Kính quý trưởng bối ! Kính bác Ngọc Quế !
Con không thể trả lời trực tiếp (vì nơi đó không cho con trả lời) nên con đành đăng bài ở đây :
Trong 84 vị Đại Thành Tựu đã có câu chuyện này :Nguyên văn bởi Ngọc Quế
"Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
Niềm hạnh phúc vĩ đại
Khỏe như ngựa, voi, sâu như đại dương
Chân lý như con khỉ, như trẻ thơ,
như chữ viết trên dòng nước
Sự bất khả phân như dòng sông,
như mặt trời, như y dược
Sự thành tựu như búi tóc,
như con mắt, như bánh xe
Truyền thuyết
Dengipa vốn là giáo sĩ bà-la-môn của triều đình Pataliputra. Do nghiệp duyên đời trước, Đức vua Indrapala và Dengipa quyết định cùng nhau đi tu. Họ tìm đến chân sư Luipa và được sư truyền cho tâm pháp.
Theo truyền thống, họ phải có một vật gì đó để cúng dường cho sư Luipa, nhưng họ chẳng mang theo gì, và cuối cùng họ đi tới quyết định cúng dường bản thân.
Sư Luipa dẫn họ đến Orissa, kế đó đi bảy ngày nữa thì đến Japantipur. Đến một lầu xanh, sư Luipa hỏi người gác cửa: “Chủ nhân của người có cần mua nô lệ không?”
Tức thì, một giọng nói từ trong vang ra: “Giá bao nhiêu?”
“Một trăm lượng vàng.”
Cuộc ngã giá đã xong, nhưng với hai điều kiện. Một là người bà-la-môn phải được ngủ một mình, hai là sau khi làm đủ công lao động, người bà-la-môn phải được trả tự do.
Sư Luipa để người bà-la-môn ở lại.
Kẻ nô lệ người bà-la-môn kia luôn luôn làm hài lòng nữ chủ nhân và được mọi người quí mến. Một ngày nọ, sau khi ông ta làm xong công việc, người chủ quên sai người mang thức ăn đến, ông bèn đi ra vườn nơi ông thường nghỉ ngơi sau khi làm việc.
Người chủ chợt nhớ ra, vội sai các người làm khác đem thức ăn đến cho ông và họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy mười lăm thiếu nữ đẹp đang phục vụ ông và thân ông phát ánh hào quang chói lọi.
Nữ chủ nhân được báo tin chuyện lạ, bà lấy làm áy náy, bèn đến nói rằng: “Tôi thật là càn quấy vì đã đối xử với ngài như một kẻ nô lệ suốt 12 năm nay. Quả thật tôi có mắt như mù, cầu xin ngài từ bi tha thứ và cho phép tôi được hầu hạ ngài như bậc thầy.”
Dengipa không chấp nhận lời thỉnh cầu này, nhưng ngài truyền pháp cho bà ta và nhân dân thành Japantipur, rồi vân du nơi khác".
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post2941
Dạ theo con, thì nếu ta có duyên may gặp Bậc Giác Ngộ thì những nghịch duyên, nghịch cảnh đến với ta đều là thử thách, chúng ta phải kiên trì, chớ dùng Ý Thức Phàm phu của mình mà so đo thiệt hơn phải trái.
Dạ, ý con chỉ có bao nhiêu đó.
(nếu người nô lệ kia mà so đo thiệt hơn phải trái thì đã không thành đạo).
Kính góp ý !
Ngọc Quế di chuỷên bài viết từ GLTT về đây !