DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/8 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 71
  1. #11
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !

    Đoạn văn trên, hình như bác nói đến "tha lực" (âm thầm hóa giải nghiệp chướng cho người nghe). Vậy tự lực của người tu ở đâu ? Sự can thiệp của Đà La Ni Tạng như thế có làm trái luật nhân quả hay không ?

    Kính !

    Chào gaiden !

    Ngọc Quế xin trả lời câu thứ nhì trước :

    "Sự can thiệp của Đà La Ni Tạng như thế có làm trái luật nhân quả hay không ?"

    Để trả lời câu hỏi này N/Q mời các bạn đọc lại câu chuyện mà bạn Hoàng Mai mới vừa đăng :

    _ Có một vị Tỳ kheo bệnh nặng cần phải được bồi dưỡng bằng cháo thịt, cận sự nữ Suppiyā hứa ngày mai sẽ cúng dường món cháo thịt, rủi thay hôm ấy là ngày chay của đạo Bà La Môn, cho nên không mua được thịt tươi, nàng đã lóc thịt đùi nấu cháo dâng cho vị Tỳ kheo bệnh.

    Chuỵên đến tai đức Phật, Ngài đích thân đến thăm bệnh người nữ cúng thịt đùi kia :


    Quote Nguyên văn bởi Hoàng Mai Xem bài viết



    Hôm sau, khi đến tư gia, đức Phật ân cần thăm hỏi sức khỏe của nữ cận sự Suppiyā thì được biết, nàng đang bị sốt, còn nằm trên giường bệnh chưa ngồi dậy được.

    Đức Phật mỉm cười, nói với gia chủ Suppiya:

    - Không sao! Ông hãy ẵm bồng phu nhân ra đây để Như Lai thăm hỏi một chút nào!

    Khi ông Suppiya ẵm bồng bà vợ quỳ trước mặt đức Phật và chư vị trưởng lão, đức Phật chú tâm nhìn lướt một vòng từ đầu đến chân, nàng Supiyā cảm thấy một nguồn khí ấm áp, tê rần chạy khắp châu thân, cuồn cuộn một năng lượng lạ lùng, chữa trị ngay vết thương và sức khỏe cũng theo đó mà hoàn toàn hồi phục. Cận sự nữ Suppiyā vùng dậy trên tay chồng, quỳ phục bên chân đức Đạo sư, hân hoan, sung sướng thốt lên:

    - Ôi! Diệu kỳ thay là ánh mắt của đức Chánh Đẳng Giác! Chỉ cái nhìn lướt qua của ngài mà vết thương của đệ tử được liền lại, cảm giác nó đã đâm da non, và toàn thể thân sắc của đệ tử như trở lại thời còn là con gái.

    Ông Suppiya chăm chú nhìn vợ. Ông bán tín, bán nghi chuyện đang xảy ra trước mắt. Cô vợ của ông chợt như trẻ lại mươi tuổi, cả làn da, thân vóc, ánh mắt, nụ cười là của cô tiểu thư Suppiyā thuở còn xuân xanh!

    Cả hai quỳ sụp xuống, cảm động đến không thốt nên lời. Sau đó, họ hoan hỷ, phấn chấn, tự tay sớt vật thực thượng vị loại cứng, loại mềm đến đức Phật và chư vị trưởng lão.


    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post5256

    Câu chuyện này, nếu là những vị "Tân Tăng" _ duy Ý Thức, DUY VẬT _ thì họ sẽ cho là chuyện "thần thoại hóa" của người xưa, chớ làm sao đức Phật chỉ dòm một cái mà chân cẳng người phụ nữ ấy lại có thể lành lặn được như chưa có chuỵên gì xảy ra ! Những vị "Tân Tăng" này lại còn cho rằng "ai tưởng thiệt có chuỵên đó là kẻ Mê tín" nữa.

    Thật ra khi một vị Hóa thân Phật khởi nghĩ rằng "cần phải chữa lành cho người tín nữ này" thì Báo Thân Phật _ hay nói rõ hơn là Đà La Ni Tạng đã "hành động" (thực thi). Trong cõi huỹên mộng này thì Đà La Ni Tạng không bất lực trước bất cứ chuyện gì, nhưng thực thi như thế nào thì do Thể Hóa Thân Phật quyết định. Thể Hóa Thân như tia sáng định hướng, Thể Hóa thân QUYẾT chuỵên gì, như thế nào thì Thể Báo Thân (Đà La Ni Tạng) sẽ thực thi như thế ấy.

    Tất cả những gì mà ta gọi là Thần Thông, Tam Muội (nó kỳ bí, "phản khoa học" với người bình thường _ kẻ vô minh) chỉ là những "thực thi nho nhỏ" của Đà La Ni Tạng.

    Bây giờ ta xét về góc độ Nhân Quả. Người nữ thí chủ kia đã phát tâm rộng lớn, làm được việc phi thường thì đó là Nhân đó, được Phật đến thăm, được phục hồi nhan sắc như gái đôi mươi thì là Quả trước mắt đó, lại còn cái QUẢ to lớn hơn là sự Giác Ngộ trong tương lai nữa (hiện tại chỉ mới là gieo duyên, kết duyên với Chánh pháp Phật).

    Gieo Nhân giác ngộ, sẽ hưỡng Quả giác ngộ thì có gì trái luật Nhân Quả đâu.

    Mến !



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following 11 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (12-01-2015),cunconmocoi (12-23-2015),gaiden (11-28-2015),Gia Bảo (12-04-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (11-28-2015),Mục đồng (11-28-2015),minh thức (09-04-2016),Thanh Trúc (12-17-2015),thubuon (11-28-2015),vivi (12-24-2018)

  3. #12
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts


    Chào các bạn !

    Hôm nay Ngọc Quế nói thêm về trường hợp của Ngài Lục Tổ Huệ Năng (638-713) mà các bạn ai cũng đều đã biết rõ :



    Người bình thường thì sau khi tắt thở, tất cả các tế bào trên cơ thể sẽ từ từ phân hủy (ngoại trừ "đông đá") như thế này :
    http://www.phatphapthuchanh.com/show...)&goto=newpost

    Đến nay đã hơn 1300 năm (khoảng 1000 năm đầu không hề được bảo quản bằng những phương pháp thủ công) mà cái xác của đức Lục Tổ vẫn ngồi đó. Đây là một sự kiện kỳ đặc phản khoa học (khoa học là cái gì chứ ? có thể nói khoa học cũng như người mù quan sát sự vật chỉ bằng phương pháp sờ mó).

    Vì sao Tổ đã lưu nhục thân lại hơn ngàn năm không phân hủy ?

    Vì cái Giáo lý Ngài truỳên dạy lại "quá sốc" đối với "con đường Thông Giáo", ví dụ như :TÂM BÌNH HÀ LAO TRÌ GIỚI, HẠNH TRỰC HÀ DỤNG TU THIỀN.

    Nói như Tổ là gần như đốn phá tất cả Giáo lý Phật pháp đương thời, nói như Tổ sẽ chịu sự chống đối của hầu hết Chư Tăng Ni Phật tử (nhất là Phật Giáo Nam Truỳên thì 100% không chấp nhận được). Chắc chắn rằng hậu thế sẽ có vô số những vị tu hành "chân chính" lên án rằng "Giáo lý của Ông Huệ Năng không phải là Phật pháp, là Tà đạo!".

    Cho nên Tuệ Giác của Ngài quyết định để lại chứng tích rằng Ngài thực sự đắc đạo, rằng điều Ngài thuýêt giảng không phải là một triết thuýêt vu vơ. Khi vị Hóa thân Đại Bồ tát thấy điều nên làm thì thể Báo thân của Đại Bồ tát mà cụ thể là Đà La Ni Tạng đã thực thi điều ấy. Chớ đức Lục Tổ không phải ăn kiêng, uống các thứ thảo dược gì, không cần phải tự ướp xác gì cả. Đà La Ni Tạng đã làm chuyện đó, đã "Kim Cang Hóa" nhục thân của Ngài ngàn năm.



    Đôi lời huyễn hoặc nhàn đàm
    Kính xin tha thứ lời phàm của con.



    NAM MÔ HOAN HỈ TẠNG BỒ TÁT



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following 12 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (11-29-2015),cunconmocoi (12-23-2015),gaiden (12-01-2015),Gia Bảo (12-04-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (11-29-2015),Mục đồng (11-29-2015),minh thức (09-04-2016),socnho (01-28-2016),sonha (11-29-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),vivi (12-24-2018)

  5. #13
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !

    Nay N/Q xin trả lời câu hỏi "Vậy tự lực của người tu ở đâu ?".

    N/Q không phủ nhận tự lực của người tu, tất cả chúng ta đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác.

    Nhưng các bạn ơi ! chúng ta nghiệm thêm xem :

    Một con nhện cố hết sức liệu có thể lật lại một tảng đá hay không ? Cố hết sức có thể ngăn dòng nước chảy xuôi được hay không ? _ Không thể chứ gì !

    Cũng thế chúng ta thật nhỏ bé biết bao, thật yếu ớt biết bao trước nghiệp chướng đã bao đời tích lủy của chính mình.

    Nghiệp lực như những bánh răng (nhông chuỳên) trên một cỗ xe tăng, tự lực như con bọ ngựa. Con bọ ngựa khi cố hết sức có thể ngáng đường không cho chiếc xe tăng tiến tới hay không ?

    ??????????????

    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following 10 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (12-01-2015),cunconmocoi (12-23-2015),gaiden (12-01-2015),Gia Bảo (12-04-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-01-2015),Mục đồng (11-30-2015),minh thức (09-04-2016),Thanh Trúc (12-17-2015),vivi (12-24-2018)

  7. #14
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết
    Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !

    Nay N/Q xin trả lời câu hỏi "Vậy tự lực của người tu ở đâu ?".

    N/Q không phủ nhận tự lực của người tu, tất cả chúng ta đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác.

    Nhưng các bạn ơi ! chúng ta nghiệm thêm xem :

    Một con nhện cố hết sức liệu có thể lật lại một tảng đá hay không ? Cố hết sức có thể ngăn dòng nước chảy xuôi được hay không ? _ Không thể chứ gì !

    Cũng thế chúng ta thật nhỏ bé biết bao, thật yếu ớt biết bao trước nghiệp chướng đã bao đời tích lủy của chính mình.

    Nghiệp lực như những bánh răng (nhông chuỳên) trên một cỗ xe tăng, tự lực như con bọ ngựa. Con bọ ngựa khi cố hết sức có thể ngáng đường không cho chiếc xe tăng tiến tới hay không ?

    ??????????????
    Kính bác Ngọc Quế !

    Há không phải đức Thái Tử Tất Đạt Ta đã nuôi chí lớn, từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, để dấn thân đi tìm đạo hay sao ? Há không phải Ngài đã kiên trì tu học nhiều năm với các đạo sĩ ngoại đạo đương thời, rồi sau đó 6 năm khổ hạnh đến chỉ còn da bọc xương, rồi sau đó mới thành đạo cả đem ánh sáng Chân lý về cho chúng ta, ngày nay vô số người được lợi lạc nhờ vào tự lực phi thường của Ngài. Vì rõ ràng trên đường tìm Chân Lý Tuỵêt Đối, Ngài không hề được sự trợ giúp từ những vị Phật quá khứ hay những vị Chân Sư đã Giác Ngộ nào khác?.
    ( Chân Lý Phật pháp là do Ngài tự tìm ra.)

    Kính thắc mắc !

  8. The Following 7 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    Gia Bảo (12-04-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-01-2015),Nguyên Chiếu (12-01-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),thubuon (12-02-2015),vivi (12-24-2018)

  9. #15
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !

    Há không phải đức Thái Tử Tất Đạt Ta đã nuôi chí lớn, từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, để dấn thân đi tìm đạo hay sao ? Há không phải Ngài đã kiên trì tu học nhiều năm với các đạo sĩ ngoại đạo đương thời, rồi sau đó 6 năm khổ hạnh đến chỉ còn da bọc xương, rồi sau đó mới thành đạo cả đem ánh sáng Chân lý về cho chúng ta, ngày nay vô số người được lợi lạc nhờ vào tự lực phi thường của Ngài. Vì rõ ràng trên đường tìm Chân Lý Tuỵêt Đối, Ngài không hề được sự trợ giúp từ những vị Phật quá khứ hay những vị Chân Sư đã Giác Ngộ nào khác?.
    ( Chân Lý Phật pháp là do Ngài tự tìm ra.)

    Kính thắc mắc !
    Chào gaiden !

    Trước khi "hạ phàm" Thái tử đã là một vị Đẳng Giác Đại Bồ tát (Hộ Minh), mà một vị Đại Bồ tát thì có Ngã tướng hay không để làm theo ý mình, để gọi là "Tự Lực" ?

    Chỉ là "DIỄN TUỒNG" thôi, mọi việc đã diễn ra theo trình tự như thế để tạm gọi là ĐỘ SINH. Đức Phật vất vả cũng chẳng vất vả gì, đức Phật gian khổ cũng chẳng gian khổ gì, chỉ là chuỵên giỡn Bóng thôi mà ! Trong Kinh Pháp Hoa đức Phật đã có nói "Thiệt ta thành Phật đã lâu xa lắm rồi, chớ đâu có phải bây giờ mới thành đâu !" Diễn lại "vở tuồng Thành Phật Độ Sinh" thì gian khổ gì đâu ?!

    Chúng sinh mê thì hành động theo sự lôi kéo của Nghiệp Lực, chớ không có Lực gì để Tự cả !

    Bậc Giác thì hành động theo Nguyện Lực, mà Nguỵên Lực thì chịu "sức hút" của Đà La Ni Tạng, chớ Bậc Giác cũng không có tự lực làm cái gì cả.

    Mến !



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. The Following 12 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-24-2017),choconxauxi (12-01-2015),cunconmocoi (12-23-2015),Gia Bảo (12-04-2015),hoangtri (06-08-2017),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-01-2015),minh thức (09-04-2016),Nguyên Chiếu (12-01-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),thubuon (12-02-2015),vivi (12-24-2018)

  11. #16
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết
    Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !

    Nay N/Q xin trả lời câu hỏi "Vậy tự lực của người tu ở đâu ?".

    N/Q không phủ nhận tự lực của người tu, tất cả chúng ta đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác.

    Nhưng các bạn ơi ! chúng ta nghiệm thêm xem :

    Một con nhện cố hết sức liệu có thể lật lại một tảng đá hay không ? Cố hết sức có thể ngăn dòng nước chảy xuôi được hay không ? _ Không thể chứ gì !

    Cũng thế chúng ta thật nhỏ bé biết bao, thật yếu ớt biết bao trước nghiệp chướng đã bao đời tích lũy của chính mình.

    Nghiệp lực như những bánh răng (nhông chuỳên) trên một cỗ xe tăng, tự lực như con bọ ngựa. Con bọ ngựa khi cố hết sức có thể ngáng đường không cho chiếc xe tăng tiến tới hay không ?

    ??????????????
    Kính bác Ngọc Quế !

    Phải chăng ý của bác muốn nói rằng "tự lực có cố gắng lắm cũng chẳng làm được trò trống gì!" ? Thế sao chúng ta chẳng buông xuôi luôn, còn phải "đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác." để làm chi, có phải là việc vô ích lắm chăng ? Hình như điều bác nói không được nhất quán ?!
    Kính thắc mắc !

  12. The Following 7 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    choconxauxi (12-04-2015),Gia Bảo (12-04-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-03-2015),Mục đồng (12-01-2015),thubuon (12-02-2015),vivi (12-24-2018)

  13. #17
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !

    Phải chăng ý của bác muốn nói rằng "tự lực có cố gắng lắm cũng chẳng làm được trò trống gì!" ? Thế sao chúng ta chẳng buông xuôi luôn, còn phải "đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác." để làm chi, có phải là việc vô ích lắm chăng ? Hình như điều bác nói không được nhất quán ?!
    Kính thắc mắc !
    Kính chào quý đạo hữu, chào gaiden !

    Để trả lời câu hỏi của bạn, trước tiên Ngọc Quế xin kính mời tất cả chúng ta cùng đọc lại Kinh Pháp Hoa phẩm Tín Giải nhé :

    2.- Thế-Tôn! chúng con hôm nay xin nói thí-dụ để chỉ rõ nghĩa đó.

    Thí như có người tuổi thơ bé, bỏ cha chốn đi qua ở lâu nơi nước khác, hoặc mười, hai mươi đến năm mươi năm; người đó tuổi đã lớn lại thêm nghèo cùng khốn khổ, giong ruổi bốn phương để cầu đồ mặc vật ăn, dạo đi lần lần tình cờ về bổn-quốc.

    Người cha từ trước đến nay, tìm con không được bèn ở lại tại một thành trong nước đó. Nhà ông giầu lớn của báu vô-lượng, các kho đụn, vàng, bạc, lưu-ly, san-hô, hổ-phách, pha-lê, châu v.v... thảy đều đầy tràn; tôi tớ, thần tá, lại dân rất đông, voi, ngựa, xe cộ bò dê nhiều vô-số. Cho vay thâu vào lời lãi khắp đến nước khác, khách thương buôn bán cũng rất đông nhiều.

    Bấy giờ, gã nghèo kia dạo đến các tụ-lạc, trải qua xóm làng, lần hồi đến nơi thành của người cha ở.

    Người cha hằng nhớ con, cùng con biệt ly hơn năm mươi năm mà ông vẫn chưa từng đối với người nói việc như thế, chỉ tự suy nghĩ già nua và có nhiều của cải, vàng bạc, trân báu, kho đụn tràn đầy, không có con cái, một mai mà chết mất thời của cải tản thất không người giao phó. Cho nên ân-cần nhớ luôn đến con. Ông lại nghĩ: Nếu ta gặp được con ủy-phó của cải, thản nhiên khoái-lạc không còn sầu lo.

    3.- Thưa Thế-Tôn! Bấy giờ gã cùng-tử làm thuê làm mướn lần hồi tình cờ đến nhà người cha bèn đứng lại bên cửa, xa thấy cha ngồi giường sư-tử, ghế báu đỡ chân, các hàng Bà-la-môn, sát-đế-lợi, cư-sĩ đều cung-kính bao quanh. Trên thân ông đó dùng chuổi ngọc chân-châu giá trị nghìn vạn để trang-nghiêm, kẻ lại-dân tôi-tớ tay cầm phất-trần trắng đứng hầu hai bên. Màn báu che trên, những phan đẹp thòng xuống, nước thơm rưới đất, rải các thứ danh hoa, các vật báu chưng bày, phát ra, thâu vào, lấy, cho v.v... có các sự nghiêm sức dường ấy, uy-đức rất tôn-trọng.

    Gã cùng-tử thấy cha có thế lực lớn liền sanh lòng lo sợ, hối-hận về việc đến nhà này, nó thầm nghĩ rằng: 'Ông này chắc là vua, hoặc là bậc đồng vua, chẳng phải là chỗ của ta làm thuê mướn được tiền vật.

    Chẳng bằng ta qua đến xóm nghèo có chỗ cho ta ra sức dễ được đồ mặc vật ăn, nếu như ta đứng lâu ở đây hoặc rồi họ sẽ bức ngặt ép sai ta làm'. Gã nghĩ như thế rồi, liền chạy mau đi thẳng.

    4.- Khi đó, ông Trưởng-giả ngồi nơi tòa sư-tử thấy con bèn nhớ biết, lòng rất vui mừng mà tự nghĩ rằng: 'Của cải kho tàng của ta nay đã có người giao phó rồi, ta thường nghĩ nhớ đứa con này làm sao gặp được, nay bỗng nó tự đến rất vừa chỗ muốn của ta, ta dầu tuổi già có vẫn tham tiếc'. Ông liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.

    Lúc ấy, kẻ sứ-giả chạy mau qua bắt, gã cùng-tử kinh ngạc lớn tiếng kêu oan: 'Tôi không hề xúc phạm, nhân sao lại bị bắt?' Kẻ sứ-giả bắt đó càng gấp cưỡng dắt đem về. Khi đó gã cùng-tử tự nghĩ không tội chi mà bị bắt bớ đây chắc định phải chết, lại càng sợ-sệt mê ngất ngã xuống đất.

    Người cha xa thấy vậy bèn nói với kẻ sứ-giả rằng: 'Không cần người đó, chớ cưỡng đem đến, lấy nước lạnh rưới trên mặt cho nó tỉnh lại đừng nói chi với nó'.

    Vì sao? Cha biết con mình chí ý hạ-liệt, tự biết mình giầu sang làm khiếp sợ cho con. Biết chắc là con rồi mà dùng phương-tiện chẳng nói với người khác biết là con mình. Kẻ sứ-giả nói với cùng-tử: 'Nay ta thả ngươi đi đâu tùy ý'.

    Gã cùng-tử vui mừng được điều chưa từng có, từ dưới đất đứng dậy, qua đến xóm nghèo để tìm cầu sự ăn mặc.

    5.- Bấy giờ ông Trưởng-giả toan muốn dụ dẫn người con mà bày chước phương-tiện, mật sai hai người, hình sắc tiều tụy không có uy-đức: 'Hai người nên qua xóm kia từ từ nói với gã cùng-tử, nơi đây có chỗ làm trả giá gấp bội. Gã cùng-tử nếu chịu thời dắt về đây khiến làm. Nếu nó có hỏi muốn sai làm gì? Thời nên nói với nó rằng: 'Thuê người hốt phân, chúng ta hai người cũng cùng ngươi chung nhau làm.' Khi đó hai người sứ liền tìm gã cùng-tử, rồi thuật đủ việc như trên.

    5.- Bấy giờ gã cùng-tử trước hỏi lấy giá cả liền đến hốt phân. Người cha thấy con, thương xót và quái lạ. Lại một ngày khác ông ở trong cửa sổ xa thấy con ốm-o tiều-tụy, phân đất bụi-bặm dơ-dáy không sạch. Ông liền cởi chuỗi ngọc, áo tốt mịn-màng cùng đồ trang sức, lại mặc áo thô rách trỉn dơ, bụi đất lấm thân, tay mặt cầm đồ hốt phân, bộ dạng đáng nể sợ, bảo những người làm rằng: 'Các ngươi phải siêng làm việc chớ nên lười nghỉ!' Dùng phương-tiện đó được đến gần người con.

    Lúc sau lại bảo con rằng: 'Gã nam-tử này! Ngươi thường làm ở đây đừng lại đi nơi khác, ta sẽ trả thêm giá cho ngươi; những đồ cần dùng như loại bồn, chậu, gạo, bột, muối, dấm, ngươi chớ tự nghi ngại. Cũng có kẻ tớ già hèn hạ, nếu cần ta cấp cho, nên phải an lòng, ta như cha của ngươi chớ có sầu lo'.

    Vì sao? Vì ta tuổi tác già lớn mà ngươi thì trẻ mạnh, ngươi thường trong lúc làm việc không lòng dối khi trễ nải giận hờn nói lời thán oán, đều không thấy ngươi có các điều xấu đó như các người làm công khác. Từ ngày nay nhẫn sau như con đẻ của ta. Tức thời Trưởng-giả lại đặt tên cho cùng-tử gọi đó là 'con'.

    Khi đó gã cùng-tử, dầu mừng việc tình cờ đó song vẫn còn tự cho mình là khách, là người làm công hèn, vì cớ đó mà trong hai mươi năm thường sai hốt phân, sau đó lòng gã mới lần thể tin ra vào không ngại sợ, nhưng chỗ gã ở cũng vẫn nguyên chỗ cũ.

    7.- Thế-Tôn! Bấy giờ Trưởng-giả có bệnh, tự biết mình không bao lâu sẽ chết mới bảo cùng-tử rằng: 'Ta nay rất nhiều vàng bạc, trân, báu, kho đụn tràn đầy, trong đó nhiều ít chỗ đáng xài dùng ngươi phải biết hết đó. Lòng ta như thế, ngươi nên thể theo ý ta.

    Vì sao? Nay ta cùng ngươi bèn là không khác, nên gắng dụng tâm chớ để sót mất'.

    Khi ấy cùng-tử liền nhận lời bảo-lãnh biết các của vật, vàng, bạc, trân, báu và các kho tàng, mà trọn không có ý mong lấy của đáng chừng bữa ăn, chỗ của gã ở vẫn tại chỗ cũ, tâm chí hạ-liệt cũng chưa bỏ được.

    8.- Lại trải qua ít lâu sau, cha biết ý chí con lần đã thông-thái trọn nên chí lớn, tự chê tâm ngày trước. Ðến giờ sắp chết, ông gọi người con đến và hội cả thân tộc, quốc-vương, quan đại-thần, dòng sát-lợi, hàng cư-sĩ, khi đã nhóm xong, ông liền tự tuyên rằng: 'Các ngài nên rõ, người này là con ta, của ta sinh ra, ngày trước trong thành nọ, bỏ ta trốn đi, nổi trôi khổ sở, hơn năm mươi năm, nó vốn tên ấy, còn ta tên ấy. Xưa ta ở tại thành này lòng lo lắng tìm kiếm, bỗng ở nơi đây gặp được nó. Nó thực là con ta, ta thực là cha nó. Nay ta có tất cả bao nhiêu của cải, đều là của con ta có, trước đây của cải cho ra thâu vào, con ta đây coi biết.'

    Thế-Tôn! Khi đó gả cùng-tử nghe cha nói như thế, liền rất vui mừng được điều chưa từng có, mà nghĩ rằng: 'Ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho tàng báu này tự nhiên mà đến'.


    http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa2.htm#6

    Theo các bạn, thành quả của hơn 20 năm cật lực làm công đã đem lại cho người cùng tử một gia tài kếch xù chăng ?

    Mến !



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  14. The Following 8 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (12-04-2015),gaiden (12-03-2015),Gia Bảo (12-04-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-03-2015),Mục đồng (12-04-2015),Nguyên Chiếu (12-02-2015),thubuon (12-02-2015)

  15. #18
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết


    Theo các bạn, thành quả của hơn 20 năm cật lực làm công đã đem lại cho người cùng tử một gia tài kếch xù chăng ?

    Mến !


    Dạ ! đừng nói 20 mươi năm, dẫu làm thuê (ở đợ) 100 năm cũng không thể có được cái gia tài của ông Trưởng Giả đó được.

    Có phải người làm công thì đừng bao giờ mơ trở thành Trưởng giả, người làm công có gắng lắm thì cũng chỉ là "dã tràng se cát biển Đông" hay không ?

    Kính !

  16. The Following 5 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-03-2015),Mục đồng (12-04-2015),Ngọc Quế (12-03-2015),Thanh Trúc (12-17-2015)

  17. #19
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    Dạ ! đừng nói 20 mươi năm, dẫu làm thuê (ở đợ) 100 năm cũng không thể có được cái gia tài của ông Trưởng Giả đó được.

    Có phải người làm công thì đừng bao giờ mơ trở thành Trưởng giả, người làm công có gắng lắm thì cũng chỉ là "dã tràng se cát biển Đông" hay không ?

    Kính !
    Chào gaiden !

    Ngọc Quế không nói "người làm công không thể trở thành vị Trưởng giả", nhưng trên nghĩa bóng : Cái Ý Thức Chấp Ngã chỉ có thể GIEO DUYÊN GIÁC NGỘ, chỉ cần bày tỏ thiện chí quyết tâm "lột xác" thì Đà La Ni Tạng (Ông Trưởng giả) sẽ tiếp nhận và giúp cho điều đó trở nên hiện thực.

    Điều Ngọc Quế muốn nói là "tự lực" của kẻ mê chỉ là tượng trưng, chứ kẻ mê thường nhầm lẫn đúng và sai, thường không biết "đường đi lối về", nên nếu không được sự nhiếp thu của Đà La Ni Tạng thì chỉ như "con kiến bò quanh miệng chén" (làm tất cả để lên Thiên đường, một thời gian lại lộn quanh trở xuống các đường ác) mà thôi.

    Ngày xưa đức Phật vì nương những chúng sinh quá yếu kém nên tạm dùng Nhân Thiên Thừa. Ngày nay đa số chư Tăng Ni nếu chân thật tu hành (không hư hỏng) thì "ôm cứng" Nhân Thiên Thừa để bảo đảm được "thăng Thiên", rồi ra rao giảng "tất cả phải nhờ vào Tự Lực, đừng trông chờ vào Tha Lực, không hề có Tha Lực đâu, Ông tu ông đắc, Bà tu bà đắc, Phật không có giúp được cho ai đâu !", những Tăng Ni này biết quá ít về đạo Phật.

    Sao lại không giúp ? Bạn lội bộ từ tỉnh này qua tỉnh khác, bạn nghĩ rằng chỉ nhờ đôi chân dẻo dai của mình sao ?, bạn không hề nghĩ "do đâu mà hành trình của mình được suông sẻ, bạn không hề biết có những người âm thầm đón bắt dẹp hết những bọn cướp đường, bọn trấn lột, bọn lường gạt, bọn quấy rối, ...v...v....



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  18. The Following 11 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (12-04-2015),cunconmocoi (12-23-2015),gaiden (12-04-2015),Gia Bảo (12-04-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-03-2015),Mục đồng (12-04-2015),minh thức (09-04-2016),socnho (01-28-2016),Thanh Trúc (12-17-2015),vivi (12-24-2018)

  19. #20
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !

    Phải chăng khi ta cầu nguỵên điều gì thì :

    1. Nếu điều ta mong cầu được giúp, phải chăng là do Đà La Ni Tạng thỏa nguyện cho ta (chớ không có Thần Thánh nào can thiệp ban phước giáng họa) ?

    2. Nếu điều ta mong cầu không được thỏa, phải chăng Đà La Ni Tạng bất lực ?

    3. Phải chăng Đà La Ni Tạng không có lỗ tai, nhưng nghe biết hết ?

    Kính thắc mắc.

  20. The Following 5 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    choconxauxi (12-04-2015),hoatihon (01-09-2022),Mục đồng (12-04-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),vivi (12-24-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •