Cám ơn các vị tham gia cũng đá giúp cho Trí Từ có cơ hội ôn lại cái mình học hiểu. Trí Từ cho rằng ở đây các vị sẽ ôn hoà khi trò chuỵên cho nên đôi lời chỉ vì câu từ thẳng thẳn sẽ đủ nghĩa nên có gì khó chịu về câu từ xin giúp Trí Từ khuyên răn nha...
Hai cách nghĩ trên của Thành Tâm và Thanh Trúc có chúng 1 điểm là từ bi cho chính mình nếu nói kiểu thế gian là ích kỷ tự thân.
Như bạn Thành Tâm thì: "được lợi ích chính là người phóng sinh , lợi ích đó là họ đã phóng sinh những điều xấu , điều ác trong tâm của họ "
Trí Từ lại được tiếp nhận một ý kiến khác trong việc Phóng Sanh và khi đọc cũng không khỏi giật mình thấy hợp lý vô cùng, sau đó một lượt nữa đọc lại và suy ngẫm và thấy ý kiến này cũng hoàn toàn đúng luôn.(mà hỏi thiệt chứ nhìn thấy mấy con chim bị bắt nhốt rồi mình mua thả thì mình đã giải phóng Điều xấu, ác trong tâm mình là điều gì khi làm hành động trên???)
Nhưng tiếp theo sau là lý do để minh chứng cho câu trên thì bắt đầu thấy ý này hơi phủ phàng, có lẻ do mức độ tu tập nhận thức mỗi người mỗi kiểu vậy:
" Do vậy người phóng sinh cần mang ơn những con vật mà họ phóng sinh , chúng mang kiếp súc sinh , chịu cảnh bị bắt rồi thả rồi có khi lại bị bắt lại nhưng chúng mang lại lợi ích lớn cho những người phóng sinh , giúp cho họ phóng sinh tâm mình . "
- Với ý này khá nguy hiểm, nguy ở chổ là Thích Phóng Sanh theo kiểu Mang Ơn Trên Sự Đau Khổ Chúng Sanh khác.
- Thưa bạn Thành Tâm, ta xét đến những con vật BỊ BẮT có mục đích là BÁN và BIẾT CHẮC Phật Tử sẽ mua thả Phóng Sanh. Như vậy rõ ràng là những con vật này bị bắt có chủ đích và gián tiếp từ suy nghĩ Phóng Sanh của đa phần Phật tử.
- Chúng ta tu tập để giải phóng tâm hay chính xác hơn là điều phục tâm mình theo hướng thiện lành hơn, vậy lẻ nào phải nhờ sự khổ đau của chúng sanh khác để đem về sự tu tập hướng thiện cho tâm mình?
- Thiết nghĩ còn vô số cách khác để huân tập tâm thiện lành chứ không phải trông chờ việc phóng sanh Bắt Mua Bán Thả để kiếm về chút lòng từ bi trong tâm của mình dựa trên đau khổ của chúng sanh khác.
Như bạn Thanh Trúc (TT) thì:
" Còn những chuyện phải trái đúng sai mà bác Trí Từ đã nói, TT không hề quan tâm, không nghĩ ngợi nhiều (Thí dụ như : "Tại sao đã thả chim mà còn trả giá ?", "ta có tiếp tay với kẻ ác bẩy chim hay không ?", ......v.....v....). Nghĩ chi cho mệt, cái nào làm được cứ làm, lúc nào làm được cứ làm. Ít nhất TT không còn mặc cảm "mình chỉ tu cái miệng" "
Cho phép Trí Từ có đôi lời về cách tu tập này:
- Kiểu làm này của TT thì như là "mặc kệ nó" vì rằng ta tu học để làm gì, ôn lại 1 chút về Tứ Diệu Đế, bài học đầu tiên. (chắc hẳn ai cũng biết cho nên Trí Từ chỉ xin được vắn tắc ý chính)
1. Khổ đế : Đức Phật chỉ ra cái khổ là gì
2. Tập đế : Sau khi thấy khổ là gì đức Phật chỉ ra Nguyên Nhân đưa đến cái khổ đó.
3. Diệt đế : Rồi đức Phật chỉ ra những điều an lạc hanh phúc sau khi đã hết khổ.
4. Đạo đế : Đức Phật dạy cho chúng sanh thấy con đường hết khổ là như thế nào.
Như vậy, là một Phật tử tu tập phải biết rõ mục đích của mình đến với đạo Phật là gì, Phật dạy không phải chỉ nói về Khổ, Tập hoặc Diệt hay Đạo mà Phật dạy một lúc 4 điều tuần tự không thiếu xót.
Với cách thức suy nghĩ của Thanh Trúc thì phải chăng Thanh Trúc chỉ cần biết Diệt đế (được an lạc khi thả mấy con chim đó) của mình và không cần quan tâm Tập để của những con vật đó (là cái khổ bị bắt, bị giam cầm) ?
Thanh Trúc có lẻ biết Diệt đế (thả chim cảm thấy vui) rồi từ đó lại theo cái Đạo đế (thả chim là đạt được niềm vui cảm thấy đó) của Thanh Trúc và cũng cho rằng Đạo đế này trùng khớp với Đạo đế của những con vật kia (đồng là thoát ngay cái khổ đang có)
" Nghĩ chi cho mệt, cái nào làm được cứ làm, lúc nào làm được cứ làm. Ít nhất TT không còn mặc cảm "mình chỉ tu cái miệng" "
Nghĩ đến mệt thiệt, nào là trả giá cho vừa túi tiền, nào là tiếp tay, nào là thả xong bay đi đâu, thả xong có con nào yếu yếu không bay nỗi nằm một đống đợi đàn kiến đến tiếp dẫn về nơi an nghĩ cuối cùng không, nào là thả xong có bị bắt lại không.... ôi thiệt là mệt phải không Thanh Trúc, thà rằng mua xong thả cho lẹ cho rồi cho tâm mình được thảnh thơi, mặc kệ lũ chim đi đâu về đâu.... Tu vậy dể quá, thoải mái quá nhưng nghĩ lại coi có phải chính vì sự thoải mái này mà các nguyên nhân mặc kệ kia toàn là sự đau khổ cho các chú chim không ?
Trí Từ xin được hoá thân thành con chim hay đứng ở góc độ là một nô lệ vậy xin được than trời trách đất, trách thiên hạ rằng:
- Các Người ỷ làm người có sức mạnh bắt nhốt ta phải không ?
- Các người lấy quyền gì định giá bản thân ta ? Các người học tập hô hào chúng sanh bình đẳng để làm gì, ta không phải là chúng sanh sao ?
- Các người vì sự thảnh thơi tâm hồn trước sự thống khổ của ta phải lìa xa mái ấm, xa cha xa mẹ xa bầy đàn để rồi bắt thả bắt thả. Các người nghĩ ta là một món đồ vô tri vô giác sao ?
"Người nào nói rằng con vật không có tình cảm, TT nghĩ chơi với người đó luôn !"
Vài lời phân chia cùng Thành Tâm và Thanh Trúc như trên... để các bạn thấy rằng có một cách khác tốt hơn tu tập tâm mình.
Một câu hỏi này, không biết có bạn nào có câu đáp lại ổn thoả không : Nếu như tự thân ta không mua con vật để thả thì ai sẽ là người đi bắt rồi bán cho ta từ bi ?
Chúc mọi người có được những phương pháp tu tập tránh xa tạo nghiệp xấu hơn !!!