DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/4 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 39
  1. #1
    CHỒI Avatar của homeless
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    96
    Thanks
    510
    Thanked 824 Times in 85 Posts

    Phật giáo độ sanh, không phải độ tử

    Kính Admin, Ban Quản Trị, quý vị Tiền Bối !

    Xin cho kẻ vô gia cư này được hỏi :

    _ Ở bài "Phật giáo độ sanh" Hòa thượng Thanh Từ đã phát biểu :

    "Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...=4769#post4769

    Homeless thấy câu này hình như là hạt sạn trong nồi cơm ?

    Kính xin được giải nghi.

  2. The Following 6 Users Say Thank You to homeless For This Useful Post:

    choconxauxi (10-31-2015),ct-02 (10-31-2015),dieunghiem (10-31-2015),hoatihon (11-01-2015),luanhoi (11-01-2015),nguoidien (10-31-2015)

  3. #2
    Avatar của thubuon
    Tham gia ngày
    Oct 2015
    Bài gửi
    276
    Thanks
    127
    Thanked 195 Times in 110 Posts
    Quote Nguyên văn bởi homeless Xem bài viết

    Kính Admin, Ban Quản Trị, quý vị Tiền Bối !

    Xin cho kẻ vô gia cư này được hỏi :

    _ Ở bài "Phật giáo độ sanh" Hòa thượng Thanh Từ đã phát biểu :

    "Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...=4769#post4769

    Homeless thấy câu này hình như là hạt sạn trong nồi cơm ?

    Kính xin được giải nghi.
    Dạ, thubuon cũng thấy như vậy, vì "Tử Thư Tây Tạng" há không phải là sách độ tử hay sao ? Không lẻ những Lạt Ma Tây Tạng là những vị "hoại diệt Phật giáo" ?

    ?????????????????



  4. The Following 5 Users Say Thank You to thubuon For This Useful Post:

    dieunghiem (10-31-2015),hoatihon (11-01-2015),homeless (10-30-2015),luanhoi (11-01-2015),nguoidien (10-31-2015)

  5. #3
    MẦM Avatar của ct-02
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    10
    Thanks
    51
    Thanked 27 Times in 7 Posts
    Quote Nguyên văn bởi homeless Xem bài viết
    Kính Admin, Ban Quản Trị, quý vị Tiền Bối !

    Xin cho kẻ vô gia cư này được hỏi :

    _ Ở bài "Phật giáo độ sanh" Hòa thượng Thanh Từ đã phát biểu :

    "Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...=4769#post4769

    Homeless thấy câu này hình như là hạt sạn trong nồi cơm ?

    Kính xin được giải nghi.
    Dạ, ct-02 có suy nghĩ như vầy, xin kính trình quý trưởng bối nghe thử :

    Kinh Phật có nói "Thân người khó được" bằng ví dụ con rùa mù 100 mới trồi lên mặt biển một lần, trên biển có một bọng cây trôi lang thang, 100 năm mới quành về chỗ cũ một lần, thì cái cơ may rùa mù chui được vào bọng cây rất khó, có thể hàng tỉ năm. Như vậy thì 100 năm mang thân người có nghĩa lý gì với hàng tỉ năm lang thang trong 5 nẽo luân hồi khác.

    Liệu Bậc Toàn Giác có riêng độ cõi người _ chỉ sống 100 năm _ mà không cần biết đến những chúng sinh đang lang thang 5 cõi khác _ hàng tỉ năm _ hay không ?

    Đã đành là Hòa thượng chỉ dụng tâm quở những vị Tăng Ni không thật tu hành, chỉ đi tụng đám ma là không tốt, không nên; nhưng pháp biểu :

    "Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

    thì có lẻ H.t đã nói "quá đà".

    Kính trình !



  6. The Following 4 Users Say Thank You to ct-02 For This Useful Post:

    hoatihon (11-01-2015),homeless (11-13-2015),luanhoi (11-01-2015),nguoidien (10-31-2015)

  7. #4
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts
    Cho Trí Từ góp ý nha,
    Nếu những lời trong bài Phật Giáo Độ Sanh chính là lời dạy của HT. Thanh Từ thì Trí Từ sẽ bắt đầu tìm nghe đây.

    Theo câu nói trên rồi đi vào bài viết hoàn chỉnh để xem thì Trí Từ thấy đoạn này đã nói lên tại sao câu nói trên được nói ra:
    Ở mục GIẢNG DẠY có 2 đoạn đã chứng minh câu đó:
    1. Phật giáo đã tự hào có một kho tàng kinh điển dồi dào, mà người Phật tử kể cả Tăng, Ni, đa số dốt nát về giáo lý. Lỗi ấy tại ai? Bởi sự truyền bá còn sơ sót yếu kém, chính Tăng, Ni phải chịu trách nhiệm. Sở dĩ có sơ sót này, vì Tăng, Ni bận quá nhiều thì giờ lo cho người chết. Một người chết, Tăng, Ni mất mấy ngày đêm có mặt tại tang gia, sau khi chôn cất xong, phải mất bao nhiêu ngày trong những lễ trai tuần. Nếu chùa có đôi ba ngàn Phật tử, thử hỏi Tăng, Ni còn thì giờ đâu lo tu học và truyền bá chánh pháp.
    => Đoạn này Trí Từ hiểu rằng: Tu thì nên lo tu cho tinh tấn, lo chuỵên thế sự nhiều quá thì giáo lý Phật rõ ràng sẽ bị mai một và biến mất dần đi. Cũng như khi thân Phật tại thế chỉ có 80 năm mà cái gì cũng lo, cái gì cũng bàn vào thì chánh pháp tối thượng cuối cùng ai sẽ biết đến, thời gian đâu mà nói ra.

    2. Quả là chúng ta làm lệch lạc trọng trách của mình. Việc đáng làm chúng ta lại không làm, việc không đáng làm chúng ta lại dồn hết thì giờ vào đó. Ví như người chết đã nằm cứng đờ trong quan tài, mà ba bốn vị Tăng, Ni có khi nhiều hơn, thường trực tụng kinh cho họ nghe, thử hỏi đã nghe được những gì? Đúng theo tinh thần Phật giáo, người chết sau khi tắt thở tùy nghiệp thiện ác theo đó đi thọ sanh, có ai còn lẩn quẩn bên quan tài để chúng ta tụng kinh cho họ nghe. Việc làm này quả thật không đáng, mà chúng ta tốn nhiều thì giờ. Vì thế, việc tối quan trọng là giảng kinh dạy đạo, chúng ta phải bê tha đi. Nếu thật người chân chánh xuất gia, chúng ta phải điều chỉnh lại, đừng để đi mãi trên con đường sai lầm như thế. Chúng ta hằng nhớ trọng trách của mình là phổ biến chánh pháp lợi ích quần sanh, không phải vì tụng cúng để được lòng Phật tử.

    Ở đoạn này thật sắc xảo tinh tế và trí tuệ. Có nhiều ý trong đoạn 2 này:
    a. Tứ chúng hộ trì chánh pháp mà không lo truỳên bá Phật pháp thì Phật pháp đến thời gọi là Mạt Pháp thì trách ai đây...
    b. HT thấy được chết là đã mất đi xác thân vô thường thì làm gì mà còn nghe được nữa mà Tăng Ni mất quá nhiều thời gian để làm trọn vẹn các nghi thức thế gian. HT dám nói thẳng điều này thì Trí Từ thật kính phục Ngài.
    c. Việc quan trọng là giảng dạy kinh điển, đúng không sai vào đâu được cho hàng Xuất Gia.

    Chỉ ở phần GIẢNG DẠY thôi Trí Từ đã thấy minh chứng cho câu:
    "Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

    là không có gì là hạt sạn cả. Nếu dịch ra cho dể đọc thì Trí Từ thấy rõ hoàn toàn không gì sai:

    " Giáo lý của Phật giúp những người còn sống, không phải giúp cho người đã chết. "

    Một vị Hoà Thượng đáng tôn kính !

  8. #5
    CHỒI Avatar của nguoidien
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    77
    Thanks
    319
    Thanked 480 Times in 65 Posts


    "Đúng theo tinh thần Phật giáo, người chết sau khi tắt thở tùy nghiệp thiện ác theo đó đi thọ sanh, có ai còn lẩn quẩn bên quan tài để chúng ta tụng kinh cho họ nghe".


    Thật không ngờ một vị Đại lão Hòa thượng lại quên hết giáo lý về Thân Trung Ấm !



  9. The Following 4 Users Say Thank You to nguoidien For This Useful Post:

    choconxauxi (10-31-2015),hoatihon (11-01-2015),homeless (11-13-2015),luanhoi (11-01-2015)

  10. #6
    CHỒI Avatar của luanhoi
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    56
    Thanks
    135
    Thanked 20 Times in 8 Posts


    THÂN TRUNG ẤM LÀ GÌ ?

    Phương Viên

    Mạng sống con người tồn tại trong một hơi thở, chỉ cần hơi thở ra mà không thở vào thì người ấy đã trở thành người thiên cổ. Vấn đề sống và chết là đề tài xưa nay được mọi người quan tâm băn khoăn lo lắng. Vậy làm sao ta biết chết sẽ đi về đâu? và có đời sống như thế nào trong giai đoạn linh thức vừa rời khỏi xác? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta thử xem qua giai đoạn chuyển thức của thân trung ấm là gì?

    Thân trung ấm (bardo/ intermediate) còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Ấm hay uẩn tức là chỉ ngũ ấm hay ngũ uẩn, là năm yếu tố sắc thọ tưởng hành thức, tổ hợp nên chúng sanh trong tam giới1. Chúng ta có thể hiểu nôm na là sự sống sau khi chết, trước khi thần thức của con người đi tái sinh vào nơi mà mình có thể khế hiệp với nghiệp của mình trong sáu cõi2.

    Thân trung ấm nếu có phước báo thì lấy hương thơm làm thức ăn để bồi dưỡng, còn thân trung ấm không có phước báo thì lấy mùi xú uế làm thức ăn.

    Thân trung ấm không có xác thịt mà chỉ lấy tư tưởng làm thân. Thân trung ấm đều có thần thông, nó có thể trông thấy những gì mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được.

    * Thân trung ấm kéo dài bao lâu trước khi đi tái sinh?

    Có rất nhiều thuyết giải thích khác nhau:

    Một người sau khi chết, thần thức của họ thoát ra khỏi xác và sẽ trụ lại ở thế giới trung gian này một thời gian có thể là một ngày, ba ngày, bốn ngày, bảy ngày, hai mươi mốt ngày, có khi đến bốn mươi chín ngày; sau đó thân trung ấm sẽ tìm một nơi thích hợp với nghiệp lực của mình mà tái sinh.

    Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận:

    “Người mất trong khoảng bốn mươi chín ngày là thân trung ấm”.

    Vì trong thời gian ở lại với cõi Trung ấm này, thần thức của họ vẫn còn tính con người, họ đã về nhà và cũng muốn sinh hoạt với mọi người trong gia đình, thế nhưng những điều họ muốn không ai có thể đáp lại lời mong cầu của họ. Mãi đến khi họ muốn hiện hình trong tấm gương hay nắm lấy một vật gì thì giờ đây họ biết mình không còn tồn tại ở thế gian này nữa.

    Trong thời gian này, thân trung ấm nếu chưa tìm thấy được nơi mình tái sinh thì nó sẽ chết đi và sống lại sau bảy ngày, sau đó thần thức sẽ chuyển qua một thân trung ấm khác, chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi thần thức đi tái sinh.

    Giờ đây đối với họ chỉ là bản tình ca du dương trong cuộc đời, họ hồi tưởng lại những việc thiện, việc ác của mình đã làm. Nếu vong linh đã từng tạo các phước đức, tu tập tâm linh thì có những cảm giác an lành, thanh thản và sẽ dễ tìm đường tái sinh cõi lành. Ngược lại, vong linh sinh thời từng làm việc ác, sống một đời sống bỏn xẻn, gây tội ngũ nghịch3,… thì luôn bị hình ảnh khổ đau, sợ hãi và sẽ tái sinh vào ba đường ác4.

    * Thân trung ấm có thể thay đổi nơi thọ sinh hay không?

    Phàm còn là chúng sanh trong cõi dục, cõi sắc, tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác, sau khi chết được siêu thoát hay trầm luân, các chúng sanh ấy đều phải trải qua giai đoạn thân trung ấm. Khi nhân duyên chín muồi thì lập tức nó sẽ dùng phương thức đầu thai hay hóa sinh để xác định nơi mà nó sẽ sinh vào.

    Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua giai đoạn thân trung ấm cả: như một số người tu tập chứng ngộ hay sống một đời sống phạm hạnh, lợi lạc, và những người thường huỷ báng Tam bảo có tâm tà kiến thì sau khi mạng chung họ lập tức tái sinh vào đúng nghiệp lực của mình. Căn cứ vào Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 8 nói:

    “Chúng sanh trong cõi dục, cõi sắc đều có thân trung ấm; chỉ có chúng sinh bậc thượng thiện, sau khi chết lập tức vãng sanh về Tịnh độ hay cõi lành, và hạng cực ác đọa thẳng vào địa ngục hay ngạ quỉ, là không có thân trung ấm. Theo nghiệp cảm nói, chỉ có chúng sinh hạng cực ác, tạo tội ngũ nghịch mới không có thân trung ấm.”

    Khi Phật còn tại thế, có một vị thầy Tỳ kheo đắc Tứ thiền5 sinh tâm tăng thượng mạn cho rằng mình đã đắc quả A-la-hán nên không tinh tiến tu hành nữa. Đến lúc lâm chung, vị ấy thấy thân trung ấm trong Tứ thiền liền phát sinh tà kiến “không có Niết bàn, Phật đã dối gạt ta.” Vì khởi ác kiến sai lầm như vậy nên khi mất, thân trung ấm trong Tứ thiền liền hiện thân trung ấm trong địa ngục A tỳ.

    (Trích trong cuốn Tây Phương Hiệp Luận - Thích Trí Thông dịch tr.134).

    Vậy trong khoảng thời gian sau khi vong linh vừa lâm chung, hàng thân bằng quyến thuộc cần phải biết làm các việc thiện như: bố thí, phóng sanh, tạo tượng… nhằm trợ duyên cho vong linh được sinh về cảnh giới an lạc. Hay dùng Phật pháp để cứu độ thân trung ấm qua những lời kinh tiếng kệ của chư Tăng, đó là triệu thỉnh thân trung ấm đến nghe pháp, hóa giải oán kết, tiêu trừ phiền não, vãng sinh tịnh độ. Nếu như thân bằng quyến thuộc còn mang lòng oán hận, làm các việc ác như giết trâu bò, heo,… để cúng tế vong linh hay với mục đích khoái khẩu cho bản thân như đãi đằng yến tiệc thì việc đó không giúp ích gì cho vong linh mà còn gieo thêm nghiệp lực vào họ nữa.

    Cho nên các Phật sự như thiết trai cúng dường Tam bảo, tạo phước bố thí để cầu nguyện chư Phật gia hộ nhằm siêu độ vong linh trong bốn mươi chín ngày đã được truyền lại cho đến ngày nay, trở thành một hình thái đặc thù trong tín ngưỡng Phật giáo.


    PV.


    1. Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.

    2. Trời, Người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.

    3. Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng.

    4. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

    5. Là trạng thái xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. (Trung Bộ II)



  11. The Following 3 Users Say Thank You to luanhoi For This Useful Post:

    homeless (11-13-2015),nguoidien (11-02-2015),Đức Tâm (11-03-2015)

  12. #7
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts
    Như một người tin có ma thì ma có thật.
    Như một người không tin có ma thì ma chẳng thấy đâu.

    - Tuy nhiên chưa một ai nhìn thấy ma cả, khi hỏi ra chỉ nói do nghe kể hoặc có nhìn thì nhìn trong thoáng chốc rồi từ tư tưởng vẻ nên 1 con ma theo vọng tưởng mà ra.

    - Một cuốn sách đầy chữ NHƯNG chỉ cần hình 1 vị Phật, 1 từ liên quan đến Phật thì quy kết ngay đó là lời Phật dạy cách đây 2559 năm. Sau đó tin chắc là như vậy để rồi mọi dẫn chứng, chứng minh khác đề cho rằng SAI cả.

    - Như một người không bao giờ chịu bỏ thời gian tầm cầu kinh điển, kiểm chứng kinh văn. Đọc 1 cuốn thấy đúng và hay NHƯ Ý MÌNH thì đó chính là chân kinh không sai lệch.

    - Như có người chấp nhận lấy thời gian của mình thậm chí cả đời mình tìm hiểu kinh tạng, sự tương quan, liên kết giữa những chân lý được lưu lại trong kinh sách thì dựa trên một khối lượng kiến thức khổng lồ đó họ kết lại cho hậu thế những ý chính cùng với những dẫn chứng rất thực tế, rất khoa học nhưng lại không được sánh bằng 1 cuốn kinh nào đó.

  13. #8
    CHỒI Avatar của nguoidien
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    77
    Thanks
    319
    Thanked 480 Times in 65 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Trí Từ Xem bài viết
    Như một người tin có ma thì ma có thật.
    Như một người không tin có ma thì ma chẳng thấy đâu.

    - Tuy nhiên chưa một ai nhìn thấy ma cả, khi hỏi ra chỉ nói do nghe kể hoặc có nhìn thì nhìn trong thoáng chốc rồi từ tư tưởng vẻ nên 1 con ma theo vọng tưởng mà ra.

    - Một cuốn sách đầy chữ NHƯNG chỉ cần hình 1 vị Phật, 1 từ liên quan đến Phật thì quy kết ngay đó là lời Phật dạy cách đây 2559 năm. Sau đó tin chắc là như vậy để rồi mọi dẫn chứng, chứng minh khác đề cho rằng SAI cả.

    - Như một người không bao giờ chịu bỏ thời gian tầm cầu kinh điển, kiểm chứng kinh văn. Đọc 1 cuốn thấy đúng và hay NHƯ Ý MÌNH thì đó chính là chân kinh không sai lệch.

    - Như có người chấp nhận lấy thời gian của mình thậm chí cả đời mình tìm hiểu kinh tạng, sự tương quan, liên kết giữa những chân lý được lưu lại trong kinh sách thì dựa trên một khối lượng kiến thức khổng lồ đó họ kết lại cho hậu thế những ý chính cùng với những dẫn chứng rất thực tế, rất khoa học nhưng lại không được sánh bằng 1 cuốn kinh nào đó.



    Như vầy mà cũng là một cánh tay sao ?



  14. #9
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoidien Xem bài viết


    Như vầy mà cũng là một cánh tay sao ?


    Nguoidien lấy hình ảnh và câu nói có lẻ ý nghĩa gì đó sâu xa mà Trí Từ khi nhìn đọc vào chỉ hiểu thế này:

    Đó vẫn là cánh tay, nguyên thuỷ nó là cánh tay, một cánh tay thật sự. Sau khi vô thường đến thì cánh tay trên bị thay đổi biến dạng như trên.

    Ngụ ý của hình ảnh trên là gì vậy nguoidien ?

  15. #10
    MẦM Avatar của votichsu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    30
    Thanks
    201
    Thanked 74 Times in 11 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Trí Từ Xem bài viết
    Nguoidien lấy hình ảnh và câu nói có lẻ ý nghĩa gì đó sâu xa mà Trí Từ khi nhìn đọc vào chỉ hiểu thế này:

    Đó vẫn là cánh tay, nguyên thuỷ nó là cánh tay, một cánh tay thật sự. Sau khi vô thường đến thì cánh tay trên bị thay đổi biến dạng như trên.

    Ngụ ý của hình ảnh trên là gì vậy nguoidien ?
    Hè....hè !

    Cái nguoidien thì nhìn sự vật khác với người tỉnh.

    Bài của bác Trí Từ mà nguoidien dòm thấy giống như một cánh tay đã hoại tử (nghĩa là đã bốc mùi, cần phải nhanh chóng tháo khớp nếu muốn toàn mạng).

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •