DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 205
  1. #1
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    “Khởi Tín Luận” không phải do Chơn Đế dịch cũng không phải do Mã Minh trước tác. Đây là nhận định có từ thời cổ đại, đầu tiên do ngài Quân Chánh khởi xướng thuyết: “Khởi Tín Luận 1 quyển nhiều người nói do Bồ-tát Mã Minh trước tác, còn các luận sư Bắc Địa thì cho là không phải do Mã Minh viết, thật ra luận sư Bắc Địa tạo ra rồi mượn tên của Ngài đặt cho luận.” Nhưng quan điểm của Gia Tường thì ngược lại, ông khẳng định tác giả chính là Mã Minh. Đến đời Đường, các nhà Duy thức học lại cho là do ngài Thế Thân trước tác, thuộc loại “bất liễu nghĩa”. Thế thì tác giả luận này là ai? Trong các truyền thuyết từ cổ đại vẫn chưa quyết định được, đến thời cận đại rất nhiều người đưa ra các nhận định khác nhau và đã chia thành hai hướng:

    Thứ nhất, Lương Khải Siêu và một số học giả chú trọng về góc độ lịch sử phát triển giáo lý, từ Tiểu thừa đến Đại thừa, từ Không tông đến Duy Thức, đây là trình tự phát triển nghĩa lý Phật giáo, nhưng tư tưởng trong “Khởi Tín Luận” thì có phần viên mãn hơn so với Duy Thức, do đó họ nhận định: Tác phẩm này phải ra đời sau thời kỳ hưng thịnh của Duy Thức học, Mã Minh là nhân vật trước thời Long Thọ không thể tạo Luận đạt đến trình độ như thế được, nên họ đưa ra kết luận tác giả của “Khởi Tín Luận” không phải là Mã Minh tạo mà chính là người Trung Quốc trước tác. Từ đó đi đến ca ngợi tư tưởng vĩ đại của người Trung Quốc.

    Thứ hai, Âu Dương Cánh Vô và một số người khác cũng căn cứ vào công trình khảo chứng, chủ yếu căn cứ từ sự nghi ngờ nghĩa lý giống như phần trên đã nói đến, theo đánh giá của những người này thì luận thuyết của “Khởi Tín Luận” không hợp lý; bởi vì những gì mà “Khởi Tín Luận” đề cập không phù hợp với Duy Thức học, chỉ có giáo lý Du Già và Duy Thức đề cập mới chính xác. Vì vậy “Khởi Tín Luận” không phù hợp với tư tưởng này, do đó đi đến phủ nhận Mã Minh là tác giả. Âu Dương Cánh Vô có cách nhìn dung hòa hơn, đến Vương Ân Dương, Lữ Trưng thì thẳng thắn bài xích và cho là sự ngụy tạo. Như thế quan điểm cho rằng tác giả “Khởi Tín Luận” không phải là ngài Mã Minh trước tác đã hình thành hai trường phái: Một như Lương Khải Siêu cho rằng đó là sự ngụy tạo nhưng lại tán thán người Trung Quốc; còn như Vương Ân Dương cũng cho rằng đó là tác phẩm ngụy tạo nhưng lại chê bai: “Tác phẩm trẻ con thời Lương Trần làm đoạn tuyệt Tuệ mạng”.

    Trên đây là sơ lược tình hình liên quan đến tác phẩm “Khởi Tín Luận” không phải Chơn Đế dịch cũng không phải Mã Minh trước tác. Trước đây, “Khởi Tín Luận” chiếm một vị thế rất cao trong giới Phật giáo Trung Quốc; từ năm Dân Quốc (1911) đến nay, do sự nghiệp khảo chứng và sự hưng thịnh Duy Thức học, nên tác phẩm này mới đặt ra một số hoài nghi và phê bình nhiều phương diện.



  2. The Following User Says Thank You to sonha For This Useful Post:

    dieunghiem (10-22-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •