm là Nỉu Pàng () thì tiếng Việt phát âm là Ngưu Bảng.

    Tóm lại ba cách phát âm này có ba ý nghĩa khác nhau:

    Chữ BÁNG (): tên của một loại thảo mộc.

    Chữ BÀNG (): Gần, bên cạnh. Như bàng cận, bàng thính.

    Chữ BẢNG (): Cây chèo để chèo xuồng hoặc Bảng nhãn là một học vị thời xưa ở nước ta.

    Cho nên, quý vị đó đề nghị tôi nên dùng chữ NGƯU BÁNG chính xác hơn.

    Mặc dầu theo cách phát âm giữa tiếng Hoa và tiếng Hán Việt thì chữ đó nên đọc là Ngưu Báng. Nhưng hiện nay phần đông người đồng hương mình thì đọc là Ngưu Bàng. Thậm chí có một số bằng hữu khác bảo tôi nên sửa lại là Ngưu Bàng mới đúng. Tôi cảm thấy phân vân không biết nên dùng chữ nào mới phải. Vì hiện thời chưa có cơ quan thẩm quyền nào để thống nhất và tiêu chuẩn hóa tiếng Việt. Kính mong quý độc giả vui lòng thông cảm cho sự sai biệt này và tùy ý muốn đọc làm sao cũng được, miễn chất liệu của thuốc vẫn là một thứ. Ðồng thời dịch giả cũng xin chân thành cảm ơn quý vị đồng hương đã quan tâm xây dựng, bổ sung những khuyết điểm, có lời ưu ái sửa sai và chỉ giáo.

    Tuy nhiên, theo đề nghị của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, mặc dầu ngưu báng (ngưu bàng) rất mới mẻ đối với người Việt Nam mình, nhưng chữ này đã xuất hiện trong sách thuốc của nước ta cũng khá lâu dưới danh xưng là ngưu bàng và coi như người mình đã Việt Nam hóa chữ này rồi (giống như áo sơ mi, cái cà vạt, bơ, phó mát...) dù nó không phù hợp với cách phát âm theo Hoa ngữ. Do đó, theo ý ông, chúng ta nên dùng danh từ Ngưu Bàng để gọi củ Gobo (của Nhật) hay Burdock (của Anh) một cách thống nhất với từ ngữ đã quen dùng xưa nay trong Ðông y ở nước ta. Dịch giả đề nghị quý vị nên chấp nhận sử dụng thống nhất từ “Ngưu Bàng” kể từ quyển sách được tái bản lần thứ ba này để đồng loạt giống nhau với các sách Ðông y khác phát hành ở trong và ngoài nước.

    Trong mục 4, chương sáu, dịch giả có phạm một lỗi lầm về tiếng Hán Việt. Dịch giả đã dùng chữ Thái Liễu, một trong hai vị thuốc trị bịnh sạn thận. Chữ đó sai, phải đọc là Hùng Liễu mới đúng. “Thái” có nghĩa hình thái, còn “hùng” có nghĩa là con gấu. Xin cám ơn Tiến sĩ Ðỗ Thông Minh đã chỉ giáo và xin cáo lỗi với quý vị độc giả của hai ấn bản lần thứ nhất là lần thứ hai.

    Sau hết dịch giả cũng xin cám ơn Bác sĩ Khôi Nguyễn ở California (Hoa Kỳ) đã điện thoại cho dịch giả biết ông đã tra cứu ra vị thuốc Bút Ðầu Thái của Nhật tức là Mộc Tặc trong thuốc Bắc. Còn Liên Tiền Thảo hay Tích Tuyết Thảo tức rau má. Hải đới (rong biển) tức Côn Bố. Ông còn hứa sẽ tiếp tục tra cứu thêm trong các tài liệu Ðông Y và ngoại quốc, khi nào có phát hiện gì mới sẽ cho dịch gia biết.

    Kính xin quý vị độc giả tiếp tay để quyển sách này càng ngày càng hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sắp tới.

    Ngoài ra trong sách Canh dưỡng sinh đã xuất bản lần thứ nhất và lần thứ hai, dịch giả có dùng chữ Cimicifuga Foetida để chỉ chữ ngưu bàng. Nhưng sau này do một vị đồng hương nhắc nhở, tra cứu lại thì chữ này dùng để chỉ vị thuốc Thăng Ma trong Ðông Y. Lý do có sự lầm lẫn là vì trong nhãn hiệu (Công ty xuất khẩu Hằng Phát ở Hồng Kong) đã dùng chữ Cimicifuga foetida đi đôi với chữ Ngưu Bàng trong tiếng Hoa. Cho nên dịch giả ngỡ là tiếng La tinh để chỉ chữ Burdock vì không lẽ một công ty xuất khẩu lớn lao như vậy lại dùng sai chữ hay sao. Cho nên một số đồng hương và dịch giả có điện thoại bảo công ty Hằng Phát xác nhận lại thuốc mà họ bán cho chúng tôi (những khách hàng sử dụng tại Úc), là Thăng Ma hay Ngưu Bàng vì chúng tôi nghi ngờ trong lúc khan hiếm trên thị trường vì nhu cầu gia tăng quá nhiều tại Úc, họ có thể tráo trở để lừa gạt, nhưng mãi đến tháng 6 dương lịch 2003, họ mới chịu sửa sai trên nhãn hiệu là Burdock mà không có một lời thanh minh nào hết. Tóm lại Cimicifuga Foetida là sai. Chữ Burdock (Arctium Lappa) mới là đúng để chỉ chữ Ngưu Bàng trong tiếng Hoa và Gobo trong tiếng Nhật.



  11. #9
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    III- Uống canh dưỡng sinh cũng có nguy hại

    Một thời gian sau khi xuất bản quyển sách này, dịch giả đã nhận được rất nhiều điện thoại, fax và thư từ của độc giả khắp nơi gởi về vừa để phê bình, góp ý, ngợi khen và báo cáo kết quả sử dụng. Có người thì bảo rằng canh dưỡng sinh rất hay, rất hiệu nghiệm, Nhưng cũng có vài người báo cáo sau khi uống canh dưỡng sinh một thời gian thì bịnh tình của họ trầm trọng hơn. Sau khi thăm hỏi, quý vị đó cho biết, nấu canh dưỡng sinh tốn nhiều thời giờ quá nên họ sử dụng thứ biến chế sẵn tiện lợi hơn.

    Một nữ độc giả bảo có lần bà vào một tiêm buôn Á Châu để mua ngưu bàng nhưng đã hết hàng. Người bán hàng bảo rằng canh dưỡng sinh nấu theo kiểu của ông Lập Thạch Hòa đã xưa và lỗi thời rồi. Hiện nay người ta đã chế biến lại dưới hình thức gói nhỏ, chỉ cân nặng có 15 gram thôi nhưng công hiệu phi thường. Khi sử dụng, chúng ta không cần sắc nấu, chỉ để gói vật liệu đó vào một bình thủy rồi chế nước sôi vào. Một lát sau ta có thể dùng ngay như trà vậy, rất là tiện lợi. Tuy nói vậy nhưng họ vẫn dùng quyển sách của tôi đã phiên dịch để làm tài liệu quảng cáo khuyến mãi với hình thức “treo đầu dê, bán thịt chó”, mua một thùng 100 gói, họ biếu miễn phí một quyển sách. Hiện thời loại canh dưỡng sinh biến chế này được rất nhiều người sử dụng vì khỏi phải mất công sắc nấu. Một bịnh nhân ung thư phổi ở Melbourne cũng báo cáo cho tôi biết, sau khi uống canh dưỡng sinh loại bỏ túi này rồi, hai bữa sau bà cảm thấy khó thở nên đã được chồng bà lập tức đưa vào bịnh viện cấp cứu. Hai vị độc giả khác một người là bịnh nhân bịnh tiểu đường, người kia thì bị cao máu, đang chữa trị theo phương pháp Tây y, báo cáo rằng sau khi uống canh dưỡng sinh loại gói nhỏ này thì lượng đường và áp huyết tăng cao hơn lúc chưa uống canh dưỡng sinh.

    Trên đây là những lời than phiền của một số bịnh nhân sau khi dùng canh dưỡng sinh không đúng cách. Ðiều chắc chắn là nấu canh dưỡng sinh đúng theo tài liệu hướng dẫn cho đến bây giờ cũng chưa có ai bảo đảm có công hiệu một trăm phần trăm, huống hồ là sử dụng loại biến chế không đúng tiêu chuẩn. Một vài độc giả ở Melbourne báo cáo cho biết có một nhà sách nọ đã bán sách Canh Dưỡng Sinh với giá 15 Úc kim, trong khi chúng tôi chủ trương ấn tống quyển sách này. Ngoài ra họ còn lợi dụng danh nghĩa của dịch giả và đã bảo với khách hàng rằng: “Ngưu Bàng này do ông Trần Anh Kiệt ở Sydney gởi bán”. Tôi xin xác minh cùng quý độc giả hiện nay tôi cũng như gia đình tôi không có lợi dụng cơ hội để hành nghề buôn bán và trục lợi một cách bất nhân theo kiểu này.



  12. #10
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    IV.- Ðài phát thanh sắc tộc Úc Châu SBS phỏng vấn hai vị học giả về canh dưỡng sinh

    Trong hai buổi phát thanh thường lệ vào ngày 6 và 13 tháng 8 năm 2003, đài phát thanh SBS Úc Châu đã có phỏng vấn hai vị học giả người Việt tại Úc về vấn đề canh dưỡng sinh và đã được hai vị này hưởng ứng đáp lời. Nhận thấy quan điểm của hai vị học giả này tuy đối nghịch nhau nhưng rất là hữu ích, nên dịch giả đã tiếp xúc với đài SBS và nhị vị học giả nói trên để xin phép được đăng lại cuộc phỏng vấn đó vào phần phụ lục của quyển sách để quý đồng hương nào không nghe được hai buổi phát thanh đó có cơ hội biết qua một cách trung thực về canh dưỡng sinh hơn.

    Vị học giả thứ nhất là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, một đồng hương Việt Nam du học tại Nhật Bản, đã đỗ tiến sĩ nông học vào năm 1977 tại Ðông Kinh. Sau đó ông được định cư tại Úc và hiện phục vụ tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Cố Vấn của Bộ Nông Nghiệp tiểu bang New South Wales tại Gosford thuộc khu vực miền Bắc ngoại ô Sydney. Ông đã viết và soạn thảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu rất có giá trị về nông học bằng Anh ngữ rất nổi tiếng. Chúng tôi xin thành thật cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng đã cho phép đăng phần tài liệu này và hân hạnh giới thiệu với quý độc giả bài nói chuyện đó như sau:

    * * * * *

    Cuối năm 2002, tôi nhận được cuốn sách 'Canh Dưỡng Sinh' do Nhóm Thân Hữu Úc Châu tặng. Sách do Trần Anh Kiệt dịch từ một cuốn sách bằng tiếng Trung Hoa. Cuốn sách bằng tiếng Trung Hoa này cũng dịch từ một cuốn sách bằng tiếng Nhật, mà tác giả là Tate-Ishi Kazu, viết vào năm 1994. Tôi liên lạc với bạn bè ở Nhật để xin một cuốn nguyên bản nhưng chờ mãi vẫn không nhận được cho nên chỉ đọc được những gì mà Trần Anh Kiệt dịch lại từ bản dịch Trung Hoa mà thôi. Theo dịch giả Trần Anh Kiệt, bản nguyên gốc có tựa đề 'Ganso yasai supu kyo-kenkoho'. Vì tựa đề viết bằng chữ abc chứ không phải chữ Nhật cho nên tôi đoán chừng tựa đề theo âm Hán Việt có thể là 'Nguyên tổ dã thái súp cường kiện khang pháp' . Dịch nôm na sang tiếng Việt là 'Phương pháp tăng cường sức khoẻ bằng canh rau cải tầm thường'. Trong phần 'Lời nói đầu' tác giả nói rõ ông 'không phải là một y khoa bác sỹ mà chỉ là một khoa học gia bình thường'. Tôi không biết Tate-Ishi là một khoa học gia về ngành gì nhưng chính cái tựa đề và lời tự bạch của Tate-Ishi đã cho ta thấy rằng ông đã chú ý đến những cái bình thường trong đời sống để giới thiệu một món canh rau cải mà ông cho là tầm thường nhưng hiệu quả đã không tầm thường chút nào. Tuy nhiên vì 'không phải là một y khoa bác sỹ' nên Tate-Ishi đã diễn giải sự kiện về mặt y dược một cách khá tự do, không hề bị khép chặt trong quy ước của bài bản y khoa nào. Chính vì thế mà khi ông 'phát hiện ra công năng vô bờ bến của loại canh rau cải' mà bây giờ Trần Anh Kiệt đặt cho cái tên là 'canh dưỡng sinh' thì 'loại nước uống tầm thường này không được giới y khoa xem trọng'. Tôi nghĩ rằng Tate-Ishi dùng từ 'phát hiện' để nói lên một sự thật ít ai để ý: món canh dưỡng sinh của ông rất giống món 'tonjiru' truyền thống của người Nhật. Món tonjiru này gồm ngưu bàng, củ cải, (có hoặc không có cà rốt), nấm đông cô và thịt heo hầm nhừ với tương đậu nành 'miso'. Tate-Ishi đã trải qua 'nhiều năm sưu tầm và nghiên cứu' để phát hiện (chứ không phải phát minh) trong kho tàng thức ăn quí giá của quê hương ông, đã có những món rau cải có hiệu quả cao, như món tonjiru, trong việc tăng cường sức khỏe cho con người. Những món rau cải ta thấy mỗi ngày ở chợ đã không được nhiều người quan tâm vì nó tầm thường, quê mùa quá. Nhưng Tate-Ishi đã tìm thấy, nghiên cứu, áp dụng và xướng lên một phong trào dùng canh dưỡng sinh để trị bệnh, vì vậy nên 'loại nước uống tầm thường này không được giới y khoa xem trọng vì nguyên lý trái ngược với kiến thức y khoa hiện đại' là điều dễ hiểu.

    Thật ra không có gì trái ngược với kiến thức y khoa hiện đại cả. Bởi vì các loại rau cải trong 'canh dưỡng sinh' chính là các loại rau cải quan trọng có khả năng 'điều hòa thân thể' cho con người (Morishita Kei-Ichi, 1986). Chúng mang đầy đủ những Vitamin cần thiết như Vitamin A (lá củ cải, cà rốt), Vitamin B1, B2 (cà rốt, ngưu bàng), Vitamin C (củ cải, cà rốt, ngưu bàng), Vitamin D (nấm đông cô), Vitamin E (cà rốt). Ví dụ như trong củ ngưu bàng có đến 45% chất Inulin; một protein dưới dạng đường nhưng không phải đường glucose, cho nên không lạ khi người Nhật dùng ngưu bàng để trị bệnh tiểu đường. Chất chát trong củ và lá ngưu bàng chính là polyphenol; một chất chống oxyt hóa (antioxidant) như catechins ở trà xanh, nên ngưu bàng cũng ngăn ngừa được chứng ung thư, hạ thấp cholesterol trong máu và sát trùng, diệt khuẩn như trà xanh. Hoặc như các hoạt chất trong nấm đông cô còn có thể tăng cường tính miễn nhiễm, điều hòa đường ruột và ngăn ngừa sự phát sinh tế bào ung thư cũng như cảm cúm do virus gây ra. Cho nên sự kết hợp ngưu bàng, lá củ cải và củ cải, cà rốt và nấm đông cô là sự kết hợp nhiều vitamin và các hoạt chất cần thiết cho sức khoẻ con người.

    Tuy nhiên có lẽ vì Tate-Ishi cho rằng ngưu bàng, cà rốt, củ cải và nấm đông cô là những thứ rau cải tầm thường, không xa lạ gì đối với người Nhật nên ông đã không nói rõ thành phần dược liệu của từng món trong canh dưỡng sinh mà ông giới thiệu. Ðiều này trở nên một thiếu sót lớn khi sách được dịch sang tiếng Việt vì độc giả người Việt chỉ theo dõi được những kết quả thần kỳ do canh dưỡng sinh mang lại nhưng vẫn không hiểu tại sao, nhờ gì mà canh dưỡng sinh có hiệu quả như vậy?

    Chúng tôi nghĩ cách hay nhất là cung cấp cho các độc giả Việt Nam thành phần dược liệu của các loại rau cải trong món canh dưỡng sinh, đặc biệt chú trọng về ngưu bàng vì đây là món rau khá lạ đối với dân ta, để quí vị thấy hiệu quả thần kỳ kia có tính khoa học chứ không phải chỉ dựa trên những tin tưởng vẩn vơ, vô căn cứ.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM
  2. Câu chuỵên tái sinh
    Gửi bởi muabuon trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-30-2015, 11:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •