Nguyên văn:

以有如是大方便智,除滅無明,見本 身,自然而有不思議業種種之用,即 真如等,遍一切處。又亦無有用相可 得,何以故?謂諸佛如來,唯是法身 相之身。第一義諦,無有世俗境界, 於施作,但隨眾生見聞得益,故說為 用。

Dịch nghĩa:

Vì có đại phương tiện trí như vậy, diệt trừ vô minh, thấy được pháp thân vốn tồn tại, tự nhiên có diệu dụng của các nghiệp không thể nghĩ bàn, lúc này bình đẳng với chơn như, biến khắp mọi nơi. Lại cũng không có tướng dụng có thể được, tại sao vậy? Nghĩa là chư Phật Như Lai, chỉ là pháp thân trí tướng thân. Vì đệ nhất nghĩa đế, không có cảnh giới thế tục, xa rời thi vi tạo tác, chỉ tuỳ theo chúng sanh nghe thấy mà được lợi ích, nên nói là có tác dụng.

Phần trên thảo luận đến bi trí nguyện hạnh của Bồ-tát, dùng đại trí như thật tri làm căn bản; vì đây mà tu hành chứng đắc quả vị, thì có khả năng sanh khởi diệu dụng. Do đó, tiếp theo phần trước nên nói: “có đại phương tiện” thiện xảo đồng thể “trí” này. Vì phàm phu không hiểu không tánh của mình và người đều bình đẳng, tuy nhìn thấy chúng sanh đau khổ rồi phát tâm cứu độ, nhưng chỉ trở thành hữu lậu thiện hạnh, không thể thành Bồ-tát hạnh. Còn nếu chú trọng tất cả pháp không thể đều là không, tuy không chấp trước tướng chúng sanh, lại rất dễ thối thất thành hàng Nhị thừa. Nếu như hiểu được mình và người bình đẳng, chỉ có một chơn như, thì không chấp trước tướng chúng sanh, mà lại có khả năng nhiếp hóa chúng sanh, đây mới chính là trí tuệ đại thiện xảo. Vì trí tuệ thiện xảo này, nhiều đời tu tập đại hạnh của Bồ-tát, thì được “diệt trừ vô minh, thấy pháp thân vốn tồn tại”. Thấy pháp thân, chính là Như Lai tạng thoát khỏi phiền não ràng buộc mà thành Phật; có trí tịnh tướng của pháp thân, thì “tự nhiên có diệu dụng của các nghiệp không thể nghĩ bàn”.

Ở trên thảo luận tướng công đức với chơn như là bình đẳng không xa lìa, dụng của chơn như, cũng là “bình đẳng với chơn như” tự thể, phổ “biến khắp mọi nơi”. Vì thể của chơn như là vô tướng, dụng của chơn như cũng là vô tướng; nên thể không khác nhau, và dụng cũng không khác nhau. Do đó, tịnh dụng của chơn như cũng “không có tướng dụng có thể được”. Tịnh dụng của Phật quả, tại làm sao là vô tướng là không có sự khác nhau? Đây bởi vì “chư Phật Như Lai, chỉ là pháp thân” bình đẳng không có khác nhau; đây chính là tịnh trí của Như Lai tạng hiển phát, do đó cũng gọi là “trí tướng thân”. Phật thân là như, là trí, chỉ có “đệ nhất nghĩa đế, không có cảnh giới của thế tục”. Đức Phật nói nhị đế, lấy Như Lai tạng làm đệ nhất nghĩa đế. Đế là chơn thật, nếu chơn thật thì làm sao có hai? Khi đức Phật khởi lên diệu dụng của ba nghiệp, nhiếp hóa chúng sanh, tuy sử dụng chơn đế và tục đế, nhưng trong trí tướng thân của đức Phật mà nói - từ tự thể của đức Phật, thì tất cả thế tục đế đều là đệ nhất nghĩa đế. Nhân đó, trí thân của đức Phật tự nhiên mà có nghiệp dụng, cũng chính là “xa lìa thi vi tạo tác”. Không vay mượn công dụng, không cần đợi thi thiết, chỉ là vô tác diệu dụng của trí thân vốn có.

Trí tướng thân của đức Phật, xưa nay vốn vậy, không khởi không diệt, không tăng không giảm, thế thì có tác dụng gì có thể nói ra được? “Chỉ” có Như Lai vì lực từ bi bổn nguyện, “tuỳ” theo căn tánh trí tuệ tập khí khác nhau của “chúng sanh”, tự nhiên “thấy” được đức Phật “nghe” pháp, các chuyện khác nhau. Từ việc chúng sanh thấy Phật nghe pháp “được lợi ích” không đồng, cũng tuỳ theo thế tục mà gọi là “tác dụng”; chứ không phải trí thân của Như Lai, có các loại tác dụng sanh khởi diệt mất khác nhau như thế.