DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 205
  1. #5
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Sử dụng phương pháp khảo chứng để nghiên cứu Phật Pháp, phương pháp nghiên cứu này không nên phản đối. Như Đại sư cho rằng, hình thức văn hóa Đông phương là trước trình bày về mặt tổng thể sau bàn đến chi tiết, giống như “Khởi Tín Luận” nói đến ‘không’ và ‘hữu’ đều bàn luận rất tường tận; sau đó Ngài Long Thọ, Vô Trước đã căn cứ các phương diện nghĩa lý khác nhau đặc biệt phát huy thành hai tông phái “Trung Quán” và “Duy Thức” của Đại thừa. Văn hóa Tây phương là trước có A sau có B, cuối cùng tổng hợp thành C, nếu sử dụng nguyên tắc phát triển của văn hóa phương Tây để thẩm định “Khởi Tín Luận” thì không lạ gì cho rằng: “Khởi Tín Luận” là tác phẩm về sau. Văn hóa phương Tây chú trọng hình thức bề ngoài, ngược lại văn hóa phương Đông chú trọng nội tâm là hai loại văn hóa không giống nhau, thế thì sự lý giải này cần phải xem lại. Vì thông thường những nhà tư tưởng vĩ đại là người có kiến thức uyên bác, tư tưởng của họ rất thống nhất và đề cập đến nhiều phương diện, nhưng người học thường chỉ chú trọng đến một phương diện nào đó, chính nó là yếu tố dẫn đến sự phân hóa mâu thuẫn. Điều này thường thấy trong triết học Tây phương, như triết học Hegel (1770–1831) có người học ông, rồi phát huy theo khuynh hướng duy tâm, nhưng cũng có người lại theo chủ nghĩa duy vật. Học thuyết của Hegel đã như vậy, các nhà triết học khác cũng không ngoại lệ. Trước phân lập sau tổng hợp, vấn đề này ở Trung Quốc cũng có, lấy Phật giáo Trung Quốc thảo luận, vào thời Phật giáo lưu hành ở phương Nam trước đây có ngài Trí Giả thuộc tông Thiên Thai tổng hợp Phật pháp phân thành “Bốn giáo”. Về sau, ở phương Bắc, Thiền tông xuất hiện, Hiền Thủ tông lại tổng hợp Phật Pháp chia thành “năm giáo”. Đây là ví dụ điển hình về sự tổng hợp phân tích trong quá trình phát triển Phật giáo, vì vậy Đại sư cho rằng không nên sử dụng phương pháp tiến hóa phát triển để khảo chứng Phật Pháp, có thể Ngài chỉ sử dụng lý luận này để làm phương tiện với mục đích gì đó thôi.
    Theo tôi (Ấn Thuận) không nên phủ định phương pháp khảo chứng. Vì tư tưởng luôn có sự diễn biến thay đổi, nhưng sự thay đổi đó không nhất định là sự phát triển theo chiều hướng tốt. Trong quá trình phát triển, nó có thể diễn biến thành tốt, cũng có thể thành xấu hơn, điều đó không đồng nghĩa tất cả những gì càng về sau sẽ tốt hơn cái trước.

    Về việc khảo chứng tác phẩm “Khởi Tín Luận” có phải do ngài Mã Minh trước tác và do ngài Chơn Đế dịch hay không, và giá trị của Luận này cần phải được nghiêm túc thảo luận. Riêng tôi có mấy quan điểm như sau:

    1. Kinh luận từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc không phải tất cả đều là tác phẩm có nội dung tư tưởng hay, giới Phật giáo Trung Quốc có tâm lý sùng bái Phật giáo Ấn Độ, cho rằng bất cứ kinh điển gì được phiên dịch ra đều đúng và hay, luận của Tiểu thừa do A-la-hán trước tác, luận của Đại thừa do các vị Bồ-tát trước tác. Kỳ thật, kinh điển của Phật giáo được dịch từ Ấn Độ có nhiều tác phẩm có nội dung tinh thâm uyên áo, nhưng cũng có tác phẩm có nội dung giản đơn sơ lược, tư tưởng văn chương thiếu mạch lạc; vì vậy không nên có quan niệm những kinh điển được dịch từ Ấn Độ đều đạt tiêu chuẩn, và ở Ấn Độ cũng có không ít trường hợp, có những tác phẩm mượn danh của Thánh Hiền để đặt tên, đến sau này phiên dịch thành Hán văn cũng không bảo đảm sự chính xác của nó.

    2. Người Trung Quốc trước tác không nhất định là sai lầm. Phật Pháp được truyền đến Trung Quốc do chư vị cổ đức, nhân sĩ kiệt xuất thông qua quá trình tư duy tường tận nghiêm mật, kết hợp với sự thể nghiệm sâu sắc đã cho ra đời các tác phẩm có giá trị. Như các tác phẩm của tông Thiên Thai tác giả chủ yếu là Đại sư Trí Giả, những tác phẩm này cũng được mọi người sùng kính phụng hành. Ngoài ra, có một số người đặt nặng sự truyền thừa của Phật pháp, cứ ngỡ từ Ấn Độ truyền đến mới là chính xác, còn người Trung Quốc trước tác đều chưa đủ sự tin tưởng; cách nhìn nhận này thiếu phần hợp lý. Kỳ thật sự truyền thừa giữa thầy và trò cũng chỉ có giá trị tương đối, như ở Ấn Độ và Tây Tạng mọi người rất chú trọng vấn đề truyền thừa nhưng vẫn để lại nhiều điều rắc rối phân vân, đúng sai khó lường. Thế thì chúng ta nên dùng phương pháp khảo chứng để khảo chứng người biên tập Kinh Luận hoặc tác phẩm ấy được trước tác thuộc thời đại và địa phương nào. Nhưng không nên căn cứ vào kết quả của việc khảo chứng coi là không có giá trị hoặc lấy đó làm luận cứ tuyệt đối chính xác đi đến phủ nhận những ý kiến khác. Trong hệ thống tư tưởng của Phật giáo, “Khởi Tín Luận” tự nó có giá trị riêng, không giống như một món đồ cổ, đến khi giám định nó không phải là thời đại đó, tác giả đó làm ra dẫn đến kết luận nó không có giá trị.

    Đứng trên lập trường Duy Thức học bình luận về giáo lý trong “Khởi Tín Luận” thì thiếu hợp lý, điều này chẳng qua do lập trường bất đồng, tiêu chuẩn để so sánh đúng sai cũng không giống nhau, thế thì không thể đoán định giá trị của “Khởi Tín Luận”.




  2. The Following User Says Thank You to sonha For This Useful Post:

    dieunghiem (10-22-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •