Nguyên văn bởi gaiden
"Còn năm vị Tỳ - kheo kia, chuyên làm việc xảo ngụy, vì tâm tà trược, nên khi phước hết mạng chung, sanh vào đại ngục; tám nghìn ức kiếp chịu cái quả báo rất khổ. Tội địa ngục hết rồi phải chịu thân ngạ quỷ, ly mỵ, vọng lượng, lần lựa như thế trải qua tám nghìn kiếp; tội ngạ quỷ hết rồi, lại chịu cái thân lục súc sanh, để đền trả của cúng dường đời trước cho chủ nhân.
Nhân duyên nghiệp báo, hoặc làm lạc đà, lừa, trâu, ngựa, tùy theo chủ nhân chỗ thọ phước gì thì thường đem sức mạnh để đền trả cho chủ nhân, lần lựa như thế cũng đến tám nghìn đời; tội súc sanh hết rồi tuy đặng thân người, nhưng các căn ám độn, nam cũng không phải nam, nữ cũng không phải nữ, gọi đó là Thạch nữ: Từ đây sắp về sau, trải qua trong tám nghìn năm, thường đem sức mạnh đền trả cho chủ nhân, đến nay chưa hết".
Đọc đoạn này rồi thì gaiden không phải thắc mắc nữa "người giả tu ấy có lãnh nghiệp thay cho Phật tử hay không ? " chứ gì !
Còn kết quả của người cúng dường là gì ?
Thưa bạn gaiden ! Tất cả việc lành thiện mà ta làm (kể cả trong ý nghĩ) cũng đều làm thay đổi vầng hào quang xấu ác thành ra sáng sủa để dệt nên thiện quả cho ta, điều đó thì chắn chắn như vậy.Còn nữ nhân Đề Vi một lòng kính tin, cứ việc tùy nghi cúng dường hoan hỷ không chán. Mãn kiếp trọn đời được sanh lên cõi trời Hóa Lạc.
............
...........
...........
Phật bảo Hoàng hậu rằng: "Bởi Hoàng hậu có phước đức, vốn không có tội lỗi cớ sao nghi sợ. Chúng sanh tánh khác, hạnh nghiệp không giống nhau, làm lành thì hưởng phước, làm ác thọ tai ương. Hoàng hậu đời trước nhất tâm thanh tịnh tin ưa làm phước, nhân duyên phước đức như thế, bởi bao nhiêu đời trước sanh ra thường gặp Minh sư, tin thọ lời giáo huấn, gặp lành làm lành gặp phước làm phước, cho đến ngày nay hưởng phước tự nhiên gặp Phật ra đời, là vì nhờ phước đức nhân duyên đời trước. Lại nghe Chánh pháp như thuyết tu hành, do nhân duyên đó nên không có tội lỗi chi.
Các bạn cũng thấy rồi đó, tịnh tài của tín chủ cúng dường nó mang theo nghiệp tội lớn nhỏ của tín chủ nếu là bậc Chân tu thì rất cẫn trọng trong việc nhận cúng dường (Bát cơm tín chủ biết bao công, đức hạnh đầy vơi tự xét lòng) ngoại trừ bậc Đại Giác Ngộ muốn LÃNH NGHIỆP THAY cho Phật tử.
Ngọc Quế xin kính mời các bạn đọc lại chuyện này trong Truyện cổ Phật Giáo :
Thời Phật tại thế, trong hàng đệ tử có nhóm Lục quần Tỷ khiêu thường hay khen chê thức ăn do tín thí cúng dàng. Một hôm, vì muốn cảnh tỉnh sáu vị Tỷ khiêu ấy, nhân lúc họ đang đứng trên bờ sông, Phật dạy Tôn giả A Nan đem y cà sa của Ngài ra giặt.
Tôn giả A Nan vâng lời mang cà sa xuống sông. Nhưng kỳ lạ thay, khi bỏ chiếc y xuống nước thì nó không chìm, cứ nổi lên. A Nan tìm đủ mọi cách, thậm chí lấy đá tảng đè lên nhưng cà sa vẫn không chịu chìm. Thấy lạ, Tôn giả A Nan liền hỏi Phật nguyên do. Phật dạy: “Hãy đi lấy hạt cơm còn dính trong bình bát bỏ lên xem sao”. A Nan liền đi lấy một hạt cơm còn sót lại trong bình bát bỏ lên chiếc y, quả nhiên cà sa từ từ chìm xuống nước.
Nhóm Lục quần Tỷ khiêu vô cùng ngạc nhiên trước hiện tượng lạ lùng này, liền hỏi Phật nguyên nhân. Phật đáp: "Mỗi hạt cơm của tín thí cúng dàng nặng như núi Tu Di. Do đó, nếu thọ nhận của cúng dàng mà không tu hành đắc đạo thì sẽ mang nợ…”.
Từ đó về sau, sáu vị Tỷ khiêu này không còn khen chê ngon dở.