DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 58

Chủ đề: Kinh Pháp Bảo Đàn

  1. #1
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Ngày mùng 8 tháng 7, Sư bỗng gọi môn đồ: “Ta muốn về Tân Châu, hãy mau lo ghe thuyền”. Đại chúng đều năn nỉ ở lại, Sư nói: “Chư Phật ra đời còn phải thị hiện Niết Bàn, có đến thì có đi, lý thường như vậy, thể xác của ta tất phải có chỗ về”.

    Chúng nói: “Sư từ nay đi, chừng nào trở về?”.

    Sư nói: “Lá rụng về cội, trở về chẳng nói”.

    Lại hỏi: “Chánh Pháp Nhãn Tạng truyền phó cho ai?”.

    Sư nói: “Người có đạo thì được, người vô tâm thì không”.

    Lại hỏi: “Chưa biết xưa nay chư Phật chư Tổ ứng hiện, truyền thọ được bao nhiêu đời ? Xin Sư cho biết”.

    Sư nói: “Cổ Phật ứng thế đã vô số lượng, chẳng thể tính được, nay từ thất Phật bắt đầu: Quá khứ Trang Nghiêm Kiếp: Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Hiện tại Hiền Kiếp: Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, ấy là thất Phật.

    Thích Ca Văn Phật đầu tiên truyền cho:

    Tổ thứ nhất : Ma Ha Ca Diếp.

    Tổ thứ hai : A Nan Tôn giả.

    Tổ thứ ba : Thương-Na Hòa-Tu.

    Tổ thứ tư : Ưu Ba Cúc Đa.

    Tổ thứ năm : Đề Đa Ca.

    Tổ thứ sáu : Di Giá Ca.

    Tổ thứ bảy : Bà Tu Mật Đa.

    Tổ thứ tám : Phật Đà Nan Đề.

    Tổ thứ chín : Phục Đà Mật Đa.

    Tổ thứ mười : Hiếp Tôn giả.

    Tổ thứ mười một : Phú Na Dạ Xa.

    Tổ thứ mười hai : Mã Minh Đại sĩ.

    Tổ thứ mười ba : Ca Tỳ Ma La.

    Tổ thứ mười bốn : Long Thọ Đại sĩ.

    Tổ thứ mười lăm : Ca Na Đề Bà.

    Tổ thứ mười sáu : La Hầu La Đa.

    Tổ thứ mười bảy : Tăng Già Nan Đề.

    Tổ thứ mười tám : Già Gia Xá Đa.

    Tổ thứ mười chín : Cưu Ma La Đa.

    Tổ thứ hai mươi : Xà Da Đa.

    Tổ thứ hai mươi mốt : Bà Tu Bàn Đầu.

    Tổ thứ hai mươi hai : Ma Noa La.

    Tổ thứ hai mươi ba : Hạc Lặc Đa.

    Tổ thứ hai mươi bốn : Sư Tử Tôn giả.

    Tổ thứ hai mươi lăm : Bà Xà Tư Đa.

    Tổ thứ hai mươi sáu : Bất Như Mật Đa.

    Tổ thứ hai mươi bảy : Bát Nhã Đa La.

    Tổ thứ hai mươi tám : Bồ Đề Đạt Ma.

    Tổ thứ hai mươi chín : Huệ Khả Đại sư.

    Tổ thứ ba mươi : Tăng Xán Đại sư.

    Tổ thứ ba mươi mốt : Đạo Tín Đại sư.

    Tổ thứ ba mươi hai : Hoằng Nhẫn Đại sư.

    Tổ thứ ba mươi ba : Huệ Năng vậy.

    Từ trên chư Tổ, mỗi mỗi đều có truyền thừa, các ngươi về sau cũng y theo thứ tự truyền thọ, chớ trái với truyền thống.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  2. #2
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Dịch nghĩa:

    Chơn như tự tánh là chơn Phật,

    Tà kiến tam độc là ma vương.

    Lúc tà mê khởi ma tại nhà,

    Khi có chánh kiến Phật tại điện.

    Tâm nổi tà kiến tam độc sanh,

    Tức là ma vương đến nhà ở.

    Chánh kiến khởi lên tam độc trừ,

    Ma trở thành Phật thật chẳng giả.

    Pháp thân báo thân và hóa thân,

    Tam thân vốn chỉ là nhất thân.

    Nếu được tự thấy nơi tự tánh,

    Gieo nhân Bồ Đề tức thành Phật.

    Vốn từ hóa thân sanh tịnh tánh,

    Tịnh tánh thường trụ nơi hóa thân.

    Tánh khiến hóa thân hành chánh đạo,

    Tương lai viên mãn vô cùng tận.

    Dâm tánh vốn là nhân tịnh tánh,

    Trừ dâm tức là tịnh tánh thân.

    Nơi tánh thường tự lìa ngũ dục,

    Sát na kiến tánh tức là chơn.

    Đời nay nếu gặp pháp đốn giáo,

    Hoát ngộtự tánh gặp Thế Tôn.

    Nếu người tu hành cầu làm Phật,

    Chẳng biết nơi nào để cầu chơn.

    Nếu ngay nơi tâm tự thấy chơn,

    Có chơn tức là nhân thành Phật.

    Chẳng thấy tự tánh, ngoài tìm Phật,

    Khởi tâm tìm Phật là si mê.

    Pháp môn đốn giáo nay đã truyền,

    Cứu độ chúng sanh phải tự tu.

    Báo cho tương lai người học đạo,

    Chẳng theo chánh kiến mãi mãi chìm.”


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  3. #3
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Sư thuyết kệ xong, bảo: “Các ngươi phải tự hộ trì, sau khi ta viên tịch, chớ nên theo tình chấp thế gian rơi lệ buồn sầu, nhận phúng điếu và để tang, làm như vậy chẳng phải đệ tử của ta, cũng chẳng phải Chánh Pháp. Chỉ nên nhận tự bản tâm, thấy tự bản tánh, chẳng động chẳng tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng lui chẳng tới, chẳng thị chẳng phi, chẳng trụ chẳng đi. Vì sợ các người tâm mê, chẳng hiểu ý ta, nay nhắc lại lần nữa, khiến các ngươi tự thấy tánh. Sau khi ta viên tịch, theo đây tu hành, cũng như ta còn tại thế, nếu trái với lời dạy của ta, dẫu cho ta còn tại thế, cũng đâu có ích lợi gì!”. Lại thuyết kệ rằng:

    Ngột ngột bất tu thiện,

    Đằng đằng bất tạo ác.

    Tịch tịch đoạn kiến văn,

    Đãng đãng tâm vô trước.

    Dịch nghĩa:

    Ngây ngây chẳng tu thiện,

    Bừng bừng chẳng tạo ác.

    Tịch tịch dứt thấy nghe,

    Luôn luôn chẳng dính mắc.

    Sư thuyết kệ xong, ngồi ngay cho đến canh ba, thoạt gọi môn đồ: “Ta đi nhé!”, liền ngồi yên viên tịch. Ngay lúc ấy có mùi hương lạ thơm khắp núi, mống trắng mọc vòng cầu chấm đất, rừng cây biến thành màu trắng, cầm thú kêu vang thảm thiết.

    Đến tháng Mười Một, các quan chức và Tăng tục ba quận Quảng Châu, Thiều Châu, Tân Châu tranh nhau giành rước nhục thân của Sư, chẳng quyết định được về đâu, bèn cùng nhau đốt hương nguyện rằng: “Khói hương bay về đâu thì nhục thân của Sư về đó.” Lúc ấy khói hương bay thẳng về hướng Tào Khê.

    - Ngày 13 tháng11, dời khám thờ nhục thân và y bát của Sư về Tào Khê.

    - Ngày 25 tháng 7 năm sau mở khám để nhập tháp. Quan sở tại Thiều Châu dâng biểu tâu lên triều đình, vua sắc chỉ lập bia ghi đạo hạnh của Sư: “Tổ Sư 76 tuổi, năm 24 tuổi được truyền y pháp, 39 tuổi xuống tóc, thuyết pháp lợi sanh 37 năm, người đắc tông chỉ nối pháp được 43 vị, người nghe pháp ngộ đạo siêu phàm thì chẳng biết số lượng. Tín y truyền từ Tổ Đạt Ma, với cái y bát của vua Trung Tôn ban cho, cái chơn tượng do Phương Biện đắp, và tọa cụ của Sư, thảy đều giao cho thị giả giữ tháp, đời đời thờ nơi BỬU LÂM ĐẠO TRÀNG. Lưu truyền PHÁP BẢO ĐÀN KINH để hiển bày tông chỉ, hưng thạnh Tam Bảo, phổ biến lợi ích cho chúng sanh.”


    HẾT


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  4. The Following User Says Thank You to minh thức For This Useful Post:

    chimvacgoidan (01-31-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •